Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 75 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  






NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO





TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  





NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO




TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH




TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của chính sách tiền tệ tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các
kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu
toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng.

TP.HCM, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Thảo









MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục cụm từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt 1
1. Giới thiệu 2
1.1. Lý do chọn đề tài 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây 4
3. Phương pháp nghiên cứu 14
3.1. Mô hình nghiên cứu 14
3.1.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu 14
3.1.2. Đồng liên kết 15
3.2. Xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu 16
3.3. Dữ liệu nghiên cứu 18
4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu 22
4.1. Khái quát tình hình các biến vĩ mô trong bài nghiên cứu giai đoạn
Q4/1998 – Q4/2012 22
4.1.1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012 22
4.1.2. Diễn biến cung tiền ở Việt Nam giai đoạn Q4/1998 – Q4/2012 24
4.1.3. Diễn biến lãi suất tái cấp vốn ở Việt Nam Q4/1998 – Q4/2012 26
4.1.4. Diễn biến tỷ giá hối đoái hiệu lực thực REER ở Việt Nam giai đoạn

Q4/1998 – Q4/2012 27
4.1.5. Khái quát dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam Q4/1998 – Q4/2012 28

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 30
4.2.1. Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu 31
4.2.2. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen và lựa chọn độ
trễ tối ưu của mô hình 33
4.2.3. Ước lượng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính
sách tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế 37
4.3. Tác động của các biến thuộc chính sách tiền tệ tới GDP thực 45
4.3.1. Tác động của cung tiền M2 đến GDP thực 45
4.3.2. Tác động của lạm phát đến GDP thực 46
4.3.3. Tác động của dự trữ ngoại hối đến GDP thực 47
4.3.4. Tác động của lãi suất đến GDP thực 48
4.3.5. Tác động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đến GDP thực 49
4.4. Tốc độ hiệu chỉnh sai số 50
4.5. Kiểm định phần dư của mô hình 50
4.5.1. Kiểm định tính dừng 50
4.5.2. Kiểm định tự tương quan của mô hình hồi quy 52
4.5.3. Kiểm định vòng tròn đơn vị về sự ổn định của mô hình hồi quy 53
5. Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ tiếng Anh
Tên đầy đủ tiếng Việt
ADF
Augemented Dicky-

Fuller
Kiểm định ADF
CPI
Consumer price index
Chỉ số giá tiêu dùng
ECM
Error correction model
Mô hình hiệu chỉnh sai số
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
LP

Lạm phát
LS

Lãi suất
OLS
Ordinary Least Square
Phương pháp bình phương bé
nhất
REER
Real Effect exchange
rate
Tỷ giá thực có hiệu lực
RES


Dự trữ ngoại hối
RGDP
Real Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm quốc nội thực
VAR
Vector Autoregression
Mô hình tự hồi quy vecto
VECM
Vecto error correction
model
Mô hình vecto hiệu chỉnh sai số


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu 18
Bảng 4.1: Bảng kết quả thống kê dữ liệu 30
Bảng 4.2: Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam giai đoạn
Q4/1998 – Q4/2012 32
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đồng liên kết 34
Bảng 4.4: Lựa chọn độ trễ tối ưu của phương trình VECM 36
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng hồi quy mối quan hệ giữa GDP thực và các
nhân tố chính sách tiền tệ trong dài hạn 37
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn 39
Bảng 4.7: Bảng kết quả hồi quy mô hình VECM ngắn hạn 41
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy VECM ước lượng mối quan hệ giữa GDP thực
và các nhân tố chính sách tiền tệ trong ngắn hạn 44
Bảng 4.9: Tác động của cung tiền M2 đến GDP thực 45
Bảng 4.10: Tác động của lạm phát đến GDP thực. 46

Bảng 4.11: Tác động của dữ trữ ngoại hối đến GDP thực 47
Bảng 4.12: Tác động của lãi suất đến GDP thực 48
Bảng 4.13: Tác động của tỉ giá hối đoái thực hiệu lực tới GDP thực 49
Bảng 4.14 Kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình. 51
Bảng 4.15: Kiểm định Portmanteau tự tương quan của phần dư mô hình hồi
quy. 52


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

Đồ thị 3.1: Số liệu GDP thực của Việt Nam từ Q4/1998 – Q4/2012 khi chưa
điều chỉnh yếu tố mùa vụ 19
Đồ thị 3.2: Số liệu GDP thực của Việt Nam từ Q4/1998 – Q4/2012 đã điều
chỉnh yếu tố mùa vụ 20
Đồ thị 4.1: Số liệu lạm phát ở Việt Nam từ Q4/1998 – Q4/2002 22
Đồ thị 4.2: Diễn biến cung tiền M2 từ Q4/1998 – Q4/2012 24
Đồ thị 4.3: Diễn biến lãi suất tái cấp vốn ở VN từ Q4/1998 – Q4/2012 26
Đồ thị 4.4: Diễn biến REER ở Việt Nam từ Q4/1998 – Q4/2002 28
Đồ thị 4.5: Diễn biến dự trữ ngoại hối ở VN từ Q4/1998 – Q4/2012 29
Hình vẽ 4.6: Kiểm định vòng tròn đơn vị về sự ổn định của mô hình hồi
quy 53


1

Tóm tắt
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan
trọng trong việc điều hành và quản lý của nhà nước, do đó, nó góp phần tác
động không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, từ năm 1998 tới nay, nền
kinh tế Việt Nam đã thực sự bước vào giai đoạn mở cửa và từng bước hội

nhập với nền kinh tế thế giới, bắt đầu từ việc trở thành thành viên chính thức
của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (tháng 11 năm
1998), gia nhập WTO (năm 2005). Trước những biến động kinh tế bên trong
và ngoài nước, chính sách tiền tệ và các công cụ thuộc chính sách tiền tệ đã
được Nhà nước áp dụng một cách linh hoạt, đảm bảo thực hiện các mục tiêu
kinh tế đã được đặt ra. Bài nghiên cứu xem xét tác động của chính sách tiền tệ
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian
từ Quý IV năm 1998 tới Quý IV năm 2012. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy
mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá và biến
dự trữ, tiền cơ sở M2 đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
2

1. Giới thiệu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới xảy ra nhiều biến động, đặc
biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường nhà
đất Mỹ đã lan sang thị trường tài chính và tới nền kinh tế toàn cầu. Cuộc
khủng hoảng tồi tệ này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều
này đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho Ngân hàng trung ương phải áp dụng
những chính sách vĩ mô để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế tài chính của
Nhà nước mà thông qua nó, Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò điều tiết
kinh tế nhằm mục tiêu kinh tế tăng trưởng, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát
lạm phát, tạo công ăn việc làm. Chính sách tiền tệ là một trong những chính
sách quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước
vì nó có tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Để đạt được mục
tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ
bản, quyết định. Ở Việt Nam, từ khi đổi mới tới nay, chính sách tiền tệ và các
công cụ của nó đang từng bước hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền
kinh tế. Với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào,

sử dụng ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là vấn đề thường
xuyên phải quan tâm, theo dõi đối với những nhà hoạch định và điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt, trong bối
cảnh hội nhập của nước ta hiện nay thì việc nghiên cứu chính sách tiền tệ và
vận dụng linh hoạt những công cụ của chính sách tiền tệ để thực hiện tốt các
mục tiêu chiến lược là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Ở Việt Nam thời gian qua, có rất nhiều bài nghiên cứu về chính sách tiền
tệ, về tác động, vai trò của nó đối với nền kinh tế, tuy nhiên hầu hết là những
3

nghiên cứu định tính, rất ít bài nghiên cứu theo phương pháp định lượng đo
lường tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế. Do đó, tác giả
đã lựa chọn phương pháp định lượng để đánh giá mức độ tác động của chính
sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên lý thuyết chung và những nghiên cứu trước đây của các nhà
kinh tế học về chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu nhằm
xem xét các vấn đề sau:
Chính sách tiền tệ mà cụ thể là các công cụ của nó đã tác động tới tăng
trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào?
Có sự khác biệt giữa tác động của chính sách tiền tệ trong ngắn hạn và
dài hạn hay không?
Kết cấu gồm bài nghiên cứu gồm các nội dung chính như sau:
1. Giới thiệu bài nghiên cứu.
2. Tổng quan lại các kết quả nghiên cứu trước đây.
3. Trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Các biến nghiên cứu.
- Quy trình xử lý dữ liệu.
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5. Kết luận.

4

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây:
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách tiền tê.
Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết, tác giả chỉ tập hợp và trình bày các
nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ và một số công cụ của nó như
lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối tới sự tăng trưởng kinh tế.
Trong tài liệu, kinh tế vĩ mô đã thiết lập mối quan hệ lý thuyết giữa sản
lượng thực tế và các biện pháp chính sách tiền tệ. Đầu thế kỷ XX, một số nhà
kinh tế mà đại diện tiêu biểu là Irving Fisher đã đưa ra học thuyết về số
lượng tiền tệ mà nội dung chủ yếu là một học thuyết về xác định thu nhập
danh nghĩa. Ông đã đưa ra mối quan hệ giữa tổng lượng cung tiền với tổng
chi tiêu để mua hàng hóa, dịch vụ thông qua phương trình Fisher, hay còn gọi
là Phương trình trao đổi, theo đó lượng cung tiền nhân với tốc độ lưu thông sẽ
vừa đúng bằng sản lượng thực tế nhân với mức giá chung:
M.V=P.Y
Theo ông, sản lượng thực tế cố định vì ở mức toàn dụng nhân lực, khi
các chỉ tiêu khác không đổi thì tỷ lệ lạm phát đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.
Như vậy có thể kết luận ngân hàng trung ương gây ra lạm phát khi tăng cung
tiền.
Trong học thuyết của mình, Keynes (1930) đánh giá cao vai trò của công
cụ chính sách tiền tệ và lãi suất. Ông cho rằng qua việc ngân hàng trung ương
thay đổi mức cung tiền và tỷ lệ lãi suất, đã tác động đến đầu tư và việc nắm
giữ tiền mặt của các thành phần trong nền kinh tế, khi tăng cung tiền sẽ tạo ra
sự gia tăng chi tiêu, tăng việc làm và tăng trưởng kinh tế. Ông ủng hộ vai trò
điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, ông đề nghị một sự
kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa bởi vì nếu chỉ có chính sách tiền tệ thì
nó có thể không đạt được mục tiêu của mình trong một số trường hợp.

5

Năm 1956, Friedman đã phát triển học thuyết số lượng tiền tệ trong một
bài báo nổi tiếng của ông “Học thuyết số lượng tiền tệ - Một sự xác nhận lại”.
Theo ông, số lượng cầu về tiền của nền kinh tế phụ thuộc vào một vài biến số
kinh tế lớn như các thu nhập thường xuyên, lãi suất dự tính của trái phiếu,
chứng khoán, tỷ lệ lạm phát dự tính và lợi tức từ tiền. Friedman còn giả định
rằng, người ta sẽ chuyển tài sản của mình từ dạng tiền sang hàng hóa nếu phát
hiện tỷ lệ lạm phát dự tính tăng lên. Như vậy chính là cung tiền tăng làm tăng
tiêu dùng và do đó làm tăng tổng cầu, gây ra biến động kinh tế. Trong nghiên
cứu của ông năm 1968, ông cho rằng lạm phát là một hiện tượng kinh tế luôn
hiện hữu ở khắp mọi nơi, ông thừa nhận trong ngắn hạn cung tiền có thể giảm
thất nghiệp nhưng cũng có thể tạo ra lạm phát, do đó, những nhà hoạch định
chính sách tiền tệ nên thận trọng trong việc tăng cung tiền. Đối với tỷ giá hối
đoái, Friedman (1953) đã lập luận rằng “Sự không ổn định của tỷ giá hối đoái
là một triệu chứng của sự bất ổn trong cấu trúc kinh tế”, những biến động
trong chế độ tỷ giá sẽ dẫn đến biến động khác, ví dụ cú sốc cung tiền hay
thanh khoản ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái danh nghĩa khi lãi suất thả nổi.
Cùng quan điểm với Keynes, Tobin (1965), bằng cách sử dụng mô hình
tăng trưởng tân cổ điền Solow (1956) – Swan (1956), đã khẳng định sự gia
tăng tỷ lệ cung tiền tiền làm tăng sự hình thành vốn trong thời gian dài. Lý do
là sự gia tăng trong cung tiền tệ dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao hơn, làm giảm tỷ
suất lợi nhuận thực của việc nắm giữ tiền và gây ra sự thay đổi danh mục đầu
tư, giảm việc nắm giữ tiền mà chuyển tiền thành các tài sản sinh lợi, đây gọi
là hiệu ứng Tobin. Chính điều này tạo ra sự gia tăng tích lũy vốn trong nền
kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng
trưởng có mối quan hệ cùng chiều.
Có cùng quan điểm với Friedman, nhà kinh tế học Sidrauski (1967) đã
đề cập đến một trạng thái vô cùng dửng dưng (superneutral) với lạm phát. Kết
6


quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền
trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Ngược với những lập luận của Keynes, Mc Kinnon (1973) và Shaw
(1973) lại ủng hộ giả thuyết tự do hóa tài chính. Ông giả định lãi suất thực
thấp hơn mức cân bằng, lãi suất thực gia tăng sẽ làm giảm cầu vốn đầu tư,
nhưng do lãi suất thực tăng có thể đẩy tiết kiệm lên, do đó thực chất sẽ làm
tăng mức đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Stockman (1981) cho rằng việc tăng tỷ lệ cung tiền tệ làm giảm sự hình
thành vốn trong thời gian dài. Tức là lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng
trưởng giảm cùng với việc giảm nắm giữ tiền.
Trong những năm qua, các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa
chính sách tiền tệ và tăng trưởng đã được cải tiến và mở rộng. Những nhà
kinh tế học đã không ngừng mở rộng nghiên cứu, lý thuyết về tiền tệ và tăng
trưởng đã trở nên phức tạp hơn và ngày càng hoàn chỉnh hơn bằng cách kết
hợp các chức năng khác của tiền trong nền kinh tế thực. Đã có rất nhiều
những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ cũng
như các công cụ thuộc chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế.
Sims (1992), người đã sử dụng phương pháp VAR với kiểm định nhân
quả Granger để kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ ở Pháp, Đức, Nhật
Bản, Anh và Mỹ. Tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian lấy theo tháng, bắt
đầu từ tháng 1/1957 đến tháng 1/1964, kết thúc vào năm 1990 và 1991 ở các
nước. Các biến của tác giả gồm lãi suất ngắn hạn R, cung tiền M1, chỉ số giá
tiêu dùng P, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp, chỉ số ngoại tệ XR. Các biến
được lấy logarit, còn riêng biến R theo tỷ lệ phần trăm. Bài nghiên cứu đã tìm
ra bằng chứng cho thấy tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa đã ảnh hưởng tới
chính sách tiền tệ. Ông đã quan sát thấy phản ứng tích cực của các mức giá và
7

phản ứng tiêu cực của giá trị đồng tiền để thay đổi lãi suất ở một số nước sau

cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt. Việc đổi mới lãi suất tạo ra một sự gia tăng
lớn đối với chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất tăng lên nhanh chóng sau khi chỉ số
giá tăng và sản lượng không giảm. Sims cho rằng giá cả hàng hóa thế giới sẽ
là một trong những biến thông tin hữu ích được thiết lập sẵn cho các nhà
hoạch định chính sách dự đoán lạm phát tương lai.
Nghiên cứu của McCandless và Weber (1995) đã sử dụng dữ liệu chéo
cho 110 quốc gia để kiểm tra mối quan hệ thực nghiệm dài hạn giữa: tốc độ
tăng của tiền và thu nhập thực, tốc độ tăng trưởng cung tiền và mức giá
chung, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế. Bài nghiên cứu
không tìm thấy mối tương quan giữa tốc độ tăng của tiền và thu nhập thực,
ngoại trừ các nước OECD có tốc độ tăng trưởng tương quan cùng chiều. Kết
quả của họ cho thấy một sự tương quan thống nhất chặt chẽ tích cực giữa tốc
độ tăng trưởng của cung tiền và mức giá, và không có mối tương quan giữa tỷ
lệ lạm phát và tốc độ tốc độ tăng trưởng của thu nhập thực tế.
Đa số các nghiên cứu đều cho thấy rằng lạm phát và tăng trưởng dài hạn
có liên quan một cách hệ thống và có tác động ngược chiều. Nói cách khác,
lạm phát cao hơn có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài
như nghiên cứu của Kormendi và McGuire (1985), Grier và Tullock
(1989), Fischer (1993) và Barro (1997).
Ghosh and Phillips (1998) đã sử dụng phương pháp hồi quy đa biến,
với bộ dữ liệu hoàn chỉnh bao gồm 3603 quan sát hàng năm về tăng trưởng
GDP thực bình quân và lạm phát theo CPI bình quân năm của 145 quốc gia,
giai đoạn 1960 – 1963. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy lạm phát không
chỉ có ý nghĩa thống kê mà còn là yếu tố quyết định quan trọng đối với tăng
trưởng: ở mức lạm phát thấp, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là
8

tích cực; khi lạm phát cao, giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch.
Nghiên cứu của Christiano, Eichenbaum và Evans (1999) cũng cho

rẳng khi chính sách tiền tệ thắt chặt, cung tiền giảm sẽ làm tăng lãi suất ngắn
hạn, giảm lạm phát và tổng sản lượng sẽ giảm.
Mishkin (2002) đã khảo sát vai trò của sự ổn định sản lượng trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ. Ông cho rằng các nhà hoạt động chính sách tiền
tệ, trong đó các cơ quan khi thiết lập các công cụ chính sách tiền tệ mà tập
trung vào biến động sản lượng có khả năng tạo ra kết quả tồi tệ hơn cho sản
lượng và biến động lạm phát. Ngược lại, ông cho rằng thực hiện chính sách
tiền tệ với mục tiêu lạm phát linh hoạt có khả năng mang lại kết quả tốt hơn
và các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào mục tiêu lạm phát.
Cũng với kết quả tương đồng như Ghosh và Philip (1998), Sweidan
(2004) đã nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra xem liệu lạm phát và tăng
trưởng kinh tế có hiệu ứng điểm chuyển tiếp (breakpoint) cấu trúc không. Tác
giả sử dụng mô hình Autogressive Conditional Heteoskedasticity (ARCH) để
ước tính đại diện biến lạm phát cùng với việc sử dụng một mô hình hồi quy đa
biến phù hợp với nền kinh tế Jordan, dữ liệu chuỗi thời gian từ tháng 01/1976
– 10/2003. Nói chung, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong
bài nghiên cứu là tiêu cực. Nhưng bằng cách sử dụng phương pháp điểm
chuyển tiếp cấu trúc đã chứng mình rằng mối quan hệ này có xu hướng tích
cực tại tỷ lệ lạm phát dưới 2%. Kết luận này có thể là do thực tế là lạm phát
trên 2% sẽ làm giảm sức mua của. Một điều cần cân nhắc là tỷ lệ lạm phát
không được thiết lập trong tiền lương. Điều này dẫn tới việc giảm chi tiêu.
Tóm lại, bài nghiên cứu cho rằng chính sách tiền tệ ở Jordan đóng một vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ngân hàng
9

trung ương Jordan nên chú ý đến hiện tượng lạm phát trong khi thực hiện
chính sách tiền tệ mới.
Ogunmuyiwa và Ekone (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cung
tiền và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria bằng cách sử dụng các dữ liệu cho giai
đoạn 1980-2006. Phân tích mô tả và suy luận của phương pháp OLS được sử

dụng trong bài nghiên cứu. Phương pháp VAR và kiểm định nhân quả
Granger cũng được sử dụng để xác định mối quan hệ và tác động của cung
tiền tới tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực
giữa tổng cung tiền và sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự lựa chọn giữa thu
hẹp và mở rộng cung tiền không phản ứng đáng kể vào tăng trưởng như
trường hợp tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, tác giả cho rằng cơ quan tiền tệ
nên hài hòa chính sách (mở rộng và thu hẹp) để cho phép các ngành sản xuất
của nền kinh tế để tăng sản lượng của khu vực tư nhân.
Jawaid et al. (2011) đã điều tra hiệu quả so sánh chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ tác động vào tăng trưởng kinh tế ở Pakistan, các tác giả sử
dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm từ 1981 – 2009. Cung tiền, chi tiêu
chính phủ và độ mở cửa thương mại được sử dụng như các biến đại diện cho
chính sách tiền tệ, tài khóa và thương mại. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM và
kiểm định đồng liên kết xác nhận mối quan hệ dài hạn giữa chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ
được tìm thấy có hiệu quả hơn chính sách tài khóa trong việc tăng cường sự
phát triển kinh tế ở Pakistan. Các tác giả cho rằng các nhà hoạch định chính
sách nên tập trung hơn vào chính sách tiền tệ hơn chính sách tài khóa để đảm
bảo tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ ngắn hạn cũng nên được
kiểm tra lại.
10

Bằng việc sử dụng phương pháp OLS để nghiên cứu tác động của chính
sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế, Charles Onyeiwu (2012) sử dụng dữ liệu
từ năm 1981 đến năm 2008. Tác giả sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số
(VECM) để kiểm định mối quan hệ của chính sách tiền tệ tới các biến kinh tế
vĩ mô ở Nigeria. Các biến độc lập là tỷ lệ thanh khoản, cung tiền, tỷ lệ tiền
mặt; các biến phụ thuộc là tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát và tổng cán cân
thanh toán. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy chính sách tiền tệ đại diện bởi
cung tiền tác động cùng chiều với tăng trưởng GDP và cán cân thanh toán

nhưng tác động ngược chiều với tỷ lệ lạm phát.
Ismail O. Fasanya et al. (2013) đã nghiên cứu tác động của chính sách
tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Tác giả đã sử dụng phương pháp
ECM, dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1975 – 2010 để nghiên cứu.
Ngoài ra, các tác giả còn áp dụng Kiểm định đơn vị (Unit root test) để kiểm
tra tính dừng của các biến được nghiên cứu. Bài nghiên cứu đã tìm thấy bằng
chứng chính sách tiền tệ ở Nigeria phụ thuộc vào các công cụ chính sách quan
trọng như lãi suất, tỷ giá, dự trữ và tiền cơ sở, sự đổi mới chính sách tiền tệ ở
Nigeria có tác động tới các tham số kinh tế thực và danh nghĩa.
Bên cạnh những nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ tới tăng
trưởng kinh tế, cũng có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các
công cụ của chính sách tiền tệ có liên quan tới đồng ngoại tệ tới tăng trưởng
kinh tế.
Dự trữ ngoại hối là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ. Nó
là lượng ngoại tệ được ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính sử dụng
để thanh toán quốc tế hoặc tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Dự trữ
ngoại hối đóng vai trò giảm thiểu rủi ro tỷ giá và giúp ngân hàng trung ương
duy trì một tỷ giá cố định. Muốn duy trì sự ổn định tỷ giá thì chính phủ phải
duy trì lượng dự trữ ngoại hối quốc gia đủ lớn. Để đánh giá vai trò của dự trữ
11

ngoại hối tới tăng trưởng kinh tế, Polterovich và Popov1, (2003) đã tiến hành
nghiên cứu 100 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 1999 theo phương pháp hồi
quy dữ liệu chéo, kết quả cho thấy rằng dự trữ ngoại hối (FER) góp phần vào
tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế đang phát triển bằng cách tăng cả tỷ lệ đầu
tư/GDP và năng suất vốn. Các tác giả giải thích điều này như sau: dự trữ
ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái thực thấp, điều này có tác động ngắn hạn và
có thể có ảnh hưởng lâu dài, tỷ giá hối đoái thực thấp thì tạo điều kiện thuận
lợi cho xuất khẩu, điều này khiến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khi chính phủ
thực hiện dự trữ thì sẽ làm tăng độ tin cậy của quốc gia đó, thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Các tác giả cũng đề cập tới vấn đề định giá thấp đồng tiền,
theo tác giả, định giá thấp đồng tiền được sử dụng như là một chiến lược của
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore khi các nước này vẫn còn nghèo
và hiện nay, họ đã bắt kịp với các quốc gia thu nhập cao. Điều này đang là
chiến lược của các quốc gia mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, nước vẫn đang
tiếp tục giữ tỷ giá ở mức độ rất thấp bằng cách dự trữ ngoại tệ với một tốc độ
kỷ lục.
Fukuda và Kon (2010), trong bài nghiên cứu thực nghiệm về những tác
động vĩ mô dài hạn của xu hướng tích lũy dự trữ ngoại hối ở các nước đang
phát triển. Tác giả sử dụng ước lượng OLS cho dữ liệu bảng gồm 134 nước
trong giai đoạn 1980 – 2004. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy dự trữ
ngoại hối tăng có thể dẫn đến một sự suy giảm trong tiêu dùng, nhưng cũng
có thể tăng cường đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Dự trữ ngoại hối có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Mei-yin Lin (2011) đã sử dụng kiểm định Granger để kiểm tra mối quan
hệ giữa dự trữ ngoại hối và tăng trưởng kinh tế ở 20 nước nắm giữ dự trữ lớn
nhất. Phương pháp sai phân đầu tiên được sử dụng để ước tính bảng dữ liệu
phương trình VAR cho kiểm tra quan hệ nhân quả Granger. Kết quả cho thấy
12

ở các nước tiên tiến thì không có mối quan hệ giữa dự trữ ngoại hối và tăng
trưởng kinh tế, chỉ có dự trữ ngoại hối tác động tới tăng trưởng kinh tế ở các
nước mới nổi. Các nước mới nổi không nên giảm dự trữ ngoại hối vì tích lũy
dự trữ thực sự giúp tăng trưởng kinh tế.
Để xem xét tác động của tỷ giá hối đoái với tăng trưởng kinh tế, Flood
and Rose (1995) đã sử dụng dữ liệu chéo cho một số quốc gia với quốc gia
trung tâm là Đức, số liệu các biến M1, GDP thực và lãi suất ngắn hạn được
lấy từ năm 1979-1996. Các tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy mối quan
hệ giữa tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự biến động đầu ra là mối quan hệ ngược
chiều.

Philippe et al. (2006) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm bằng
phương pháp GMM, dữ liệu gồm 83 quốc gia, trong một giai đoạn dài từ
1960 - 2000, kết quả cho thấy biến động tỷ giá hối đoái thực tế có thể có một
tác động đáng kể đến tỷ lệ tăng sản lượng trong dài hạn nhưng tác động này
lại phụ thuộc vào trình độ phát triển tài chính của mỗi quốc gia. Đối với các
nước có sự phát triển tài chính thấp, biến động tỷ giá nói chung làm giảm tăng
trưởng, trong khi ở các nước tài chính tiên tiến lại không có ảnh hưởng đáng
kể.
Giovanni and Shambaugh (2007) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa lãi
suất ở các nước công nghiệp lớn và tăng trưởng sản lượng thực tế hàng năm ở
các nước khác. Tác giả đã sử dụng phương pháp dữ liệu bảng cho 160 quốc
gia trong giai đoạn 1996 – 2002 với 10 nước cơ sở được chọn là Úc, Bỉ, Pháp,
Đức, Ấn Độ, Malaysia, Bồ Đào Nha, Mỹ, Anh, Nam Phi. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lãi suất ở các nước cơ sở có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế thực ở các
nước khác. Tác giả ủng hộ việc thả nổi tỷ giá vì cho rằng, bằng cách thả nổi tỷ
giá, một quốc gia có thể tiếp xúc với các biến động trong tỷ giá hối đoái danh
13

nghĩa mà việc neo giữ tỷ giá cũng không loại bỏ được biến động. Việc neo
giữ tỷ giá ép lãi suất của một nước phải theo tỷ lệ các nước cơ sở, điều này có
thể tạo ra biến động hơn đối với GDP.
Năm 2008, Paul và Gunther đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ
giữa sự ổn định tỷ giá hối đoái, lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Đông
(Nam) và Trung Âu. Các tác giả sử dụng dữ liệu bảng gồm 18 quốc gia là
thành viên cũng như là ứng viên tiềm năng của Liên minh châu Âu trong giai
đoạn 1994 - 2004. Các quan sát cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng sự ổn
định tỷ giá hối đoái đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông (Nam)
và Trung châu Âu, không tìm thấy bằng chứng cho thấy lạm phát góp phần
vào sự phát triển ở các nước này.
Để xem xét tác động của những cú sốc tỷ giá thực hiệu lực tới các chỉ số

kinh tế vĩ mô như GDP thực, lạm phát và cung tiền trong nền kinh tế Iran,
Havva et al. (2012) đã tiến hành một nghiên cứu bằng việc sử dụng mô hình
VAR và mô hình VECM cùng với kiểm định nhân quả Granger. Số liệu thống
kê được sử dụng từ năm 1973 - 2007. Kết quả cho thấy trong thời gian dài,
mối quan hệ giữa cung tiền và GDP thực là ngược chiều, các mối quan hệ dài
hạn giữa các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và GDP là tích cực và mối quan hệ
trong dài hạn giữa tỷ giá thực hiệu lực và GDP thực là ngược chiều.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu đều tìm thấy sự tác động của chính sách
tiền tệ và công cụ của nó tới sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia nghiên cứu.
Dựa trên những bài nghiên cứu đi trước, tác giả tiến hành nghiên cứu tác
động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua một
số biến như lạm phát, cung tiền, lãi suất, tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối.

14

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phân tích đồng liên kết và mô hình VECM để
nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, có
rất nhiều nghiên cứu sử dụng VECM trước đây (Havva et al. (2012)) Mô
hình VECM (Vecto Error Correction Model) là mô hình rất hữu ích không
chỉ trong việc ước tính cả tác động ngắn hạn lẫn dài hạn của một chuỗi thời
gian này lên chuỗi thời gian khác mà còn khi dữ liệu có tính đồng liên kết
hay tính dừng.
Điều kiện để hồi quy mô hình ECM:
— Chuỗi dữ liệu phải không dừng.
— Giữa các biến có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (mối tương quan
dài hạn) với nhau.
3.1.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu:
Một chuỗi thời gian được gọi là dừng nếu kỳ vọng và phương sai không

đổi theo thời gian, đồng thời hiệp phương sai giữa hai giai đoạn quan sát
(trong chuỗi đang xét) chỉ phụ thuộc vào khoảng cách độ trễ của chúng chứ
không phụ thuộc vào thời điểm tính toán.
Về mặt toán học, các điều kiện trên sẽ được thể hiện như sau:





 





 

 

 









 




 



 



 


Một chuỗi dữ liệu thời gian không dừng khi chuỗi dữ liệu đó vi phạm
ít nhất 1 trong 3 điều kiện trên.
15

Khi có một chuỗi không dừng (tức nó vi phạm một trong ba điều kiện
trên của tính dừng), tức hàm ý là trong tương lai, chuỗi dữ liệu có thể
không còn giữ những đặc điểm cũ. Việc dự báo sẽ không còn hiệu quả nếu
bản thân chuỗi dữ liệu luôn thay đổi. Vì thế, để phục vụ cho công tác dự
báo với giả định rằng những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ tiếp tục được
duy trì trong tương lai thì một chuỗi dữ liệu thời gian cần phải có tính
dừng.
Tính dừng là khái niệm cơ bản và quan trọng trong lý thuyết Đồng
liên kết. Vì thế, khi ước lượng các tham số hoặc kiểm định giả thuyết của
mô hình, nếu không kiểm định thuộc tính này của biến chuỗi thì các kỹ
thuật phân tích thông thường (chẳng hạn như kỹ thuật OLS) sẽ không còn
chính xác và hợp lý. Do đó, nếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy

tương quan như trên sẽ dẫn đến hiện tượng “hồi quy giả mạo”. Đây là hiện
tượng hồi quy mà có thể thu được hệ số R
2
rất cao và những hệ số hồi quy
đều có ý nghĩa thống kê tốt tuy nhiên, kết quả này sẽ không đáng tin cậy.
Điều này có thể là do hai biến này có cùng xu thế chứ không phải do chúng
tương quan chặt chẽ với nhau.
3.1.2. Đồng liên kết
Một sự kết hợp tuyến tính của hai chuỗi dữ liệu không dừng thông
thường sẽ được kỳ vọng là không dừng. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt,
trong một số trường hợp nhất định, hai chuỗi có thể sẽ di chuyển cùng nhau
và có thể sự kết hợp của hai chuỗi này là dừng. Trong những trường hợp
như vậy, hai chuỗi dữ liệu này sẽ được gọi là có tính đồng liên kết.

16

 Kiểm định đồng liên kết đối với các chuỗi dữ liệu theo phương pháp
Jonhansen
Mục tiêu: Xác định số tổ hợp tuyến tính của một số biến không dừng với
một số biến dừng, từ đó cho thấy tồn tại bao nhiêu mối quan hệ cân bằng
trong dài hạn.
 Kiểm định Trace Statistics
Giả thuyết H
0
: Có nhiều nhất r mối quan hệ đồng liên kết (r = 0, 1, 2, …, k-1)
H
1
: Có m mối quan hệ đồng liên kết
Kết quả thổng kê sẽ tuân theo kiểm định: LR
tr

= - n

  





Với 

là các giá trị riêng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ nhất.
 Kiểm định Maximum Eigenvalue
Giả thuyết H
0
: Có nhiều nhất r mối quan hệ đồng liên kết (r = 0, 1, 2, …, k-1)
H
1
: Có m mối quan hệ đồng liên kết
Kết quả thổng kê sẽ theo kiểm định: LR
max
( 

  = - n.   


= LR
tr
( 

   



3.2. Xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm dựa trên quan điểm
lý thuyết của hàm IS – LM từ lý thuyết Keyness và nghiên cứu của
Fasanya at al. (2013). Phương trình hồi quy được thực hiện theo bốn bước:
Bước 1: Kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu
17

Bước 2: Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu
theo phương pháp Johansen.
Bước 3: Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ trong dài hạn và
ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu
— Trường hợp 1: Nếu không có mối quan hệ đồng liên kết thì sẽ
sử dụng mô hình VAR để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và
dài hạn của các chuỗi dữ liệu.
— Trường hợp 2: Nếu có mối quan hệ đồng liên kết thì sử dụng
mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn
của các chuỗi dữ liệu.
Bước 4: Kiểm định phần dư từ mô hình VECM
Tiến hành kiểm định phần dư của mô hình ước lượng, nếu phần dư
là nhiễu trắng (White noise) thì kết quả ước lượng sẽ là một ước lượng
BLUE (Best Linear Unbiaes Estimator – Hồi quy tốt nhất tuyến tính
không chệch). Để phần dư là một nhiễu trắng thì nó phải thỏa yêu cầu:
— Phần dư dừng.
— Không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến.
— Mô hình ước lượng có sự ổn định.






×