Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 102 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM



HUỲNH TƢỜNG VY


QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT Á



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


HUỲNH TƢỜNG VY



QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT Á

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ


TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


HUỲNH TƢỜNG VY


QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT Á

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ


TP Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Huỳnh Tƣờng Vy, xin cam đoan nội dung và số liệu nghiên cứu trong
Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Học viên


Huỳnh Tƣờng Vy
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các bảng biểu vi
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN 1
1.1 Thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng 1
1.1.1 Khái niệm thanh khoản 1
1.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản 2
1.1.2 Cung và cầu về thanh khoản 3
1.2 Rủi ro thanh khoản 4

1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản 4
1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản 4
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 5
1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
8
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 9
1.3.1 Định nghĩa quản trị rủi ro thanh khoản 9
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản 9
1.3.3 Quy tắc quản trị rủi ro thanh khoản 10
1.3.4 Các chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản 11
1.3.5 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản 14
1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của các nƣớc trên thế giới 21
1.4.1. Rủi ro thanh khoản của cuộc khủng hoảng thế chấp cho vay nhà dƣới
chuẩn ở Mỹ 21
1.4.2. Rủi ro thanh khoản tại Northern Rock năm 2007 23
1.4.3 Bài học cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á. 27
2.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Chiến lƣợc phát triển 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ chính 29
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây 29
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Việt Á 32
2.2.1 Tình hình kinh tế vĩ mô tác động đến thanh khoản của ngân hàng 32
2.2.2 Các quy định NHNN liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
36
2.2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng

mại cổ phần Việt Á 39
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Việt Á 60
2.3.1 Ƣu điểm 60
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 60
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á 64
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á đến năm
2020 64
3.2 Các giải pháp chính – đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á 64
3.1.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết 65
3.1.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa từng nhóm khoản mục tài sản có và nợ tƣơng
ứng 65
3.1.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp 67
3.1.4 Tăng cƣờng công tác dự báo các biến động kinh tế vĩ mô 68
3.1.5 Phát triển nguồn vốn ổn định 69
3.1.6 Xây dựng mô hình đánh giá, thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản
(stress testing) và kế hoạch vốn dự phòng 70
3.1.7 Tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng 71
3.1.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp
73
3.1.9 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro
thanh khoản 74
3.2 Các giải pháp hỗ trợ 74
3.2.1 Ổn định chính sách vĩ mô 74
3.2.2 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt vừa đủ 75
3.2.3 Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của
các ngân hàng thƣơng mại 76
3.2.4 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại, xử lý tình trạng sở hữu chéo
78

3.2.5 Một số đề xuất khác 79
KẾT LUẬN ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ALCO : Ủy ban quản lý tài sản có – tài sản nợ
CK : Chứng khoán
CSTT : Chính sách tiền tệ
DTBB : Dự trữ bắt buộc
ĐVKD : Đơn vị kinh doanh
FED : Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
HĐQT : Hội đồng quản trị
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
NHNN : ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM : ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng Trung Ƣơng
RRTK : rủi ro thanh khoản
TCTD : Tổ chức tín dụng
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
UBQLRR : Ủy ban Quản lý rủi ro
VietABank : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á
VND : Việt Nam đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tỷ lệ DTBB đang áp dụng đối với các NHTM Việt Nam 37
Bảng 2.2: Bảng tính chỉ số H1 của VietABank qua các năm 49

Bảng 2.3: Bảng tính chỉ số H1 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 50
Bảng 2.4: Bảng tính chỉ số H2 của VietABank qua các năm 51
Bảng 2.5: Bảng tính chỉ số H2 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 51
Bảng 2.6: Bảng tính chỉ số H3 của VietABank qua các năm 52
Bảng 2.7: Bảng tính chỉ số H3 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 53
Bảng 2.8: Bảng tính chỉ số H4 của VIETBANK qua các năm 54
Bảng 2.9: Bảng tính chỉ số H4 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 54
Bảng 2.10: Bảng tính chỉ số H5 của VIETBANK qua các năm 55
Bảng 2.11: Bảng tính chỉ số H5 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 56
Bảng 2.12: Các tỷ lệ an toàn của VietABank từ năm 2009 – 2012 57
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu của VietABank từ năm 2009 – 2013 58
Bảng 2.14: Khe hở thanh khoản của VietABank tại thời điểm 31/12/2012 59

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài :
Rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau trong hoạt động kinh doanh của các
chủ thể kinh tế nói chung và của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần nói riêng. Hoạt
động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro,
trong đó có một loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ và luôn
chứa đựng nguy cơ bộc phát đầy bất ngờ, đó chính là rủi ro thanh khoản.
Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn
trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào. Trên thế giới ngày nay,
nhiều ngân hàng phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản khi mà sự canh
tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc ngân hàng phải tìm kiếm nguồn tài trợ khác.
Khả năng thanh khoản kém là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính.
Cùng với việc phát triển của thị trƣờng tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị
thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cũng gia tăng tƣơng ứng. Điều này cho
thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch đƣợc nhu cầu thanh khoản bằng các phƣơng
pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gia tăng. Đồng thời, rủi ro thanh

khoản không những ảnh hƣởng đến bản thân của ngân hàng mà còn tác động đến cả
hệ thống.
Với ý nghĩa trên, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á” để tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị RRTK và hoạt động
quản trị RRTK của các ngân hàng thƣơng mại
Tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị RRTK, đánh giá thực trạng quản trị
RRTK tại NHTMCP Việt Á
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị
RRTK tại NHTMCP Việt Á.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tƣợng nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu những vấn đề về năng lực quản
trị RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Á.
Phạm vi nghiên cứu: năng lực quản trị RRTK trong hoạt động kinh doanh
của hệ thống NHTMCP Việt Á.
Thời gian nghiên cứu: Tƣ liệu và số liệu sử dụng trong nghiên cứu phát sinh
trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013
4. Phƣơng pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nhƣ: mô tả - giải thích, so sánh -
đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các
tài liệu tham khảo từ sách tham khảo, báo chí, báo điện tử, các báo cáo của các tổ
chức tài chính, các quy định liên quan đến hoạt động quản trị RRTK do Ngân hàng
Nhà nƣớc ban hành để thu thập thêm thông tin và số liệu.
5. Những kết quả đạt đƣợc của Luận văn:
Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng và quản trị RRTK.
Hai là, đánh giá thực trạng quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á, tìm ra

những hạn chế, tồn tại; góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị RRTK của
NHTMCP Việt Á.
6. Nội dung kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục,
kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị RRTK trong ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á.
Chƣơng 3: Các giải pháp quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á.
- 1 -

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
1.1 Thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm thanh khoản:
Tính thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có
thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Tính thanh
khoản là một vấn đề mà ngân hàng luôn phải đối mặt. Với nghiệp vụ chính là huy
động bằng việc nhận một lƣợng lớn tiền gửi và dự trữ từ các cá nhân, tổ chức, sau
đó chuyển thành khoản tín dụng cho ngƣời đi vay, ngân hàng phải luôn giải quyết
bài toán khó về sự mất cân bằng giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn vốn.
Thêm vào đó, ngân hàng có chức năng tạo phƣơng tiện thanh toán nên họ luôn phải
nắm giữ một tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh toán tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu rút
tiền mặt của khách hàng khi họ cần.
1.1.1.1 Tính thanh khoản của tài sản:
Ngân hàng quan tâm đến tính thanh khoản của tài sản và của danh mục toàn
bộ tài sản của họ. Tính thanh khoản của mỗi tài sản chính là khả năng chuyển tài
sản thành tiền, đƣợc đo bằng thời gian và chi phí, nó phản ánh rủi ro (tổn thất) khi
chuyển tài sản thành tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời gian và chi phí tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản của tài sản. Thời gian
và chi phí càng cao thì tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngƣợc lại. Những

tài sản nào đáp ứng cả hai yêu cầu: thời gian ngắn và chi phí thấp thì mới đƣợc coi
là tài sản thanh khoản. Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp, một tài sản muốn bán
nhanh (thời gian chuyển hóa thành tiền ngắn) thì chi phí (tổn thất) lại lớn.
Những tài sản có tính thanh khoản cao thì thƣờng sinh lời thấp, trong khi tài
sản có tính thanh khoản thấp thì lại có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Chính vì vậy, ngân hàng thƣờng nắm giữ danh mục tài sản với tính thanh khoản
khác nhau. Kết cấu tài sản với tính chất thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh
khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản. Việc ngân hàng duy trì bao nhiêu tài sản
có tính thanh khoản cao là phụ thuộc vào ý muốn của chính ngân hàng.
- 2 -

1.1.1.2 Tính thanh khoản của nguồn:
Tính thanh khoản của nguồn đƣợc đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng
nguồn khi cần thiết, thời gian và chi phí càng thấp thì tính thanh khoản của nguồn
càng cao. Việc mở rộng nguồn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập thêm đƣợc nhiều tài
sản trong đó có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, từ đó tăng khả năng thanh
toán cho ngân hàng.
1.1.1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp
ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng đƣợc tạo nên từ tính thanh khoản của tài sản
và tính thanh khoản của nguồn. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có
nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp,
hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản
Vậy, tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là khả năng
ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền hoặc yêu cầu xin vay hợp lệ của khách
hàng.
1.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản
Khả năng thanh toán là tình trạng đủ vốn để trang trải cho các khoản thua lỗ.
Những khoản thua lỗ này có thể phát sinh từ nhiều lý do khác nhau nhƣ chi phí quá
cao so với doanh thu (rủi ro kinh doanh); các khoản vay có thể không đƣợc hoàn trả

vì một số khách hàng không có khả năng trả (rủi ro tín dụng); các vị thế mua bán có
thể không ổn định,… Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh toán là một biểu hiện của tình
trạng đủ vốn. Theo nghĩa rộng, khả năng thanh toán đòi hỏi phải có thêm tiền sẵn
sàng để chi trả các khoản thanh toán. Nói cách khác, cơ sở vốn dồi dào là điều kiện
cần nhƣng không phải là điều kiện đủ. Cũng có thể tồn tại một mối liên hệ theo
chiều hƣớng ngƣợc lại. Để có khả năng thanh khoản, trƣớc hết phải có khả năng
thanh toán. Khả năng thanh toán ở trạng thái dƣơng là tiền đề cho khả năng thanh
khoản.
Thanh khoản có sự khác biệt với khả năng thanh toán của NHTM đó là tính
chất thời điểm. Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để
- 3 -

trang trải chi phí. Tuy nhiên, nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào
thời điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Nhƣ vậy,
một ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong khi vẫn còn khả năng thanh toán trong
chừng mực hẹp và không kéo dài.
1.1.3 Cung và cầu về thanh khoản
1.1.3.1 Cung về thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả
năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, gồm:
Tiền gửi của khách hàng.
Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi.
Thanh toán nợ của khách hàng.
Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng .
Vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ.
1.1.3.2 Cầu về thanh khoản: Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích
hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thƣờng,
trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh
khoản bao gồm:
Khách hàng rút tiền từ tài khoản.
Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lƣợng tín dụng cao.

Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi.
Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.
Thanh toán cổ tức bằng tiền.
1.1.3.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng NLP (net liquidity position) của một ngân hàng
đƣợc xác định nhƣ sau:
NLP = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
Thặng dƣ thanh khoản: Khi cung thanh khoản vƣợt quá cầu thanh khoản
(NLP>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dƣ thanh khoản. Nhà quản trị
ngân hàng phải cân nhắc đầu tƣ số vốn thặng dƣ này vào đâu để mang lại
- 4 -

hiệu quả cho tới khi chúng cần đƣợc sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản
trong tƣơng lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản
(NLP<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà
quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao
giờ thì có và chi phí bao nhiêu.
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản
(NLP=0), tình trạng này đƣợc gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là
tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.
1.2 Rủi ro thanh khoản
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
RRTK là khả năng ngân hàng không đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ tài chính
một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài
sản với giá thấp. (Nguyễn Văn Tiến)
RRTK sẽ xảy ra khi ngân hàng không có đủ lƣợng tiền mặt để đáp ứng nhu
cầu tức thì về vốn để đáp ứng các nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín
dụng đã cam kết với khách hàng. Trong trƣờng hợp đó, ngân hàng sẽ phải tăng vốn

bằng cách chuyển đổi tài sản thành tiền mặt hoặc vay mƣợn trên thị trƣờng để có đủ
vốn thực hiện các yêu cầu thanh toán, do vậy ngân hàng có thể rơi vào tình trạng
thiếu vốn thanh toán hoặc phải chịu mức chi phí cao để vay đƣợc vốn.
1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản
Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng có một phƣơng pháp tổng hữu hiệu để
nhận biết khả năng thanh khoản của ngân hàng. Phƣơng pháp này tập trung vào các
nguyên tắc của thị trƣờng tài chính. Ví dụ hãy xem xét câu hỏi: Ngân hàng thực sự
có đầy đủ tài sản dự trữ thanh khoản hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào vị thế
của ngân hàng trên thị trƣờng, hay sự đánh giá của thị trƣờng là nhƣ thế nào. Vị thế
của ngân hàng trên thị trƣờng đƣợc phản ánh thông qua những tín hiệu sau:
- 5 -

Lòng tin của dân chúng. Có bằng chứng nào cho thấy tiền gửi của ngân hàng
giảm do những cá nhân và tổ chức lo ngại rằng ngân hàng sẽ cạn kiệt tiền
mặt hoặc không thể thanh toán cho các khoản nợ đến hạn hay không.
Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng. Liệu giá cổ phiếu của ngân hàng
có giảm bởi vì những nhà đầu tƣ nhận thấy rằng một cuộc khủng hoản thanh
khoản đang xảy ra hoặc sắp xảy ra với ngân hàng hay không?
Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi và các khoản đi vay khác cao hơn thị
trƣờng. Có bằng chứng rằng ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động (tiền
gửi, kỳ phiếu, trái phiếu) và chấp nhận mức lãi suất đi vay cao hơn mức lãi
suất thị trƣờng một cách bất thƣờng hay không? Nói cách khác, thị trƣờng
đòi hỏi phần thƣởng chấp nhận rủi ro dƣới hình thức áp dụng chi phí vay vốn
cao, bởi vì ngân hàng đƣợc xem là đang phải đối đầu với một cuộc khủng
hoảng thanh khoản.
Chịu lỗ khi bán tài sản. Ngân hàng có phải chịu sức ép bán tài sản một cách
vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản? Đây là sự
kiện ít khi xảy ra hay đã trở thành một sự kiện thƣờng xuyên?
Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Ngân hàng có khả năng
đáp ứng đúng hạn và đầy đủ các yêu cầu vay vốn hợp lý, có lợi từ những

khách hàng có hệ số tín nhiệm cao hay không, hay áp lực về thanh khoản
khiến ngân hàng phải từ chối một số yêu cầu vốn khả thi?
Vay vốn từ NHNN. Ngân hàng có buộc phải vay NHNN với khối lƣợng lớn
và thƣờng xuyên hay không? Liệu cán bộ NHNN đã bắt đầu đặt câu hỏi về
những khoản vay của ngân hàng hay không?
Nếu câu trả lời có đối với bất kỳ câu hỏi nào nêu trên thì nhà quản trị ngân
hàng cần phải xem xét cẩn thận chính sách quản trị thanh khoản để lấy lại niềm tin
của thị trƣờng (Peter S.Rose).
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
1.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
- 6 -

Nhóm nguyên nhân này là những nguyên nhân gây ra bởi chính ngân hàng,
bên trong ngân hàng
Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có: ngân hàng vay mƣợn
quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và các định chế tài
chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tƣ dài hạn. Do
đó xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng
vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thƣờng gặp nhất là
dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tƣ nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả
tiền gửi đến hạn.
Chiến lƣợc quản trị RRTK không phù hợp, kém hiệu quả:
Do ngân hàng tập trung quá nhiều vào lĩnh vực cho vay mà không chú
trọng việc nắm giữ tài sản thanh khoản.
Do sự phụ thuộc vốn vào một số khách hàng, trong khi đó tỷ trọng
vốn huy động từ khu vực dân cƣ chiếm tỷ trọng thấp nên khi các ngân
hàng rút tiền gửi hoặc không cho vay nữa khi có biến động thì các
ngân hàng phụ thuộc bị thiếu hụt thanh khoản.
Tâm lý ỷ lại của ngân hàng: sự hỗ trợ của NHNN đã làm nảy sinh tâm
lý ỷ lại của các NHTM. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN

cũng có vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng để hỗ trợ thanh khoản cho
các ngân hàng và giữ an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, việc NHNN
cứu trợ cho tất cả các ngân hàng sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các
ngân hàng do đó không thực sự chú trọng trong việc phòng ngừa tình
huống xấu xảy ra trong thanh khoản.
Do ngân hàng chƣa kiểm soát tốt các thông tin tài chính và tin đồn
Có nhiều vụ án cán bộ ngân hàng thông qua hoạt động cho vay khống
hoặc lừa gạt, chiếm đoạt tiền của ngân hàng bị phát hiện và đăng tải
trên phƣơng tiện thông tin đại chúng gây mất lòng tin nơi khách hàng,
họ rút tiền ra khỏi ngân hàng và gửi vào ngân hàng khác, hoặc tìm
- 7 -

kiếm kênh đầu tƣ khác dẫn đến tình hình thanh khoản của ngân hàng
bị ảnh hƣởng.
Do chƣa nghiêm túc chấp hành quy định của NHNN. Việc thực hiện
các chỉ tiêu về quản lý thanh khoản của ngân hàng chỉ mang tính tuân
thủ, đối phó nên không đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Với quy
định của NHNN về mức sử dụng tối đa một tỷ lệ phần trăm vốn ngắn
hạn cho vay trung dài hạn, các ngân hàng muốn gia tăng khả năng cho
vay trung dài hạn nên ngân hàng đã huy động vốn với kỳ hạn dài và
cho phép khách hàng rút trƣớc hạn. Nhƣ vậy, ngân hàng vẫn đảm bảo
nguồn vốn cho vay trung dài hạn đúng quy định nhƣng trên thực tế
ngân hàng phải đối mặt với RRTK tăng lên.
1.2.3.2.Nguyên nhân khách quan
Có sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các
công cụ nhƣ tỷ lệ dự trữ bắt buộc; các loại lãi suất: lãi suất cơ bản, lãi suất tái
cấp vốn…; nghiệp vụ thị trƣờng mở. RRTK của NHTM có liên quan đến
chính sách quản lý của NHNN. Khi NHNN tiến hành các giao dịch thị
trƣờng mở hoặc thay đổi lãi suất, nó thay đổi lƣợng cung tiền, làm tăng hoặc
giảm hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặt khác, việc thay đổi đột ngột

chính sách tiền tệ hoặc thay đổi trong các quy định trong lĩnh vực ngân hàng
của NHNN làm cho các ngân hàng không kịp thích nghi, gây ra tác động
không nhỏ đến tình hình thanh khoản của ngân hàng
Do sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng: Các ngân hàng nắm giữ một lƣợng lớn
tài sản tài chính mà loại tài sản này rất nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất
tăng, nhiều ngƣời gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất
cao hơn. Những ngƣời có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dƣ hạn
mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Nhƣ vậy, thay đổi lãi suất sẽ
ảnh hƣởng đến luồng tiền gửi và luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh
khoản của ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến thị giá của
- 8 -

các tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản và trực tiếp làm tăng
chi phí đi vay trên thị trƣờng tiền tệ.
Chu kỳ kinh doanh: Theo thời vụ ở những tháng cuối năm phát sinh nhu cầu
nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết
toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lƣơng thƣởng cho cán bộ
nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho đối tác, giải quyết hàng tồn kho,
nhập khẩu hàng hóa,… tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những
tháng cuối năm. Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không
cao mặc dù chính sách lãi suất có thể tiếp tục tăng nóng.
1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM
1.2.4.1 Tác động của rủi ro thanh khoản đến mỗi NHTM riêng lẻ:
Chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản thành tiền với chi phí phí cao.
Tiếp cận thị trƣờng tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắc khe hơn
nhƣ: phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không đƣợc tuần hoàn
nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thƣờng xuyên hoặc bị từ chối cho
vay.
Đình trệ hoạt động làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (do chi
phí huy động tăng đồng thời phải cắt giảm nguồn cung tín dụng).

Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và
với NHNN.
Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tƣợng rút
tiền ồ ạt của ngƣời gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn
đến sụp đổ hệ thống ngân hàng
1.2.4.2 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế:
Việc phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của ngƣời gửi
tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo
sự sụp đổ của toàn hệ thống ngân hàng chứ không chỉ của một ngân hàng
riêng lẻ.
- 9 -

Đe dọa đến sự ổn định của toàn hệ thống NHTM, gây nên sự hỗn loạn dẫn
đến khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia.
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng
1.3.1 Định nghĩa quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị thanh khoản là hoạt động quản trị tài sản và nguồn vốn của ngân
hàng nhằm quản lý có hiệu quả tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và danh mục
cấu trúc của nguồn vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán, rút tiền của khách
hàng một cách nhanh chóng, cũng nhƣ nhu cầu vay mới của khách hàng.
Quản trị thanh khoản là việc quản trị hai bên bảng cân đối kế toán của ngân
hàng (tài sản, nguồn vốn). Tài sản phải có tính lỏng, khả năng chuyển đổi thành các
tài sản khác (tiền, trái phiếu, cổ phiếu), còn nguồn vốn phải có cơ cấu linh hoạt,
không bị phụ thuộc, an toàn và ổn định.
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:
1.3.2.1 Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản:
Bản chất của hoạt động quản trị RRTK trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai
nội dung sau:
Hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu
thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thƣờng xuyên đối mặt với tình trạng

thâm hụt hay thặng dƣ thanh khoản.
Thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lƣợng tỷ lệ nghịch với nhau,
nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của
tài sản đó càng thấp và ngƣợc lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng
cao thì thƣờng có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng
sinh lời khi sử dụng để cho vay.
1.3.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:
Nhận dạng – phân tích và đo lƣờng rủi ro thanh khoản
Nhận dạng rủi ro thanh khoản: Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là
phải nhận dạng đƣợc rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên
tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm:
- 10 -

Việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và toàn bộ
hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê đƣợc tất cả các loại rủi ro, kể
cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tƣơng lai, để từ
đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp.
Phân tích rủi ro thanh khoản: Đây là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi
ro. Phân tích rủi ro nhằm đề ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi
ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân
làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro và tác động đến các
nguyên nhân thay đổi chúng.
Đo lƣờng rủi ro thanh khoản: Đo lƣờng rủi ro là việc thu thập các số
liệu và phân tích, đánh giá; từ kết quả thu đƣợc, nhà quản trị lập ma trận
đo lƣờng rủi ro.
Kiểm soát rủi ro thanh khoản: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi
ro. Đó chính là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc, các
chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu các tổn
thất, những ảnh hƣởng không mong muốn có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Tài trợ rủi ro thanh khoản: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa,

nhƣng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trƣớc hết cần theo dõi, xác định chính
xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó,
cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này
đƣợc chia làm hai nhóm: Tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.
1.3.3 Quy tắc quản trị rủi ro thanh khoản:
Một số nguyên tắc mang tính chỉ đạo sau cần đƣợc tôn trọng để quản trị
thanh khoản một cách hiệu quả:
Nhà quản trị thanh khoản phải thƣờng xuyên bám sát hoạt động của các bộ
phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận
này sao cho ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến
hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần đƣợc chuyển ngay đến nhà quản trị
- 11 -

thanh khoản, để có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu
cầu này.
Nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi tiền,
xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các
khách hàng lớn. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản trị thanh
khoản dự kiến trƣớc đƣợc phần thặng dƣ hay thâm hụt thanh khoản và xử lý
có hiệu quả từng trƣờng hợp.
Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề
thanh khoản phải đƣợc phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu
một trong hai tình trạng thặng dƣ hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dƣ thanh
khoản nên đƣợc đầu tƣ đúng lúc khi nó xảy ra nhằm tránh một sự giảm sút
trong thu nhập của ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên đƣợc xử lý kịp thời
để giảm bớt sự căng thẳng trong việc vay mƣợn hay bán tài sản.
1.3.4 Các chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản
Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hƣớng sau đây:
Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản Có).
Vay mƣợn từ bên ngoài (dựa vào tài sản Nợ) để đáp ứng nhu cầu thanh

khoản.
Phối hợp cân bằng ở cả hai hƣớng nêu trên.
Sau đây là ba chiến lƣợc quản trị RRTK đƣợc đƣa ra dựa trên ba hƣớng tiếp
cận nêu trên:
1.3.4.1 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có (dự trữ, bán các
chứng khoán và tài sản):
Khi thực hiện chiến lƣợc quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có, ngân hàng
chỉ cho vay ngắn hạn. Trong trƣờng hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng
có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn
chế của chiến lƣợc này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn.
Chiến lƣợc quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có còn gọi là chiến lƣợc tiếp
cận thị trƣờng vốn ngắn hạn: chiến lƣợc này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh
- 12 -

khoản đủ lớn dƣới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ
yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản,
ngân hàng sẽ bán lần lƣợt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản đƣợc
đáp ứng.
Chiến lƣợc quản trị thanh khoản theo hƣớng này thƣờng đƣợc gọi là sự
chuyển hoá tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản đƣợc tài trợ bằng cách chuyển
đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.
Chiến lƣợc quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có có ƣu điểm là ngân hàng
hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không
bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lƣợc này cũng có những nhƣợc
điểm sau:
Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo
ra. Nhƣ vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu
tƣ.
Phần lớn các trƣờng hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch nhƣ
hoa hồng trả cho ngƣời môi giới chứng khoán.

Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị
trƣờng, hoặc bị ngƣời mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản.
Ngân hàng phải đầu tƣ nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là
các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả sử
dụng vốn của ngân hàng.
1.3.4.2 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Nợ:
Đây là chiến lƣợc quản trị thanh khoản phổ biến đƣợc các ngân hàng lớn sử
dụng vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trƣớc. Trong chiến lƣợc này, một phần
nhu cầu thanh khoản đƣợc đáp ứng bằng cách vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ. Việc
vay mƣợn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi
có nhu cầu thanh khoản phát sinh.
- 13 -

Nguồn tài trợ cho chiến lƣợc này thƣờng bao gồm: vay qua đêm, vay ngân
hàng trung ƣơng, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có
thể chuyển nhƣợng mệnh giá lớn Chiến lƣợc quản trị thanh khoản dựa trên
tài sản Nợ đƣợc các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100%
nhu cầu thanh khoản.
Nhƣợc điểm của chiến lƣợc này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trƣờng tiền
tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản (nhƣng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận
cao nhất) do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trƣờng tiền
tệ. Hơn nữa, một ngân hàng vay mƣợn quá nhiều thƣờng bị đánh giá là có
khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi
tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao
gấp nhiều lần. Cùng lúc đó, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể
gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này
để giải quyết khó khăn về thanh khoản.
1.3.4.3 Chiến lược cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ (quản trị thanh khoản
cân bằng):

Nhƣ phân tích ở trên, cả hai chiến lƣợc quản trị thanh khoản dựa vào tài sản
Có và dựa vào tài sản Nợ đều có hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự
trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng tiền tệ. Do đó, phần lớn các ngân
hàng thƣờng dung hòa và kết hợp cả hai chiến lƣợc trên để tạo ra chiến lƣợc quản trị
thanh khoản cân bằng.
Định hƣớng của chiến lƣợc này là: các nhu cầu thanh khoản thƣờng xuyên,
hàng ngày sẽ đƣợc đáp ứng bằng tài sản dự trữ nhƣ tiền mặt, chứng khoán khả mại,
tiền gửi tại các ngân hàng khác ; các nhu cầu thanh khoản không thƣờng xuyên
nhƣng có thể dự đoán trƣớc nhƣ nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu
hƣớng sẽ đƣợc đáp ứng bằng các thoả thuận trƣớc về hạn mức tín dụng từ các
ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất
không thể dự báo đƣợc đáp ứng từ việc vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ; các nhu
- 14 -

cầu thanh khoản dài hạn đƣợc hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và
trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hoá thành tiền.
1.3.5 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản
Theo Peter S.Rose tác giả cuốn Commercial Bank Management, trong những
năm gần đây, một số phƣơng pháp đo lƣờng RRTK đã đƣợc phát triển bao gồm:
1.3.5.1 Phương pháp nguồn và sử dụng thanh khoản
Do RRTK có thể phát sinh do có sự rút tiền gửi quá mức, hoặc do phải cấp
hạn mức tín dụng nhƣ đã cam kết. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng
phải: (i) hoặc là thanh lý (chuyển hóa) một bộ phận tài sản Có thành tiền, (ii) hoặc
là phải đi vay bổ sung trên thị trƣờng tiền tệ. Để quản trị thanh khoản một cách hiệu
quả, nhà quản trị ngân hàng cần lƣợng hóa trạng thái thanh khoản hàng ngày. Một
công cụ hữu ích là lập bản báo cáo thanh khoản ròng (net liquidity statement), ghi
chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền
ngân hàng đã thực sự sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản; trên cơ sở đó nhà
quản trị tính đƣợc trạng thái thanh khoản ròng tại một thời điểm là chênh lệch giữa
luồng tiền tạo nên nguồn thanh khoản và số tiền ngân hàng đã sử dụng để đáp ứng

cho nhu cầu thanh khoản. Xem xét một bản báo cáo (mô phỏng) của một ngân hàng:
Bảng 1.1: Trạng thái thanh khoản ròng (net liquidity statement)
Nguồn thanh khoản
Đã sử dụng nguồn thanh khoản
1. Tài sản có coi nhƣ tiền $2.000
2. Năng lực đi vay tối đa $12.000
3. Tiền dự trữ vƣợt mức $500
1. Không phát sinh
2. Đã vay $6.000
3. Đã tái chiết khấu tại NHTW $1.500
Tổng nguồn $14.500
Đã sử dụng $ 7.500
Trạng thái thanh khoản ròng = $14.500 – $7.500 = $7.000
Ngân hàng có ba nguồn thanh khoản cơ bản là:
Tài sản có coi nhƣ tiền, bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc có thể chuyển
đổi thành tiền ngay lập tức với rủi ro giá cả và chi phí giao dịch thấp.
Năng lực đi vay tối đa: là số tiền mà ngân hàng có thể đi vay trên thị trƣờng
tiền tệ hay hợp đồng mua lại.
- 15 -

Tiền dự trữ vƣợt mức: là bất cứ khoản tiền nào nằm tại quỹ của ngân hàng và
nằm trên tài khoản tại NHTW vƣợt quá mức dự trữ bắt buộc theo quy định
của NHTW.
Từ bảng trên cho thấy, tổng nguồn thanh khoản là 14.500 triệu USD, trừ đi số tiền
đã sử dụng là 7.500 triệu USD, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng là dƣơng
7.000 triệu USD. Nếu trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng càng lớn thì tiềm
ẩn RRTK càng thấp.
1.3.5.2 Phương pháp cung cầu thanh khoản
Một cách tổng quát, thanh khoản của ngân hàng có thể đƣợc phân tích trong
khuôn khổ cung cầu, xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân

hàng tại một thời điểm nhất định. Cụ thể, cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có
thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng. Các bộ phận tạo nên cung thanh
khoản gồm: tiền gửi bổ sung của khách hàng, khách hàng hoàn trả tín dụng, đi vay
trên thị trƣờng tiền tệ, thu nhập từ bán tài sản, thu nhập từ cung cấp dịch vụ,
v.v…Trong đó nguồn cung quan trọng nhất là nguồn tiền gửi bổ sung của khách
hàng, tiếp đến là các khoản tín dụng đƣợc hoàn trả và doanh thu từ dịch vụ. Cầu
thanh khoản là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong thời
gian ngắn. Các bộ phận tạo nên cầu thanh khoản bao gồm: khách hàng rút tiền gửi,
cấp tín dụng cho khách hàng, hoàn trả các khoản đi vay, chi phí nghiệp vụ và thuế,
chi trả cổ tức bằng tiền, v.v…Trong đó bộ phận cầu thanh khoản chủ yếu là khách
hàng rút tiền gửi và cấp tín dụng cho khách hàng.
Nguồn cung và cầu thanh khoản của ngân hàng đƣợc hình thành rất đa dạng.
Mối quan hệ giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm
thể hiện trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity position – NLP) hay còn gọi là
độ lệch thanh khoản (Liquidity gap).
NLP
t
= Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
Có ba trƣờng hợp xảy ra đối với NLP
t

Nếu NLPt = 0  tổng cung thanh khoản = tổng cầu thanh khoản, ngân hàng
đủ thanh khoản.

×