Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.16 KB, 6 trang )

12 Tạp chí Y tế công cộng, 8.2004, Số 1 (1)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Mở đầu
Từ năm 1998, sau khi tiếp nhận mục tiêu
phòng chống SDD trẻ em từ Uỷ ban BVCSTE (nay
là Uỷ ban DS-GĐ-TE), ngành y tế đã thực hiện
chiến lược "chăm sóc dự phòng", mở rộng đòa bàn
triển khai trong toàn quốc. Trong 5 năm qua, tỷ lệ
suy dinh dưỡng giảm đều từ 1,5 đến 2% mỗi năm.
Theo báo cáo mới đây của UNICEF, Việt Nam
được đánh giá là quốc gia duy nhất trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương đạt được mức giảm
SDD nhanh (1). Cùng với thành tựu trong phòng
chống thiếu vitamin A, phòng chống thiếu máu
dinh dưỡng và thiếu iốt, công tác phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em được thừa nhận đạt được hiệu
quả cụ thể (1,2). Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng
ở nước ta còn cao (28,4%), đặc biệt là tỷ lệ thấp
còi (stunting) (32%) và có sự chênh lệch lớn giữa
các đòa phương (3). Điều này cho thấy, đã đến lúc
chúng ta không chỉ quan tâm tới chỉ số SDD nhẹ
cân mà cần quan tâm hơn tới chỉ số suy dinh dưỡng
chiều cao theo tuổi (thể chiều cao thấp) và phát
triển chiều cao. Những thách thức giảm SDD trong
những năm tới là rất lớn đòi hỏi phải có sự phân
tích và đề xuất các phương hướng cụ thể cho
chặng đường một thập kỷ tới.
2. Tầm quan trọng và nguyên nhân của suy
dinh dưỡng thấp còi ở nước ta
Mọi người đều biết, dinh dưỡng kém được
biểu hiện bằng "thấp bé, nhẹ cân, còi cọc". Chỉ số


mà cộng đồng hiện nay được biết đến nhiều là
"nhẹ cân" tức là cân nặng thấp hơn so với tuổi.
Tuy nhiên, "chiều cao thấp" so với tuổi hay suy
dinh dưỡng mãn tính là thể suy dinh dưỡng rất
quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng
cho thấy trong gần 50 năm (1938-1985), chiều cao
của người Việt Nam hầu như không thay đổi
(4)
.
Chỉ từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chúng ta bắt đầu
quan sát thấy gia tốc tăng trưởng của người Việt
Nam sau một thời gian dài trước đó, hầu như
không có cải thiện nào đáng kể. Tình trạng này
kéo dài qua nhiều thế hệ, người mẹ thấp bé, nhẹ
Một số vấn đề về chiến lược
Phòng chống suy dinh dưỡng hiện nay
PGS. TS. Nguyễn Công Khẩn
Vào tháng 12/2000, Liên hợp quốc thông qua mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millenium
development goals), trong đó đề ra mục tiêu giảm 1/3 tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) vào năm
2015 so với năm 1990. Đây là một mục tiêu tham vọng vì giảm SDD liên quan tới đói
nghèo và nhiều vấn đề xã hội khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận được mục tiêu
trong vòng 10 năm tới nếu áp dụng một chiến lược thích hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
giữa các giải pháp chuyên môn kỹ thuật với công tác huy động xã hội.
In July 2000, the United Nations approved Millenium development goals, which proposed
to reduce 1/3 of maternal and child malnutrition by the year 2015 compared with 1990.
This is an ambitious goal as reducing maternal and child malnutrition is related to pover-
ty and many other social problems. However, we can reach this goal in the next 10 years’
time if we apply an appropriate strategy based on combining technical methods with
social mobilization.

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế công cộng, 8.2004, Số 1 (1) 13
cân dễ sinh ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Những
trẻ thấp còi sau này phát triển khó đuổi kòp bạn
bình thường cùng tuổi cả về thể lực lẫn trí lực.
Điều này cho thấy gánh nặng của suy dinh dưỡng
mạn tính.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, vào
năm 2003, tỷ lệ thấp còi chung trong toàn quốc là
32%, tức là cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bò thấp
còi
(3)
. Cả nước hiện có trên 3 triệu trẻ bò thấp còi.
Từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ thấp còi bình quân
hàng năm giảm 1,5% (Biểu đồ 1). Tuy nhiên, tỷ lệ
thấp còi ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền
Trung và Tây Nguyên còn cao, dao động từ 38 đến
44% (Biểu đồ 2).
Ngân hàng thế giới ước tính, suy dinh dưỡng
thấp còi làm giảm 5% GDP hàng năm của Việt
Nam
(5)
. Rõ ràng là suy dinh dưỡng thấp còi gây
thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển, ảnh
hưởng đến nguồn nhân lực và nòi giống. Các cộng
đồng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao thường dễ bò
nghèo đói và nghèo đói - suy dinh dưỡng là một
vòng luẩn quẩn khó tìm được chìa khóa để mở.
Các kết quả nghiên cứu gần đây còn cho
thấy, nguy cơ bò béo phì ở trẻ bò thấp còi vào

những năm đầu tiên của cuộc đời cao hơn so với ở
trẻ bình thường
(6)
.
Nguyên nhân của tình trạng thấp còi ở trẻ
nhỏ liên quan tới suy dinh dưỡng bào thai, biểu
hiện cân nặng, chiều dài khi sinh kém hơn so với
trẻ bình thường. Các nghiên cứu trên thế giới gần
đây đã đưa ra kết luận: "thấp còi" là chỉ tiêu đánh
giá dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai và
giai đoạn 2 - 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Thấp
còi có liên quan tới dinh dưỡng của người mẹ trong
thời gian mang thai. Người ta nhận thấy sự phát
triển chiều dài của thai nhi đạt cao nhất vào giai
đoạn trước tuần thứ 15 của thai nghén, trong khi
đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ
32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ
(1)
. Điều này có
nghóa là mọi can thiệp nhằm cải thiện "chiều dài"
của bào thai phải được thực hiện càng sớm càng
tốt. Ngay từ những tuần đầu tiên mang thai, người
mẹ cần ăn đủ chất đạm, canxi và đặc biệt là iốt.
Thiếu iốt, bào thai sẽ không phát triển được.
Ngoài ra, người mẹ cần có đủ sắt để cung cấp cho
bào thai, đủ vitamin A và các vi chất dinh dưỡng
thiết yếu khác cho thai tăng trưởng và dự trữ giúp
trẻ phát triển tốt ở những tháng đầu sau khi ra đời.
Thiếu folat trong thời kỳ mang thai, đứa trẻ sinh ra
có thể bò dò tật ống thần kinh. Số liệu này cần được

quan tâm và thu thập ở các bệnh viện phụ sản.
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thấp còi ở Việt Nam 1994-2003
(Viện Dinh dưỡng)
Biểu đồ 2. Phân bố tỷ lệ thấp còi theo vùng sinh
thái (2003)
Biểu đồ 3. Phân bố SDD theo tuổi (tháng), 2003
(Viện Dinh dưỡng)
14 Tạp chí Y tế công cộng, 8.2004, Số 1 (1)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tỷ lệ SDD thấp còi chiếm 10% ngay ở
tháng đầu tiên, gấp đôi so với SDD nhẹ cân và bắt
đầu tăng nhanh sau 5 tháng tuổi (Biểu đồ 3). Đáng
chú ý là phân bố theo tuổi của SDD thấp còi vào
năm 2003 không khác nhiều so với các kết quả
nghiên cứu năm 1985
(4)
. Điều này chứng tỏ yếu
tố quyết đònh của tình trạng suy dinh dưỡng thấp
còi ở nước ta, trong đó có vấn đề suy dinh dưỡng
bào thai vẫn còn tồn tại. Một trong những điểm
tồn tại đó là chúng ta chưa thu thập được chính xác
và có hệ thống về tỷ lệ cân nặng khi đẻ thấp, song
phân bố trên đã gián tiếp phản ánh tình trạng SDD
bào thai còn cao.
Trong 2 năm đầu, nuôi dưỡng có một vai trò
hết sức quan trọng đối với suy dinh dưỡng thấp
còi. Điều này có liên quan tới chất lượng khẩu
phần ăn bổ sung: thiếu protid (giúp xây dựng các
tế bào, tạo hình), lipid (giúp phát triển các xương
dài và hấp thu vi chất dinh dưỡng) và còi xương

sớm do thiếu vitamin D, canxi Tỷ lệ bú mẹ hoàn
toàn những tháng đầu thấp, ăn bổ sung sớm, thức
ăn bổ sung nghèo protid, lipid có vai trò quan
trọng đối với SDD thấp còi.
Các tác giả đều thống nhất: thấp còi là hậu
quả của tình trạng vệ sinh kém và SDD bào thai
(7)
.
Bên cạnh đó, yếu tố học vấn của người mẹ có ảnh
hưởng lớn đến tình trạng thấp còi ở trẻ em không
kém yếu tố về điều kiện sống (như tình trạng nhà
ở). Theo Viện nghiên cứu chính sách dinh dưỡng
quốc tế (IFPRI), vào năm 2000, đã có những thay
đổi rõ rệt về mức độ đóng góp của các biến số vào
suy dinh dưỡng thấp còi so với đầu thập kỷ 90.
Yếu tố "thiếu ăn" (an ninh thực phẩm) dần trở nên
ít quan trọng hơn so với yếu tố "học vấn của phụ
nữ" (Biểu đồ 4). Đối với nước ta, nhận đònh trên có
thể đúng ở thành phố và một số vùng nông thôn;
nhưng ở nhiều vùng khó khăn, yếu tố mất an ninh
lương thực vẫn là yếu tố hàng đầu đối với SDD
thấp còi.
3. Những thách thức trong công tác hạ thấp
tỷ lệ suy dinh dưỡng
Nghèo đói là một thách thức to lớn đối với
giảm suy dinh dưỡng: 90% hộ gia đình sống ở
nông thôn bò mất an ninh lương thực. Rõ ràng,
”công tác hỗ trợ về nông nghiệp và sản xuất thực
phẩm" cho các đối tượng trên chưa đạt được kết
quả mong muốn. Mặt khác, các thông tin như đối

tượng nào, ở đâu bò mất an ninh lương thực còn
thiếu cụ thể. Thời gian qua chưa có một chương
trình can thiệp tập trung vào vấn đề an ninh thực
phẩm hộ gia đình. Hơn nữa, sự phối hợp giữa hoạt
động xóa đói giảm nghèo, hoạt động dinh dưỡng
và hoạt động đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia
còn hạn chế mặc dù các hoạt động trên đều được
quan tâm triển khai.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn là vấn đề
sức khoẻ cần phải được tiếp tục quan tâm vì nó có
tác động tới suy dinh dưỡng và phát triển của trẻ
em. Tháng 5 năm 2003, Đại Hội đồng Liên hợp
quốc đều thống nhất phòng chống các vấn đề
thiếu vi chất dinh dưỡng thiết yếu phải trở thành
một mục tiêu phát triển toàn cầu
(8)
. Liên hợp quốc
kêu gọi loại trừ về căn bản thiếu iốt vào năm
2005, loại trừ thiếu vitamin A vào 2010 và giảm
tối thiểu 30% tỷ lệ thiếu máu vào 2010. Ở Việt
Nam, ước tính có khoảng 240.000 trẻ sinh ra hàng
năm bò giảm trí lực do thiếu iốt, khoảng 2000 trẻ
tử vong vì giảm khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn
do thiếu vitamin A. Ngoài ra còn có 10% trẻ em bò
giảm miễn dòch và tăng trưởng kém do thiếu vita-
min A. (ước tính của Sáng kiến vi chất dinh dưỡng
(MI)). Hàng năm có khoảng 150 bà mẹ trẻ tử vong
do sinh đẻ liên quan tới thiếu máu, 6000 trẻ có
nguy cơ tử vong cao trong giai đoạn ngay trước và

sau đẻ do bà mẹ bò thiếu máu nặng và khoảng 3000
trẻ sinh ra bò dò dạng do thiếu folat
(9)
. Thiếu folat
có thể còn tác động tới đột tử và bệnh tim ở người
trưởng thành. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên
cứu đánh giá nào về vấn đề này tại Việt Nam.
Biểu đồ 4. Đóng góp của các biến số đối với SDD
[Theo IFPRI]
(7)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế công cộng, 8.2004, Số 1 (1) 15
Thiếu kiến thức về chăm sóc sức khoẻ và
dinh dưỡng vẫn là rào cản chính đối với các thành
viên trong gia đình trong việc chăm sóc trẻ em và
hỗ trợ người mẹ mang thai và nuôi con bú. Thực
hành dinh dưỡng của người mẹ cần được tiếp tục
quan tâm, cải thiện.
Nguồn lực cho công tác chăm sóc trẻ em
nhìn chung còn hạn chế. Nước sạch và hệ thống
nhà trẻ được coi là nguồn lực hạ tầng thiết yếu
đảm bảo cải thiện dinh dưỡng một cách bền vững.
Khi chỉ số sử dụng nước sạch được cải thiện, các
bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng - nguyên nhân
trực tiếp của SDD sẽ giảm đi, tình hình vệ sinh sẽ
được cải thiện. Hiện có trên 60% dân số ở thành
phố và khoảng 30% dân số ở nông thôn được sử
dụng nước sạch. Như vậy, tỷ lệ dân ở nông thôn
được tiếp cận với nước sạch còn khiêm tốn, cần
phải được đầu tư nhiều trong thời gian tới. Hiện số

trẻ em đến nhà trẻ trong cả nước mới chiếm
khoảng 10% số trẻ trong độ tuổi. Chăm sóc dinh
dưỡng đòi hỏi thường xuyên do đó hệ thống nhà
trẻ phải được mở rộng và nâng cao về chất lượng
Một vấn đề quan trọng nữa là các chính
sách. Có thể nói các chính sách đã tác động tới cả
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của suy dinh
dưỡng ở mọi cấp độ khác nhau. Trong khi nhiều
giải pháp chuyên môn được khuyến khích áp dụng
như nuôi con bằng sữa mẹ nhưng các chính sách
hỗ trợ cho người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là
thực hiện bú sữa mẹ hoàn toàn từ 4 đến 6 tháng
đầu còn chưa cụ thể. Các chính sách về chăm sóc
trẻ em chưa đồng bộ và chưa đáp ứng về nguồn
lực để có thể hỗ trợ hiệu quả cho công tác này, đặc
biệt là ở các vùng khó khăn.
Thêm vào đó, mạng lưới y tế và cộng tác
viên dinh dưỡng ở nhiều xã còn yếu kém, nội dung
hoạt động ít sáng tạo, chất lượng chưa cao; các nội
dung, giải pháp triển khai phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em thường bò "hành chính hoá". Công
tác huy động nguồn lực đã có kết quả song không
đồng đều ở các đòa phương.
Ngân hàng thế giới dự báo: nếu kinh tế của
Việt Nam tăng trưởng 9%/năm, đến năm 2013, tỷ
lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn là trên 35%
(Biểu đồ 5). Hiện nay, tỷ lệ thấp còi của nước ta
đã dưới 35%. Tuy đã vượt so với dự báo trên
nhưng tỷ lệ thấp còi hiện nay chưa nói lên Việt
Nam đã giảm SDD thấp còi một cách bền vững.

Biểu đồ 5. Dự báo SDD thấp còi theo mức tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, WB (5)
4. Đònh hướng chiến lược phòng chống SDD,
hạ thấp tỷ lệ thấp còi trẻ em ở nước ta
trong 10 năm tới
Điểm mấu chốt bao trùm trong chiến lược
phòng chống SDD trẻ em là tiếp cận dự phòng,
thực hiện cải thiện dinh dưỡng theo chu kỳ vòng
đời thể hiện ở các điểm sau đây:
4.1. Cải thiện dinh dưỡng vò thành niên và dinh
dưỡng của bà mẹ trước và trong giai đoạn mang
thai là nội dung "dinh dưỡng dự phòng" thiết yếu
nhằm giảm tỷ lệ thấp còi.
Đây là một tiếp cận rất quan trọng. Các tổ
chức quốc tế kêu gọi các quốc gia thực hiện
chương trình giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng, giáo
dục giới tính và ngăn ngừa có thai sớm, thai ngoài
ý muốn cho thanh nữ một cách hệ thống. Giáo dục
phải được lồng ghép và đưa vào các trường học.
Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã tiến
hành các chương trình dinh dưỡng học đường một
cách thường xuyên. Chương trình này có thể bao
gồm một dự án bữa ăn trưa được Chính phủ trợ cấp
kết hợp với chăm sóc y tế, tiêm chủng, vệ sinh và
bổ sung vi chất như bổ sung viên sắt cho học sinh
gái. Ở nước ta những hoạt động này mới chỉ diễn
ra trên phạm vi thí điểm. Người phụ nữ trước khi
có thai cần được quan tâm nhiều hơn tới dinh
dưỡng bao gồm ăn uống, phòng chống các bệnh
nhiễm khuẩn, giun sán, và phải được học về dinh

16 Tạp chí Y tế công cộng, 8.2004, Số 1 (1)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
dưỡng, hiểu biết về thức ăn, hiểu biết về nuôi con.
Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bao
gồm theo dõi tăng cân, tư vấn dinh dưỡng, khám
thai, tiêm chủng, bổ sung viên sắt/folic và cải
thiện môi trường vệ sinh. Các hoạt động cơ bản
này không bao giờ là cũ và phải luôn được quan
tâm ở mọi cộng đồng. Chương trình dinh dưỡng
cần kết hợp lồng ghép với chương trình làm mẹ an
toàn trong thực hiện việc chăm sóc nữ vò thành
niên ở độ tuổi sinh đẻ. Tăng cường các nội dung
dinh dưỡng trong tất cả các hoạt động chăm sóc
sức khỏe (cả điều trò và dự phòng) đối với nữ tuổi
vò thành niên, giai đoạn trước và trong khi có thai
kết hợp với dòch vụ kế hoạch hóa gia đình. Cần
xây dựng các mô hình dựa vào cộng đồng nhằm
tăng tiềm lực cho các đối tượng trên.
4.2 Nâng cao chất lượng và độ bao phủ hoạt động
chăm sóc dinh dưỡng trẻ em để giảm thấp còi
trong những năm đầu.
Tập trung chăm sóc trẻ ngay từ khi mới sinh.
Điểm mấu chốt nhất ở đây là thực hiện bú sữa mẹ
hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì tới khi trẻ được
18 đến 24 tháng. Từ tháng thứ 6, thực hiện ăn bổ
sung hợp lý, cải thiện chất lượng ăn bổ sung (đủ
protid, lipid) và bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng
cho trẻ. Tổ chức Y tế thế giới vừa công bố "Chiến
lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ em". Việc hoàn
thiện chiến lược nuôi dưỡng trẻ em áp dụng cho

Việt Nam và được Chính phủ thông qua trong thời
gian gần đây là một nội dung quan trọng đối với
công tác dinh dưỡng ở nước ta. Chiến lược này
gồm các vấn đề giáo dục, cung cấp thông tin chính
xác về nuôi dưỡng trẻ, hỗ trợ kỹ năng, tư vấn về
thức ăn tại chỗ, phát triển một chương trình thức
ăn bổ sung chế biến sẵn với giá rẻ và bổ sung vi
chất dinh dưỡng.
Muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động
chăm sóc trẻ em ở nông thôn cần có một hệ thống
nhà trẻ, mẫu giáo rộng khắp. Công việc này
không dễ dàng nhưng rất cơ bản cho hoạt động cải
thiện dinh dưỡng trẻ em. Kinh nghiệm của nhiều
nước có thành tích hạ nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng
đều cho thấy hệ thống nhà trẻ tốt (day-care cen-
ter) có ý nghóa quan trọng trong hoạt động chăm
sóc tại cộng đồng, từ đó cải thiện chất lượng chăm
sóc ở gia đình. Các hoạt động chăm sóc dinh
dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng cần
được thực hiện đồng bộ.
4.3. Tăng cường đầu tư cho các hoạt động cải
thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình, giảm nhẹ
đói nghèo.
Nội dung này đòi hỏi sự tham gia tích cực
của ngành nông nghiệp, các hoạt động khuyến
nông, vay vốn và tiếp thò ở quy mô vừa và nhỏ, hỗ
trợ sản xuất của các hợp tác xã và các mô hình
kinh tế nông thôn. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ
gia đình cần được gắn liền với các hoạt động phát
triển cộng đồng, với sự quan tâm của Nhà nước và

sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội.
4.4. Phối hợp liên ngành chặt chẽ, tiếp tục huy
động sự tham gia của cộng đồng và sự cam kết cao
của Chính phủ trong phòng chống SDD trẻ em.
Thực tế cho thấy, hoạt động phối hợp liên
ngành trong thời gian qua còn hạn chế. Chương
trình xóa đói giảm nghèo đã nhận được sự quan
tâm của Nhà nước song đầu ra về cải thiện dinh
dưỡng của các đối tượng nhân dân chưa được nhấn
mạnh một cách đầy đủ. Sự phối hợp nhằm thực
hiện có hiệu quả hoạt động phòng chống SDD trẻ
em giữa ngành y tế, nông nghiệp và giáo dục chưa
đúng với những gì mong đợi. Các giải pháp trong
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng cần được thực
hiện một cách tích cực, có sự quan tâm và đầu tư
lâu dài của Nhà nước.
Trước hết cần củng cố hệ thống thông tin
về tình trạng mất an ninh lương thực, nâng cao
chất lượng sử dụng các thông tin này trong việc
hoạch đònh chính sách và đầu tư các dự án, chương
trình cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình cho
những đối tượng và các vùng có nguy cơ cao.
Trang thiết bò, kinh phí, năng lực phân tích cho hệ
thống giám sát dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng
cần được nâng cấp để có thể cung cấp không
những các thông tin khách quan về tỷ lệ SDD hàng
năm đại diện cho từng tỉnh mà còn cung cấp các
thông tin về hoạt động phòng chống SDD và phân
tích thực trạng các yếu tố SDD theo đòa bàn đặc
thù. Chỉ số suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi cần

được xem là chỉ số thiết yếu phải được quan tâm
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế công cộng, 8.2004, Số 1 (1) 17
theo dõi trên cộng đồng. Bên cạnh đó, cần quan
tâm theo dõi tình trạng thừa cân, béo phì vì đây là
một vấn đề dinh dưỡng mới nổi lên, có xu hướng
gia tăng nhanh và cũng có liên quan tới tình trạng
thấp còi trong giai đoạn trước.
Việt Nam được quốc tế đánh giá là có mức
giảm suy dinh dưỡng khá ấn tượng trong những
năm vừa qua. Tuy nhiên, sự giảm tỷ lệ SDD trên
chưa thể hiện khả năng bền vững và tính duy trì.
SDD thấp còi còn cao và có sự khác biệt nhiều
giữa các vùng. Nhiều can thiệp thiết yếu chưa
được đầu tư đúng mức, hoạt động triển khai còn
thiếu đồng bộ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào cải
thiện chất lượng dinh dưỡng của người Việt Nam
trong thời gian tới? Hướng tiếp cận được nhiều
người đồng tình hiện nay là "tiếp cận dự phòng",
thực hiện cải thiện dinh dưỡng theo chu kỳ vòng
đời, trước hết tập trung nhiều hơn vào chăm sóc
dinh dưỡng và sức khỏe cho vò thành niên, phụ nữ
trước và trong giai đoạn có thai. Cải thiện chất
lượng chăm sóc trẻ em sẽ là nền tảng cho việc
giảm suy dinh dưỡng bền vững ở nước ta.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng Viện
Dinh dưỡng, là người có nhiều bài viết về vấn đề dinh dưỡng
đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Độc giả có thể
liên hệ với tác giả theo đòa chỉ sau: PGS. TS. Nguyễn Công
Khẩn, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, số 48 Tăng Bạt Hổ,

quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; e-mail:
Tài liệu tham khảo
1. UNICEF. Strategy to reduce maternal and child undernutri-
tion. Unicef, Health and nutrition working paper, EAPRO,
2003.
2. MI (Micronutrient Initiative): Vitamin and Mineral
Deficiency: A report assessment for Vietnam (leadership
briefing), 2004.
3. Viện Dinh dưỡng. Tình hình dinh dưỡng trẻ em và bàø mẹ
2003.
4. Hà Huy Khôi. Protein-Energy Nutritional status of rural
people in some regions of Vietnam. Warszawa, 1990.
5. World Bank, 1998. Household Welfare and Vietnam's
Transition. WB Washington DC.
6. Waterlow J.C., Schšrch B. (1994). Causes and Mechanisms
of Linear Growth Retardation. Proceedings of an I/D/E/C/G
Workshop held in London January 15-18, Eur. J. Clin. Nutr.
48: S1-S216
7. Lisa C.Smith and Lawrence Haddad. Overcoming Child
Malnutrition in Developing Countries: Past achievements and
future choices. International Food Policy Research Institute,
Washington DC, 2/2000
8. Peter Adamson. Vitamin and Mineral Deficiency: A global
progress report. UN, 5/2004.
9. UNICEF/UNU/WHO. Iron Deficiency Anemia:
Assessment, Prevention, and Control, A guide for programme
managers. WHO, 2001.
10. Viện Dinh dưỡng: Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000.
NXB Y học 2003.

×