Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

một số yếu tố liên quan điều trị bệnh lao phổi tại phòng khám lap quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.37 KB, 5 trang )

24 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tình hình bệnh lao trên thế giới trong những năm gần đây đã có xu hướng quay trở lại và trầm trọng
lên. Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trò (NTĐT) lao là điều kiện quyết đònh kết quả điều trò,
giảm tình trạng kháng thuốc. Nghiên cứu nhằm xác đònh một số yếu tố liên quan tới thực hành tuân
thủ nguyên tắc điều trò lao của các bệnh nhân lao phổi được quản lý và điều trò tại phòng khám lao
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang. Chọn mẫu toàn bộ, số
liệu được thu thập trên 174 bệnh nhân lao phổi, sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc đã được thiết kế sẵn.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chưa tuân thủ đúng nguyên tắc còn cao (36,2%). Có
mối liên quan giữa việc tuân thủ các nguyên tắc với các yếu tố như: trình độ học vấn, nghề nghiệp,
sự động viên nhắc nhở của người thân, sự hiểu biết tốt về các nguyên tắc điều trò, và sự giám sát điều
trò của cán bộ y tế. Lý do bệnh nhân đưa ra để giải thích cho việc không tuân thủ điều trò (TTĐT) là
khác nhau với các NTĐT, chủ yếu là do mệt, sợ tác dụng phụ, quên, đi vắng, bận, không kòp đến lấy
thuốc. Cần tăng cường kiến thức, tư vấn kỹ cho bệnh nhân, động viên người nhà tham gia hỗ trợ tăng
cường TTĐT.
Từ khóa: Yếu tố liên quan, tuân thủ điều trò, lao.
Associated factors on TB treatment adherence
among pulmonary tuberculosis patients at
Hai Ba Trung District TB clinic, Ha Noi
Uong Thi Mai Loan (*); Ho Thi Hien (**), Vu Thi Tuong Van (***)
In recent years, the global tuberculosis (TB) situation has been getting worse. The treatment
adherence of TB is the most important factor to the effectiveness of treatment, and in reducing drug
resistance. This paper identifies some associated factors on the treatment adherence of pulmonary
TB patients at Hai Ba Trung TB clinic, Ha Noi. Cross sectional design was employed, and all
pulmonary tuberculosis patients (174) were selected for interview, using a structured questionnaire.
Results show that there is still a relatively high percentage of patients (36.2%) with failure of
adherence of TB treatment principles. There is a statistical association between TB treatment
adherence and level of education, occupation, the encouragement of family members, awareness on
the TB treatment adherence, and observation by the health staff. Reasons for not implementing the
adherence of treatment principles were tiredness, being afraid of side effects, drug dose missing,
Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ


điều trò của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám
lao quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Uông Thò Mai Loan (*),Hồ Thò Hiền (**), Vũ Thò Tường Văn (***)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 25
being busy, and failure to get dispensed drugs from clinic. There is a need to provide increased
awareness, proper counseling to patients, and to encourage family members to participate in the
treatment process for improving adherence among TB patients.
Keywords: Association, associated factors, TB, tuberculosis, treatment adherence.
Tác giả:
(*) BS. Uông Thò Mai Loan: Bệnh viện Phổi Hà Nội.
(**) TS. Hồ Thò Hiền: Bộ môn Dòch tễ - Thống kê, Trường Đại học Y tế công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ
- Ba Đình - Hà Nội. E.mail:
(***) TS. Vũ Thò Tường Văn: Khoa Vi sinh - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội.
1. Đặt vấn đề
Tình hình bệnh lao trên thế giới trong những
năm gần đây đã có xu hướng quay trở lại và trầm
trọng lên. Trên thế giới hiện nay có khoảng 2,2 tỷ
người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân số thế giới) [1].
Có khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người
chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75%
số bệnh nhân ở độ tuổi lao động.
Mặc dù vắc-xin BCG đã được đưa vào chương
trình tiêm chủng mở rộng, chương trình chống lao
triển khai đến tuyến xã đảm bảo phát hiện và tổ
chức quản lý theo chiến lược điều trò ngắn ngày có
kiểm soát trực tiếp (DOTS) của Tổ chức Y tế Thế
giới với độ bao phủ hơn 99% dân số, Việt Nam vẫn
đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ lao cao trên
thế giới. Hàng năm cả nước xuất hiện khoảng

150.000 bệnh nhân lao mới (tương đương với
173/100.000 dân), tỷ lệ hiện mắc các thể lao là
225/100.000 dân. Số người chết do lao khoảng
20.000 (23/100.000 dân) [2]. Bên cạnh đó, tỷ lệ
kháng thuốc ở mức báo động cao [5], chiếm 32,5%,
chỉ đứng sau Thái Lan (36,6%), Latvia (34%) và
Cộng hòa Dominica (40,6%) [7]. Song hành với lao
là đại dòch HIV làm trầm trọng thêm tình trạng
nhiễm lao và hiệu quả điều trò của hai bệnh này. Vì
thời gian điều trò lao thường kéo dài, cho nên TTĐT
lao còn gặp nhiều khó khăn. Việc tuân thủ đúng các
nguyên tắc điều trò (NTĐT) lao là điều kiện quyết
đònh kết quả điều trò, giảm tình trạng kháng thuốc.
Phòng khám lao thuộc quận Hai Bà Trưng là
một quận nội thành có số bệnh nhân lao nhiều nhất
thành phố, tỷ lệ mắc lao cao nhất thành phố Hà Nội
[1]. Mỗi năm phòng khám này thu nhận khoảng 300
bệnh nhân lao. Tỷ lệ tái phát và thất bại khá cao so
với tỷ lệ chung của toàn quốc, chiếm 13,8%, tỷ lệ
điều trò khỏi năm 2009 ở đây chỉ đạt 78%. Trong khi
đó, mục tiêu chương trình chống lao Hà Nội là đạt
tỷ lệ khỏi trên 90%. Qua sổ sách và đánh giá sơ bộ
về tình hình tuân thủ các NTĐT bệnh lao ở đây cho
thấy, tỷ lệ bệnh nhân không làm đủ xét nghiệm đờm
trong điều trò lao phổi là 12%, không lónh đủ thuốc
là 16%. Việc điều trò lao còn gặp nhiều khó khăn
chủ yếu là do bệnh nhân chưa tuân thủ điều trò
(TTĐT) đúng. Thông tin về tình hình thực hiện
NTĐT của bệnh nhân lao tại phòng khám còn chưa
được ghi nhận đầy đủ, đặc biệt là về những yếu tố

liên quan đến việc tuân thủ NTĐT.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác đònh một số yếu tố
liên quan tới thực hành tuân thủ nguyên tắc điều trò
lao của các bệnh nhân lao phổi được quản lý và điều
trò tại phòng khám lao quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.
Chọn mẫu toàn bộ, số liệu được thu thập trên 174
bệnh nhân lao phổi, sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc đã
được thiết kế sẵn.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân lao phổi được
thu nhận quản lý, điều trò tại phòng khám lao Hai
Bà Trưng kể từ tháng 1/2009 đến 12/2009 đáp ứng
được các tiêu chuẩn sau: 1/ Từ 15 tuổi trở lên; 2/
Bệnh nhân đăng ký điều trò tại phòng khám thu
nhận từ tháng 1-12/2009; 3/Có đủ điều kiện sức
khỏe để tham gia phỏng vấn.
3. Kết quả
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Có 174 bệnh nhân (91% số bệnh nhân được
chọn) tham gia vào nghiên cứu. Thông tin chung
của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.
26 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Phần lớn bệnh nhân lao phổi trong nghiên cứu
là nam giới, chiếm 82,2%. Tuổi trung bình của đối
tượng nghiên cứu là 42. Hầu hết bệnh nhân tham gia
nghiên cứu đã học hết trung học cơ sở và trung học
phổ thông, chiếm tỷ lệ tương ứng là 32,8% và
39,7%. Nghề tự do, bao gồm buôn bán, nội trợ, lái

xe chiếm tỷ lệ cao nhất (58%).
3.2. Thực hành TTĐT và một số yếu tố liên
quan đến TTĐT đúng
Để đánh giá thực hành việc TTĐT chúng tôi
tính điểm TTĐT, có 6 nguyên tắc với 6 câu hỏi
trong bộ câu hỏi, thực hiện đúng mỗi nguyên tắc
tính 1 điểm. Biến số tổng điểm đạt 6 là bệnh nhân
tuân thủ đúng các NTĐT, dưới 6 là không tuân thủ
đúng các NTĐT. Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ TTĐT
đúng ở bệnh nhân là 63,8%.
Một số lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ
từng nguyên tắc điều trò được trình bày trong Bảng
2. Lý do chủ yếu mà bệnh nhân đưa ra cho việc
không tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc đều đặn là
mệt, quên (25,9%); bận công việc (24,1%); cho là
bệnh đã khỏi (20,7%); chưa kòp lónh thuốc khi hết
(10,3%). Một số (8 bệnh nhân) không dùng thuốc
đúng cách. Các nguyên nhân là mệt, cho là phải
uống thuốc lúc no, chia nhiều lần trong ngày tốt hơn.
Một số lý do bệnh nhân báo cáo về việc không
dùng thuốc đủ thời gian là cảm thấy đỡ cho là bệnh
đã khỏi, nghỉ để điều trò bệnh khác, quá mệt không
chòu được, tác dụng phụ của thuốc. Quên, đi vắng,
không thấy cần thiết, cho là bệnh đã khỏi là những
lý do bệnh nhân đưa ra để giải thích cho việc không
đến xét nghiệm và khám bệnh đúng hẹn.
Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng các
NTĐT
Bảng 2. Lý do không tuân thủ một số nguyên tắc

điều trò
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20) 27
Bảng 3 cho thấy, các mối liên quan có ý nghóa
thống kê (p<0,05) tìm thấy trong nghiên cứu là trình
độ học vấn, nghề nghiệp, thái độ của người thân,
hiểu biết của bệnh nhân về lao, giám sát điều trò của
cán bộ y tế. Bệnh nhân là CBCNVC, hưu trí, học
sinh tuân thủ đúng các NTĐT tốt hơn bệnh nhân có
nghề nghiệp tự do, không nghề nghiệp và đặc biệt
là nghề lái xe. Bệnh nhân có hiểu biết tốt thì tuân
thủ nguyên tắc điều trò tốt hơn bệnh nhân có hiểu
biết chưa tốt. Có sự giám sát điều trò của cán bộ y
tế thì bệnh nhân sẽ thực hiện các nguyên tắc điều
trò tốt hơn. Tác dụng phụ của thuốc; hỗ trợ của các
tổ chức đoàn thể không có mối liên quan có ý nghóa
thống kê với thực hành đúng các NTĐT.
4. Bàn luận
4.1. Một số thông tin chung về đối tượng
nghiên cứu
Trong mẫu nghiên cứu, có 174 bệnh nhân lao
phổi được quản lý và điều trò tại quận Hai Bà Trưng
từ 01/01/2009 đến 31/12/2009, nam giới là chủ yếu,
chiếm 82%. Kết quả này phù hợp với tình trạng mắc
lao chung là nam gặp nhiều hơn nữ và tương tự với
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Tiến trong 6
năm 1998-2003 [5]. Mắc bệnh tập trung ở lứa tuổi
lao động, 15-49 chiếm tỷ lệ cao 52,2%; lứa tuổi từ
45-59 chiếm 28,7%.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc thực

hiện các NTĐT của bệnh nhân
Bệnh nhân có trình độ học vấn càng cao thì tuân
thủ đúng các nguyên tắc điều trò hơn so với bệnh
nhân có trình độ học vấn thấp hơn. Kết quả này là
phù hợp vì người có trình độ học vấn thấp hơn thì sự
hiểu biết của họ có hạn và họ ít có điều kiện để cập
nhật thông tin hơn người có trình độ học vấn cao.
Nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến việc thực
hiện các nguyên tắc điều trò. Bệnh nhân là cán bộ
công nhân viên chức, học sinh sinh viên tuân thủ
đúng các nguyên tắc điều trò cao hơn bệnh nhân có
nghề nghiệp tự do (buôn bán, lái xe, ở nhà…). Có lẽ
vì cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên có điều
kiện để hiểu biết và thực hiện đúng các nguyên tắc
điều trò hơn những người làm nghề tự do và ở nhà,
họ không bò ảnh hưởng bởi những điều kiện sống và
làm việc bò động như những người làm nghề tự do
và có lẽ họ cũng có thu nhập và cuộc sống ổn đònh
hơn những người làm nghề tự do và ở nhà.
Bảng 3 chưa cho thấy mối liên quan có ý nghóa
thống kê giữa TTĐT và tác dụng phụ của thuốc.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường năm
2009 tại Thanh Trì, Hà Nội lại thể hiện mối liên
quan này rất rõ: bệnh nhân không có biểu hiện tác
dụng phụ của thuốc thì tỷ lệ tuân thủ cao gấp 6,7 lần
so với những bệnh nhân có tác dụng phụ (p<0,001)
[6]. Trong kết quả nghiên cứu này, số liệu đònh tính
cũng chỉ rõ, những bệnh nhân có tác dụng phụ của
thuốc, nhất là trong giai đoạn điều trò tấn công
thường lo ngại và không tuân thủ đúng các NTĐT.

Cỡ mẫu đònh lượng của nghiên cứu là 174 bệnh
nhân là không lớn, có thể đây là lý do không tìm
thấy mối liên quan có ý nghóa thống kê giữa tác
dụng phụ của thuốc và tuân thủ đúng các NTĐT
trong nghiên cứu này.
Chúng ta cũng thấy rõ khi có sự quan tâm gần
gũi, động viên nhắc nhở của người thân, gia đình thì
việc tuân thủ các NTĐT cao hơn. Sự hỗ trợ của các
tổ chức, ban ngành, đoàn thể cũng rất quan trọng. Có
sự hỗ trợ bệnh nhân sẽ TTĐT tốt hơn là không có sự
hỗ trợ, mặc dù mối liên quan này không có ý nghóa
Bảng 3. Mối liên quan giữa một số yếu tố và tuân
thủ các NTĐT
28 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2011, Số 20 (20)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
thống kê. Hiểu biết tốt các nguyên tắc điều trò thì
việc tuân thủ các nguyên tắc điều trò cao hơn
(p<0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hiểu
biết tốt thì tuân thủ các nguyên tắc tốt là 71,4%, thấp
hơn nghiên cứu của Phạm Ngọc Hân (81,1%) [7].
Bảng 3 cho thấy bệnh nhân được cán bộ y tế
giám sát kiểm tra thì TTĐT tốt hơn những bệnh
nhân không được giám sát. Mối liên quan này có ý
nghóa thống kê (p = 0,01). Điều này cho thấy nếu
được động viên nhắc nhở thường xuyên thì bệnh
nhân sẽ cố gắng và TTĐT tốt hơn.
Balasubramanian và cộng sự nghiên cứu tại Ấn Độ
năm 2000 không đưa ra mối liên quan giữa giám
sát và TTĐT nhưng đã chỉ ra sự khác biệt có ý
nghóa về kết quả điều trò giữa những bệnh nhân

được giám sát điều trò và những bệnh nhân không
được giám sát điều trò. Ở những bệnh nhân không
được giám sát điều trò có tỉ lệ AFB(+) cao sau 2
tháng điều trò, tỷ lệ khỏi thấp, tỷ lệ thất bại và tái
phát cao [10].
Các lý do không tuân thủ các NTĐT trong
nghiên cứu này bao gồm: cảm thấy đỡ cho là bệnh
đã khỏi, nghỉ để điều trò bệnh khác, quá mệt không
chòu được, tác dụng phụ của thuốc, chưa kòp lónh
thuốc khi hết. Quan niệm uống thuốc phải uống lúc
no, chia đều trong ngày vẫn còn tồn tại. Quên, đi
vắng, không thấy cần thiết, cho là bệnh đã khỏi là
những lý do bệnh nhân đưa ra để giải thích cho việc
không đến xét nghiệm và khám bệnh đúng hẹn.
Điều này cho thấy cần tăng cường vai trò tư vấn của
CBYT để bệnh nhân dùng thuốc đúng cách là rất
quan trọng, tránh kháng thuốc. Kết quả này cũng
phù hợp với số liệu thu được qua số liệu đònh tính
của nghiên cứu này [6].
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ đúng
nguyên tắc còn chưa cao (63,8%). Kết quả cho thấy
có 6 mối liên quan giữa việc tuân thủ các nguyên
tắc với các yếu tố như: trình độ học vấn, nghề
nghiệp, sự động viên nhắc nhở của người thân, sự
hiểu biết tốt về các nguyên tắc điều trò, việc cần
thiết phải thực hiện các nguyên tắc này và sự giám
sát điều trò của cán bộ y tế. Lý do bệnh nhân đưa ra
để giải thích cho việc không TTĐT là khác nhau với
các NTĐT, chủ yếu là do mệt, sợ tác dụng phụ,
quên, đi vắng, bận, không kòp đến lấy thuốc.

Cần tăng cường kiến thức, tư vấn kỹ cho bệnh
nhân về cách dùng thuốc đúng thời gian vào một lần
trong ngày. Cần động viên người nhà tham gia hỗ
trợ tăng cường TTĐT cho bệnh nhân. Tăng cường
thực hiện DOTS của cán bộ y tế.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bệnh viện lao và bệnh phổi (2009). Báo cáo hoạt động
chương trình phòng chống lao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2009,
Hà Nội.
2. Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam (2009). Hướng
dẫn quản lý bệnh lao, NXB Y học, Hà Nội.
3. Chương trình phòng chống lao Việt Nam (2009), Bệnh
lao, truy cập từ:
http//:digitaltelevision.wetpaint.com/page/CHƯƠNG+TRÌ
NH+PHÒNG+CHỐNG+LAO+VIỆT+NAM, ngày
20/3/2009.
4. Lưu Thò Liên, Trần Văn Sáng (2002). Nhận xét tình hình
kháng thuốc của vi khuẩn lao ở những bệnh nhân lao phổi
thất bại và tái phát, Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa
học Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Tiến (2004), "Tình hình phát hiện và điều
trò lao trong 6 năm (1998 - 2003) tại khoa lao và bệnh phổi
- Bệnh viện 103 Vientiane - Lào", Nội san lao và bệnh phổi,
40, 27-30.
6. Nguyễn Đăng Trường (2009). Đánh giá kiến thức, thực
hành việc tuân thủ điều trò lao tại cộng đồng huyện Thanh
Trì, Hà Nội năm 2009, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng,
Trường Đai học Y tế Công cộng, Hà Nội.
7. Phạm Ngọc Hân (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên

quan tới việc tuân thủ nguyên tắc điều trò của bệnh nhân lao
được quản lý, điều trò tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học y tế Công cộng,
Hà Nội.
8. Trần Văn Sáng (1999), Vi khuẩn lao kháng thuốc cách
phòng và điều trò, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
9. Uông Thò Mai Loan (2010). Thực trạng và một số yếu tố
ảnh hưởng tới tuân thủ điều trò lao tại phòng khám lao Hai
Bà Trưng 2009, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại
học Y tế Công cộng, Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Balasubramanian VN, Oommen K, Samuel R (2000).
DOTS or not? Direct observation of anti-tuberculosis
treatment and patients outcomes, Kerala State, India, Int J
Tuberc Lung Dis, 4(5): 409-413.

×