Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 79 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PH ẠM THANH H À

LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM

Chuyên ngành
: Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT




TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả với sự giúp đỡ của Thầy hƣớng dẫn. Số
liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của
Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2013
Tác giả


Phạm Thanh Hà
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn Trƣờng Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, Viện Quản Lý Đào Tạo Sau
Đại Học, Khoa Ngân Hàng, cùng tất cả quý thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi theo học chƣơng trình cao học
Xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt đã tận tình hƣớng dẫn,
góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TP.HCM ngày 19 tháng 9 năm 2013


Phạm Thanh Hà
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
a. Lý do nghiên cứu 1
b. Phạm vi nghiên cứu 1
c. Phƣơng pháp nghiên cứu 1
d. Mục tiêu nghiên cứu: 2
e. Bố cục luận văn 2
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ 3

KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ “LẠM PHÁT MỤC TIÊU” 3
1.1 Tổng quan về lạm phát 3
1.1.1 Định nghĩa về lạm phát 3
1.1.2 Phân loại lạm phát 3
1.1.2.1 Lạm phát cầu kéo (Demand Pull Inflation) 3
1.1.2.2 Lạm phát chi phí đẩy (Cost push inflation) 4
1.1.2.3 Lạm phát do quản lý giá. (Administered price inflation) 5
1.1.2.4 Lạm phát bộ phận (Sectoral inflation) 6
1.1.3 Các thang đo lạm phát. 7
1.1.3.1 Chỉ số giảm phát GDP 7
1.1.3.2 HICP (Harmonized Indices of Consumer Price) 8
1.1.3.3 PPI (Producer Price Index) 8
1.1.3.4 CPI (Consumer Price Index) 8
1.1.3.5 Lạm phát lõi 8
1.1.3.6 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ tác động đến lạm phát. 10
1.1.3.6.1 Tỷ giá hối đoái 10
1.1.3.6.2 Giá cả chứng khoán 11
1.1.3.6.3 Giá cả bất động sản 12
1.1.3.6.4 Lãi suất 12
1.2 Lạm phát mục tiêu-một khuôn khổ của chính sách tiền tệ 20
1.2.1. Khái niệm lạm phát mục tiêu trong các nghiên cứu trƣớc 20
1.2.2 Lạm phát mục tiêu trong thực tiễn. 21
1.2.3 Các điều kiện tiền đề khi thực hiện LPMT 24
1.2.4 Vai trò của chính sách lạm phát mục tiêu. 27
1.2.5 Ƣu nhƣợc điểm khi thực hiện lạm phát mục tiêu. 29
1.2.5.1 Ƣu điểm 29
1.2.5.2 Nhƣợc điểm 30
1.2.6 Các mẫu hình lạm phát mục tiêu 31
1.2.6.1 Khái niệm hàm thua lỗ (loss function) 31
1.2.6.2 Lạm phát nghiêm ngặt: (Strict inflation target – SIT) (Glenn Otto-

Granham Voss- 2009). 32
1.2.6.3 Lạm phát mục tiêu linh hoạt. 33
1.2.6.4 So sánh tƣơng quan giữa lạm phát mục tiêu (LPMT) linh hoạt và
cứng nhắc. 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
LẠM PHÁT VÀ KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI
VIỆT NAM. 36
2.1 Cách tính lạm phát tại Việt Nam. 36
2.2. Tình hình lạm phát và tác động của lạm phát tại Việt Nam 37
2.2.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn (từ năm 2000 đến chín
tháng đầu năm 2013). 37
2.2.2 Tác động của lạm phát đến kinh tế xã hội Việt Nam. 39
2.3 Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam. 40
2.3.1 Hồi quy đơn biến 41
2.3.2 Hồi quy đa biến 43
2.3.3 Giải thích kết quả hồi quy: 44
2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. 45
2.4.1 Thực trạng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam 45
2.4.2 Những khó khăn trong việc thực hiện chính sách LPMT. 47
2.4.2.1 Sự độc lập của ngân hàng trung ƣơng. 47
2.4.2.2 Mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính 48
2.4.2.3 Vấn đề ổn định tỉ giá. 49
2.4.2.4 Những khó khăn khác 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: 54
CHƢƠNG 3: LỘ TRÌNH VÀ NHỮNG GỢI Ý THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM. 55
3.1 Phát triển các điều kiện tiền đề để hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. 55
3.1.1 Tính độc lập của ngân hàng trung ƣơng và công tác minh bạch thông
tin về tình hình kinh tế vĩ mô. 55

3.1.2 Phát triển thị trƣờng tài chính. 56
3.1.3 Chính sách tiền tệ điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất. 57
3.1.3.1 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái. 57
3.1.3.2 Cơ chế điều hành lãi suất. 58
3.1.3.3 Một số vấn đề khác liên quan. 59
3.2 Công tác dự báo lạm phát. 61
3.3 Lộ trình thực hiện khuông khổ LPMT (Inflation target framework). 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 64
KẾT LUẬN CHUNG 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng.
CSTT : chính sách tiền tệ.
ECB : European Central Bank: ngân hàng trung ƣơng châu Âu.
FOB : Free On Board
GDP : tổng sản phẩm quốc dân.
HICP : Harmonized Indices of Consumer Price European Central bank.
IMF : Quỹ tiền tệ thế giới
LPMT : Lạm phát mục tiêu.
MGMT : Mức giá mục tiêu.
MMK : đồng Kyats Myanmar.
MYR : đồng ringgit Malaysia.
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc.
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại.
NHTW : Ngân hàng trung ƣơng.
PCEPI : Personal Consumption Expenditures Price Index.
PHP : đồng peso Philippine.
SGDCK : sàn giao dịch chứng khoán.

THB : đồng bat Thái Lan.
TCTK : tổng cục thống kê
UK : United Kingdom.
USD : đồng đô la Mỹ.
VAT : thuế giá trị gia tăng.
VN- Index: chỉ số giá chứng khoán.
VND : Việt Nam đồng.
WB : Ngân hàng thế giới.
XNK : xuất nhập k
DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1.1: Lạm phát cầu kéo. (Nguồn: Nghiên cứu Ngân hàng trung ƣơng
NewZealand). 3
Biểu đồ 1.2: Lạm phát chi phí đẩy. 5
Biểu đồ 1.3: Phản ứng của chính sách tiền tệ trong trƣờng hợp cú sốc cung tạm thời. 19
Biểu đồ 1.4: Phản ứng của chính sách tiền tệ trong trƣờng hợp cú sốc cung dài hạn. 19
Biểu đồ 1.5: Phản ứng của chính sách tiền tệ trong trƣờng hợp cú sốc tài chính. 20
Biểu đồ 1.6: Số lƣợng các nƣớc tiến hành thực hiện khuôn khổ lạm phát mục
tiêu. 22
Biểu đồ 1.7: Kết quả thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu của 39 quốc gia
trong hai năm 2010, 2011. 23
Biểu đồ 1.8: Mối liên hệ giữa chỉ số độc lập NHTW và tỷ lệ lạm phát trung bình. 26
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính theo giá so sánh năm 1994) và tốc
độ lạm phát theo năm. 38
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cán cân thƣơng mại so với quy mô GDP.Nguồn: Tổng cục
hải quan. 47
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nƣớc (2007-2013). 48
Biểu đồ 2.4: Mức vốn hóa của thị trƣờng chứng khoán giai đoạn 2006-2012. 49
Biểu đồ 2.5: Biến động tỉ giá của một số đơn vị tiền tệ trong khu vực. 50


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cách tính lạm phát cơ bản của một số quốc gia. 9
Bảng 1.2: Chính sách lạm phát mục tiêu tại một số quốc gia. 23
Bảng 1.3 Kết quả biến động các biến kinh tế vĩ mô đối với từng trƣờng hợp
LPMT. 34
Bảng 2.1: Số lƣợng mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI. 36
Bảng 2.2: Tỷ trọng nhóm hàng hóa tính chỉ số CPI. 36
Bảng 2.3: Tỷ trọng rổ hàng hóa tính CPI của Hoa Kỳ 37
Bảng 2.4: Các biến kinh tế vĩ mô sử dụng trong mô hình hồi quy. 41
Bảng 2.5: Kết quả hệ số hồi quy đơn biến đối với lạm phát. 43
Bảng 2.6: Kết quả hồi quy trƣờng hợp đầu tƣ khu vực nhà nƣớc. 44
Bảng 2.7: Kết quả hồi quy trƣờng hợp tổng đầu tƣ. 44
Bảng 2.8: Mức lạm phát, tăng trƣởng kinh tế thực tế và mức mục tiêu trong giai
đoạn (2005-2012). . 46
Bảng 2.9: Biên độ giao động tỉ giá trong các thời kì giai đoạn 1999- 2013. 52





1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong thời đại lưu thông tiền giấy bất khả hoán, lạm phát là một hiện
tượng tất yếu ở các quốc gia, nó chỉ khác nhau về mức độ cao hay thấp. Đồng
thời, nền kinh tế của một quốc gia không thể phát triển bền vững nếu như sức
mua của đồng tiền không ổn định. Lạm phát đã và đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý vĩ mô về kinh tế như ngân
hàng nhà nước, chính phủ. Chính vì những tiêu cực do lạm phát gây ra mà việc

nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách, đặc biệt là đối với một
nền kinh tế mới hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế như Việt Nam. Để giữ
lạm phát ở một con số hợp lý thì có nhiều quan điểm về chính sách tiền tệ. Bài
nghiên cứu này phân tích chính sách lạm phát mục tiêu được nhiều quốc gia thực
hiện thành công, đồng thời kểm tra các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt
Nam. Từ đó đề nghị chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tối ưu cho Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này khái quát và hoàn chỉnh lại những nghiên cứu trước đó về
lạm phát và khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, thực tiễn lạm phát
và các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn (2000- quý I/
2013), đánh giá việc thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu để kiềm chế
lạm phát trong thời gian qua. Bài nghiên cứu cũng nêu ra một số giải pháp và lộ
trình để Việt Nam thực hiện có hiệu quả khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát
mục tiêu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích đánh giá dựa trên
dữ liệu lịch sử về tình hình lạm phát Việt Nam, khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu. Bài nghiên cứu dùng các mô hình hồi quy đơn biến và đa biến xác
định nguyên nhân tác động đến lạm phát trong kỳ quan sát. Từ đó đề xuất giải
pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. Nguồn dữ liệu trong bài nghiên cứu gồm hai
nguồn dữ liệu chủ yếu là: nguồn dữ liệu sơ cấp (lãi suất bình quân trên thị
trường liên ngân hàng, tỷ giá hối đoái bình quân), và nguồn dữ liệu thứ cấp
(tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân…)
2

4. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đi vào trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao chúng ta phải tiến hành khống chế lạm phát?
- Tình hình lạm phát tại Việt Nam? Các biến kinh tế vĩ mô tác động
đến lạm phát tại Việt Nam?

- Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hiện nay có những ưu điểm và
nhược điểm gì?
- Chúng ta phải làm gì để kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả
chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu?
5. Bố cục luận văn
Bài nghiên cứu “Lạm Phát Mục Tiêu Và Các Nhân Tố Tác Động Đến
Lạm Phát Việt Nam” có bố cục gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề chung về lạm phát và khuôn khổ chính
sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.
- Chương 2: Thực trạng lạm phát, các nhân tố tác động đến lạm phát
và khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp kiềm chế lạm phát, lộ trình và những gợi ý thực
hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
3

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT VÀ
KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ “LẠM PHÁT MỤC TIÊU”
1.1 Tổng quan về lạm phát
1.1.1 Định nghĩa về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá giá trị thị trường
hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm
phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông
thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của đơn vị tiền tệ trong
phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu
lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.
1.1.2 Phân loại lạm phát
Theo nghiên cứu của Ngân hàng trung ương NewZeland thì lạm phát
được chia thành 4 loại như sau:
1.1.2.1 Lạm phát cầu kéo (Demand Pull Inflation)

Lạm phát do cầu kéo thường xảy ra khi tổng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ
trong nền kinh tế vượt quá nguồn cung có sẵn do đó giá cả của hàng hóa trong
nền kinh tế sẽ tăng. Tóm lại, lạm phát do cầu kéo xảy ra khi một nền kinh tế trải
qua một sự bùng nổ mạnh mẽ với tốc độ tăng GDP tăng nhanh hơn so với xu
hướng tăng trưởng lâu dài của GDP tiềm năng.
Biểu đồ 1.1: Lạm phát cầu kéo.

(Nguồn: Nghiên cứu Ngân hàng trung ương NewZealand).
Những nguyên có thể gây ra lạm phát cầu kéo:
4

- Do một sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái làm cho hàng hóa xuất khẩu tăng khả
năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước dẫn đến có một lực cầu mới chảy vào
quốc gia đó đồng thời cũng làm tăng áp lực nhu cầu đối với nguồn tài nguyên.
- Chính sách khuyến khích kinh tế của chính phủ làm tăng áp lực cầu. Chính phủ
giảm thuế gián thu và thuế trực thu điều này góp phần làm tăng thu nhập khả
dụng của người tiêu dùng, chính phủ còn tạo áp lực lên cầu thông qua chi tiêu
dùng của chính phủ và tăng cường cho vay mượn.
- Chính sách tiền tệ nới lỏng: một sự sụt giảm lãi suất có thể khuyến khích tiêu
dùng thông qua sự gia tăng khả năng vay mượn.
- Do tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia tăng nhanh làm tăng mức cầu
để đáp ứng sự phát triển nên đã thúc đẩy việc xuất khẩu ở quốc gia khác.
1.1.2.2 Lạm phát chi phí đẩy (Cost push inflation)
Nguyên nhân của lạm phát chi phí đẩy là chi phí sản xuất tăng lên vì lý do
này hay lý do này hay lý do khác và gây sức ép tăng giá lên sản phẩm và dịch vụ
được sản xuất. Khi mà sự gia tăng về lương (một đại diện cho chi phí sản xuất)
mà vượt qua sự gia tăng về lợi ích do năng suất lao động mang lại làm chi phí
sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm tăng lên. Loại lạm phát này ít xảy ra hơn lạm
phát do cầu kéo, nhưng nó có thể xảy ra một cách độc lập hay kết hợp với lạm
phát do cầu kéo.

Có nhiều lý do để chi phí sản xuất tăng:
Các chi phí thành phần: sự gia tăng của giá cả các nguyên vật liệu thành
phần. Điều này có thể là do sự gia tăng giá cả hàng hóa toàn cầu như dầu và khí
đốt hay ví dụ như sự gia tăng giá nông sản xảy ra trên phạm vi toàn cầu như giá
lúa mì làm gia tăng giá thành của các sản phẩm chế biến.
Tăng chi phí lao động: do tiền lương tăng vượt quá lợi ích do năng suất
lao động tăng. Chi phí tiền lương thường tăng khi tỷ lệ thất nghiệp thấp. Và do
người lao động kỳ vọng lạm phát tăng cao trong tương lai nên yêu cầu một mức
lương cao hơn nhằm bảo vệ thu nhập thực tế của họ (tính thông qua sức mua
hàng hóa).
Do chính phủ thiết lập một mức thuế gián thu cao hơn: ví dụ các loại thuế
trên các sản phẩm như rượu, thuốc lá, xăng dầu diesel tăng, hoặc cũng có thể là
5

do thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng. Tùy thuộc vào độ co giãn của giá so với cung
và cầu, các nhà sản xuất có thể chuyển gánh nặng thuế của họ sang những người
tiêu dùng.
Một sự sụt giảm tỷ giá điều này có thể gây ra lạm phát chi phí đẩy bởi nó
thường dẫn đến sự gia tăng giá cả của các hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ trong giai
đoạn 2007-2008 đồng bảng Anh giảm mạnh so với đồng Euro dẫn đến một sự gia
tăng giá cả nguyên vật liệu từ các quốc gia sử dụng đồng Euro.
Lạm phát chi phí đẩy được minh họa bằng một sự dịch chuyển vào trong của
đường tổng cung ngắn hạn. Sự sụt giảm trong SRAS gây ra sự sụt giảm GDP kéo
theo đó là sự gia tăng giá cả. Một trong những rủi ro của lạm phát chi phí đẩy là
nó có thể dẫn đến tình trạng đình trệ. Một trong những nguyên nhân gây ra lạm
phát chi phí đẩy có thể đến từ những cú sốc bên ngoài. Ví dụ: một biến động bất
ngờ trong giá cả của hàng hóa giao dịch quốc tế.
Một quốc gia cũng có thể nhập khẩu lạm phát chi phí đẩy từ một quốc gia khác
Biểu đồ 1.2: Lạm phát chi phí đẩy.
.

1.1.2.3 Lạm phát do quản lý giá. (Administered price inflation)
Loại lạm phát này xảy ra khi mà các doanh nghiệp cùng tăng giá để tăng tỷ
suất sinh lợi. Điều này thường không xảy ra khi nền kinh tế rơi vào trường hợp
suy thoái nhưng nó sẽ xuất hiện khi nền kinh tế đang bùng nổ, doanh số bán hàng
mạnh mẽ thì nó có thể xuất hiện. Nó có thể còn được gọi là lạm phát độc quyền
6

bởi vì nhà sản xuất có quyền thiết lập giá cả và nâng giá vào thời điểm chín
muồi.
1.1.2.4 Lạm phát bộ phận (Sectoral inflation)
Lạm phát bộ phận là thuật ngữ này dùng khi có bất kỳ loại lạm phát nào
trong ba loại nói trên tấn công vào ngành công nghiệp cơ bản và gây ra một sự
tăng giá sản phẩm của ngành này, vì ngành này lại cung cấp sản phẩm cho một
số ngành công nghiệp khác (ví dụ như ngành thép hay dầu tăng thì chi phí của
các ngành công nghiệp sử dụng thép hay dầu cũng tăng theo và lạm phát lan rộng
trong nền kinh tế mặc dù ban đầu nó chỉ xuất phát từ một ngành công nghiệp cơ
bản).
Lạm phát bộ phận được hiểu là ba loại lạm phát còn lại tấn công vào ngành
kinh tế cơ bản. Nên chúng ta chủ yếu đi vào phân tích ba loại lạm phát cơ bản
còn lại. Mỗi loại lạm phát thì cần có những chính sách khác nhau để điều hành.
Ví dụ như lạm phát do quản lý giá có thể liên quan đến vấn đề chống độc quyền.
Hạn chế khả năng độc quyền để cho giá cả cạnh tranh bằng cách nhập khẩu tính
cạnh tranh nếu như điều này được cho phép. Vì lạm phát chi phí đẩy là do việc
tăng lương thường xuyên vượt quá lợi ích do năng suất lao động mang lại, nhưng
vấn đề khác lại xuất hiện đó là nếu lương bị kiểm soát thì lại dồn người lao động
và gia đình của họ vào cảnh nghèo đói. Có tranh luận cho rằng mức lương tăng
không làm tăng mức sống nhưng điều này lại có thể gây ra việc tăng giá cả hàng
hóa. Cần có một thỏa thuận cân bằng lợi ích giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và
thu nhập của người lao động. Lương và lợi nhuận của doanh nghiệp là hai đối
tượng cần được kiểm soát. Đôi khi để kiểm soát lạm phát thì cần có một chính

sách thu nhập đi kèm. Nhà kinh tế Watter của đại học Minnesota đề xuất chính
sách tiền lương cùng với chính sách thuế để cân bằng giữa lợi ích của doanh
nghiệp và người lao động. Việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đầy đủ và
tích cực có thể phù hợp đối với trường hợp lạm phát cầu kéo. Thắt chặt tiền tệ và
chính sách tài khóa để cắt giảm nhu cầu dư thừa. Cắt giảm cung tiền và lãi suất
cao để cắt giảm nhu cầu vay mượn để giảm thu nhập và suy giảm sức mua. Các
biện pháp thường không đủ mạnh mẽ để ngăn chặn hoàn toàn lạm phát nhưng đó
là các biện pháp chủ yếu được thực hiện khi loại lạm phát này xảy ra. Nhưng nếu
7

áp dụng cho bất kỳ loại lạm phát khác có thể sẽ tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao và đôi
khi lại không nhận ra nguồn gốc của lạm phát.
Một góc độ khác cũng cần được đề cập là các loại lạm phát này có thể kết
hợp xảy ra cùng lúc. Một vấn đề thường hay xảy ra là giá cả và tiền lương có mối
quan hệ xoắn ốc và lạm phá cầu kéo xảy ra trước kéo theo nhu cầu lao động tăng
và do đó mức lương cũng phải tăng theo để đảm bảo cho mức chi phí sinh hoạt
tăng. Việc thu nhập tăng lại kéo theo nhu cầu tăng. Đó cũng là thời điểm tốt các
các nhà sản xuất với quy mô lớn thỏa thuận để tăng giá nhằm nới rộng lợi nhuận
của mình. Và khi các loại lạm phát này tấn công vào một ngành công nghiệp cơ
bản, qua đó lại làm cho lạm phát ngày càng lan rộng trong nền kinh tế. Lạm phát
có thể tích lũy dần và trở nên một tỷ lệ cao được gọi là lạm phát phi mã, trường
hợp này đã xảy ra đối với Việt Nam. Giá cả có thể tăng nhanh đến mức người lao
động vừa nhận được lương xong đã không còn đủ tiền để mua một thứ hàng hóa
vừa mới đủ tiền mua trước đó. Tại một số quốc gia lạm phát cuối cùng đã dẫn
đến mức hủy hoại giá trị đồng tiền của quốc gia đó buộc chính phủ phải phát
hành lại một loại tiền tệ khác với số lượng ít hơn để ngăn chặn lạm phát.
1.1.3 Các thang đo lạm phát.
1.1.3.1 Chỉ số giảm phát GDP
Là một đại lượng đo lường mức giá của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
sản xuất trong nước. Không giống như chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ dựa trên một

rổ hàng hóa cố định chỉ số giảm phát GDP đo lường mức giá của tất cả hàng hóa
và dịch vụ.


Trong đó: GDP danh nghĩa được tính theo giá của năm hiện hành, GDP
thực được tính theo giá của năm cơ sở, thông thường chỉ số giá trong năm cơ sở
là 100.
GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP = x 100%
GDP thực
8

1.1.3.2 HICP (Harmonized Indices of Consumer Price)

Là chỉ số kinh tế được xây dựng để đo lường sự thay đổi theo thời gian của
giá cả hàng hóa tiêu dùng bởi các hộ gia đình. HICP đưa ra sự so sánh lạm phát
trong khu vực đồng euro, khu vực kinh tế châu Âu hay sử dụng trong khu vực
rộng hơn bao gồm các quốc gia gia nhập WTO vì chúng được tính toán theo cùng
một cách tiếp cận. HICP ở khu vực các nước sử dụng đồng Euro được tính trung
bình có trọng số chỉ số giá của các quốc gia thành viên. Chỉ số này cũng cung cấp
cách tính lạm phát chủ yếu cho khu vực sử dụng đồng euro nhằm để đánh giá các
yêu cầu theo hiệp ước kinh tế Maastricht mà các quốc gia này thông qua. Mục
tiêu chính của ngân hàng trung ương châu Âu ECB là duy trì ổn định giá cả có
nghĩa là giữ chỉ số HICP dưới mức 2%.
1.1.3.3 PPI (Producer Price Index)

Đo lường sự thay đổi trung bình theo thời gian trong giá bán hàng hóa của
nhà sản xuất trong nước. PPI đo lường sự thay đổi giá từ quan điểm của người
bán.
1.1.3.4


CPI (Consumer Price Index)
Để hiểu rõ chi tiết về thành phần tăng giá trong chỉ số giá tiêu dùng trong
một số bài nghiên cứu tác giả phân ra chỉ số lạm phát sẽ bao gồm hai thành phần:
phần thứ nhất là sự tăng giá của hàng hóa sản xuất trong nước (lạm phát nội địa),
phần thứ hai là sự tăng giá của hàng hóa nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ. Chỉ số
lạm phát tổng quát này gọi là lạm phát CPI. Cho

là tỷ trọng của hàng hoá nhập
khẩu trong chỉ số CPI. Chỉ số lạm phát CPI,

c
t
, đáp ứng:
Π
t
c
= (1- ω) Π
t
+ ω Π
t
f
= Π
t

+ ω(q
t
–q
t+1
)

Trong đó

f
t
biểu thị lạm phát giá cả hàng hoá nhập khẩu nước ngoài tính
bằng đồng nội tệ, π
t
là lạm phát trong nước.
1.1.3.5

Lạm phát lõi
Ngoài các thang đo lạm phát trên, một số quốc gia còn xây dựng một thang
đo biến động của giá cả trong dài hạn, vì các chỉ số giá tiêu dùng CPI, tốc độ
giảm phát GDP chỉ phản ánh xu hướng biến động giá trong ngắn hạn. Lạm phát
lõi nắm bắt xu hướng dài hạn hoặc phổ biến của giá cả hàng hóa hay dịch vụ
bằng cách loại trừ những tác động của những cơn lốc hay biến động nhất thời
9

trong mức giá tiêu dùng bình quân. Lạm phát lõi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ. Lạm phát lõi đóng vai trò như
một chỉ tiêu bổ sung cùng với chỉ số CPI cho một cách nhìn tổng quan và toàn
diện về xu hướng của lạm phát. Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu hạn chế những
biến động về tình hình kinh tế vĩ mô và thông thường chính sách tiền tệ có một
độ trễ nhất định. Nên mục tiêu chính của CSTT là hướng vào những biến động
trong dài hạn chứ không phải là những biến động tạm thời. Lạm phát CPI thường
nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài sự khống chế của chính sách tiền tệ. Cách
tính chỉ số lạm phát lõi tại một số quốc gia được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Cách tính lạm phát lõi của một số quốc gia.
Quốc gia
Phƣơng pháp chính thức

Canada
CPI loại trừ lương thực- thực phẩm, năng lượng và thuế gián
thu.
Thái Lan
CPI loại trừ thực phẩm tươi sống và năng lượng (23%)
Úc
CPI cơ bản
New Zealand
CPI loại trừ chi phí trả lãi
Singapore
CPI loại trừ chi phí vận chuyển đường bộ tư nhân và chi phí
nhà ở.
Nhật Bản
CPI loại trừ thực phẩm tươi sống
Peru
CPI loại trừ 9 nhóm hàng dễ biến động (thực phẩm, hoa quả và
rau, vận chuyển đô thị, chiếm khoảng 21.2%)
Mỹ
CPI loại trừ lương thực- thực phẩm và năng lượng.
Anh
Chỉ số giá bán lẻ loại trừ 20% lãi suất cho vay cầm cố
Chile
CPi loại trừ 20% với những biến thiên giảm cao nhất và 8%
những biến thiên tăng cao nhất.
Colombia
CPI loại trừ lương thực - thực phẩm nông nghiệp, dịch vụ công
và vận chuyển.
Đức
CPI loại trừ thuế gián thu
Tây Ban Nha

CPI loại trừ năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến
Hà Lan
CPI lọai trừ hoa quả, rau và năng lượng.
Bồ Đào Nha
CPI loại trừ thực phẩm chưa qua chế biến và năng lượng.

(Nguồn: Nhật Trung (2004), Tạp chí ngân hàng trung ương, (9/2004), trang 67-
69).
10

1.1.3.6 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ tác động đến
lạm phát.
Một quốc gia không thể phát triển bền vững, trong bối cảnh tiền tệ không
ổn định. Mục tiêu cuối cùng của ngân hàng trung ương là ổn định sức mua của
đồng tiền. Theo Keynes thì kênh truyền dẫn quan trọng nhất của chính sách tiền
tệ là lãi suất. Trong nghiên cứu của Mishkin (2007) về các kênh truyền dẫn của
chính sách tiền tệ, mở rộng kênh giá tài sản bao gồm cả kênh lãi suất. Theo ông
giá tài sản bao gồm 4 yếu tố: lãi suất được xem là giá cả của công cụ nợ, giá cả
chứng khoán, giá cả bất động sản và tỷ giá hối đoái. Đây là cơ sở cho phần chọn
biến trong chương 2: các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam.
1.1.3.6.1 Tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái tác động xuất khẩu thuần:
Nền kinh tế càng mở cửa thì cơ chế truyền dẫn tiền tệ qua kênh này tác
động đến cán cân vãng lai và tổng cầu càng lớn. Chính sách tiền tệ mở rộng (M)
dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo đồng tiền nội tệ giảm giá so với đồng
ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm, E tăng). Sự giảm giá đồng nội tệ làm cho hàng
hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu rồng gia tăng (NX↑, E↑),
và vì thế gia tăng sản lượng Y tăng từ đó làm lạm phát tăng.
M↑ →E↑ →NX↑ →Y↑ → lạm phát ↑.
- Tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản:

Nếu công ty tài chính và phi tài chính có một số lượng lớn các khoản nợ bằng
ngoại tệ thì với chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia
tăng gánh nặng nợ; kéo theo là giá trị thuần tài sản giảm (NW↓), dẫn đến vay
mượn giảm (L↓), giảm đầu tư (I↓) và giảm sản lượng (Y↓) dẫn đến lạm phát
giảm.
M↑ →NW↓→L↓ →I↓ →Y↓→lạm phát↓.
11

1.1.3.6.2 Giá cả chứng khoán
- Tác động đến đầu tư: Mô hình q – Tobin (1969) thiết lập mối quan hệ giữa giá
chứng khoán và chi đầu tư. q của Tobin là được xác định như là giá trị thị trường
của công ty chia cho chi phí thay thế vốn (chi phí mua sắm các công cụ, tài
sản…). Nếu q cao, thì giá cả thị trường của công ty cao so với chi phí thay thế
vốn.
Khi đó công ty phát hành chứng khoán và nhận một mức giá cao hơn so với giá
cả các loại tài sản vốn mà họ mua. Vì vậy, chi tiêu vốn đầu tư gia tăng, bởi vì các
công ty có thể mua nhiều tài sản vốn chỉ với một lượng nhỏ chứng khoán phát
hành.
Chính sách tiền tệ mở rộng (M↑ ) sẽ làm hạ thấp lãi suất thị trường, khi đó trái
phiếu ít hấp dẫn so với cổ phiếu. Kết quả là, nhu cầu và giá cả cổ phiếu tăng cao
(P
s
↑). Giá cả cổ phiếu càng cao khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động
được càng nhiều vốn hơn (q↑), theo đó chi phí thay thế vốn giảm (c↓), dẫn đến
kích thích đầu tư tăng cao (I↑) và làm cho tổng cầu tăng (Y↑).
M↑ →P
s
↑ →q↑ →c↓ →I↑ →Y↑ →lạm phát ↑.
- Tác động đến bảng cân đối của công ty: Chính sách tiền tệ mở rộng(M↑) dẫn
đến làm gia tăng giá cả chứng khoán P

s
↑, theo đó giá trị thuần (net worth) của
công ty tăng lên NW↑. Một sự tăng lên giá trị thuần sẽ nâng cao khả năng thế
chấp trong vay nợ của công ty và vì thế dẫn đến vay nợ tăng lên L↑. Vay nợ càng
tăng, chi đầu tư càng tăng I↑, kéo theo sản lượng Y tăng Y↑.
M↑ →P
s
↑ →NW↑ →L↑ →I↑ →Y↑ →lạm phát ↑
- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình:Chính sách tiền tệ mở rộng M↑
làm gia tăng giá cả chứng khoán, gia tăng giá trị giàu có của các hộ gia đình W↑,
qua đó làm gia tăng nguồn lực suốt đời của người tiêu dùng, dẫn đến tiêu dùng
tăng lên C↑
M↑→W↑→C↑→Y↑→lạm phát↑.
12

1.1.3.6.3 Giá cả bất động sản
- Tác động đến chi tiêu nhà ở: Chính sách tiền tệ mở M↑ làm giảm lãi suất,
giảm chi phí tài trợ nhà ở và vì thế làm gia tăng giá cả nhà ở P
h
↑. Một sự gia tăng
giá cả nhà ở làm gia tăng lợi nhuận của các công ty xây dựng nhà và vì thế chi
tiêu nhà ở gia tăng H↑, kéo theo tổng cầu xã hội gia tăng Y↑.
M↑→P
h
↑→H↑→Y↑→lạm phát↑.
- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Giá cả nhà ở là thành phần
quan trọng của mức giàu có các hộ gia đình và tác động đến mức chi tiêu dùng.
Vì thế, chính sách tiền tệ mở rộng M↑ làm gia tăng giá nhà ở P
h
↑, gia tăng mức

giàu có các hộ gia đình W↑, kéo theo gia tăng chi tiêu dùng C↑ và tổng cầu xã
hội Y↑
M↑→P
h
↑→W↑→C↑→Y↑→lạm phát ↑.
- Tác động đến bảng cân đối tài sản ngân hàng: Mô hình này dựa vào giả thiết,
khi vay mượn vốn các nhà đầu tư phải thế chấp bất động sản ở ngân hàng. Chính
sách tiền tệ mở rộng M↑ làm gia tăng giá cả bất động sản P
h
↑, gia tăng giá trị tài
sản thế chấp NW
b
↑và vốn ngân hàng, dẫn đến đầu tư I↑ và sản lượng tăng lên
Y↑.
M↑→P
h
↑→NW
b
↑→I↑→Y↑→lạm phát ↑.
1.1.3.6.4 Lãi suất
Khi chính sách tiền tệ mở rộng (M↑), lãi suất thực giảm (i ↓) làm giảm gía
cả vay vốn. Kéo theo nhu cầu đầu tư I tăng, dẫn đến tổng cầu và sản lượng tăng
(Y↑). Chỉ có lãi suất thực mới tác động đến nhu cầu đầu tư chứ không phải là lãi
suất danh nghĩa. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa ba yếu tố lãi suất danh
nghĩa, lãi suất thực và lạm phát.
(1+ Lãi suất danh nghĩa) = (1+ Lãi suất thực) x (1+ Tỷ lệ lạm phát).
Lãi suất có tác động đến lạm phát, chính sách tiền tệ dùng công cụ lãi suất
tác động đến lạm phát được thể hiện qua phương trình Taylor.
Đối với nền kinh tế đóng.
13


Thông thường độ mở hay độ hội nhập kinh tế của một quốc gia được đo
lường thông qua biến đại diện là tỷ lệ xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc
nội, một nền kinh tế có độ mở nhỏ cũng có thể xem như là nền kinh tế đóng.
Trong nền kinh tế đóng các kênh truyền dẫn đủ tiêu chuẩn bao gồm: kênh
tổng cầu và kênh kỳ vọng. Với kênh tổng cầu, chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến
tổng cầu thông qua mức lãi suất thực ngắn hạn với một độ trễ. Theo Keynes khi
chính sách tiền tệ mở rộng, thì lãi suất thực sẽ giảm, làm giảm chi phí vay vốn,
kéo theo thu hút đầu tư tăng, làm tăng cầu và tăng sản lượng. Mặt khác, tăng lãi
suất làm tăng chi phí vay cho các công ty và làm suy giảm đầu tư, tăng tiết kiệm
dẫn đến giảm tiêu dùng (mặc dù ảnh hưởng này có thể bù đắp một phần hoặc
toàn bộ bởi thu nhập tăng thêm do tiết kiệm). Tổng cầu sau đó ảnh hưởng đến
lạm phát, với độ trễ khác, thông qua phương trình tổng cung (đường cong
Phillips). Thông thường lãi suất cao hơn đồng nghĩa với nhiệm vụ kiềm chế sự
gia tăng mức giá chung.
Kênh kỳ vọng cho phép chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát
và từ đó ảnh hưởng đến lạm phát, với một độ trễ, thông qua tiền lương và hành vi
thiết lập giá cả. Khi kỳ vọng lạm phát cao trong tương lai thì người lao động sẽ
yêu cầu tăng lương, đồng thời người bán muốn tăng giá bán, hành vi này đã làm
giá cả thực tăng dẫn đến lạm phát tăng và ngược lại. Chủ tịch Fed Bernanke cho
rằng: “Lạm phát kỳ vọng là yếu tố then chốt gây ra lạm phát, nhưng những yếu tố
xác định lạm phát kỳ vọng và cách thức chúng tác động thì chưa rõ ràng”. Kiến
thức về hoạt động của các cấp kinh tế cũng vô cùng quan trọng. Cảm giác chung
của công chúng trong lĩnh vực kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hướng đi của những kỳ
vọng lạm phát của họ. Vì vậy, sẽ phải có những nổ lực để kích thích dân chúng
tìm hiểu thêm GDP, CPI và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác để nâng cao khả năng
dự kiến. Chính vì lạm phát kỳ vọng có một vai trò quan trọng đối với lạm phát
cho nên việc minh bạch các chính sách và các mục tiêu của NHTW càng phải
được chú trọng.
Đối với nền kinh tế mở

Ngoài hai kênh truyền dẫn lạm phát nói trên còn kênh tỷ giá hối đoái.
14

Tỷ giá thực sẽ ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hoá trong nước và
nước ngoài, sau đó ảnh hưởng đến nhu cầu cả trong và ngoài nước đối với hàng
hóa trong nước, và do đó đóng góp vào kênh tổng cầu trong việc truyền dẫn
chính sách tiền tệ. Ảnh hưởng của tỷ giá được các nhà nghiên cứu chia thành hai
trường hợp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp.
Kênh tỷ giá trực tiếp tác động đến lạm phát, trong đó tỷ giá ảnh hưởng đến
giá tính bằng đồng nội tệ của hàng hóa nhập khẩu cuối cùng, rồi tới chỉ số giá
tiêu dùng CPI (do trong rổ hàng hóa tính CPI có tính đến tỷ trọng của hàng hóa
nhập khẩu) và tiếp đó là lạm phát CPI. Thông thường, độ trễ của kênh tỷ giá trực
tiếp này được coi là ngắn hơn so với kênh tổng cầu. Chính sách tiền tệ có thể tác
động đến lạm phát với một độ trễ ngắn hơn.
Thứ hai là kênh tỷ giá bổ sung ảnh hưởng đến lạm phát: tỷ giá sẽ ảnh hưởng
đến giá trị tính bằng nội tệ của đầu vào trung gian nhập khẩu. Cuối cùng, nó cũng
sẽ ảnh hưởng đến tiền lương danh nghĩa thông qua tác động của chỉ số CPI lên sự
thiết lập tiền lương. Trong cả hai trường hợp, đều sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất hàng hoá trong nước, và do đó gây ra lạm phát trong nước (lạm phát theo
giá cả hàng hoá sản xuất trong nước).
Một số biến động từ nước ngoài sẽ tác động thông qua tỷ giá hối đoái, ví
dụ, thay đổi trong lạm phát nước ngoài, lãi suất nước ngoài và phần bù rủi ro tỷ
giá của nhà đầu tư nước ngoài. Những nhân tố này tác động đến nhu cầu nước
ngoài đối với hàng hoá trong nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hóa
trong nước.
Chúng ta sẽ phân tích các kênh truyền dẫn này một cách rõ ràng hơn. Phương
trình đường cong Phillips đầy đủ như sau:
Π
t+2
= α

π
π
t+1
+ (1- α
π
) π
t+3׀t
+ α
y
[y
t+2׀t +
β
y
(y
t+1
– y
t+1׀t
)] + α
q
q
t+2׀t
+ 
t+2
(1)
Trong đó, x
t+

t
biểu thị E
t

(x
t+


), đó là, kỳ vọng hợp lý của x
t+


ở thời kỳ t+,
phụ thuộc vào các thông tin cho trước ở thời kỳ t. Ta có lạm phát trong thời kỳ
thứ hai phụ thuộc vào lạm phát ở thời kỳ trước đó. Điều này đồng nghĩa nếu lạm
phát trong thời kỳ trước cao thì cũng rất khó cho việc áp dụng LPMT nhằm kéo
lạm phát xuống thấp trong kỳ này. Và lạm phát kỳ vọng ở thời kỳ t+3 (π
t+3/t
) ảnh
hưởng đến lạm phát trong nước thời kỳ t+2 (
t+2
) thông qua kênh kỳ vọng: kỳ
15

vọng lạm phát cao (thấp) ở thời kỳ t+3 dẫn đến sự gia tăng (sụt giảm) lạm phát ở
thời kỳ t+2.
y
t


yd
t
- yn
t

(2)
Trong đó yd
t
là (log) tổng cầu và yn
t
là (log) của mức sản lượng tự nhiên.
Hố cách sản lượng tăng (giảm) thì tổng cầu tăng (giảm) so với sản lượng tự
nhiên, làm lạm phát tăng (giảm).
Biến q
t
là (log) của tỷ giá hối đoái thực, được xác định là:
q
t


s
t
+ p
*
t
- p
t

Trong đó p
t
là (log) mức giá của hàng hóa trong nước, p
t
* là (log) mức giá
hàng hóa nước ngoài và s
t

biểu thị (log) tỷ giá (được tính theo độ lệch so với một
xu hướng xác định) sự khác nhau giữa lạm phát mục tiêu trong nước và trung
bình của lạm phát nước ngoài, tỷ giá thực sẽ ở trạng thái cân bằng. q
t+2

t
trong
biểu thức (1) đại diện cho tác động của chi phí dự kiến đầu vào của nguyên liệu,
hàng hóa trung gian nhập khẩu, nó tác động tới lạm phát thông qua kênh tỷ giá
hối đoái đã phân tích ở trên.
Kênh tổng cầu
Ta có hàm tổng cầu tổng quát biểu thị thông qua hố cách sản lượng:
y
t+1
= β
y
y
t
- β


t+1׀t
+ β
y
*
y
*
t+1׀t
+ β
q

q
t+1׀t
– (γ
y
n

y
) y
t
n
+

t+1
d
-

t+1
n

Tất cả các hệ số là hằng số và không âm, với 0≤

y
<1
Trong đó:
y
t
* là (log) sản lượng đầu ra nước ngoài.
y
t
ảnh hưởng đến y

t+1
do có một độ trễ.
Biến

t
là tổng của lãi suất hiện hành và lãi suất thực dự kiến trong tương
lai.
t t+τ t
τ=0
P = r



Trong đó r
t
là lãi suất thực được xác định thông qua lãi suất danh nghĩa và
lạm phát kỳ vọng trong tương lai:
r
t
= i
t
- 
t+1t
(3)
16

i
t
là lãi suất danh nghĩa (ngắn hạn) (được đo bằng độ lệch giữa tổng của lạm
phát mục tiêu và lãi suất thực tự nhiên).

1

Tổng cầu phụ thuộc vào độ trễ kỳ vọng của lãi suất thực tích lũy tương lai, sản
lượng nước ngoài và tỷ giá thực.
Kênh tỷ giá hối đoái
Ta có q
t+1|t
tác động đến y
t+1
thông qua kênh tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái xác định thông qua mối quan hệ ngang giá lãi suất:
*
1t t t t t t
i i s s


   

Trong đó i
*
t
là lãi suất danh nghĩa nước ngoài và là phần bù rủi ro tỷ giá.
Chính sách tiền tệ nên phản ứng như thế nào đối với các cú sốc kinh tế.
Taylor rule là những quy tắc đơn giản mô tả cách thức NHTW điều chỉnh
công cụ lãi suất nhằm phản ứng lại với những biến động của lạm phát và các hoạt
động kinh tế thực. Quy tắc này được chấp nhận rộng rãi vì nó được dựa trên ý
tưởng chính sách tiền tệ có thể chống lại các biến động kinh tế vĩ mô và làm
giảm các biến động mang tính chu kỳ, qua đó cải thiện tổng quan tình hình kinh
tế và phúc lợi. Về nguyên tắc, khi tăng trưởng kinh tế bất ngờ suy yếu dưới mức
tiềm năng, chính sách tiền tệ sẽ có những hành động phù hợp như kích thích tổng

cầu và tạo thêm ra số việc làm cho xã hội. Tương tự như vậy khi áp lực lạm phát
tăng chính sách tiền tệ cần phải thu hẹp để khôi phục lại mục tiêu ổn định giá của
NHTW. Bằng cách định hướng cho các chính sách tiền tệ dễ dự báo cho các
thành phần tham gia thị trường tài chính: doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua
đó làm giảm bớt tính không chắc chắn. Mặc dù quy tắc Taylor đơn giản nhưng
nó rất dễ hiểu và là cơ sở để phát triển các chính sách tiền tệ khác.
2

Phản ứng của chính sách tiền tệ rất đơn giản, Brooking nghiên cứu độ lệch
chuẩn của lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn i so với mức cơ bản được thiết lập


1
Lãi suất danh nghĩa chính là công cụ của Ngân hàng trung ương.

2
Những thuận lợi trong việc phát triển quy tắc này được nhà kinh tế học Bryant, Hooper và
Mann(1993) viện Brooking xuất bản.

×