Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho các làng nghề sản xuất gạch ngói tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.28 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
o0o
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CƠ QUAN THỰC TẬP: VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM CHO CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thảo Ly
MSSV: 91102002
Giáo viên hướng dẫn: Ths Hồ Thị Ngọc Hà
LỜI CÁM ƠN
Trải qua hơn bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, em đã được tạo mọi điều
kiện để hoàn thành tốt chương trình học. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô tại Khoa Môi trường & Tài
nguyên, những người đã tận tụy giảng dạy em trong hơn 4 năm học qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Hồ Thị Ngọc Hà đã giúp đỡ em trong việc tìm cơ quan thực tập tốt
nghiệp và hướng dẫn thực hiện báo cáo đề tài thực tập. Đồng thời em cũng xin cám ơn Thầy Trần Văn Thanh và các
Anh Chị công tác tại phòng Quản lý môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG.
TP.HCM, đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VLXD : Vật liệu xây dựng
VLXKN : Vật liệu xây không nung
AAC : Gạch bê tông khí chưng áp
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
CP : Cổ phần
TQT : Tây Quy Tây
KHCN : Khoa học công nghệ
RTSH : Rác thải sinh hoạt
4
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
• Tổng quan về Viện Môi Trường & Tài Nguyên thành phố Hồ Chí Minh:
 Lịch sử hình thành:
Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Môi trường và Tài nguyên (tên tiếng anh là Institute for Environment and
Resources – IER) (Viện MT&TN) có một bề dày hoạt động tính đến nay là trên 30 năm với
lịch sử xuất phát ban đầu từ bộ môn “Kỹ thuật môi sinh” thuộc khoa Kỹ thuật Xây dựng
Trường ĐH Bách Khoa TPHCM (năm 1980), và lãnh đạo đầu tiên - cũng là người thành lập ra
Viện sau này - là GS.TS. Lâm Minh Triết.
Khóa kỹ sư đầu tiên do bộ môn đào tạo (Kỹ sư Xây dựng – kỹ thuật môi trường) được
tuyển sinh vào năm 1981, và là khóa đầu tiên tại Việt Nam của ngành.
Trên đà phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lúc bấy giờ khi xã hội bắt đầu làm
quen với khái niệm “Kỹ Thuật Môi trường”, Trung tâm nước và Công nghệ Môi trường (với
thương hiệu CEFINEA – viết tắt từ tiếng Pháp) được thành lập theo quyết định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (trên cơ sở bộ môn Kỹ thuật môi sinh, tách ra khỏi khoa Xây dựng, trực thuộc
sự quản lý của BGH Đại học Bách khoa TPHCM). Trong thời gian này, Trung tâm đã có hành
loạt dự án nghiên cứu ứng dụng với các đối tác trong và ngoài nước (mà tiêu biểu nhất là dự
án hợp tác Việt Nam – Hà Lan VH – 17 về đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực ứng dụng công
nghệ UASB vào thực tiễn Việt Nam) với Đại học Wageningen của Hà Lan. Kể từ đó
CEFINEA không ngừng phát triển có uy tín cao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ, nhất là tại các tỉnh khu vực phía Nam. Năm 1993, CEFINEA có trụ sở riêng
tại cổng sau của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (142 Tô Hiến Thành – là trụ sở như hiện
trạng của Viện ngày nay) do Bộ Giáo dục và Đào Tạo đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Khoa học
Công Nghệ và Môi Trường cùng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư tài trợ cơ sở vật chất phòng thí
nghiệm.
Năm 1996, Viện Môi Trường và Tài Nguyên ra đời thuộc Đại Học Quốc Gia TP.HCM
trên cơ sở sát nhập Trung tâm CEFINEA với hai trung tâm của Trường Đại Học Khoa Học Tự
Nhiên và Trường Đại Học Nông Lâm do GS.TS.Lâm Minh Triết làm Viện trưởng. Tuy nhiên,
qua thời gian hoạt động việc sát nhập về mặt danh nghĩa của hai trung tâm trong khi vị trí địa
5
lý cách xa nên hai trung tâm này đã tách ra khỏi Viện. Vì vậy kể từ đó, Viện Môi Trường và
Tài Nguyên hoàn toàn xây dựng và phát triển trên nền tảng của Trung Tâm CEFINEA.
Phòng thí nghiệm của Viện tiếp tục được đầu tư hiện đại từ dự án Việt Nam – Thụy Sỹ
(SDC) hai giai đoạn 1996 – 2000 và 2001 – 2004 (và sau này còn có giai đoạn 03), tổng kinh
phí của 02 giai đoạn này là 1.800.000 USD. Nhiều Thầy Cô giáo được đào tạo Tiến Sỹ, Thạc
Sỹ chuyên ngành Môi trường từ dự án này. Giai đoạn này, Viện chủ trì nhiều đề tài trọng điểm
cấp Nhà nước (KT.04.02, KC.7.04, KHCN.07.17, KHCN.07.10, KC.08.08) được đánh giá cao
tại hội đồng nghiệm thu quốc gia. Trong công tác đào tạo, Viện vẫn tiếp tục đào tạo bậc Đại
học chuyên ngành Môi trường cho đến năm 1999 mới chuyển cho Khoa Môi Trường Trường
Đại học Bách Khoa TP. HCM (vừa mới được thành lập lúc đó), và theo qui định khi đó thì
Viện chỉ thực hiện đào tạo sau đại học (ThS và TS).
Như vậy vào năm 1996, Viện MT&TN được thành lập theo quyết định số 4641/GD-ĐT
do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 24/10/1996 và thuộc cấu trúc quản lý của Đại Học Quốc
Gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Đến năm 2001, Viện MT&TN trở thành đơn vị
thành viên của ĐHQG-HCM theo quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ
Tướng Chính Phủ về việc tổ chức lại ĐHQG-HCM (Viện khi đó là một trong 4 đơn vị thành
viên đầu tiên của ĐHQGHCM sau khi tổ chức lại, cùng với đại học Bách Khoa, đại học Khoa
Học Tự Nhiên, và đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn). Với vị trí là Viện nghiên cứu thuộc
ĐHQG-HCM, nhiệm vụ của Viện MT&TN được xác định trong Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ là: Nghiên cứu Khoa học – Đào Tạo Sau Đại Học – Triển khai Chuyển giao công

nghệ trong lĩnh vực Môi trường và Tài nguyên. Bên cạnh đó, Viện còn được Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường (nay tách ra là Bộ Tài nguyên và Môi trường) giao phụ trách Trạm
Quan trắc Môi trường Quốc Gia (Trạm đất liền Quốc gia vùng 3, phụ trách vùng các tỉnh phía
Nam).
Vào thời điểm hiện nay Viện có hơn 120 Cán bộ công nhân viên, trong đó có 5 Giáo
Sư/Phó Giáo Sư (GS/PGS), 22 Tiến sĩ/Tiến sĩ khoa học (TS/TSKH), hơn 30 Thạc sĩ và nhiều
cán bộ là nghiên cứu sinh (NCS) đã và đang học tập và nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới:
Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, CHLB Nga, Thụy Sỹ, Áo, Hà Lan, Nhật Bản, Anh, Thái
Lan, Cộng hòa Séc và Việt Nam.
6
Với bề dày truyền thống lịch sử lâu dài cộng với vị thế mới của Viện là một đơn vị thành
viên luôn được sự quan tâm sâu sắc và ủng hộ về mọi mặt của Lãnh Đạo ĐHQG-HCM, Bộ
TN&MT, cùng các cơ quan cấp trên, và các đối tác trong và ngoài nước khác, Viện đã không
ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trên cả
nước trong lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học, Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ (CGCN) về
Môi trường và Tài nguyên:
Về Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên:
là lĩnh vực thế mạnh hàng đầu của Viện. Với lợi thế về thương hiệu truyền thống, cơ sở vật
chất phòng thí nghiệm hiện đại, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và tâm huyết, ngoài các đề tài
dự án và chương trình/nhiệm vụ cấp Nhà nước (chủ yếu do Bộ TN&MT, Bộ Khoa Học Công
Nghệ (KHCN) và Bộ Giáo Dục Đào Tạo (GDĐT) thông qua ĐHQG-HCM giao), hàng năm
Viện còn thực hiện được rất nhiều đề tài dự án cấp tỉnh thành với kinh phí hàng chục tỷ đồng
mỗi năm, nhất là tại khu vực các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp
đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ cho khu vực.
Nhiều công trình NCKH và CGCN của Viện (như công trình xử lý nước thải, xử lý khí thải,
xử lý chất thải rắn và chất thải công nghiệp nguy hại, các dự án qui hoạch bảo vệ môi trường
và tài nguyên, các công trình hạ tầng môi trường đô thị - khu công nghiệp (KCN) và nông
thôn…) đã được chuyển giao và ứng dụng thực tiễn tốt.
Về Đào tạo: Có thể nói Viện đã trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước về đào tạo Sau
đại học trong lĩnh vực MT&TN. Trong những năm đầu mới thành lập Viện (1996), chỉ có 01

chuyên ngành đào tạo ThS, 01 chuyên ngành đào tạo TS với khoảng trên 10 Học viên cao học
(HVCH) và 2 – 3 NCS mỗi năm, cho đến nay Viện đã có 03 chuyên ngành ĐT ThS, 06 chuyên
ngành ĐT TS với gần 300 HVCH và 20 NCS đang học tập và nghiên cứu tại Viện (hàng năm
Viện tuyển được trên 100 HVCH và 4 – 10 NCS). Tính đến thời điểm hiện nay Viện đã đào
tạo được trên 400 Thạc Sỹ và gần 20 Tiến sỹ chuyên ngành. Ngoài ra còn các CTĐT TS phối
hợp với nước ngoài (Thuỵ Sỹ, Nhật, Đức… với nhiều NCS đang học tập và nghiên cứu tại các
nước nêu trên). Những ThS và TS tốt nghiệp tại Viện đã và đang đóng góp tốt cho sự nghiệp
bảo vệ MT&TN trong cả nước, và nhiều người trong số họ đã và đang nắm giữ các vị trí chủ
chốt trong các Viện NC, Trường ĐH và Cơ quan quản lý nhà nước trong cùng lĩnh vực.
7
Về quan trắc môi trường: Với thế mạnh cơ sở vật chất phòng thí nghiệm (PTN) hiện đại
đã được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (ISO/VILAS) và đội ngũ chuyên môn được đào tạo
bài bản, hơn nữa lại được Bộ TN&MT giao nhiệm vụ quan trắc quốc gia hàng năm, Viện đã và
đang thực hiện những hoạt động quan trắc môi trường đa dạng (từ mạng lưới quan trắc quốc
gia thực hiện định kỳ cho đến các hoạt động quan trắc theo nhu cầu của xã hội được giao
nhiệm vũ (đặt hàng) từ các Cơ quan quản lý môi trường các địa phương, các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp (SXCN), các dự án phát triển,… Nổi bật hơn cả trong thời gian gần đây
(2010) là việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trắc môi trường nước sông Thị Vải (để đánh giá
thiệt hại do ô nhiễm môi trường) do Tổng cục Môi trường – Bộ TN&MT giao.
Về quan hệ hợp tác đối ngoại: Với bề dày hoạt động hơn 30 năm qua, Viện đã phát triển
được một hệ thống các quan hệ đối ngoại khá đa dạng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát
triển của Viện (trong đào tạo, NCKH, CGCN, và QTMT). Tiêu biểu nhất có thể đến là Dự án
Việt Nam – Thụy Sỹ tài trợ bởi SDC Thụy Sỹ (giữa Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ EPFL và
Viện MTTN, kéo dài trong hơn 10 năm với 3 giai đoạn); Ngoài ra các dự án và hợp tác quốc tế
với các đối tác khác có thể kể đến như: ĐH Toronto (Canada); ĐH Nông nghiệp Wagenningen
(Hà Lan), Viện Công nghệ Châu Á (AIT, Thái Lan); Trung tâm xử lý dữ liệu viễn thám trái đất
ERSDAC (Nhật Bản), Khoa SĐH thuộc ĐH Osaka (Nhật Bản); Viện ĐT về Nước UNESCO-
IHE (Hà Lan); Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức (BMBF), Dự án DAAD-EXCEED với
DAAD và BMZ của CHLB Đức, dự án ASEA-UNINET với Áo, ASIA-LINK với CH Pháp,
Ngoài các qua hệ quốc tế kể trên, Viện cũng đã phát triển được một mạng lưới sau rộng với

các cơ quan đơn vị trong nước như: Các Sở TNMT, Sở KHCN các tỉnh thành, các công ty /
doanh nghiệp, Ban quản lý các KCN-KCX, các Trường Viện NC và các đơn vị bạn,… góp
phần thúc đẩy các loại hình phối hợp hợp tác và phát triển.
Với một tiến trình phát triển lâu dài, vị thế của Viện không ngừng được nâng cao trong
và ngoài nước trong những năm qua. Năm 2006, Viện MT&TN vinh dự được đón nhận Huân
chương Lao động hạng ba, và năm 2009 là phần thưởng tương tự cho Thầy Viện trưởng
Nguyễn Văn Phước. Năm 2010, Viện nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ “Đã có nhiều
thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2006-2007 đến năm học 2008-2009,
góp phần vào sự nghiệp Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ tổ quốc”, bằng khen và kỷ
8
niệm chương của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường “Đơn vị điển hình tiên tiến về Bảo
vệ môi trường năm 2010”, cùng nhiều bằng khen của cấp trên khác.
Tập thể cán bộ năng động và tâm huyết hiện nay của Viện dưới sự lãnh đạo của
thầy Viện Trưởng GS.TS. Nguyễn Văn Phước sẽ phấn đấu nỗ lực để tiếp tục đưa Viện Môi
trường và Tài nguyên không ngừng phát triển hơn nữa trong tương lai, và trong các Chiến
lược phát triển của mình, Viện mong muốn phần đấu để xứng đáng trở thành một trong các
đơn vị hàng đầu trong cả nước và khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo,
chuyển giao công nghệ về Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên.
 Sơ đồ tổ chức:
Hội đồng khoa học và đào tạo
Ban lãnh đạo Viện
Các hội đồng khác
Khối phòng chức năng:
• Phòng Tổng Hợp – Kế Hoạch.
• Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ đối ngoại.
• Phòng Đào Tạo – Thư viện.
Khối phòng thí nghiệm:
• Phòng thí nghiệm chất lượng môi trường.
• Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường.
• Phòng thí nghiệm độc học môi trường.

• Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học môi trường.
CEFINEA
Hoạt động theo cơ chế 115
Trạm quan trắc môi trường quốc gia.
9
Khối phòng chuyên
môn:
• Phòng Công nghệ
môi trường.
• Phòng Quản lý môi
trường.
• Phòng Quản lý tài
nguyên.
• Phòng Tin học môi
trường.
• Phòng Độc học môi
trường.
• Phòng ô nhiễm
không khí và biến
đổi khí hậu.
• Phòng Hệ thống
thông tin dữ liệu và
Viễn thám.
 Ban lãnh đạo Viện:
Viện Trưởng: GS.TS. Nguyễn Văn Phước.
Phó Viện Trưởng:
- PGS.TS. Lê Thanh Hải - Phụ trách Nghiên cứu khoa học, Quan hệ đối ngoại và Hợp tác quốc
tế.
- TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng - Phụ trách Đào tạo.
 Các đơn vị phòng ban:

Các phòng chức năng
- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp .
- Phòng Đào tạo .
- Phòng Quản lý Khoa học – Quan hệ Đối ngoại .
Các phòng chuyên môn:
- Phòng Công nghệ Môi trường .
- Phòng Quản lý Môi trường .
- Phòng Quản lý Tài nguyên .
- Phòng Tin học Môi trường .
- Phòng Độc học Môi trường .
- Phòng Ô nhiễm không khí - Biến đổi khí hậu .
- Phòng Hệ Thông tin dữ liệu và Viễn thám
Trung tâm công nghệ Môi trường.
Các Đoàn thể.
Các Hội đồng của Viện .
• Tổng quan về phòng Quản lý môi trường:
Phòng quản lý môi trường được thành lập từ năm 2001, phòng có chức năng NCKH, chuyển
10
giao công nghệ liên quan đến Quản lý môi trường đô thị và KCN
Nhân sự:
Phụ trách phòng: PGS.TS Lê Thanh Hải (phó Viện trưởng)
Email:
Điên thoại: 08.386551132-30 Di động: 090.8108201
Phó trưởng phòng: NCS.ThS. Trần Văn Thanh
Email:
Điện thoại: 08.38651132-20 Di động: 090.9111840
Chức năng nhiệm vụ:
Nghiên cứu khoa học
Hướng nghiên cứu chung: Nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật bền vững cho quản lý môi
trường đô thị và KCN (cụ thể là: quản lý chất thải nguy hại, hệ thống không phát thải và quản

lý môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý và kiểm soát ô nhiễm làng nghề ).
Hướng nghiên cứu nhánh, gồm có 8 hướng nghiên cứu chủ yếu:
Nghiên cứu quản lý chất thải nguy hại;
Nghiên cứu về quản lý môi trường đô thị và công nghiệp.
Nghiên cứu mô hình bền vững ngăn ngừa, giảm ô nhiễm QLMT làng nghề;
Nghiên cứu các giải pháp, mô hình giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Nghiên cứu về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng.
Nghiên cứu về quy hoạch BVMT.
Nghiên cứu các công cụ hỗ trợ đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi
trường (ĐTM).
Nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật không phát thải
Quản ngành đào tạo sau đại học
Tên ngành: Ngành quản lý Tài nguyên và Môi trường
Dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ
Lập Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, cam kết BVMT và đề án
BVMT.
Xây dựng quy trình, thủ tục quản lý môi trường.
11
Lập kế hoạch quản lý môi trường.
Đánh giá hiện trạng môi trường (đất, nước, nước ngầm, không khí).
Đánh giá phân loại chất thải.
Kiểm toán chất thải, kiểm toán năng lượng.
Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và đánh giá giảm thiểu chất thải.
Xây dựng các phương án phục hồi, cải tạo môi trường, ứng phó sự cố môi trường và sự cố hoá
chất.
Xây dựng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải nguy hại.
Hợp tác quốc tế
Đã và đang tham gia Dự án Asia – Uninet: với Cộng Hòa Áo (Austria) theo chương trình
ASEA-UNINET (chi tiết tại: ), trong đó chủ đề nghiên cứu
là “Cleaner Production Technology and Zero Emission” (Sản xuất sạch hơn và Phát thải bằng

không. Liên tục duy trì và có các hoạt động hàng năm từ 2005 đến nay.
Đã tham gia dự án Asia – Link (dự án VN/ASIALINK/011): Dự án này có mục đích là
xây dựng chương trình đào tạo Cao học quốc tế nâng cao cho ngành quản lý môi trường
(advanced international master program in environmental management and energy system
management (chi tiết tại: Các đối tác tham dự là các trường ĐH
của Pháp (Ecole de mines des Paris, Insa de Lion), Balan (ĐH Cracow), Trung Quốc (ĐH
Thanh Hoa) và Việt Nam (ĐH Quốc Gia TPHCM).
Ngoài ra còn tham gia các dự án hợp tác quốc tế khác trong khuôn khổ hợp tác khác với Viện
Môi trường và Tài nguyên như: Asia Foundation, Việt Nam Thụy Sỹ,…
12
PHẦN 2: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Gạch ngói là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với tốc
độ xây dựng tăng nhanh trong những năm gần đây, sản lượng gạch ngói xây dựng cũng không
ngừng gia tăng. Năm 2000, sản lượng gạch của cả nước là 9 tỉ viên, đến năm 2007 là 22 tỉ
viên. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên gạch [1]. Với công nghệ sản xuất truyền
thống và ngay cả công nghệ hiện đại như ngày nay đã cho thấy những tác động tiêu cực đến
môi trường như: tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ với việc sử dụng đất canh tác khai thác
làm nguyên liệu sản xuất gạch, tiêu tốn một lượng lớn than để nung đốt sản phẩm; đồng thời
gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến môi trường sống và
sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái xung quanh, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng
ozon. Từ thực tế đó, những cơ sở sản xuất gạch ngói cần áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm
giải quyết các vấn đề về chất thải, để tránh gây ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường và tới sức
khỏe con người.
Xuất phát từ mối quan tâm đó, tôi xin được thực hiện đề tài với nội dung “Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho các làng nghề sản
xuất gạch ngói tại Đồng bằng sông Cửu Long” . Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cần thiết cho
việc quy hoạch làng nghề, định hướng phát triển bền vững của làng nghề sản xuất gạch ngói
trong tương lai.

1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình phân bố và phát triển làng nghề sản
xuất gạch ngói tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hiện trạng ô nhiễm môi trường từ
làng nghề và từ đó có thể đề xuất một số giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm cho các làng nghề.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung
Đề tài được trình bày chi tiết với nội dung như sau:
- Tổng quan tình hình sản xuất gạch ngói ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
13
- Các tác động môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại các làng nghề sản xuất gạch
ngói ĐBSCL.
- Đề xuất giải pháp tổng hợp thực hiện công tác quản lý môi trường tại các làng nghề sản xuất
gạch ngói ĐBSCL
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu. Những thông tin, số liệu này được tổng hợp, thu thập
thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan chức năng và từ các trang web có liên quan.
Kế thừa các các thông tin đã có từ các kết quả nghiên cứu khoa học trong, ngoài nước có
liên quan đến hoạt động sản xuất gạch ngói và các tài liệu có liên quan đến việc giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do các hoạt động này gây ra.
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH NGÓI
2.1. Tình hình sản xuất gạch ngói của Việt Nam
Những khó khăn chung của thị trường cùng với nhiều nguyên nhân chủ quan như: giá
nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán ngày càng cạnh tranh, tình trạng ế hàng khiến cho
nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXD nói chung trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói nói riêng gặp
rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ.
14
Có truyền thống phát triển lâu đời nhưng ngành sản xuất gạch ngói công nghiệp Việt
Nam lại có xuất phát điểm lạc hậu với những lò gạch ngói thủ công quy mô nhỏ. Mặc dù, ở
giai đoạn phát triển sau này, ngành đã có một bước chuyển lớn khi dần chuyển sang sản xuất

bằng công nghệ (công nghệ Tuynel hoặc Hoffman), hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều
đã sử dụng công nghệ bán thủ công hoặc công nghệ công nghiệp hoàn toàn, tuy nhiên, về cơ
bản, quy trình sử dụng gần như vẫn là nung đất sét.
Với quy trình này, mặc dù chi phí rẻ và hiệu quả nhưng lại kéo theo nhiều hệ quả. Điển hình là
việc gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn đất sét, từ đó làm ảnh hưởng đến thành
phần của đất nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, Bộ Xây dựng đã đưa ra một số chính
sách nhằm giải quyết vấn đề trên, đặc biệt khuyến khích sử dụng vật liệu không nung trong
sản xuất VLXD, theo đó tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100%vật liệu xây dựng
không nung kể từ năm 2014; các khu vực còn lại có 2 mốc để hoàn thành, nhưng sau năm
2015 cũng phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung và điều này dường như đã khiến
cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đang rơi vào ngõ cụt.
Theo thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, sau bốn năm thực hiện
Chương trình theo Quyết định số 567/QÐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật
liệu xây không nung (VLXKN), tổng công suất thiết kế vào ba loại sản phẩm chính, gồm:
gạch xi-măng cốt liệu, gạch bê-tông khí chưng áp (AAC) và gạch bê-tông bọt đạt 6 tỷ viên quy
tiêu chuẩn (QTC), trong đó có 13 nhà máy sản xuất AAC, 17 nhà máy sản xuất bê-tông bọt,
hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi-măng cốt liệu công suất hơn 10 triệu viên QTC/năm và
một số chủng loại VLXKN khác [2].
Để có được kết quả đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất gạch ngói đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất và thực hiện các dự
án VLXKN.
Ví dụ, trên địa bàn huyện Tây Sơn – Bình Định đã có 191 lò gạch, ngói nung thủ công
tháo dỡ, chấm dứt hoạt động (gồm 190 lò có công suất dưới 650 ngàn viên/năm; 1 lò có công
suất trên 650 ngàn viên/năm); trong đó có 147 lò nằm trong khu dân cư, 44 lò nằm trong khu
sản xuất tập trung và trong cụm công nghiệp… Tính đến thời điểm hiện tại, ở Bình Định đã có
16 dự án sản xuất gạch không nung với tổng công suất hơn 250 triệu viên/năm, tổng vốn đăng
ký đầu tư gần 50 tỉ đồng. Trong số này đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động, 12 dự án đang giải
15
phóng mặt bằng và triển khai xây dựng… Theo kế hoạch, đến hết ngày 31/12/2016 sẽ chấm
dứt hoàn toàn hoạt động của các lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định [2].

Tại Quảng Ninh, một số công trình nhà chung cư cũng đang được doanh nghiệp sử
dụng khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Tòa nhà thương mại cao 18 tầng do Công ty
LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng) thiết kế và thi công ở Thành phố Hạ Long, theo các kỹ sư, từ
tầng thứ 3 trở lên, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu ngăn tường bằng gạch không nung.
Nhiều hộ dân ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh cũng đang có xu hướng xây nhà có sử dụng
gạch không nung.[2]
Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng điểm, điển hình như
Keangnam Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn Horison, Hà Nội Hotel Plaza,
sân vận động Mỹ Đình, làng Việt kiều Châu Âu,…
Hình 2.1: Gạch không nung
Trước đó, các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng quy định rõ, các công trình
xây dựng từ nguồn vốn ngân sách đều phải sử dụng gạch không nung. Khu đô thị loại 3, các
công trình cao 9 tầng trở lên đều được khuyến cáo sử dụng ít nhất 30% gạch không nung.
16
Với kết cấu nhẹ, chống thấm tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hiện trạng không
có nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch nung như hiện nay thì gạch không nung có
những ưu điểm không hề nhỏ so với gạch nung truyền thống.Và trên hết, việc áp dụng các quy
trình sản xuất gạch xây không nung sẽ giúp giảm thiểu các tác động tới môi trường cũng như
sức khỏe con người.
2.2. Tình hình sản xuất gạch ngói tại các làng nghề thuộc ĐBSCL
Vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành, với diện tích 3,96 triệu ha, thuận lợi phát triển sản
xuất nông nghiệp và có thế mạnh là sản xuất gạch ngói đất sét nung nhưng hiện cũng gặp
nhiều khó khăn. Toàn vùng có 3.857 cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung với công suất 3.303
triệu viên, trong đó chỉ có 30 lò tuynel với công suất hơn 15 triệu viên/năm/cơ sở, với sản
lượng 692 triệu viên, còn lại 3.827 cơ sở sản xuất nhỏ dưới 15 triệu viên/năm/cơ sở [3].
Hiện nay trên địa bàn ĐBSCL có 4 loại hình sản xuất liên quan đến khoáng phí kim là:
sản xuất gạch, ngói, gốm, vôi. Trong đó chủ yếu là sản xuất gạch ngói. Các làng nghề này tập
trung chủ yếu tại Vĩnh Long và Đồng Tháp. Danh mục các làng nghề sản xuất gạch ngói như
sau:
Bảng 2.: Danh mục các làng nghề sản xuất gạch ngói tại Vĩnh Long và Đồng Tháp

ST
T
Tên Làng nghề Tỉnh Huyện
1 Làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm xã Mỹ Phước Vĩnh Long Mang Thít
2 Làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm xã Mỹ An Vĩnh Long Mang Thít
3 Làng nghề sản xuất gạch, gốm xã Chánh An Vĩnh Long Mang Thít
4 Làng nghề sản xuất gạch, gốm An Phước Vĩnh Long Mang Thít
5 Làng nghề làm gạch ở xã Thanh Đức Vĩnh Long Long Hồ
6 Làng nghề sản xuất gạch, ngói An Hiệp Đồng Tháp Châu Thành
7 Làng nghề sản xuất gạch, ngói Tân Quy Tây Đồng Tháp Sađéc
17
Nghề truyền thống sản xuất gạch của 2 tỉnh này có khoảng 400 - 500 hộ với hơn 1400
lò đang hoạt động.
Từ đầu năm 2010, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển sản xuất sử dụng
vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung vùng ĐBSCL đã được triển khai. Tuy
nhiên, đến nay đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung mới đếm trên đầu ngón tay. Đi
đầu sản xuất vật liệu không nung là Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên E-Block ( Long
An), sản xuất bê tông AAC (nhẹ) với công suất 150.000 m3/năm, sản phẩm được sử dụng một
phần nội địa, còn lại xuất khẩu. Bê tông bọt của Công ty bê tông Đồng Tháp và Công ty vật
liệu xây dựng An Giang, với sản lượng nhỏ.
Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, vùng ĐBSCL có nhu cầu rất lớn, đến năm
2020, dự báo khoảng 8-10 triệu tấn xi măng; 2-3 tỷ viên gạch không nung. Như vậy, so với
nhu cầu dự báo thì khả năng sản xuất hiện nay sẽ thiếu nhiều [1].
Hiện nay, ĐBSCL chỉ mới có 3 tỉnh (Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau) đã xây dựng
quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; 3 tỉnh (Vĩnh Long, Bến Tre, Long An), đang xây dựng
quy hoạch; còn 7 tỉnh, thành (Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bạc
Liêu và Trà Vinh) chưa lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
Để các doanh nghiệp và nhà đầu tư vùng ĐBSCL chọn lựa công nghệ sản xuất vật liệu
xây dựng, tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng vùng ĐBSCL” đã có
nhiều công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng được giới thiệu. Đó là công nghệ gạch bê tông khí

chưng áp của công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên (Long An), công nghệ và sản xuất thiết bị
sản xuất gạch ống không nung quy mô công nghiệp của công ty CP đầu tư & công nghệ Đức
Thành (Hà Nội), Công nghệ và thiết bị sản xuất gạch ống không nung thay thế gạch đất sét
nung của Công ty CP Đầu tư Trung Hậu (TP. Hồ Chí Minh)… Công nghệ trong nước và ngoài
nước đều có.
Mặc dù, có nhiều công nghệ sản xuất gạch không nung nhưng các nhà đầu tư ĐBSCL
cho rằng, vẫn chưa biết công nghệ nào đầu tư hiệu quả. Bởi cả người dân và thợ xây dựng vẫn
quen dùng loại gạch 4 lổ đất sét nung. Thay đổi một tập quán xây dựng lâu đời không hề đơn
giản. Thực tế, tại tỉnh Hậu Giang, có doanh nghiệp tiên phong đầu tư gạch nhẹ không nung
nhưng hiện nay không tiêu thụ sản phẩm được, doanh nghiệp này phải tạm ngừng sản xuất.
Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, khuyến cáo: “Phát
triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu thay thế đất sét nung là giải pháp hữu
hiệu nhất để phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng vùng ĐBSCL. Từ nay
đến năm 2015, dẹp bỏ các lò gạch thủ công, không đầu tư lò gạch cải tiến, lò vòng cải tiến
18
dùng nhiên liệu hóa thạch, hạn chế đầu lò nung tuynel, tập trung đầu tư phát triển vật liệu xây
không nung lên 2-3 tỷ viên vào năm 2020, chiếm 40% vật liệu xây, đầu tư các dây chuyền 5-
10 triệu hoặc 20-30 triệu viên/năm vật liệu không nung xi măng cốt liệu. Tiếp tục đầu tư phát
triển sản xuất và sử dụng vật liệu nhẹ, bê tông khí chưng áp AAC lên 400-500 ngàn m3/ năm.
Bê tông khí chưng áp AAC, tường thạch cao, tấm xây dựng 3D phù hợp với xây dựng công
trình trên nền đất yếu, không những cho công trình cao tầng mà cả cho thấp tầng…”[3].
Chương 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI VÀ CÁC VẤN ĐỀ
VỀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Quy trình công nghệ sản xuất gạch ngói
3.1.1. Quy trình thủ công
Hầu hết các cơ sở sản xuất gạch ngói truyền thống đều có cùng công nghệ. Sơ đồ quy
trình công nghệ như hình 2:
19
Hình 3.1: Quy trình sản xuất gạch ngói thủ công
Thuyết minh:

Đất sét dạng viên hình hộp chữ nhật có trọng lượng trung bình khoảng 10kg được khai
thác từ các mỏ sét được tàu thuyền vận chuyển về cơ sở sản xuất. Khi tàu cập bến đất được
vận chuyển lên bờ bằng băng tải, sau đó sẽ được chuyển vào khu chứa đất nguyên liệu.
20
Viên đất nguyên liệu 10kg sẽ được ép thành các loại gạch mộc theo yêu cầu bằng các
hệ thống khuôn gạch ống, gạch thẻ và gạch tàu. CÔng suất của hệ thống ép gạch là 2.000v/h
(gạch tàu) và 5.000v/h (gạch ống và gạch thẻ).
Mỗi viên đất 10kg sẽ ép được 3 viên gạch tàu, 7 viên gạch thẻ và 5 viên gạch ống. Gạch mộc
sau khi ép được đem phơi tại sân có diện tích 600m2. Quá trình phơi gạch diễn ra nhanh hay
chậm phụ thuộc vào thời tiết, đối với thời tiết nắng nóng gạch tàu phơi trong 3h, gạch ống và
thẻ phơi trong 4 ngày. Gạch tàu trước khi nung sẽ được thoa dầu, cắt bìa và đóng hiệu cơ sở
lên tấm gạch.
Gạch mộc sau khi phơi sẽ được đưa vào khu chứa để chuẩn bị cho vào lò. Sau đó gạch
mộc được xếp vào lò để nung chín, gạch tàu được nung riêng, gạch thẻ nung cùng với gạch
ống. Một mẻ gạch tàu gồm 60.000 viên, trong khi một mẻ gạch ống và thẻ gồm 75.000 viên
(trong đó 50.000 viên gạch ống, 25.000 viên gạch thẻ).
Quá trình nung có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn tách ẩm và
phân hủy chất hữu cơ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-20 ngày, tốc độ nạp liệu là 30kg
trấu/h đối với gạch tàu và 60kgtrấu/h đối với gạch ống và thẻ. Giai đoạn 2 là giai đoạn nung
chín, giai đoạn này tốc độ nạp nhiên liệu lớn hơn gấp đôi giai đoạn đầu (khoảng 120kg trấu/h
đối với gạch tàu, 110kg/h đối với gạch ống). Nhìn chung quá trình nạp năng lượng thay đổi và
tăng dần, tổng cộng 01 mẻ gạch tàu tốn khoảng 100 tấn trấu, 01 mẻ gạch ống và thẻ khoảng 60
tấn trấu [4].
Gạch sau khi nung xong sẽ để nguội tự nhiên và ra lò, lưu kho và tiêu thụ.
21
3.1.2. Quy trình sản xuất gạch ngói bằng công nghệ lò Tuynel
Hình 3.2: Công nghệ sản xuất gạch ngói bằng lò Tuynel
Lò tuynel là dạng lò đường hầm, lò nung công nghiệp được dùng phổ biến nhất trên
thế giới trong ngành silicat. Lò tunnel có dạng thẳng dài tới 94 m gồm 2 lò nung và sấy đặt
song song nhau. Chuyển liệu cho lò là hệ thống đường ray, kích đẩy thủy lực và xe phà. Nhiệt

khí thải lò nung được tái sử dụng cho lò sấy qua hệ thống quạt và kênh dẫn khí.
Lò nung thẳng chiều dài khá lớn chia làm 3 vùng có vị trí cố định: Vùng nung sấy, vùng
nung đốt và vùng làm nguội. Vật liệu được nung di chuyển đi qua lò, nhiệt độ của nó thay đổi
phù hợp với biểu đồ nung đất sét tao gốm silicat Đặc tính này thuận lợi cho kiểm soát chế độ
nung, năng suất chất lượng tốt.
22
Nhiên liệu sử dụng cho lò là bột than. Bột than được tra từ nóc lò xuống và cháy trong
nhiệt độ có sẵn trong lò (800-1050
0
C), là môi trường tốt cháy hết nhiên liệu.
Lò nung được hút nhiệt khí nóng từ 2 đầu, tận dụng nguồn nhiệt thải này cho lò sấy.
Đặc tính này làm hiệu suất sử dụng năng lượng cao và cải thiện môi trường lò nung công
nghiệp.Kết cấu lò vững chắc, vùng chịu lửa ở chế độ tĩnh tại và ổn định không có dao động
nhiệt cho nên tuổi thọ sử dụng của lò rất cao ( khoảng 40 năm)
Lò tunyel cho dự án có công suất thiết kế 25 triệu viên TC / năm. Lò nung liên tục, thời
gian ra 1 goong là 30 - 50 phút. Mỗi goong 3000 – 3400 viên.Lò được trang bị thêm buồng thu
hồi bụi xỉ than và hệ thống phun than tự động khép kín nâng cao hiệu suất đốt than và cải
thiện môi trường. Nhiệt độ ra môi trường (ống khói)< 110
0
C [5].
Nhận xét:
- Ưu điểm: dễ xử lý môi trường; có khả năng tự động hóa cao; chất lượng gạch sau nung đạt có
độ đồng đều trung bình, gạch ống đạt mác 50 trên 90%.
- Nhược điểm: cần diện tích mặt bằng lớn; chí phí đầu tư ban đầu lớn; tỉ lệ hao hụt cao khi phải
dừng lò không chủ động
3.1.3. Quy trình sản xuất gạch ngói bằng công nghệ lò Hoffman
Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt di động. Lò này được
du nhập vào Việt Nam (miền Nam) vào thập niên 60 của thế kỷ 20. Năm 2008 và 2009 tại tỉnh
An Giang (Chợ Mới) có một số chủ cơ sở đã triển khai xây dựng kiểu lò này nhung do quá
trình xây dựng và chuyển giao không được thực hiện một cách nghiêm túc nên đang gặp nhiều

khó khăn trong vận hành. Lò Hoffman gồm 2 dãy, mỗi dãy có 11 khoang gạch với 12 cửa đốt
(có thể có số khoang và số cửa nhiều hơn)
Có 2 phương pháp đốt cơ bản là đốt cửa hông và đốt trên xuống, đồng thời có thể kết
hợp cả 2 cách đốt lò này đã được cải tiến bởi nhiều tổ chức và cá nhân để chuyển từ việc đốt
củi sang đốt phụ phẩm nông nghiệp (vỏ cà phê, vỏ hạt điều, vỏ đậu phộng, trấu) như hiện nay.
Lò Hoffman hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Tây Ninh, Bình Thuận vả rãi rác một số tỉnh
miền Đông Nam bộ. Qua khảo sát tại Tây Ninh cho thấy nhu cầu nhiên liệu trấu đốt cho 1 kg
gạch vào khoảng 150g (tiết kiệm trên 60% lượng trấu) lợi nhuận tăng cao với lò thủ công.
Ngoài ra, do sử dụng ít nhiên liệu và sử dụng hiệu quả cao nguồn nhiệt, do đốt liên tục và tuần
23
hoàn, nên giảm lượng khí ô nhiễm thải ra môi trường (giảm trên 70% so với lò thủ công). Đặc
biệt, do sử dụng nhiệt triệt để, khói thải tập trung tại một ống khói cao từ 11-15m, chủ động
đẩy khói bằng mô tơ quạt, nên dễ xử lý ô nhiễm môi trường [3].
Nhận xét:
- Ưu điểm: dễ vận hành, sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than đá, củi, gas,
dầu, phụ phẩm nông nghiệp. Gây ô nhiễm môi trường trung bình, dễ xử lý môi trường. chất
lượng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch ống đạt mác 50 trên 85%.
- Nhược điểm: cần diện tích mặt bằng lớn; chí phí đầu tư ban đầu lớn; tỉ lệ hao hụt cao khi phải
dựng lò không chủ động
3.1.4. Quy trình sản xuất gạch ngói bằng công nghệ lò VSBK ( Vertical Shaft
brick kiln hay lò nung liên tục kiểu đứng)
Do người Trung quốc phát minh 1958. Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên
tục với buồng đốt cố định. Lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật đặt đứng, gạch mộc được nạp
vào miệng lò từ phía trên và lấy ra ở dưới đáy lò. Lò vận hành dựa trên nguyên lý khí động
học nên sử dụng năng lượng rất hiệu quả. Kiểu lò này được xây dựng lần đầu tiên tại Việt Nam
(Hưng Yên) vào năm 2001 và áp dụng tại An Giang vào năm 2003 nhưng hoạt động không
hiệu quả (do một chủ cơ sở tự xây dựng sau khi đi tham quan mô hình tại Hưng Yên), năm
2005 công nghệ này được Sở KH&CN tỉnh Đăk Lăk chuyển giao về An Giang (xã Mỹ Hội
Đông).
Hiện tại kiểu lò này đã được nhiều tổ chức KHCN cải tiến nên tương đối hoàn thiện về

mặt công nghệ và đạt hiệu quả khá cao, tỉ lệ hao hụt giảm (dao động từ 7 – 5% so với 20 –
30% trong những năm trước 2005); lượng than đá sử dụng với mức 45 - 50g than đá/1kg gạch
(giảm 20% so với bản đầu tiên) [3].
Nhận xét:
- Ưu điểm: Chi phí đầu tư ban đầu trung bình, không cần xử lý môi trường, chất lượng gạch sau
nung có độ đồng đều cao, lượng gạch ống đạt mác 50 > 80 %.
- Nhược điểm: tỉ lệ gạch bể cao >7% và có thể tăng lên vài chục % nếu vận hành không đảm
bảo kỹ thuật; khó vận hành; sử dụng duy nhất một loại nhiên liệu là than đá.
24
3.1.5. Quy trình sản xuất gạch không nung
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình, không phải sử dụng
nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch
không nung được gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Gạch nung có khoảng 70÷100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau.
Tại Việt Nam gạch này có kích thước chung là 210x110x60; nhưng gạch không nung thì có
khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch
không nung tối đa đạt 35Mpa. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá
của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử
nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch
đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản.
Vật liệu dùng để chế tạo gạch không nung đó là các loại vật liệu bị thải loại qua các quá
trình gia công, sản xuất khác nhau, sẵn có, rẻ tiền, giá thành cho các nguyên vật liệu này thấp
khi mà có rất nhiều nguồn cung cấp do có nhiều ngành công nghiệp thải các loại vật liệu đó:
• Xỉ than từ các loại lò hơi, lò điện, lò nhiệt luyện do các nhà máy công nghiệp thải ra.
• Xỉ quặng thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng thải ra.
• Đất thải sau sàng lọc từ các khu công nghiệp, khu dân cư
• Cát sông
• Bột đá
• Đá vụn

• v.v…
Mặt khác công nghệ làm gạch không nung rất đơn giản với những thiết bị cơ khí đơn giản
sẽ làm cho chi phí cho 01 viên gạch giảm tối thiểu so với 01 viên gạch nung.
Sau đây bạn có thể tham khảo giá thành cho các loại gạch nung và không nung tại Hà Nội để
thấy rõ việc này:
Bảng 3.1: So sánh giá thành của các loại gạch nung và không nung
STT Gạch đất nung Gạch đất không nung Gạch từ tro, xỉ, vôi,
cát
1 Đất sét Đất thải Tro than (Xỉ than)
25

×