BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực
tế, được công bố trên trang web của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, các báo
cáo tổng hợp của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây Sài Gòn. Những thông
tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng
với nguồn trích dẫn.
Tác giả đề tài: Nguyễn Thị Kim Ngân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1
1.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng: 1
1.1.1. Khái nim ri ro tín dng ngân hàng: 1
1.1.2. Phân loi ri ro tín dng ngân hàng 2
1.1.3. Nguyên nhân ri ro tín dng: 2
1.1.3.1. Nguyên nhân t phía ngân hàng 2
1.1.3.2. Nguyên nhân t phía khách hàng: 3
1.1.3.3. Nguyên nhân khác t bên ngoài: 4
1.1.4. Ch tiêu phn ánh ri ro tín dng 4
1.1.4.1. T l n quá hn: 5
1.1.4.2. T l n xu: 5
1.1.4.3. H s ri ro tín dng: 6
1.1.4.4. Ch tiêu h s thu n: 6
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thƣơng mại: 7
1.2.1. Khái nim Qun tr ri ro tín di: 7
1.2.2. Nguyên tc Basel v qun tr ri ro tín dng: 7
1.2.3. Vai trò ca qun tr ri ro tín dng ngân hàng i: 9
1.2.3.1. i vi: 9
1.2.3.2. i vi khách hàng: 11
1.2.3.3. i vi nn kinh t: 12
1.2.4. Nhim v ca qun tr ri ro tín dng ngân hàng 12
1.2.5. Quy trình qun tr ri ro tín dng ca NHTM: 13
1.2.5.1. Nhn dng ri ro: 13
1.2.5.2. Phân tích ri ro: 13
1.2.5.3. ng ri ro: 14
1.2.5.4. Kim soát Phòng nga ri ro: 20
1.2.5.5. Tài tr ri ro: 20
1.3. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng: 22
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng 22
1.4.1. Các nhân t thuc v c qun tr ca ngân hàng: 22
1.4.2. Các nhân t thuc v phía khách hàng: 24
1.4.3. Các nhân t khách quan: 25
1.5. Khảo sát nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng của một số
chuyên gia: 26
1.5.1. Thc trng qun tr ri ro tín dng ngân hàng Vit Nam: 26
1.5.2. Thách thc trong vic qun tr ri ro tín dng ngân hàng Vit Nam: 26
1.5.3. Gii pháp qun tr ri ro ngân hàng hiu qu: 27
1.6. Kinh nghiệm của NHTM trên thế giới về QTRRTD và bài học kinh
nghiệm cho NHTM Việt Nam 28
1.6.1. Kinh nghim ca NHTM trên th gii: 28
1.6.1.1. Kinh nghim ca Trung Quc: 28
1.6.1.2. Kinh nghim ca M: 29
1.6.2. Bài hc v qun tr ri ro tín dng cho NHTM Vit Nam 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH TÂY SÀI
GÒN 35
2.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển NH TMCP CTVN – CN Tây Sài Gòn . 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát trin: 35
2.1.2. u t chc: 36
2.1.3. Kt qu -2012 36
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Tây Sài Gòn: 39
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP CT Chi nhánh Tây Sài
Gòn 44
2.3.1. Mô hình qun tr ri ro tín dng ca chi nhánh Tây Sài Gòn: 44
2.3.2. Các công c qun tr ri ro tín dc chi nhánh trin khai thc
hin trong thi gian qua: 48
2.3.2.1. Qun tr ri ro tín dng da trên quy trình tín dng: 48
2.3.2.2. Qun tr ri ro tín dng da trên kt qu xp hng tín nhim KH: 51
2.3.2.3. Qun tr ri ro tín dng du kin v bm tin vay: . 54
2.3.2.4. Qun tr ri ro tín dng thông qua vic kim soát RRTD: 55
2.3.2.5. Tài tr ri ro tín dng: 56
2.3.2.6. Qun tr ri ro tín dng thông qua viu hành lãi sut cho vay: 56
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công
thƣơng Chi nhánh Tây Sài Gòn 56
2.4.1. Kt qu c: 56
2.4.1.1. Chng tín dng vm bo và trong tm kim soát: 57
2.4.1.2. c QTRRTD c ci thin và nâng cao: 59
2.4.2. Nhng tn ti trong qun tr ri ro tín dng ti NHCT Chi nhánh TSG: 59
2.4.2.1. Chm v ca phòng qun lý ri ro tín dc
xem trng 60
2.4.2.2. Công tác th nh cho vay, th nh tài sn b m, thm
nh ri ro tín dc lp còn hn ch 60
2.4.2.3. Tài sn th chc xem tru qu c
vn 61
2.4.2.4. Vic kim tra, giám sát kho ng xuyên và còn
mang tính hình thc, không kic vn vay 61
2.4.2.5. c thu th và chính xác 62
2.4.2.6. Phm chc cán b b tha hóa: 63
2.4.3. Các nguyên nhân tim i ro tín dng ti NHCT Chi nhánh
Tây Sài Gòn: 63
2.4.3.1. Nguyên nhân t phía NHCTVN CN Tây Sài Gòn: 63
2.4.3.2. Nguyên nhân t phía khách hàng: 64
2.4.3.3. Nguyên nhân khách quan: 66
2.4.3.4. Nguyên nhân khác: 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI
NHÁNH TÂY SÀI GÒN 71
3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng đến năm 2015: 71
3.1.1. ng chung: 71
3.1.2. ng công tác tín dng: 73
3.1.3. ng hong qun tr ri ro: 73
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Chi nhánh
Tây Sài Gòn 74
3.2.1. Nhóm ging chm v ca Phòng QLRRTD:74
3.2.2. Nhóm gii pháp nhng qun lý công tác cho vay: 75
3.2.3. Nhóm giy mnh công tác kim tra, kim soát tín dng: 78
3.2.4. Nhóm gii pháp hoàn thin quy trình qun tr ri ro tín dng: 79
3.2.5. Công tác nhân s: 80
3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác: 81
3.3.1. T it Nam 81
3.3.2. T c 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBTD Cán bộ tín dụng
CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngần hàng
CN Chi nhánh
DN Doanh nghiệp
GHTD Giới hạn tín dụng
HĐTD Hội đồng tín dụng
KD Kinh doanh
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KHLQ Khách hàng liên quan
NH Ngân hàng
NHCT Ngân hàng Công thương
NHCTVN Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NQH Nợ quá hạn
PQLRR Phòng Quản lý rủi ro
QTRR Quản trị rủi ro
QTRRTD Quản trị rủi ro rín dụng
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TSBĐ Tài sản bảo đảm
XLRR Xử lý rủi ro
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Xếp hạng của Moody’s & Standard & Poor’s 17
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của NHCT – CN Tây Sài Gòn 38
Bảng 2.2: Dư nợ của NHCT CN Tây Sài Gòn và NHCT VN 40
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay một số ngành hàng lớn 41
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo quy mô khách hàng 42
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 43
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo TSBĐ 43
Bảng 2.7: Thang xếp hạng tín dụng khách hàng 52
Bảng 2.8: Dư nợ chất lượng tín dụng 57
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2-1: Cơ cấu bộ máy và điều hành của Chi nhánh Tây Sài Gòn 36
Sơ đồ 2-2: Mô hình QTRRTD của Chi nhánh Tây Sài Gòn 44
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2-1: Mức huy động vốn qua các năm của NHCT – CN Tây Sài Gòn 37
Biểu đồ 2-2: Dư nợ qua các năm của NHCT – CN Tây Sài Gòn 38
Biểu đồ 2-3: Lợi nhuận qua các năm của NHCT – CN Tây Sài Gòn 39
Biểu đồ 2-4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCT CN Tây Sài Gòn và của NHCT
VN 40
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại
thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn
nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường rất nặng nề: làm tăng
thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát
vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế
của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn
toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm
thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến
hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu
hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của NH TMCP Công Thương Việt Nam thời
gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng của toàn hệ thống chưa được kiểm soát một
cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp
bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý, củng cố lại các biện pháp kiểm soát
một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro
thấp nhất có thể chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong họat
động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi
nhuận kinh doanh của ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của
ngân hàng trong cạnh tranh. Quản lý được rủi ro giúp ngân hàng đạt được mục tiêu
tăng trưởng và phát triển bền vững.
Tác giả đã từng công tác tại NH TMCP Công Thương CN Tây Sài Gòn –
Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, với chức năng nhiệm vụ chính là thẩm định
tín dụng, quản lý nợ có vấn đề có kinh nghiệm thực tế nên chọn đề tài này là phù
hợp với công việc của tôi và có thể sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình thực hiện đề tài khi
tìm kiếm tài liệu, thu thập số liệu.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu chung về quản trị rủi ro tín dụng, nhận định các kinh nghiệm quản trị
rủi ro tín dụng trên thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các
phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công Thương CN Tây Sài
Gòn.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công Thương CN
Tây Sài Gòn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH
TMCP Công Thương CN Tây Sài Gòn trong giai đoạn từ 2009-2012, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương
pháp thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tế nhằm giải quyết
và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của luận văn.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu làm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Chi nhánh Tây Sài Gòn
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Chi nhánh Tây Sài Gòn
1
LÝ LUN TNG QUAN V QUN TR RI RO TÍN DNG NGÂN HÀNG
I
1.1. Ri ro tín dng ngân hàng:
1.1.1. Khái nim ri ro tín dng ngân hàng:
Có rất nhiều học giả đã nghiên cứu về rủi ro và đưa ra nhiều khái niệm về rủi
ro theo quan điểm riêng của từng người. Frank Knight, một học giả của Mỹ đầu thế
kỷ XX định nghĩa: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Alain Willet cho
rằng: “Rủi ro là sự bất trắc liên quan đến biến cố không mong đợi”. Tuy nhiên, định
nghĩa rủi ro trong tài chính được nhiều người đồng ý là: rủi ro là sự khác biệt giữa
giá trị kỳ vọng của biến cố,và giá trị thực tế của biến cố đó.
RRTD NH được hiểu là việc KH không hoặc không có khả năng thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với NH như NH kỳ vọng khi cấp
tín dụng. Khi RRTD xảy ra sẽ làm NH suy giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và
làm NH bị mất vốn.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, RRTD trong hoạt động NH của TCTD
là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của Tổ chức tín dụng do KH không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Hiểu một cách khác, RRTD là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn do
người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không
tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. RRTD xảy ra khi xuất hiện các biến
cố không thể lường trước khiến cho KH không thực hiện được các cam kết đã thỏa
thuận với NH.
Tóm lại, RRTD là khả năng xảy ra tổn thất do NH cho vay nhưng không thu
hồi được nợ đầy đủ, đúng hạn. RRTD có thể đã biểu hiện ra bên ngoài là các khoản
vay quá hạn nhưng cũng là nguy cơ, tuy chưa phát sinh các khoản NQH nhưng vẫn
luôn tiềm ẩn rủi ro ngay trong tất cả các khoản vay. Có thể nói, RRTD luôn song
hành cùng hoạt động tín dụng của NH.
2
1.1.2. Phân loi ri ro tín dng ngân hàng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được chia ra thành 2 loại: rủi
ro giao dịch và rủi ro danh mục.
Ri ro giao dch: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH. Rủi ro
giao dịch gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho
vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong
hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và
mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản cho vay có vấn đề.
Ri ro danh mc: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng, được chia thành 2
loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ
đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp NH tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với
một số KH, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh
vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình
cho vay có rủi ro cao. (Trần Huy Hoàng, 2011)
1.1.3. Nguyên nhân ri ro tín dng:
1.1.3.1. Nguyên nhân t phía ngân hàng
3
NH đưa ra chính sách và quy trình tín dụng không phù hợp với nền kinh tế, còn
chưa chặt chẽ và chưa bám sát thực tế nên dễ dẫn đến rủi ro khi có những KH cố ý
lợi dụng kẽ hở để trục lợi.
Do trình độ nghiệp vụ của CBTD còn hạn chế nên việc đánh giá các dự án, hồ
sơ vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng cho vay đối với phương án, dự án không
khả thi.
Cán bộ NH thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông
đồng với KH lập hồ sơ giả để vay vốn, vay ké vay hộ, đôi khi còn nể nang trong
quan hệ KH.
NH cho vay tập trung vào một KH, nhóm khách hàng vượt quá tỷ lệ quy định
trên vốn tự có dẫn đến rủi ro rất lớn cho NH nếu KH, nhóm KH trên gặp rủi ro mất
khả năng thanh toán hoặc cho vay tập trung vào một nhóm kinh tế dễ bị ảnh hưởng
bởi sự biến động của nền kinh tế.
Thiếu thông tin về KH và môi trường, thị trường để có cơ sở đánh giá KH, hồ
sơ vay một cách chính xác, khoa học trước khi ra quyết định cấp tín dụng.
NH quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuận cao hơn
những khoản vay lành mạnh.
Do áp lực cạnh tranh với các NH khác và tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn
ra trong nội bộ NH.
Vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ NH vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp,
không tương xứng công sức họ đã góp phần làm nên thành công của NH, gây cảm
giác chán nản, mất niềm tin sẽ dễ nảy sinh tiêu cực về sau.
1.1.3.2. Nguyên nhân t phía khách hàng:
Nhóm nguyên nhân khách quan: đó là những tác động nằm ngoài khả năng
quản lý và ý chí của KH như thiên tai, hỏa hoạn, chính sách quản lý kinh tế thay đổi
thường xuyên, văn bản pháp luật không thống nhất, biến động thị trường do ảnh
hưởng của tình hình kinh tế - xã hội.
Nhóm nguyên nhân chủ quan:
4
Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động
có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho NH.
Trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh
doanh của lãnh đạo còn hạn chế.
Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động và cố định dẫn
đến không thu hồi vốn đúng chu kỳ ảnh hưởng khả năng trả nợ của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy
trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc
nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu
sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khả
năng thu hồi vốn trả nợ cho NH.
Do bản thân doanh nghiệp muốn chiếm dụng vốn của NH, dùng một loại tài
sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân.
1.1.3.3. Nguyên nhân khác t bên ngoài:
Sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế
không ổn định khiến cho cả NH và KH không thể ứng phó kịp thời.
Môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không
kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của KH.
Sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh
nghiệp dẫn tới rủi ro cho NH.
NH không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ
chuyên môn cũng như công nghệ NH.
Sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia
tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như NH.
Sự bất bình đẳng trong đối xử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau.
Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển
đất nước.
1.1.4. Ch tiêu phn ánh ri ro tín dng
5
Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, khả năng gây ra tổn thất. Khả
năng này được xác định dựa trên các biểu hiện của rủi ro trong hoạt động tín dụng
của NH:
1.1.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tổng dư nợ có nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Trong đó, tổng dư nợ gồm các khoản cho vay, ứng trước thấu chi và cho thuê
tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá; Các khoản bao
thanh toán; Các hình thức tín dụng khác.
NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, NQH là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng
hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản
lý chặt chẽ, các khoản NQH được phân loại theo thời gian và được phân chia theo
thời hạn thành các cấp độ quá hạn như sau:
+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý
+ Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.
+ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.
1.1.4.2. Tỷ lệ nợ xấu:
Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu là những khoản NQH từ 91 ngày trở lên mà không đòi được và không
được tái cơ cấu.
Nợ xấu bao gồm những khoản NQH có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan
đến các vụ án chờ xử lý và những khoản NQH không được Chính phủ xử lý rủi ro.
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể
đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:
6
+ KH đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với NH khi các cam kết này đã hết
hạn.
+ Tình hình tài chính của KH đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng
NH không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát
mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thông thường về thời gian là các khoản NQH ít nhất là 91 ngày.
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%.
1.1.4.3. Hệ số rủi ro tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số rủi ro tín dụng = x 100%
Tổng tài sản có
Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời
RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của NH được chia thành 3
nhóm:
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho NH. Đây là khoản
tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của NH.
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho NH. Đây
cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của
NH.
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản
cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mạng lại cho NH là
vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của
NH.
1.1.4.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ
tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của NH từ việc cho KH vay
7
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
(Trần Huy Hoàng, 2011)
1.2. Qun tr ri ro tín dng ngân hàng i:
1.2.1. Khái nim Qun tr ri ro tín di:
QTRRTD NHTM là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các bước:
Nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và
tài trợ rủi ro.
QTRRTD NHTM là quá trình áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và
kinh nghiệm quản trị NH vào hoạt động kinh doanh của NH mình để giám sát
phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các
hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất cho NH, đồng thời không ngừng
nâng cao sức mạnh và uy tín của NH. QTRR là bộ phận quan trọng trong chiến lược
kinh doanh của mỗi NHTM, đồng thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các
phương pháp quản trị riêng.
QTRRTD NHTM là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính
sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả
và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn
chế và giảm thấp NQH, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng thu, giảm chi
phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài
hạn của NHTM.
Tóm lại, QTRRTD NHTM là việc các lãnh đạo NH tác động một cách có tổ
chức và định hướng lên các đối tượng quản trị và khách thể kinh doanh nhằm phòng
ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động và đảm bảo khả năng thực hiện các mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn.
1.2.2. Nguyên tc Basel v qun tr ri ro tín dng:
8
Uỷ ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong QTRRTD, đảm bảo tính hiệu
quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Tháng 7 năm 2004, Uỷ ban Basel cho
ra đời ấn phẩm mang tên “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo lường rủi ro”
hay còn gọi là Hiệp ước Basel II. Hiệp ước Basel II hướng tới thực hiện ba mục
tiêu:
Đảm bảo phương pháp tính mức vốn an toàn của NH.
Đo lường tách bạch rủi ro hoạt động và RRTD.
Tăng cường quản trị toàn cầu hoá tài chính NH thống nhất giữa các quốc gia.
Với ba mục tiêu trên, nội dung chính của Basel II đựơc tóm tắt trong 3 trụ cột:
Trụ cột thứ nhất: Xoay quanh RRTD, yêu cầu vốn tối thiểu, đưa ra yêu cầu mức
vốn tối thiểu và phương pháp đánh giá rủi ro.
Trụ cột thứ hai: Quy định về giám sát hoạt động NH.
Trụ cột thứ ba: Yêu cầu về việc công bố thông tin hoạt động NH cho các đối
tượng liên quan.
Trong đó, nội dung cơ bản của Basel II là đưa ra các phương pháp và nguyên
tắc về quản lý RRTD, kiểm soát nợ xấu, bao gồm:
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá RRTD phải
là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động NH (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ
xấu ), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm
soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên
tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các NH cần xác định rõ ràng các tiêu chí
cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng KH tiềm năng,
điều kiện cấp tín dụng ) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng
loại KH trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng
nội bộ đối với KH. NH phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt
và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên
9
quan đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng
trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.
Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của
từng NH để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ
phía KH như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện
các cam kết để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản
vay có vấn đề. NH cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ
xấu. Vì thế, chính sách quản lý RRTD của NH phải chỉ rõ cách thức quản lý các
khoản tín dụng có vấn đề.
Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các NH xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá KH dựa trên nhiều
tiêu chí; phân biệt các mức độ RRTD ứng với từng đối tượng KH để có biện pháp
quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho NH. (Trần Huy Hoàng, 2011)
1.2.3. Vai trò ca qun tr ri ro tín dng ngân hàng i:
1.2.3.1. i vi:
Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các tổ chức
tín dụng mở rộng hoạt động về mặt địa lý và hạn chế được những tổn thất do sự
thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài
chính tín dụng trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi ro hơn.
Trong bối cảnh đó, không một NH hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài
mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống QTRR
nói chung và QTRRTD nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động của tổ chức.
QTRRTD nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất về vốn của
NHTM:
Thường thu nhập của các NHTM được đem lại chủ yếu là từ nguồn thu nhập
của hoạt động tín dụng. Thực tế, RRTD là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất
về vốn cho các NHTM. Vì vậy, RRTD được xem là một trong những nhân tố hết
sức quan trọng, đòi hỏi các NH phải có khả năng phân tích, đánh gía và QTRRTD
10
hiệu quả. Một khi NH chấp nhận nhiều khoản cho vay có RRTD cao thì NH có khả
năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có
thể làm giảm hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của NH, thậm chí có thể
dẫn đến phá sản. Cho nên, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa đến QTRRTD để
có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
QTRRTD là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM
Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và
NH cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là RRTD. Mặc dù, trước
khi cho vay nhân viên NH đã tìm hiểu thị trường và dự đoán những rủi ro có thể xảy
ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên NH là có
giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân
khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, QTRRTD phải được xem là
một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn
ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra.
QTRRTD tốt là một lợi thế cạnh tranh của các NHTM
QTRRTD được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho NH sàng lọc được những
KH có năng lực pháp lý tốt, năng lực tài chính tốt, có tiềm năng phát triển… nhằm
giúp cho việc tài trợ vốn của NH thực sự mang lại hiệu quả và sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các NHTM trong quá trình cạnh tranh.
Các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau và đều có thể
gây tổn thất lớn cho NH nếu không được quan tâm đúng mức. Vấn đề nâng cao
năng lực quản trị rủi ro của hệ thống NH hiện nay trở nên cấp bách. Để có cái nhìn
tổng thể toàn diện về vấn đề quản trị rủi ro phải nhìn từ 2 góc độ vĩ mô (cơ chế
chính sách của cơ quan quản lý) và vi mô (từng NHTM). Bên cạnh đó những tác
động khách quan từ môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh không lành mạnh cũng
ảnh hưởng nhất định đến công tác quản trị rủi ro của NH.
Các NH đều cho rằng vấn đề quản trị rủi ro luôn được chú trọng hàng đầu.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện vẫn còn xa mục tiêu ban đầu. Vấn đề quản trị nội
11
bộ NH cũng đang là vấn đề rất cấp thiết hiện nay do công tác xếp hạng tín dụng nội
bộ đúng nghĩa để quản lý rủi ro thì không phải NH nào cũng làm được. Đây là một
cản trở lớn để các TCTD thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, làm giảm hiệu
quả phân bổ nguồn vốn.
1.2.3.2. i vi khách hàng:
KH khi đặt quan hệ tín dụng với NH có quy trình QTRRTD chặt chẽ, an toàn
buộc họ phải tuân theo các quy định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện của NH mới
có thể được vay vốn.
Về việc cung cấp thông tin cho NH: có nhiều nguyên nhân để KH không
muốn cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho NH như: KH muốn giữ bí mật kinh
doanh nên không cung cấp thông tin về KH đầu vào, đầu ra của mình cho NH; KH
muốn giấu lỗ đối với NH hoặc giấu lãi đối với cơ quan thuế nên cố tình tạo ra nhiều
hệ thống sổ sách, cung cấp số liệu không chính xác cho NH…Nếu NH có biện pháp
QTRR tốt sẽ tạo lòng tin cho KH trong việc bảo mật thông tin, đánh giá được thông
tin KH cung cấp là trung thực hay không từ đó sẽ hướng dẫn KH cần phải cung cấp
thông tin chính xác cho NH đảm bảo việc vay vốn phù hợp với tình hình thực tế của
KH.
Về năng lực KH: KH có năng lực quản lý kém, hoạt động kinh doanh không
hiệu quả nên không đáp ứng được các điều kiện vay vốn chặt chẽ của NH. Vì vậy,
việc QTRRTD tốt tạo động lực cho KH tự nâng cao năng lực quản lý, năng lực tài
chính, thương hiệu, uy tín đối với bạn hàng, thị trường nhằm cải thiện sự tín nhiệm
đối với NH từ đó việc tiếp cận được nguồn vốn vay của NH sẽ dễ dàng hơn.
Vấn đề sử dụng vốn vay: nếu NH không quản lý tốt việc sử dụng vốn vay của
KH sẽ dễ dẫn đến KH sử dụng vốn vay để đầu tư tràn lan, đầu tư vào lĩnh vực mà
KH có ít hoặc không có kinh nghiệm, đầu tư theo phong trào…là nguyên nhân
chính của những thất bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc NH QTRR
tốt, giám sát chặt chẽ khoản vay, cho vay đúng đối tượng vay vốn, thu hồi nợ ngay
khi dòng tiền quay về cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp tập trung vốn cho