Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phẫu thuật lồng ngực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 15 trang )

CÁC ĐƯỜNG MỔ MỞ
Đây là đường mổ thường dùng nhằm tiếp cận vùng trung thất và là lựa chọn thường
thấy nhất của các cuộc phẫu thuật tim.
MỞ NGỰC GIỮA
CÁC ĐƯỜNG MỔ MỞ
Vết mổ đi dọc theo khoang liên sườn hướng về phía sau lưng, cần sự hỗ trợ của dụng cụ
banh khoang liên sườn để mở rộng phẫu trường. Thường ứng dụng trong các phẫu thuật
về phổi hoặc trung thất sau như mổ thực quản. Đường mở mở ngực bên sau thường ở liên
sườn 5, tiếp cận dễ dàng vào rốn phổi, rãnh liên thùy trong các trường hợp phẫu thuật cắt
thùy phổi hoặc cắt phổi.
MỞ NGỰC BÊN SAU
CÁC ĐƯỜNG MỔ MỞ
Tiếp cận dễ dàng vùng thành ngực trước, là đường thường lựa chọn trong phẫu thuật chấn
thương, vết thương tim. Cần sự hỗ trợ của dụng cụ banh lồng ngực (Tuffier)để tạo phẫu
trường lớn. Có thể gây tổn thương xương sườn, sụn sườn trong quá trình banh rộng.
MỞ NGỰC BÊN TRƯỚC
CÁC ĐƯỜNG MỔ MỞ
Thường kết hợp xẻ ngang qua xương ức (hay còn gọi là đường mở "clamshell"),đây là
đường mổ lớn nhất trong phẫu thuật lồng ngực.
MỞ NGỰC TRƯỚC BÊN 2 BÊN
CÁC ĐƯỜNG MỔ MỞ
Đường mở ngực Hemiclamshell rộng lên cổ
ĐƯỜNG MỔ NỘI SOI LỒNG NGỰC
DẪN LƯU MÀNG PHỔI
NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC DLMP
HÔ HẤP TẬP THỞ SAU PT LỒNG NGỰC
 Tư thế ngồi thẳng
 2 bàn tay đặt lên phần bụng, cảm nhận nhịp thở thông qua việc lên - xuống thành
bụng
 Hít thật sâu một cách nhẹ nhàng (thông qua mũi là tốt nhất), giữ ngực ở trạng thái


căng phồng nhất trong khoảng 3-5 giây, nhẹ nhàng thở ra
 Lập lại khoảng 4 lần như vậy cho một chu trình tập thở
HÔ HẤP TẬP THỞ SAU PT LỒNG NGỰC
Ngồi thẳng khi tập
Thở ra một cách tự nhiên
Ngậm ống thở giữa 2 môi, không dùng răng cắn hoặc dùng lưỡi bịt
đầu ống thở
Hít vào nhẹ nhàng và quan sát
Điều chỉnh lưu lượng hít vào
Cố gắng hít vào càng lâu càng tốt
Nhả ống thở và thở ra nhẹ nhàng
Lập lại khoảng 10 lần mỗi giờ (thực hiện khoảng 3-4 chu trình, nghỉ
thời gian và lập lại)
Tiếp tục tập luyện ngay cả khi đã xuất viện
VLTL HÔ HẤP
Với lòng bàn tay chụm lại (như khi đang dùng tay hứng chất lỏng), vỗ đứt khoát mạnh
và đều đặn (không gây đau) đi dọc từ trên xuống dưới tuần tự 2 bên thành sau của ngực.
Nếu bệnh nhân than đau nghĩa là kỹ thuật chụm tay chưa đúng, khi thực hiện đúng mỗi
lần vỗ bạn sẽ nghe rất rõ một âm thanh rỗng “bụp”.
Tránh gõ lên phần xương ức, cột sống hoặc thấp xuống phần bụng
VỖ NGỰC
VLTL HÔ HẤP
RUNG NGỰC
Với bàn tay thẳng áp sát vào thành ngực, thẳng tay và làm cứng các khớp tay và
vai, người vật lý trị liệu sẽ tạo một lực rung động nhanh ở tay truyền vào thành
ngực bệnh nhân
Đồng thời người bệnh hít thở thật sâu và thở ra nhẹ nhàng từ từ và hoàn toàn
VLTL HÔ HẤP
Động tác kích kích gây ho thường được áp dụng với các bệnh nhân sau mổ mở ngực
thông qua việc tống xuất các chất tiết trong phổi

Người bệnh sẽ hít vào thật sâu thông qua đường mũi, sau đó nhanh chóng tống xuất
hơi thở ra thông qua đường miệng.
Cần thực hiện nhiều lần trong ngày, tuy nhiên chú ý tình trạng kích thích gây ho có thể
làm tăng cơn đau của bệnh nhân
TẬP VẬN ĐỘNG
 Phòng ngừa biến chứng sau mổ, nhiễm trùng lồng ngực
 Cần sớm ngồi dậy và tập hít thở sâu
 Sau 2-3 ngày, cần sớm tập đi lại với sự giúp đỡ của người khác (làm
việc thở được sâu hơn, hỗ trợ làm thông thoáng đường thở)
 Khoảng cách tập đi lại tăng dần theo thời gian

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×