Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.24 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách: PGS. TS. Đặng Quốc Bảo
Học viên : Lương Thị Dịu
Lớp: Cao học Quản lý Giáo dục K14 lớp QH-2014-S-5
HÀ NỘI – 2015
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Học viên: : Lương Thị Dịu
Lớp: Cao học Quản lý Giáo dục K14 lớp QH-2014-S-5
HÀ NỘI – 2015
2
Hạn nộp bài theo qui định: ngày tháng năm 201
Thời gian nộp bài: ngày tháng năm 201
Nhận xét của giảng viên chấm bài:
Điểm: Giảng viên (kí tên):
3
Câu hỏi
Câu 1: Điền ý tưởng vào mệnh đề sau:
Toán học là ông hoàng của các môn khoa học
Kinh tế học là nữ hoàng của các khoa học
Còn kinh tế học giáo dục là …
Câu 2: Bàn luận về mối tương quan của hai đại lượng GNP và GNP
Câu 3: Tìm mối tương quan giữa 3 đại lượng x,y,z và xác định công thức cốt yếu. minh
họa bằng 3 bài toán.


Câu 4: Giải thích chùm thông điệp: Tứ thụ, tam phi… bất, Tứ tôn, Ngũ quy.
BÀI LÀM
Câu 1: Điền ý tưởng vào mệnh đề sau:
Toán học là ông hoàng của các môn khoa học
Kinh tế học là nữ hoàng của các khoa học
Còn kinh tế học giáo dục là người thầy vĩ đại của các môn khoa học.
Khi nhắc đến Toán học, kinh tế học hay bất kì một môn khoa học nào chúng ta
cũng đã nghiên cứu để nắm được khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu của các khoa học đó. Cùng với sự phát triển các môn khoa học xuất hiện kinh tế
học giáo dục. Vậy kinh tế học giáo dục là gì? Và tại sao nói kinh tế học giáo dục là
người thầy vĩ đại của các môn khoa học khác?
Kinh tế học giáo dục là một khoa học nghiên cứu làm thế nào để phân bổ nguồn
lực khan hiếm một cách tối ưu trong giáo dục để đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã
hội. Theo Phan Văn Kha và Nguyễn Lộc: Kinh tế học giáo dục là một khoa học liên
ngành được hình thành chủ yếu trên cơ sở là kinh tế học và giáo dục học.
4
Điểm mạnh nổi trội của kinh tế học giáo dục là nó có cơ sở lý thuyết và khuôn
khổ rõ ràng để phát triển lý thuyết cũng như kiểm nghiệm, định lượng. Nó trả lời cho
các câu hỏi về chính sách bằng các con số và giúp các nhà chính sách giáo dục nên đầu
tư khi nào và ở đâu. Điểm yếu của kinh tế học giáo dục là vì nó được xây dựng trên nền
tảng của các khoa học khác nên ngoài giải quyết các vấn đề mang tính thực chứng còn
đề cập các vấn đề mang tính chuẩn tắc.
Đầu tư cho giáo dục tức là đầu tư để phát triển con người, mà con người luôn là
yếu tố cơ bản và trung tâm của mọi quá trình sản xuất và mọi lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Do đó, kinh tế học giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong sự kết hợp
hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống
đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời
con cháu mai sau. Nói theo cách của Việt Nam: Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho được động lực cơ bản
của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai
trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp
đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh
tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng
công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố
chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông tin”, trong đó
“thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc gia, việc “tin học hoá”
tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng cũng như về chất của nền kinh tế thế
giới, thì con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của
sự phát triển.
5
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh
của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là
phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã
hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và
đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con
người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh
tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 -
1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả
do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn
nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề
có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào
tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia.
Nhờ việc thông qua giáo dục và đầu tư kinh tế vào giáo dục mới tạo điều
kiện cho các nhà khoa học có thể nghiên cứu tốt các ngành khoa học thuộc lĩnh vực
chuyên môn của mình. Cũng từ việc đầu kinh tế làm cho giáo dục phát triển tạo ra
những nhân tài cho quốc gia, tạo ra những nhà khoa giỏi. Vậy đầu tư cho giáo dục là

đầu tư có lợi nhất. Kinh tế học giáo có vai trò là tiền đề vật chất của tất cả các môn
khoa học, nó quyết định sự phát triển của các môn khoa học khác. Nếu không có kinh
trế + giáo dục thì là sao có thể sinh ra và tồn tại các ông Hoàng, bà Hoàng được. Cho
nên có thể nói :
Toán học là ông hoàng của các môn khoa học
Kinh tế học là nữ hoàng của các khoa học
Còn kinh tế học giáo dục là người thầy vĩ đại của các khoa học khác.
Câu 2. Bàn luận về mối tương quan của hai đại lượng GNP và GDP
GDP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Gross Domestic Product) được dịch ra
tiếng Việt là tổng sản phẩm quốc nội. Nó là thước đo chủ yếu cho vấn đề kinh tế nói
chung và thành tố quan trong để xem xét các vấn đề liên quan đến giáo dục.
6
GDP: tổng sản phẩm quốc nội = tổng giá trị tăng thêm trong mọi hoạt động của
sản xuất trong nền kinh tế + thuế nhập khẩu.
Nói cách khác, GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát
triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
GNP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Gross National Product) tức là tổng sản
lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển
kinh tế của một đất nước và nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm
cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào
đó, thường là một năm, không kể làm ra ở đâu, ở trong nước hay ngoài nước.
Như vậy, nếu chúng ta gọi:
a: là giá trị sản phẩm người trong nước làm ra cho nước V
b: là giá trị sản phẩm người nước ngoài làm ra cho nước V
c: là giá trị sản phẩm nước V thu về từ nước ngoài
d: là giá trị sản phẩm nước V phải làm trả nước ngoài
Các giá trị GDP và GNP có công thức như sau:
GDP = a + b (1)

GNP = a + b + c – d (2)
Xây dựng mối tương quan giữa GDP và GNP
Từ 2 công thức trên ta thay công thức (1) vào công thức (2) ta có:
GNP = GDP + c – d (3)
Xét công thức (3) ta thấy:
- Nếu c – d > 0 tức là c > d thì GNP > GDP điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm thu về
của nước V từ nước ngoài nhiều hơn là giá trị sản phẩm nước V phải làm để trả cho
nước ngoài. Điều đó khẳng định nước V có tiềm lực tốt về khoa học, về vốn, về lao
động và là nước phát triển.
7
- Nếu c – d = 0 tức là c = d thì GNP = GDP điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm thu về
của nước V từ nước ngoài = giá trị sản phẩm nước V phải làm để trả cho nước ngoài.
Điều đó khẳng định nước V có tiềm lực trung bình và là nước đang phát triển.
- Nếu c – d < 0 tức là c < d thì GNP < GDP điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm thu về
của nước V từ nước ngoài ít hơn là giá trị sản phẩm nước V phải làm để trả cho nước
ngoài. Điều đó khẳng định nước V là nước có nền kinh tế kém phát triển.
Câu 3: Tìm mối tương quan giữa 3 đại lượng x,y,z và xác định công thức cốt yếu.
Minh họa bằng 3 bài toán.
Cho các đại lượng:
O: là GDP của Quốc gia
a: là huy động GDP vào ngân sách nhà nước.
b: là ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
a b b
Đặt ─ = x; ─ = y; ─ = z, ta có z = x.y vì:
O a O
b a b
z = ─ = ─ ∙ ─ từ đó suy ra mối liên hệ giữa các đại lượng x,y,z bằng các công thức:
O O a

z z

z = x.y (1); x = ─ (2); y = ─ (3).
y x
* Bài toán 1: Theo báo cáo của chính phủ tại Quốc hội về tình hình thu- chi ngân sách
nhà nước V năm 2005, cho biết thu ngân sách nhà nước đạt 23% GDP . Và cũng năm
8
đó nhà nước cấp phát ngân sách để chi tiêu cho giáo dục đạt 3,9% GDP. Vậy tính xem
năm 2005 nhà nước V cấp phát cho giáo dục đạt bao nhiêu % từ ngân sách nhà nước.
Giải:
Tóm tắt Cho biết x = 3,9%; z = 23%;
Tính y = ?
Áp dụng công thức (3) ta có:
y = z : x = 3,9% : 23% = 16,95%
Vậy năm 2005 nhà nước V đã chi cho giáo dục đạt 16,95% từ ngân sách nhà
nước.
* Bài toán 2:
Nhà nước V năm 2007 thu ngân sách nhà nước đạt 26% và cấp phát cho giáo dục
đạo tạo từ ngân sách nhà nước là 18%. Hỏi nước V cấp phát cho giáo dục đào tạo năm
2007 đạt bao nhiêu phần trăm từ GDP.
Giải:
Tóm tắt Cho biết x = 26%; y = 18%;
Tính z = ?
Áp dụng công thứ số (1) ở trên ta có:
z = x . y = 26 % x 18 % = 4,68 %
Vậy năm 2007 nhà nước V đã chi cho giáo dục đào tạo đạt 4,68 % GDP
* Bài toán 3:
Năm 2011 nhà nước V đã cấp phát cho giáo dục đạt 4,5% GDP và đạt 18% từ
ngân sách nhà nước. Hỏi năm 2011 nước này đã huy động từ GDP vào ngân sách nhà
nước đạt bao nhiêu phần trăm.
Giải:
Tóm tắt Cho y = 18%; z = 4,5%

Tính x = ?
Áp dụng công thức (2) ta có:
9
x = z: y = 4,5% : 18 % = 25%.
Như vậy, năm 2011 nhà nước V đã huy động từ GDP vào ngân sách nhà nước đạt
25 %.
Câu 4: Giải thích 16 mệnh đề trong: Tứ thụ…Tam phi bất…Tứ tôn…. Ngũ quy.
1. Tứ Thụ của Quản Trọng:
“Nhất niên thụ cốc
Thập niên thụ mộc
Bách niên thụ nhân
Thiên niên thụ đức”
Có thể hiểu là:
“Tính kế một năm trồng lúa
Tính kế mười năm trồng cây
Tính kế trăm năm trồng người
Tính kế ngàn năm trồng phúc đức”
Mà Phúc đức có thể hiểu là văn hóa.
2. Tam phi … bất trong sách “Minh đạo gia huấn” do Trình Di biên soạn:
“Nhân hữu tam tình, sự chi như nhất
Phi phụ bất sinh
Phi sư bất thành
Phi quân bất vinh”
Có thể hiểu như sau:
“Con người có ba ơn sâu, phải coi trọng như nhau
Không có cha làm sao sinh ra được
Không có thầy làm sao thành đạt được
Không có vua sáng làm sao hiển vinh được”
3. Tứ Tôn của Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm
“Tôn tộc đại quy

Tôn lộc đại nguy
10
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại suy”
Có thể hiểu như sau:
“Tôn trọng gia tộc, dân tộc thì đem lại sự hòa hợp
Tôn trọng bổng lộc thì tạo nên nguy cơ
Tôn trọng bậc hiền tài thì hưng thịnh
Tôn trọng bọn xiển nịnh thì đưa lại sự suy đổi.
4. Ngũ Quy của bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm
“Quy nông tất ổn
Quy công tất phú
Quy thương tất hoạt
Quy chí tất hưng
Quy pháp tất bình”
Có thể hiểu như sau:
“Chăm lo cho nông nghiệp thì đất nước ổn định
Chăm lo cho công nghiệp thì đất nước giàu có
Chăm lo cho thương nghiệp thì đất nước năng động
Chăm lo cho văn hóa giáo dục khai hóa tri thức cho dân thì đất nước hưng
thịnh
Chăm lo hoàn thiện thì đất nước thanh bình”.
11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ
(TIỂU LUẬN MÔN HỌC)
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Học viên: Lê Thị Thu Tính

Lớp: Cao học Quản lý Giáo dục K14 lớp QH-2014-S-5
12
Kinh tế và giáo dục liên quan mật thiết với nhau. Mỗi sự kiện giáo dục đều chứa
đựng những nội dung kinh tế nhất định, dồng thời mỗi sự kiện kinh tế đều trực tiếp hay
gián tiếp phục vụ cho phát triển giáo dục. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực của
kinh tế. Ngược lại kinh tế là điều kiện thiết yếu cho giáo dục phát triển. Một nền kinh tế
yếu không thể tạo ra một nền giáo dục mạnh, có chất lượng.
Để nghiên cứu các mối quan hệ giữa kinh tế - giáo dục trong sự phát triển của
cộng đồng, của đất nước cần có một môn khoa học riêng biệt. Vào những năm 70 của
thế kỉ trước môn kinh tế giáo dục ra đời. Môn khoa học này gắn liền với sự ra đời của
kinh tế học phát triển. Kinh tế giáo dục học góp phần làm sáng tỏ các luận cứ, luận
chứng từ các khía cạnh kinh tế cho việc xác định chính sách phát triển giáo dục, chiến
lược giáo dục. Nó thâu tóm các vấn đề có tính quy luật của phát triển giáo dục trong
tương quan với phát triển kinh tế trong mỗi thời kì phát triển của đất nước làm cho hai
lĩnh vực này khớp nhịp với nhau. Cùng với các khoa học khác, tính hiệu quả kinh tế
giáo dục trên toàn thể cộng đồng và trong từng cộng đồng, tính giá thành đào tạo, chi
phí đào tạo mỗi sản phẩm của giáo dục. Với đối tượng và nhiệm vụ như trên, ta có thể
khẳng định kinh tế giáo dục là khoa học liên ngành của giáo dục học và kinh tế học. Nó
là giao của hai tập hợp kinh tế học và giáo dục học.
Kinh tế học và giáo dục học là 2 môn khoa học có vai trò là tiền đề vật chất của
tất cả các môn khoa học. Nó quyết định sự phát triển của các môn khoa học khác. Vì
vậy ta có thể nói:
Nếu : Toán học là ông hoàng của các môn khoa học
Kinh tế học là nữ hoàng của các khoa học
Thì : Kinh tế giáo dục học là cung điện của các môn khoa học.
13
BÀI TẬP SỐ 2
Đề bài :
Mối quan hệ giữa 2 đại lượng GDP và GNP.
Bài làm :


“GDP” là viết tắt từ cụm tiếng anh Gross Domestic Product và được dịch ra
tiếng việt là tổng sản phẩm quốc nội. Nó là thước đo chủ yếu cho vấn đề kinh tế nói
chung và là thành tố quan trọng xem xét các vấn đề kinh tế giáo dục. GDP thể hiện sự
phát triển của kinh tế đất nước hàng năm.
- GDP (tổng sản phẩm quốc nội) = Tổng của giá trị tăng thêm trong mọi hoạt động
của sản phẩm trong nền kinh tế + Thuế nhập khẩu.
+ Nếu gọi tổng của giá trị tăng thêm trong mọi hoạt động của sản xuất trong nền
kinh tế (giá trị sản phẩm người trong nước làm ra cho nước V) là a.
+ Thuế nhập khẩu (giá trị sản phẩm người nước ngoài làm ra cho nước V) là b.
Thì GDP = a+b
- GNP = Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (+) thu nhập lợi tức sở hữu từ nước ngoài
(-) chi trả lợi tức ra nước ngoài.
+ Nếu gọi thu nhập lợi tức sở hữu từ nước ngoài là (giá trị sản phẩm nước V thu về
từ nước ngoài) là c.
+ Chi trả lợi tức ra nước ngoài (giá trị sản phẩm nước V phải trả cho nước ngoài) là
d.
+ Thì GNP = GDP + (c – d) = a + b + c – d.
- Nếu c – d > 0 thì GNP > GDP, trạng thái kinh tế này xảy ra ở các n ước phát triển.
Đây là các nước có nền khoa học phát triển, có tiềm lực tốt về vốn và lao động đầu tư ra
nước ngoài, thu lợi nhiều từ nước ngoài về.
- Nếu c = d thì GNP = GDP, đây là trạng thái kinh tế xảy ra ở các nước đang phát
triển
- Nếu c < d thì GNP < NDP, đây là trạng thái kinh tế xảy ra ở các nước chậm phát
triển do vay nợ nhiều và sử dụng nhân công nước ngoài nhiều.
- GDP ngày nay có thể tính đến cấp tỉnh còn cấp huyện thì chưa thể tính được.
14
BÀI TẬP SỐ 3
Đề bài:
Mối tương quan giữa 3 đại lượng x,y,z và xác định các công thức cốt yếu minh họa

bằng 3 bài toán.
Bài làm:
Như ta đã biết, một nền giáo dục muốn phát triển thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó ngân sách nhà nước chi cho giáo dục có vai trò hết sức quan trọng. Tỷ lệ ngân
sách chi cho giáo dục phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và các chính
sách đối với giáo dục của mỗi quốc gia.
- GDP của một quốc gia hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội = tổng của giá trị
tăng thêm trong mọi hoạt động sản xuất trong nền kinh tế + thuế nhập khẩu. Như vậy
GDP là tổng sản phẩm có được của nhà nước và nhân dân. Như vậy, ngân sách nhà
nước chỉ chiếm một phần trong GDP của nước đó. Ta kí hiệu ngân sách nhà nước là “x”
- Ngân sách nhà nước được sử dụng chi cho nhiều hoạt động như xây dựng cơ
bản, cơ sở hạ tầng, hoạt động của các bộ máy hành chính, an ninh, quốc phòng… Vì
vậy giáo dục chỉ được chi một phần nhỏ trong tổng ngân sách nhà nước. Ký hiệu là “y”.
- Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ
là một phần càng nhỏ. Ta ký hiệu là “z”.
Ta có thể minh họa 3 đại lượng trên như sau:
15
= x (ngân sách nhà nước)
= y (ngân sách nhà nước chi cho giáo dục)
= z (ngân sách nhà nước chi cho giáo dục so với tổng sản phẩm quốc nội)
Mối tương quan giữa 3 đại lượng x,y,z:
• x là tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội.
• y là tỷ lệ ngân sách giành cho giáo dục trên tổng ngân sách nhà nước.
• z là tỷ lệ ngân sách nhà nước giành cho giáo dục trên tổng thu nhập quốc nội.
Như vậy: Nếu z lớn thì đầu tư cho giáo dục của nước đó nhiều. 1% của đại lượng z sẽ
có giá trị tuyệt đối lớn hơn rất nhiều 1% của đại lượng y.
Ta có thể có các giả thiết tính x,y,z thông qua giải các bài toán sau.
Bài toán 1.
Biết: Ngân sách nhà nước là x và ngân sách nhà nước giành cho giáo dục là
y. Tính z là ngân sách nhà nước chi cho giáo dục so với GDP.

Giải
Ta có:
=> O = (1)
16
(2) và (3)
Thay (1) vào (3) ta có: z = = x. (4)
Thay (2) vào (4) ta có: z = x.y
Bài toán 2.
Biết: Ngân sách nhà nước giành cho giáo dục là y, ngân sách nhà nước giành
cho giáo dục so với GDP là Z Tính ngân sách nhà nước x
Giải
Ta có:
y = => (1)
z= => O = (2)
x= (3)
Thay (1), (2) vào (3) ta có: x = : =
=> x =
Bài toán 3.
Biết: Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục so với GDP z, ngân sách nhà nước
x. Tính ngân sách nhà nước chi cho giáo dục y.
Giải
Ta có:
z= =>
x= => (2)
y = (3)
Thay (1), (2) vào (3) ta được: y = =
=> y =
17
Kết luận:
x,y,z là ba đại lượng có mối quan hệ phụ thuộc với nhau. Nếu đại lượng này thay

đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của đại lượng kia. Vì vậy nếu biết 2 trong 3 đại lượng ta sẽ
tính được đại lượng còn lại. Công thức tính được xây dựng dựa trên ba bài toán trên, Đó
là:
z = x . y x = y =
18

×