Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tuân thủ chế độ ăn và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện E, năm 2011-2012 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.61 KB, 7 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 11
Tuân thủ chế độ ăn và một số yếu tố liên quan
trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trò ngoại
trú tại bệnh viện E, năm 2011-2012
Nguyễn Thò Hải Yến (*), Đỗ Mai Hoa(**)
Tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây bệnh tật và tử vong trên
toàn cầu. Tuân thủ điều trò THA là hết sức quan trọng giúp bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu,
nhưng lại là một thách thức rất lớn, nhất là với những tuân thủ điều trò không dùng thuốc. Hầu hết
các nghiên cứu về tuân thủ điều trò THA đều tập trung vào tuân thủ thuốc mà chưa quan tâm đến việc
tuân thủ những khuyến cáo không dùng thuốc khác nhất là tuân thủ chế độ ăn. Nghiên cứu cắt ngang
tiến hành trên 260 bệnh nhân khám và điều trò THA ngoại trú tại bệnh viện E nhằm đánh giá tuân
thủ chế độ ăn và các yếu tố liên quan. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên
các câu hỏi về mức độ thường xuyên sử dụng thức ăn cần hạn chế đối với bệnh nhân THA. Kết quả
cho thấy tuân thủ chế độ ăn là 40,4%. Phân tích bằng mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy kiến
thức về bệnh và chế độ điều trò và việc giải thích của cán bộ y tế về THA và những nguy cơ là hai
yếu tố có liên quan có ý nghóa thống kê đến tuân thủ chế độ ăn.
Từ khóa: tăng huyết áp, điều trò THA, tuân thủ điều trò, tuân thủ chế độ ăn.
Diary intake adherence and associated factors
among hypertension patients in the out-patient
clinic, E hospital, 2011-2012
Nguyen Thi Hai Yen (*), Do Mai Hoa (**)
Hypertension is one of the most important risk factors for morbidity and mortality in the world.
Adherence is a challenge, especially adherence to non-medication treatment. Most of hypertension
adherence studies only focus on adherence to the medication treatment but do not pay enough
attention to adherence to the other recommendations for non-medication treatment, especially dietary
intake adherence. This cross-sectional study was conducted with 260 patients for hypertension
treatment at the E hospital for assessment of dietary intake adherence and its related factors. Data
was collected from face to face interviews with questions on the frequency of having foods that were
not recommended for hypertension patients. The results show that the dietary intake adherence
12 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính phổ biến
nhất trên thế giới và hiện ở mức cao [10]. Bệnh
THA được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì
trong nhiều trường hợp mặc dù không có dấu hiệu
cảnh báo nào, nhưng khi xuất hiện triệu chứng thì
bệnh nhân đã ở trạng thái nguy kòch[10]. THA là
một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh
mạch vành tim, đột q, suy tim và bệnh thận giai
đoạn cuối [6].
Mặc dù có rất nhiều ích lợi do điều trò mang lại
nhưng trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trò là
một thách thức rất lớn không những với bản thân
người bệnh mà với cả hệ thống y tế [9]. Hầu hết các
nghiên cứu về tuân thủ điều trò THA mới chỉ tập
trung vào tuân thủ điều trò thuốc mà chưa chú trọng
đến tuân thủ không dùng thuốc như thay đổi lối sống
mà quan trọng nhất trong đó là tuân thủ chế độ ăn
[5,6, 7]. Chế độ ăn mà Bộ Y tế khuyến cáo dành cho
người THA là hạn chế muối natri, hạn chế
cholesterol và acid béo bão hòa [1]. Nhằm nghiên
cứu thực trạng tuân thủ chế độ ăn đối với người
THA chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
đích đánh giá tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn dành cho bệnh
THA và các yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trò
ngoại trú tại Bệnh viện E để đề xuất các khuyến
nghò để có thể làm tăng mức độ tuân thủ chế độ ăn
của những bệnh nhân này.
2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang có phân tích tiến hành
trên 260 bệnh nhân THA đang khám và điều trò
ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện E từ tháng
11/2011 đến tháng 5/2012. Tại thời điểm nghiên
cứu có 3.019 bệnh nhân (BN) THA đang điều trò
ngoại trú tại đây. Mỗi ngày có khoảng 360-170 BN.
Thường thì có tới 2/3 BN đi khám vào buổi sáng và
chỉ có khoảng 1/4 BN đi khám vào buổi chiều.
Chính vì vậy, mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên
vào 22 ngày khám bệnh của tháng 12/2011, mỗi
ngày chọn 12 bệnh nhân: sáng 8 bệnh nhân, chiều
4 bệnh nhân. Một số tiêu chuẩn loại trừ đối tượng
nghiên cứu (ĐTNC) là dưới 18 tuổi, THA thứ phát,
có biến chứng nặng. Số liệu thu thập bằng (1) phỏng
vấn trực tiếp bệnh nhân (BN) bằng bộ câu hỏi, (2)
hồ sơ bệnh án để lấy thông tin về thời gian điều trò,
số đo huyết áp (HA) lúc bắt đầu điều trò và hiện tại,
tổn thương cơ quan đích (nếu có) và bệnh kèm theo
và (3) đo chiều cao, cân nặng của BN để tính chỉ số
BMI. Nhập liệu bằng phần mềm Epi DATA và phân
tích bằng SPSS .
Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá tuân thủ chế độ ăn
Tuân thủ chế độ ăn trong điều trò THA là ăn hạn
chế muối natri, hạn chế chất béo (cholesterol và
acid béo bão hòa).
- Hạn chế muối natri
Không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối natri
được quy ước trong nghiên cứu này là khi bệnh nhân
thường ăn các loại thực phẩm có nhiều muối natri

như các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn (thòt
hun khói, xúc xích, thòt hộp, bơ mặn, phomat), dưa,
cà muối, cá mắm, ăn mì ăn liền, ăn hết phần nước
among this group of patients was 40.4%. According to the multivariate logistic regression analysis,
statistical significant factors associated with dietary intake adherence were patients' knowledge on
hypertension therapy and health care providers' explanation on hypertension and its risk factors.
Key words: hypertension, hypertension treatment, treatment adherence, dietary intake adherence.
Tác giả:
(*) Ths.Bs. Nguyễn Thò Hải Yến. Trường Đại học Y tế Công cộng.
Email:
(**) TS.Bs. Đỗ Mai Hoa. Trường Đại học Y tế Công cộng. Email: dmh@
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 13
của bát mì, phở, bún, đặc biệt bún riêu cua, bún ốc,…
Ngoài ra còn thường ăn thêm gia vò, nước mắm,
nước tương, muối vừng khi ăn chung với gia đình.
- Hạn chế chất béo (cholesterol và a-xit
bão hòa)
Không tuân thủ chế độ ăn hạn chế cholesterol
và acid béo bão hòa là ăn mỡ động vật dạng thòt mỡ
hoặc dùng mỡ động vật để rán/chiên/xào, thường
xuyên ăn đồ ăn chiên/xào, ăn phủ tạng động vật,
lòng đỏ trứng, có dùng một số thực phẩm như
mayoneise, bơ,
Bệnh nhân được hỏi về mức độ thường xuyên ăn
các thức ăn trên với thang đo ở 4 mức: Thường
xuyên (>4 lần/tuần): 3 điểm; Thỉnh thoảng (2-4
lần/tuần): 2 điểm; Hiếm khi (1lần/tuần): 1 điểm;
Không bao giờ (0 lần/tuần): 0 điểm. Tổng số điểm
đạt được của cả 8 câu có thể từ 0 đến 24 điểm. Với

tổng số điểm từ 0 đến 8 điểm: bệnh nhân được coi
là tuân thủ chế độ ăn, còn lớn hơn 8 điểm là không
tuân thủ chế độ ăn.
Đánh giá chỉ số khối cơ thể
Tiêu chuẩn đánh giá BMI: chỉ số BMI được tính
bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình
phương chiều cao (tính bằng m). Dựa theo phân loại
của Viện Dinh dưỡng 2010, khi BMI
≥ 23 kg/m
2
được chẩn đoán là thừa cân.
Đánh giá kiến thức
Trong phần kiến thức về bệnh và chế độ điều
trò THA có 10 câu hỏi về kiến thức xác đònh: chỉ số
THA, biến chứng của THA, huyết áp mục tiêu
(HAMT), chế độ điều trò THA, cách dùng thuốc,
chế độ ăn, lượng rượu tối đa được phép uống, bỏ
thuốc lá/thuốc lào, tập thể dục và đo HA. BN có
kiến thức đạt khi trả lời đúng từ 7 câu trở lên, dưới
7 câu là không đạt.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Một số đặc điểm chung
Một số đặc điểm chung của BN được mô tả
trong bảng 1. Theo đó, BN nữ (54,2%) cao hơn BN
nam (45,8%). Tuổi dao động từ 46 đến 89 (trung
bình ± độ lệch chuẩn). 87,31% BN đã nghỉ hưu hoặc
không đi làm.
Có đến 2/3 số BN được phát hiện THA một cách
tình cờ. 43,1% BN THA độ 1 lúc bắt đầu điều trò.
2/3 BN có thời gian điều trò từ 1 đến 5 năm. 20,4%

BN có tiền sử có biến cố tim mạch như đột q, suy
tim.
57,3% BN có kiến thức về bệnh và chế độ điều
trò đạt, còn lại 42,7% kiến thức chưa đạt.
Về dòch vụ khám và điều trò THA ngoại trú:
42,3% BN được CBYT giải thích rõ về THA và
những nguy cơ. 56,9% BN được CBYT giải thích rõ
về chế độ điều trò. Chỉ có 26,2% BN được CBYT
nhắc nhở thường xuyên về tuân thủ điều trò.
3.2. Tuân thủ chế độ ăn
Về thực hiện chế độ ăn hạn chế muối: hầu hết
Bảng 1. Một số đặc điểm của BN (n=260)
14 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
BN hầu như không ăn (hiếm khi hoặc không bao
giờ) thực phẩm chế biến sẵn (93,8%), đa số BN có
ăn dưa, cà muối từ 1 đến 4 lần/tuần (81,9%) cũng
như các món mặn (82,6%), và có bổ sung gia vò,
nước mắm, tương khi ăn chung với gia đình (76,2%).
Về thực hiện chế độ ăn hạn chế chất béo: đa số
BN đã biết hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm
có nhiều chất béo, cụ thể là 80% BN không ăn mỡ
động vật; 71,3% không ăn phủ tạng động vật; tuy
nhiên vẫn còn 38,1% BN ăn trên 4 lần/tuần đồ ăn
rán/xào; 20,8% đối tượng ăn nhiều lòng đỏ trứng (từ
2 đến trên 4 lần/tuần) trong tuần vừa qua (bảng 2).
Trong 260 BN, chỉ có 143 BN (chiếm 54,6%) là
thực hiện chế độ ăn hạn chế muối. 182 BN (chiếm
70%) thực hiện chế độ ăn hạn chế chất béo. Tuân
thủ chế độ ăn đòi hỏi cả hạn chế muối và chất béo

và chỉ có 108 BN (40,4%) tuân thủ chế độ ăn, còn
152 đối tượng không tuân thủ (59,6%) (hình 1).
3.3. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan
đến tuân thủ chế độ ăn
Giới nữ có xu hướng có liên quan có ý nghóa
thống kê với tuân thủ chế độ ăn khi so với giới nam
(OR: 1,59; p: 0,07). Có sự hỗ trợ của tổ chức xã hội
có xu hướng tuân thủ chế độ ăn cao hơn (OR: 1,59;
p: 0,07).
Kiến thức về bệnh và chế độ điều trò THA có
liên quan có ý nghóa thống kê với tuân thủ chế độ
ăn (OR: 2,55; p: <0,001). Tiền sử có biến cố tim
mạch có xu hướng liên quan có ý nghóa thống kê với
Bảng 2. Tuân thủ chế độ ăn (n=260)
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan tuân thủ chế độ ăn
(n=260)
Hình 1. Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn của BN (n=260)
Lưu ý: thang đo 4 mức được đánh giá trong vòng 1 tuần vừa
qua: 3 điểm: thường xuyên sử dụng (>4 lần/tuần); 2 điểm: thỉnh
thoảng (2-4 lần/tuần); 1 điểm: hiếm khi (1 lần/tuần); và o điểm:
không bao giờ (0 lần/tuần).
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 15
tuân thủ chế độ ăn (OR: 1,67; p: 0,08).
Tuân thủ chế độ ăn có liên quan có ý nghóa
thống kê với yếu tố được CBYT giải thích rõ về
THA và những nguy cơ (OR: 2,8; p: <0,001); giải
thích rõ về chế độ điều trò (OR: 1,72; p: 0,036); cũng
như được CBYT nhắc nhở TTĐT (OR: 3,32; p:
0,027) (bảng 3).

3.4. Phân thích đa biến các yếu tố liên
quan chế độ ăn
Các yếu tố liên quan (p ≥ 0,05) hoặc có xu
hướng liên quan (p
≥ 0,1) có ý nghóa thống kê với
tuân thủ chế độ ăn trong phân tích đơn biến được lựa
chọn đưa vào mô hình phân tích hồi quy logistics đa
biến. Các yếu tố này bao gồm: giới (p = 0,07), sự hỗ
trợ của tổ chức xã hội (p = 0,07), tiền sử có biến cố
tim mạch (p = 0,08), kiến thức (p < 0,001), được
CBYT giải thích rõ về THA và những nguy cơ (p <
0,001), được CBYT giải thích rõ về chế độ điều trò
(p = 0,036) cũng như là được nhắc nhở tuân thủ điều
trò (p = 0,027).
Sau khi hiệu chỉnh cho những yếu tố nguy cơ đã
được thiết lập với tuân thủ chế độ ăn thì chỉ còn:
kiến thức về bệnh và chế độ điều trò THA, được
CBYT giải thích rõ về THA và những nguy cơ là có
liên quan có ý nghóa thống kê với tuân thủ chế độ
ăn. Theo đó, tuân thủ chế độ ăn cao hơn ở nhóm có
kiến thức đạt (OR = 1,82), được CBYT giải thích rõ
về THA và những nguy cơ (OR = 2,21) (bảng 4).
4. Bàn luận
4.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Tỷ lệ BN nữ (54,2%) cao hơn BN nam (45,8%)
khoảng 10%, có lẽ do những BN là nữ có xu hướng
đi khám tích cực hơn. Tuổi là một yếu tố nguy cơ
quan trọng của bệnh lý tim mạch nói chung, THA
nói riêng. Tỷ lệ bệnh nhân THA tăng dần theo lứa
tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hơn

3/4 BN
ở độ tuổi 60 trở lên cũng là phù hợp.
Có tới hơn 2/3 BN được phát hiện THA một
cách tình cờ, hoàn toàn phù hợp với bản chất diễn
biến âm thầm không có triệu chứng của bệnh. Phân
độ THA dựa vào số đo huyết áp. Hơn một nửa trong
tổng số 260 BN bò THA độ 2 theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của JNC VII. Có thể là do những BN đến cơ
sở khám chữa bệnh thì thường bệnh đã nặng, bắt
đầu có triệu chứng khiến bệnh nhân khó chòu phải
đi khám.
Công tác quản lý bệnh án của bệnh nhân tại
Viện theo tên mà không theo mã số, sao đơn của bác
só bằng tay. Do đó thời gian mà CBYT dành cho mỗi
bệnh nhân không nhiều nên thực tế có tới hơn một
nửa bệnh nhân không được CBYT giải thích rõ về
THA và những nguy cơ của bệnh (57,7%), không
được giải thích rõ về chế độ điều trò cũng như không
được CBYT thường xuyên nhắc nhở về tuân thủ điều
trò (73,8%). Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới
sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và chế độ điều
trò cũng như sự tuân thủ điều trò của bệnh nhân.
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đa
khoa trung ương, hầu hết BN đến khám từ vùng lân
cận, BN có trình độ học vấn tương đối cao nhưng
kiến thức liên quan đến bệnh và chế độ điều trò
THA chưa cao, tỷ lệ đạt chỉ có 57,3%.
4.2. Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn
Tuân thủ chế độ ăn cũng như tuân thủ điều
chỉnh lối sống khác có vai trò rất quan trọng trong

phòng ngừa và điều trò bệnh THA nhưng là vấn đề
khó khăn trong việc áp dụng do đời sống xã hội,
nhận thức, do thói quen ăn uống, sinh hoạt gia đình
đã hình thành từ trước. Hơn nữa phong tục tập quán
của người Việt có xu thế ăn đồ ăn mặn lại thường
sống và ăn cùng con cháu nên rất khó thực hiện chế
độ ăn riêng dành cho người THA.
Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn trong nghiên cứu của
chúng tôi là 40,4%, có sự khác biệt tương đối với các
nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể do thang đo
hoàn toàn khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đánh
giá về chế độ ăn đều chỉ đánh giá một cách chung
chung là có thay đổi chế độ ăn khi bò THA hay không
(khoảng 20% trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Hằng và Ninh Văn Đông[2] hoặc qua câu hỏi có ăn
nhạt và giảm chất béo không (65% trong nghiên cứu
của Uzun S[11]) hoặc đánh giá chế độ ăn đạt yếu
cầu khi thực hiện 3/5 yếu tố sau: ăn nhạt, ăn nhiều
rau, ăn ít chất béo, hạn chế rượu/bia, không hút
thuốc lá (44,8% trong nghiên cứu của Nguyễn Minh
Bảng 4. Phân tích hồi quy logistics đa biến các yếu
tố liên quan với tuân thủ chế độ ăn
16 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Phương năm 2011) [3] hoặc lồng ghép tuân thủ chế
độ ăn kiêng và thay đổi lối sống (63,3% trong nghiên
cứu của Vương Thò Hồng Hải) [5].
4.3. Các yếu tố liên quan tuân thủ chế độ ăn
Tuân thủ chế độ ăn của BN ở nữ có xu hướng
cao hơn 1,59 lần so với nam (p = 0,07) nhưng sự

khác biệt này không có ý nghóa thống kê. Điều này
cũng dễ hiểu vì người phụ nữ thường là nội tướng
quán xuyến mọi việc trong gia đình, là người trực
tiếp nấu ăn và quyết đònh ăn gì và ăn như thế nào
cho cả gia đình.
Những BN có tham gia vào tổ chức xã hội như
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, dự án phòng chống
THA có xu hướng tuân thủ chế độ ăn cao hơn 1,59
lần so với những BN không tham gia (p = 0,07)
nhưng sự khác biệt không có ý nghóa thống kê. Khi
tham gia vào những tổ chức xã hội này, họ không
những được hòa mình vào cộng đồng mà còn nhận
được nhiều thông tin hữu ích, chia sẻ và học hỏi
được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và nhất là
thông tin liên quan đến bệnh THA từ những người
cùng mắc bệnh.
Có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh và chế
độ điều trò với chế độ ăn. Những đối tượng có kiến thức
đạt tuân thủ chế độ ăn cao hơn 2,55 lần những đối
tượng kiến thức không đạt. Sự khác biệt này có ý nghóa
thống kê với mức
α = 0,05 (p<0,01). Chỉ khi hiểu rõ
về bệnh, những nguy hiểm của bệnh và cách thức
điều trò cùng với những hậu quả do không điều trò gây
ra thì người bệnh mới có thể tuân thủ điều trò được.
Tuân thủ chế độ ăn cũng có xu hướng cao hơn ở
nhóm đối tượng có tiền sử biến cố tim mạch, tuy sự
khác biệt không có ý nghóa thống kê (p = 0,08).
Những bệnh nhân có biến chứng THA đã thấm thía
được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trò và

nếu không điều trò tốt sẽ dẫn đến các biến chứng
nguy hiểm thậm chí tử vong nên họ có xu hướng
tuân thủ tốt hơn những đối tượng chưa có biến chứng.
Có mối liên quan giữa yếu tố được CBYT giải
thích rõ về THA và những nguy cơ của THA cũng
như giải thích rõ về chế độ điều trò và nhắc nhở tuân
thủ điều trò với tuân thủ chế độ ăn. Sự khác biệt này
có ý nghóa thống kê với mức
α = 0,05 (p<0,05). Chỉ
khi được giải thích rõ về bệnh và những nguy cơ của
bệnh, hiểu được cách điều trò, nhất là thông tin nhận
được từ những nhà có chuyên môn thì người bệnh
mới hiểu rõ được bản chất và mức độ nguy hiểm của
bệnh và biết cách điều trò. Điều trò THA là một quá
trình kéo dài thậm chí là suốt đời nên sự nhắc nhở
tuân thủ điều trò của CBYT ngoài những thuốc được
kê đơn là vô cùng cần thiết và góp phần làm tăng
sự tuân thủ của bệnh nhân.
Khi phân tích đa biến để kiểm soát yếu tố nhiễu
bằng hồi quy logistic, xác đònh được yếu tố kiến
thức về bệnh và chế độ điều trò, được CBYT giải
thích rõ về bệnh THA và những nguy cơ là những
biến thực sự có liên quan đến tuân thủ chế độ ăn.
Theo đó, BN có kiến thức đạt tuân thủ chế độ ăn cao
gấp 1,8 lần so với những BN kiến thức không đạt
(OR=2,55; p=0,036). BN được CBYT giải thích rõ
về THA và những nguy cơ tuân thủ chế độ ăn cao
hơn 2,21 lần so với những BN được giải thích không
rõ ràng (OR=2,21; p=0,006).
5. Kết luận

- Tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối natri, chất
béo (cholesterol và acid béo bão hòa): 40,4%.
- Tuân thủ chế độ ăn liên quan có ý nghóa thống
kê với: kiến thức về bệnh và chế độ điều trò, được
CBYT giải thích rõ về THA và nguy cơ.
Chúng tôi khuyến nghò:
Bệnh nhân và gia đình
Cần phải hiểu biết nhiều hơn nữa về bệnh.
Biết cách tránh và khắc phục những lí do đơn
giản của việc không tuân thủ và những khó khăn
trong thay đổi thói quen ăn uống.
Cần tích cực tham gia sinh hoạt trong các tổ
chức xã hội để có thêm thông tin về bệnh, chia sẻ
những trải nghiệm về bệnh.
Cán bộ y tế
Cần ghi và hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn cho
BN mỗi lần tái khám để BN có thể nhớ thực hiện
theo y lệnh.
Nâng cao ý thức và kỹ năng tư vấn của CBYT
cho BN.
Cần lường trước được tỷ lệ tuân thủ thực sự
không cao như mong muốn để chú trọng tới việc
nhắc nhở BN tuân thủ điều trò.
Xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt giữa
CBYT và BN để BN cảm thấy hài lòng và tin tưởng
vào CBYT.
Tổ chức tập huấn theo nhóm cho BN lúc bắt đầu
điều trò.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 17

Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2010). Quyết đònh số 3192/QĐ-BYT về việc ban
hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trò tăng huyết áp. Bộ Y
tế, 2010, Hà Nội.
2. Ninh Văn Đông (2010). Đánh giá sự tuân thủ điều trò của
bệnh nhân tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thạc só Y tế Công cộng, Trường
đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Phương (2011). Thực trạng tuân thủ điều trò
tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của bệnh
nhân 25-60 tuổi ở 4 phường thành phố Hà Nội. Thạc só y tế
công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
4. Nguyễn Thò Thanh Hằng (2006), Tìm hiểu tuân thủ điều
trò của bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng, Bác só đa
khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Vương Thò Hồng Hải (2007). "Đánh giá sự tuân thủ và
nhận thức về điều trò của bệnh nhân tăng huyết áp điều trò
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên". Tạp chí
thông tin Y dược. 12, tr. 28-32.
Tiếng Anh
6. Ostchega Y. & at el. (2010). Hypertension awareness,
treatment, and control-continued disparities in adults:
United States, 2005-2006, CDC.
7. Patricia M.K. and at el. (2005). "Global burden of
hypertension: analysis of worldwide data". Lancet. 365, p.
217-223.
8. Uzun S. & et al. (2009). The assessment of adherence of
hypertension individuals to treatment and lifestyle change
recommendations. Anadolu Kardiyol Derg, p.102-09.

9. WHO (2003). Adherence to Long-Term Therapies -
Evidence for Action. WHO, Geneva, Switzerland, 211.
10. WHO (2009). Global health risks: mortality and burden
of disease attributable to selected major risks, WHO press,
Geneva, Swetzerland, p.6-7.

×