Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỦA THƯƠNG MẠI VÀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 73 trang )

TR
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG

ĐẠI

HỌC

KINH

TẾ

THÀNH

PHỐ

HỒ

CHÍ

MINH





NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH


TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƢƠNG MẠI VÀ
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN HIỆU


ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT

NAM




LUẬN

VĂN

THẠC



KINH

TẾ





TP.

HỒ

CHÍ

MINH - NĂM


2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG

ĐẠI

HỌC

KINH

TẾ

THÀNH

PHỐ

HỒ

CHÍ

MINH




NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH



TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƢƠNG MẠI VÀ
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN HIỆU
ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT

NAM


Chuyên

ngành: Tài

chính



Ngân

hàng


Mã số: 60340201


LUẬN

VĂN

THẠC




KINH

TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn

khoa

học:

GS.TS.Trần Ngọc

Thơ




TP.

HỒ

CHÍ

MINH - NĂM

2013
1


LỜI

CAM

ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn là GS. TS Trần Ngọc Thơ. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề bài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú
thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

TP.HCM,ngày

thángnăm

2013

Tác

giả




Nguyễn Thị Kim Khánh




2

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
1
LỜI

CAM

ĐOAN
1
MỤC LỤC 2
DANH

MỤC

TỪ

VIẾT

TẮT
4
DANH


MỤC

BẢNG
5
DANH

MỤC

HÌNH

VẼ
5
TÓM TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀO GIÁ TIÊU DÙNG 11
1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nƣớc 11
1.1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu 11
1.1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng 11
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá 12
1.2.1 Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái 13
1.2.2 Chính sách tiền tệ và lạm phát trong nƣớc 13
1.2.3 Độ chênh lệch sản lƣợng 14
1.2.4 Độ mở cửa thƣơng mại 14
1.2.5 Thành phần hàng hóa nhập khẩu 15
1.3 Các nghiên cứu trƣớc đây 15
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 15
1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 21
CHƢƠNG 2: DỮ LIỆUVÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24
2.1 Dữ liệu nghiên cứu 24

2.2 Mô hình nghiên cứu 24
2.3 Phân chia các giai đoạn nghiên cứu 25
2.4 Các bƣớc thực hiện nghiên cứu 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Kiểm định đơn vị 29
3.2 Kiểm định nhân quả Ganger 31
3.3 Chọn độ trễ tối ƣu của mô hình 31
3.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình 33
3

3.5 Phân tích phản ứng xung 33
3.6 Kết quả phân rã phƣơng sai giá tiêu dùng 40
KẾT LUẬN CHUNG 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Phụ lục 1: Các kiểm định đơn vị ADF cho các biến trong mô hình Var cho từng giai đoạn 48
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định Ganger 57
Phụ lục 3: Kết quả chạy mô hình VAR đầy đủ của giai đoạn 2001-2006 62
Phụ lục 4: Kết quả chạy mô hình VAR đầy đủ của giai đoạn 2007-2012 67



















4

DANH

MỤC

TỪ

VIẾT

TẮT


- ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
- ADF: Adicky - Fuller
- CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
- CSTT: Chính sách tiền tệ
- ERPT: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá (exchange rate pass through)
- GOS: Tổng cục thống kê Việt Nam
- IFS: Thống kê tài chính
- IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
- IP: Sản lượng công nghiệp
- NEER: The Nominal Effective Exchange Rate – Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa hiệu lực

- USD: Đô la Mỹ
- VAR: Vector Autoregression – Mô hình tự hồi quy véc tơ
- WB: Ngân hàng thế giới
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới






5


DANH

MỤC

BẢNG


- Bảng 3.1: Kết quả kiểm định đơn vị cho CPI giai đoạn 2001-2006
- Bảng 3.2: Kết quả chọn độ trễ tối ưu
- Bảng 3.3: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số trong mô hình VAR cho CPI trong
hai giai đoạn
- Bảng 3.4: Tóm tắt phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước cú sốc 1% của IP,
M2, NEER giai đoạn 2001-2006 và 2007-2012
- Bảng 3.5: Tóm tắt kết quả phân rã phương sai của CPI theo cơ chế cơ chế phân
rã phương sai Cholesky cho giai đoạn 2001-2006
- Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả phân rã phương sai của CPI theo cơ chế cơ chế phân
rã phương sai Cholesky cho giai đoạn 2007-2012

DANH

MỤC

HÌNH

VẼ


- Hình 2.1: Biến động của giá trị sản xuất công nghiệp, cung tiền, tỷ giá, giá tiêu
dùng 2001-2012 (Kỳ gốc 2001M1)
- Hình 2.2: Biến động của giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu trong giai đoạn từ
2001-2012
- Hình 3.1: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình
- Hình 3.2: Phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước 1 cú sốc tỷ giá
- Hình 3.3: Phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước các cú sốc các biến trong
mô hình giai đoạn 2001-2006
- Hình 3.4: Phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước các cú sốc các biến trong
mô hình giai đoạn 2007-2012
- Hình 3.5: Kết quả phân rã phương sai của CPI theo cơ chế cơ chế phân rã
phương sai Cholesky cho giai đoạn 2001-2006 & 2007-2012
6

TÓM TẮT

Bài viết này xem xét hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam
qua hai thời kỳ: 2001 – 2006, 2007 – 2012. Những giai đoạn được đánh dấu
với sự thay đổi trong kinh tế và chính sách tiền tệ cung cấp một trường hợp
nghiên cứu thú vị để phân tích tầm quan trọng của sự mở cửa và môi trường
lạm phát tác động lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá (ERPT). Mô hình VAR của

giá trị sản xuất công nghiệp, cung tiền, tỷ giá, và giá tiêu dùng được ước tính
cho từng thời kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi không phải là yếu tố
quyết định lớn nhất của sự biến đổi giá cả, tỷ giá hối đoái đã tăng tầm quan
trọng trong giai đoạn 2007-2013. Bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ yếu về tầm
quan trọng của môi trường lạm phát trong khi sự mở cửa là một yếu tố chi
phối trong việc xác định mức độ ERPT.











7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, biến động chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức cao, đó
không chỉ là mối quan tâm của chính phủ, các nhà kinh tế học mà còn là mối
quan tâm củatừng cá nhân. Vấn đề đặt ra là độ mở cửa thương mại và chính
sáchtiền tệ có tác động lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt
Nam hay không? Và nếu có thì xu hướng và mức độ tác động như thế nào?Để
trả lời cho các câu hỏinày, tác giả đã thực hiện nghiên cứu: “Tác động của mở
cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá
ở Việt Nam” để làmluận văn bảo vệ khóa học thạc sĩ của mình.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, việc nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoáivào
các chỉ số giá và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn này vẫn luôn là
vấn đề đáng quan tâm của các nhà kinh tế.Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu
vềvấn đề này được thực hiện bởi các nhà kinh tế thế giới ở nhiều quốc gia với
nhiềukhu vực được nghiên cứu, trong nhiều giai đoạn và thời kỳ khác
nhau.Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn rất khiêm tốn, số lượng
ít, khía cạnh nghiên cứu cũng không đầy đủ.Trong điều kiện nền kinh tế
ViệtNam hội nhập ngày càng sâu rộng đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập
WTO thì việc chịu ảnh hưởng càng lớn từ các tác động của việc mở cửa
thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ có thể là nguyên nhân gây
ảnhhưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam. Vìvậy, một
nghiên cứu về tác động của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách
tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn
2001-2012 là cần thiết.
8

3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tác giả đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực
(NEER)vào chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn2001-2012.Thứ
hai, tác giả xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến mức độ
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong
những thời kỳ khác của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền
tệ.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chung của luận văn là sự tác động của việc mở cửa
thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào
giá tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. Để nghiên cứu đối
tượng tổng quát trên ta phải nghiên cứu các đối tượng chi tiết sau:
- Giá trịsản xuất công nghiệp của Việt Nam (IP).

- Cung tiền (M2) của Việt Nam
- Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) của VND/USD.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam.
- Chính sách thương mại của Việt Nam.
- Chính sách tiền tệ của Việt Nam.
- Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực vào chỉ số
giátiêu dùng tại Việt Nam.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào
chỉ sốgiá tiêu dùng của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả tiêu
dùng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
9

Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn: Phương
pháp định lượng:
o Tác giả sử dụng kiểm định đơn vị ADF để kiểm định tính dừng của
các biến nghiên cứu, kiểm định Ganger để kiểm định mối quan hệ
nhân quả giữa các biến nghiên cứu.
o Tác giả sử dụng mô hình VAR để đo lường mức độ truyền dẫn của
tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu Việt Nam dùng trong ngắn hạn từ
2001-2012.
6. Dữ liệu nghiên cứu
Trong luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu:Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹtiền tệ quốc tế (IMF), Tổng cục thống kê
Việt Nam (GSO) trong khoảngthời gian từnăm 2001 đến 2012.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, giới thiệu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận
văngồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá

tiêu dùng.
Chương 2: Dữ liệu nghiên cứuvà mô hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
8. Những đóng góp của luận văn
- Thứ nhất, luận văn đã xác định được mức độ truyềndẫn của tỷ giá hối đoái
vào giá tiêu dùng trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam.
10

- Thứ hai, luận văn cũng đã lượng hóa được mức độ tác động của các yếu tố
vĩmô vào giá cả tiêu dùng Việt Nam.
- Thứ ba, luận văn cung cấp thêm một khía cạnh tham khảo cho việc nghiên
cứu kinh tế tại Việt Nam.














11

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ TIÊU DÙNG

1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nƣớc
1.1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu
Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào giá nhập khẩu được hiểu là
phần trăm thay đổi giá cả hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng tiền của quốc
gia nhập khẩu từ việc thay đổi một phần trăm của tỷ giá hối đoái giữa đồng
tiền của quốc gia nhập khẩu và đồng tiền của quốc gia xuất khẩu.
Theo thuyết Ngang giá sức mua (PPP), một lý thuyết được phát triển vào năm
1920 bởi Gustav Cassel. Đây là một phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái
giữa hai tiền tệ để cân bằng sức mua của hai đồng tiền này. Lý thuyết ngang
giá sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá cả, và giả định rằng trong một thị
trường hiệu quả, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một mức giá.
Công thức tính ngang giá sức mua như sau:
S=P
1
/P
2

Trong đó: S: là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2
P
1
: là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 1
P
2
: là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 2
Như vậy theo PPP thì EPRT vào giá cả hàng hóa là toàn phần. Tuy nhiên trên
thực tế có nhiều nguyên nhân khiến tỷ giá lệch khỏi PPP, một trong những
nguyên nhân đó là chi phí vận chuyển và phân phối theoObstfeld & Rogoff
(2000).
1.1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng
12


Theo Bailliu và Bouakez (2004), cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ
sốgiá tiêu dùng gồm 02 bước:
- Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ giá sẽ được truyền dẫn vào chỉ số giá nhập
khẩu,mức độ và tốc độ của truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu phụ thuộc
vào mộtvài yếu tố: kỳ vọng về thời điểm phá giá, chi phí của việc điều
chỉnh giá vànhu cầu hàng nhập khẩu…
- Thứ hai, sự thay đổi của chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá
tiêu dùng . Mức độ chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng phụ thuộc vào tỷlệ
của các hàng hóa nhập khẩu này trong rổ hàng hàng hóa tính chỉ số giátiêu
dùng, ngoài ra, mức độ truyền dẫn vào chỉ số giá tiêu dùng phụthuộc vào
các yếu tố: sự phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho giá hàng hóa nhậpkhẩu cao,
từđó làm gia tăng nhu cầu hàng hóa nội địa. Điều này sẽ tạo sứcép tăng giá
hàng hóa nội địa và tăng lương, nếu giá cả hàng hóa và lươngtăng sẽ tiếp
tục tạo sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng trong nước.
Theo Bạch ThịPhương Thảo (2011), sự ảnh hưởng của chỉ số giá nhập khẩu
vào chỉ số giátiêu dùng theo 01 trong 02 cách sau:
- Nếu hàng hóa nhập khẩu được dùng cho mục đích tiêu dùng cuốicùng,
chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng.
- Nếu hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên phụ liệu được dùng cho
quátrình sản xuất thì chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá
sảnxuất và thông qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng.
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá, trong bài này tác
giả đề cập đến một số yếu tố thường được các nhà nghiên cứu quan tâm như
sau:
13

1.2.1 Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái
Khi xảy ra sự biến động của tỷ giá hối đoái của đồng tiềnquốc gia nhập khẩu,

nếu các công ty xuất khẩu cho rằng sự biến động này chỉ là tạmthời thì công
ty xuất khẩu sẽ chấpnhận giảm lợi nhuận để không điều chỉnh giá bán hàng
hóa vì việc điều chỉnh giáhàng hóa sẽ phải phát sinh thêm các chi phí khác.
Trongtrường hợp này mức độ truyền dẫn của tỷ giá có mối quan hệ ngược
chiều với sựbiến động của tỷ giá.Ngược lại, nếu như các công ty xuất khẩu
nhận thấy rằng sựbiến động này sẽ kéo dài và tồn tại lâu thì sẽ điều chỉnh giá
bán.Trong trường hợpnày mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái sẽ có mối
quan hệ cùng chiều với mức độbiến động của tỷ giá hối đoái.Như vậy mức độ
biến động của tỷ giá hối đoái có thể có mối tương quan thuận, cũng có thể có
mối tương quan nghịch với mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả
hàng hóa.
1.2.2 Chính sách tiền tệ và lạm phát trong nƣớc
Theo
McLeod

(2003):
Xem xét tiền cơ sở tác động đến cú sốc chính sách tiền
tệ, cho rằng,lạm phát cao của Indonesia sau cuộc khủng hoảng tiền tệ chủ yếu
gây ra bởisự gia tăng tiền cơ sở, hệ quả của các chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Indonesia.Bernanke và các cộng sự (1999):cho rằng duy trì một mục
tiêu lạm phát trên 0% nhưng không quá cao (dưới 3%), trong khoảng thời gian
dài không dẫn đến sự bất ổn trong kỳ vọng lạm phát của công chúng hoặc làm
giảm sự tín nhiệm của NHTW.
Môi trường lạm phát cũng ảnh hưởng đến phản ứng giá đối với các thay đổi
trong tỷ giá (Taylor, 2000). Ca 'Zorzi, Hahn và Sánchez (2007): một môi
trường lạm phát tăng ERPT và ngược lại. Xu hướng giảm gần đây trong ERPT
14

quan sát thấy trong nghiên cứu, như lập luận của Taylor (2000), trùng hợp với
một sự thay đổi môi trường lạm phát thấp (gọi là giả thuyết của Taylor).

1.2.3 Độ chênh lệch sản lƣợng
Độ chênh lệch sản lượng có thể có mối liên hệ ngược chiều hoặc cùng chiều
với sự truyền dẫn của tỷ giá. Trong một nền kinh tế lớn, khi sản sản lượng
thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thấtnghiệp trong nền kinh tế cao
hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhu cầu về hàng hóanhập khẩu giảm qua đó có
thể làm giảm giá hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này,mối quan hệ giữa độ
chênh sản lượng và mức truyền truyền dẫn lànghịch. Ngược lại, khi sản lượng
thực tế của nền kinh tế cao hơn mức tiềm năng,một mặt nhu cầu về hàng hóa
gia tăng qua đó làm tăng giá tiêu dùng; mặt khác khisản lượng thực tế cao hơn
sản lượng tiềm năng các doanh nghiệp gặp phải vấn đề vềgiới hạn sản xuất,
phải đầu tư thêm làm chochi phí sản xuất tăng lên, qua đó cũng làm tăng giá
tiêu dùng của hàng hóa. Trongtrường hợp này, độ chênh sản lượng sẽ có mối
quan hệ cùng chiều vớimức độ truyền dẫn.
1.2.4 Độ mở cửa thƣơng mại
Độ mở cửa thương mại có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với mức
độ truyền dẫn tỷ giá. Độ mở cửa thương mại càng lớn thì hàng hóa xuất nhập
khẩu chiếm tỷ trọng càng cao trong nền kinh tế, lúc này giá cả hàng hóa chịu
tác động lớn tỷ giá hối đoái nên mức độ truyền dẫn cao, nhưng mặt khác, sự
mở cửa thương mại cao sẽ tạo ra xu hướng giảm giá cả hàng hóa do canh
tranh gay gắt, vì thế sự truyền dẫn tỷ giá trong trường hợp này lại ngược
chiều.
Độ mở cửa thương có vai trò chi phối so với môi trường lạm phát trong sự
truyền dẫn của tỷ giá theo nghiên cứu củaNiloufer Sohrabji (2011) về sự
15

truyền dẫn của tỷ giá lên giá cả ở Ấn Độ qua các thời kỳ khác nhau của việc
mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ.
1.2.5 Thành phần hàng hóa nhập khẩu
Hàng hóa khác nhau thì mức độ truyền dẫn tỷ giá lên giá cả sẽ khác
nhau.Thông thường, giá nhiên liệu mà cụ thể là giá xăng, dầu sẽ bị mức độ

truyền dẫn tỷ giá cao hơn.Một quốc gia có tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu lớn
thì mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào giá cả sẽ lớn.
1.3 Các nghiên cứu trƣớc đây
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các nhà nguyên cứu kinh tế đã sử dụng các phương pháp khác
nhau để nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ sốgiá, cũng như
các yếu tố tác động đến sự truyền dẫn tỷ giá, có thể kể tóm lược một số
nghiên cứu như sau:
Phƣơng pháp Var
McCarthy, J. (2000): sử dụng Mô hình VAR đệ qui (recursiveVAR) để
nghiên cứu mức tác động của tỷ giá hối đoái và chỉ số giánhập khẩu đến chỉ
số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại một số nền kinh tế pháttriển giai
đoạn 1976 – 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) việc nâng giá đồng nộitệ
sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài với thời gian ít nhất là 1
năm ởhầu hết các nước khảo sát. 2) Phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số
giá tiêudùng đối với chỉ số giá nhập khẩu là dương và có ý nghĩa thống kê ở
hầu hết cácnước được khảo sát.
Faruqee (2006): Tác giả sử dụng mô hình VAR để xem xét mức độ truyền
dẫn củanhững cú sốc tỷ giá vào các chỉ số giá ở khu vực sử dụng đồng tiền
16

EURO. Kết quảnghiên cứu như sau: (1) mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn
vào các chỉ số giá thì thấp, tương tự như Mỹ, mức tác động của các cú sốc về
tỷ giá trong ngắn hạn vàochỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá
nhập khẩu gần như bằng 0; (2)mức độ truyền dẫn có xu hướng gia tăng và có
tác động lớn nhất vào chỉ số giá nhậpkhẩu, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và
nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng. Các yếu tốvề hệ thống bán lẻ và chi phí phân
phối được cho là ảnh hưởng đến sự khác nhaugiữa mức độ truyền dẫn vào chỉ
số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng.
Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006):Tác giả đã sử dụng mô hình VAR để

đo lường mức độ truyềndẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá trong giai đoạn từ
1994 đến 2006 ở cácnước Đông Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Mức
chuyển giá lên cú sốc NEER đến các chỉ số giá khác nhau trong nước làkhác
nhau, ảnh hưởng P-T là lớn nhất đối với IMP, rồi tới thứ hai là PPI và
nhỏnhất về chỉ số CPI; (2) Mức độ phản ứng của giá cả trong nước đến cú sốc
NEER cho đến nay là lớnnhất ở Indonesia; (3) Một sự khác biệt đáng chú ý
trong chỉ số lạm phát trong thời kỳ hậu khủng hoảng giữa Indonesia và các
quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nàylà do phản ứng chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Indonesia.
Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez (2007): sử dụng phương
phápVAR để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá tại12
quốc gia mới nổi ở châu Á, châu Mỹ La tinh, Trung và Đông Âu. Kết quả
nghiêncứu cho thấy mức độ truyền dẫn ở các thị trường mới nổi lớn hơn ở các
nước đãphát triển. Ở các thị trường mới nổi với lạm phát thấp dưới 1 chữ số,
mức độ truyềndẫn vào chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng thì thấp
hơn cả ở các nước đã phát triển. Bài viết cũng cung cấp những bằng chứng
cho thấy mối quan hệ cùngchiều và có ý nghĩa giữa mức độ truyền dẫn và môi
17

trường lạm phát (nếu loại bỏ haiquốc gia Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi
mẫu nghiên cứu).Bên cạnh đó, tác giảcũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều
giữa mức độ truyền dẫn (ERPT) và độ mởnền kinh tế nhưng mức độ tin cậy
thấp hơn so với môi trường lạm phát.
Niloufer Sohrabji (2011):Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và giá cả ở Ấn Độ qua ba thời kỳ, 1975-1986, 1992-1998 và 1999-2010.
Những giai đoạn được đánh dấu với thay đổi kinh doanh và chế độ chính sách
tiền tệ cung cấp một trường hợp nghiên cứu thú vị để phân tích tầm quan
trọng của sự mở cửa và môi trường lạm phát tác động lên hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá (ERPT).Mô hình VAR của giá dầu, giá lương thực, khoảng cách sản
lượng, tỷ giá, giá tiêu dùng và lãi suất được ước tính cho từng thời kỳ.Trong

khi không phải là yếu tố quyết định lớn nhất của sự biến đổi giá cả, tỷ giá hối
đoái đã tăng tầm quan trọng trong giai đoạn mẫu. Kết quả cũng cho thấy rằng
có rất có ý nghĩa nhưng không đầy đủ ERPT đang gia tăng trong giai đoạn
mẫu. Bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ yếu về tầm quan trọng của môi trường
lạm phát trong khi sự mở cửa là một yếu tố chi phối trong việc xác định mức
độ ERPT.
Phƣơng pháp khác:
McLeod (2003): Phát triển nghiên cứu tiền cơ sở tác động đến cú sốc
chínhsách tiền tệ, cho rằng lạm phát cao của Indonesia sau cuộc khủng hoảng
tiềntệ chủ yếu gây ra bởi sự gia tăng tiền cơ sở, hệ quả của các chính sách tiền
tệcủa Ngân hàng Indonesia.
Cook, David & Devereux, Michael B., (2006): Kiểm tra phản ứng chính sách
tiền tệ của các nước Đông Á trong cuộc khủng hoảng bằng cách sử dụng một
mô hình cân bằng tổng quát động (Dynamic General Equilibrium Model).Kết
18

quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng là một hiện tượng khu
vực; độ sâu và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đã làm trầm trọng
thêm bởi sự sụt giảm lớn trong nhu cầu trong khu vực. Thứ hai, sự thống trị
của đồng đô la Mỹ trong việc định giá hàng xuất khẩu ở châu Á dẫn đến một
hiệu ứng lan truyền nội bộ mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng trong khu vực,
góp phần to lớn cho sự suy giảm trong hoạt động thương mại trong khu
vực. Ưu điểm chính của mô hình trên là nó có thể giải thích những phản ứng
rất chậm từxuất khẩu sang tỷ giá thực tế lớn diễn ra trong cuộc khủng hoảng.
Ghosh và Rajan (2007):. Bằng phươngpháp hồi qui theo mô hình VECM và
ECM, tác giả đã đo lường mức độ truyền dẫncủa tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) ở Ấn Độ trong giai đoạn 1980 đến 2005, kết quả nghiên cứu
chỉra rằng mức độ truyền dẫn của tỷ giá song phương giữa đồng Rubee với
USD vàoCPI vào hoảng 0,4% trong dài hạn và 0,1% trong ngắn hạn; mức độ
truyền dẫn củatỷ giá danh nghĩa hiệu lực ở Ấn Độ (Neer) vào CPI thì không

có ý nghĩa thống kê.Tác giả cũng chỉ ra độ lớn ERPT ở Ấn Độ không có xu
hướng giảm theo thời gian.
Ghosh và Rajan (2008): Tác giả đã kế thừa nghiên cứu 2007 (nêu trên),
bằngphương pháp hồi qui theo mô hình DOLS (Dynamic OLS) để đo lường
độ lớntruyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số
giá nhập khẩu(IMP) của Hàn Quốc và Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy
ERPT ở Hàn Quốc thấp hơn so với ERPT tại Thái Lan; ERPT của tỷ giá song
phương giữa Balt/USDvà Won/USD thì cao hơn với ERPT của tỷ giá song
phương Balt/Yen và Won/Yen;bài nghiên cứu cũng cho thấy độ lớn ERPT
luôn có xu hướng tăng trong giai đoạnnghiên cứu, và tác giả đã phát hiện ra
độ mở của nền kinh tế và sự thay đổi của tỷgiá càng lớn thì độ lớn của ERPT
vào chỉ số giá nhập khẩu càng tăng.
19

Barhoumi, K (2006): Bắt nguồn từ lý thuyết Luật một giá LOP, tác giả xem
xét mức độ truyền dẫn của tỷ giá trong dài hạn vào giá nhập khẩu ở 24 quốc
gia đang phát triển vào giai đoạn 1980 đến 2003. Tác giả giả định rằng điều
kiện đặc thù ở các nước đang phát triển là giống hệt nhau: khó có thể đạt được
sự tự do thương mại hoặc thậm chí có qui định về giá bắt buộc. Tác giả sử
dụng kiểm định Hausman để xem xét mức độ truyền dẫn trong dài hạn, kết
quả cho thấy mức độ truyền dẫn là không hoàn toàn và không đồng nhất giữa
các quốc gia. Cuối cùng để giải thích cho sự không đồng nhất này, tác giả đã
chia 27 quốc gia đang nghiên cứu thành 03 nhóm theo 03 yếu tố vĩ mô: chế
độ tỷ giá, rào cản thương mại, điều kiện lạm phát. Kết quả cho thấy các quốc
gia có chế độ tỷ giá cố định, rào cản về thuế quan thấp thì mức độ truyền dẫn
trong dài hạn vào giá nhập khẩu sẽ cao hơn so với các quốc gia có mức thuế
quan cao và chế độ tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, khi xem xét theo yếu tố lạm
phát, tác giả chỉ tìm thấy một sự khác biệt rất nhỏ ở các quốc gia có điều kiện
lạm phát khác nhau.
Ihrig (2006): Tác giả đã bổ sung vào mô hình luật một giá cácbiến giải thích

cho phù hợp với điều kiện thực tế (tồn tại rào cản thương mại, chi chíphân
phối…) như độ trễ của biến giá hàng hóa tính theo đồng tiền của quốc
gianhập khẩu và xuất khẩu, độ trễ của biến tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia
và biến độchênh sản lượng (output gap) để phân tích mối quan hệ giữa chỉ số
giá nhập khẩuhay chỉ số giá tiêu dùng và sự biến động của tỷ giá hối đoái ở
các quốc gia trong nhóm G7 trong giai đoạn từ 1975 đến 2004. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự sụtgiảm trong mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái vào chỉ số giá nhập khẩu và chỉ sốgiá tiêu dùng trong giai đoạn nghiên
cứu. Cụ thể, đối với chỉ số giá nhập khẩu, tronggiai đoạn từ 1975 đến 1980
nếu đồng tiền ở quốc gia nhập khẩu bị mất giá 10% thìgiá nhập khẩu sẽ gia
tăng khoảng 7% và gia tăng khoảng 4% trong giai đoạn từ1980 đến 2004; đối
20

với giá tiêu dùng, trong giai đoạn từ 1975 đến 1980, nếu đồngtiền của quốc
gia nhập khẩu bị mất giá 10% thì giá tiêu dùng tăng khoảng 2% vàgần như
không thay đổi trong giai đoạn còn lại.
Ilan Goldfajn and Sergio R.C. Werlang (2000): bài nghiên cứu này xem xét
mốiquan hệ giữa phá giá và lạm phát ở 71 quốc gia trong giai đoạn 1980 –
1998. Nhữngyếu tố quyết định mức truyền dẫn từ việc phá giá (hay định giá
cao) đồng tiền đếnlạm phát là chu kỳ kinh doanh, mức độ định giá cao của tỷ
giá ban đầu, điều kiệnlạm phát và độ mở của nền kinh tế. Bài nghiên cứu đã
chứng minh rằng: Thứ nhất, mức độtruyền dẫn khi phá giá (hoặc định giá
cao) vào lạm phát gia tăng theo thời gian vàlớn nhất sau 12 tháng; Thứ hai,
các yếu tố mức độ định giá cao tỷ giá, lạm phát ban đầu,độ mở nền kinh tế và
độ chênh sản lượng (output gap) đều ảnh hưởng đến độ lớncủa sự truyền dẫn
ở những mức độ khác nhau, trong đó mức độ định giá cao của tỷgiá ảnh
hưởng lớn đến mức độ truyền dẫn ở các nước đang phát triển, trong khi
đóđiều kiện lạm phát ban đầu lại có ý nghĩa ở các nước đã phát triển; Thứ ba,
tác giả cũngphát hiện ra yếu tố kỳ vọng có ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn
nhưng rất nhỏ.

Beirne (2009): Tác giả đã sử dụng đồng thời hai phương pháp: phân tích đồng
liênkết và hàm phản ứng xung để ước đoán mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào
chỉ số giátiêu dùng ở 9 quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu nằm trong
khu vực đồngtiền EURO. Kết quả nghiên cứu cho thấy:Mức độ truyền dẫn
trung bình vào chỉ số giá tiêu dùng khi sử dụngphương pháp phân tích đồng
liên kết cao hơn so với phương pháp VAR (0.6>0.5) là vì số liệu trong phân
tích đồngliên kết là chuỗi gốc chưa qua xử lý so với với số liệu trong phương
phápVAR là chuỗi sai phân bậc 1 do đó kết quả từ phân tích đồng liên kết sẽ
chịu ảnh hưởng của những thông tin ban đầu chưa qua xử lý. Ngoài ra, tác giả
21

cũng tìm thấy sự khác nhau về mức độ truyền dẫn giữa các quốc giatheo chế
độ tỷ giá hối đoái cố định và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Mức độtruyền dẫn
ở các nước theo chế độ tỷ giá cố định trung bình theo phươngpháp phân tích
đồng liên kết là 0.785, ở một vài quốc gia còn xảy ra trườnghợp truyền dẫn
hoàn toàn; theo phương pháp hàm phản ứng xung là 0.509sau 48 tháng xảy ra
cú sốc về tỷ giá. Đối với các quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi, mức truyền
dẫn trung bình trong dài hạn là 0.483 và không có trườnghợp nào xảy ra
truyền dẫn hoàn toàn; mức truyền dẫn theo hàm phản ứngxung là 0.392 sau
48 tháng. Tác giả cho rằng mức độ truyền dẫn trong dài hạn của phương pháp
phân tích đồng liên kết lớn hơn so với hàm phản ứngxung là do “giai đoạn dài
hạn” của phân tích đồng liên kết.
1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu được chính thức công bố về chủ đề mức độ
truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá của Việt Nam. Theo thống kê của tác
giả chỉ có 02 nghiên cứu được chính thức công bố về vấn đề này và đều sử
dụng phương pháp VAR để đo lường mức độ truyền dẫn, cụ thể như sau:
Võ Văn Minh (2009) sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động của
cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước.
Kết quả định lượng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá

nhập khẩu sau 6 tháng là 1.04, sau 1 năm là 0.21; tuy nhiên mức truyền dẫn
đến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau
1 năm chỉ là 0,13 – ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Do việc tác
động ERPT lên chỉ số giá tiêu dùng là khá thấp, một sự linh hoạt hơn của cơ
chế tỷ giá hối đoái ví dụ như cho phép sự biến động biên độ tỷ giá hối đoái
lớn hơn được tác giả khuyến nghị.
22

Bạch Thị Phương Thảo (2011): tác giả đã sử dụng phương pháp VAR để tính
mứcđộ truyền dẫn của các cú sốc tỷ giá danh nghĩa hiệu lực vào các chỉ số giá
tiêu dùng(CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá nhập khẩu (IMP) của Việt
Nam tronggiaiđoạn Q1 2001 đến Q2 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức
độ truyền dẫn của tỷgiá vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất (IMP), kế tiếp là
chỉ số giá sản xuất (PPI)và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cụ thể mức
độ truyền dẫn của các cú sốctỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng sau 4 quý là 0,13
và sau 5 quý là 0,39.
Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012): nghiên cứu sự chuyển
dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại VN cho giai đoạn từ quý 1 năm 2001
đến quý 4 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong dài hạn, sự
chuyển dịch là hoàn toàn.Điều này có nghĩa là khi tỷ giá tăng 1% (đồng nội tệ
mất giá 1%) thì giá nhập khẩu tăng 1%. Tác giả cũng tìm ra được bằng chứng
cho thấy sự chuyển dịch vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, sau đó đến chỉ
số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Bài viết cũng phát hiện không có sự
chuyển dịch bất cân xứng (sự chuyển dịch là như nhau) vào giá nhập khẩu
cho dù là mức độ thay đổi tỷ giá hối đoái lớn hay nhỏ.
Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Hữu Tuấn (2013): tác giả sử dụng mô hình SVAR
để nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn từ
tháng 1 năm 2000 đến tháng 4 năm 2012, được chia thành 2 giai đoạn trước
và sau khi gia nhập WTO. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thắt chặt tiền tệ
để giảm lạm phát có hiệu quả sau khi VN gia nhập WTO. Tuy nhiên hiệu quả

này chỉ thật sự đạt được sau 6 kỳ. Lạm phát vẫn tăng ở những kỳ đầu tiên khi
có cú sốc thắt chặt tiền tệ. Cú sốc tăng lãi suất 0.50% tạo ra phản ứng tăng
lạm phát tích lũy 0.014% sau 12 kỳ. Kênh tỷ giá, khi tỷ giá tăng (tương ứng
VND mất giá) 0.13% ở giai đoạn trước WTO lạm phát phản ứng lại bằng sự
23

tăng lên 0.006-0.007% ở kỳ thứ 2 và thứ 3. Ở những kỳ sau, mức tăngcủa lạm
phát dừng ở mức 0.002-0.004%.Trong khi đó, một cú sốc rất nhỏ của tỷ giá ở
giai đoạn sau WTO (0.008%) đã tạo ra phản ứng tăng tích lũy của lạm phát
0.003-0.004% ngay ở những kỳ đầu tiên và giữ mức tăng này trong suốt
những kỳ tiếp sau. Điều này cho thấy kênh lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối với
biến lạm phát trong khi tỷ giá hối đoái lại có phản ứng ngay tức thì trước cú
sốc tỷ giá hối đoái. Như vậy có thể thấy lạm phát ở VN nhạy cảm nhiều hơn
với kênh tỷ giá hối đoái.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu đều có chung kết luận là mức độ truyền dẫn
của các cú sốc tỷ giá có ảnh hưởng mạnh nhất lên chỉ số giá nhập khẩu, tiếp
theo là chỉ số giá sản xuất và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng. Và chính sách
tiền tệ cũng như độ mở cửa thương mại đều ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của
tỷ giá theo những mức độ khác nhau.









×