Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đề cương bài giảng Giáo dục học trẻ em IIc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.62 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ÍHÁ1 NGU YẺN
TRƯỜNG ĐẠỈ HỌC S ư PHẠM
rư’.
r
I • ' Ths NGUYỀN THỊ MẪN-
H H B E '• 4
■* ' . Ệ_' ■ . Y - ■
CƯƠNG BÀĨ GIẢNG •
GịẶO DỤC HỌC TRẺ EM lỉ

(Dùnè chọ sinh viên chuyên ngành giáo dục Mầm non)
'
- 4 « V - V . r , 1 m V ■
“> w •
ISIlíiiS-:
iilltỉlỂSI
SỊỄậKSỉsSSBp
M
. ■
him $» ỷ i •
■Thái Nguyên, năm 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM
Ths NGUYỄN THỊ MÂN
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
GIÁO DỤC HỌC TRẺ EM II
Dùng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục Mầm non)
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Chương 1
NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG


VẺ CHĂM SÓC- GIÁO DỤC TRẺ DƯỚỈ 3 TUỐI
I. Y nghĩa của việc chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 3 tuôi
1. Ý nghĩa xã hội
Chăm sóc - giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo, bôi dưỡng thê
hệ trẻ nói chung góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội nói chung.
2. Ỷ nghĩa cá nhân
Quá trình giáo dục trẻ em chia làm nhiều giai đoạn. Kêt quả giáo dục ờ
giai đoạn trước là cơ sở để tiến hành giáo dục ờ giai đoạn sau. Nêu quá trình
giáo dục ờ giai đoạn trước đạt hiệu quả cao thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của trẻ ờ giai đoạn sau và ngược lại.
Trẻ dưới 3 tuổi, những nét nhân cách đầu tiên được hình thành nên nêu
được chăm sóc - giáo dục tốt ngay từ những năm đầu tiên sẽ giúp cho đứa trẻ
phát triển ổn định, đúng hướng, đặt nền móng cho sự phái triản của trẻ và việc
giáo dục trẻ trong những năm tiếp theo.
II. Đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ dưới 3 tuổi
I. Sự tăng ừưởng và phát triên của trẻ diễn ra với một tốc độ nhanh chưa từng
có so với bảt kỳ lứa tuôi nào tiêp theo sau đó.
- v ề mặt thể chất: phát triên nhanh về chiều cao và cân nặng
+ Từ 50 cm khi sinh ra đến cuối năm thứ 3 trẻ đã cao khoảng 93 - 94 cm.
+ Cân nặng khi trẻ sinh ra khoảng 3 - 3,5 kg thi đến cuối năm thứ 3 trẻ
nặng khoảng 14 - 15 kg.
- v ề mặt nhận thức: Khi mới sinh các phàn xạ của trẻ mang tính khône
điều kiện. Đến tháng thứ 3 trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh khác
nhau, dần dần đến năm thứ 3 trẻ có thể so sánh, phân biệt được các đồ vật khác
nhau; trẻ biết tư duy, suy luận đơn giản khi,
- về
mặt tinh cảm: Khi sinh ra trẻ chưa có tình cảm. Được hai tháng trẻ đã
xuất hiện những phức cảm hớn hở. Khi được 3 tuổi, trẻ đã có tất cả những
trạng thái khác nhau của con người: buồn, vui, yêu, g h é t

- Các môi quan hệ xã hội của trẻ cũng được mở rộng: từ ciìỗ mối quan hệ
cùa trẻ chỉ giới hạn trong gia đình đến chỗ mở rộng ra với các bạn bè cùng
nhóm lớp,
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
2. Tre dưới 3 tuỏi, cơ thè rát non nớt, nhạy cam với những tác động bèn ngoài
do đó khả năng chông lại bệnh tật thãp và rât hay mắc phải nhiêu loại bệnh,
ơ
lứa tuổi này trẻ nhò rất dễ bị tổn thương, nếu để xảy ra một sơ xuất nào đó có
thể gây ra những tai nạn cho trẻ hoặc trẻ sẽ phải chịu tàn phế suốt đời.
- 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của trẻ: bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh
uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh sởi và bệnh lao.
- Một sô bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ờ trẻ em: Viêm mũi cấp,
viêm amidan cấp và mãn tính, viêm họng, viêm phế quàn,
- Bệnh giun .,
- Bệnh suy dinh dưỡng,
- Bệnh còi xương. *
- Bệnh tiêu chảy.
Ịf
ì. Giữa tăng trưởng và phát triên có moi quan hệ chặt chẽ với nhau.
Một đứa
trẻ khoé mạnh thì thường vui vè tích cực hoạt động ngược lại, một đứa trẻ hay
đau ốm thì thường buồn rầu, ít hoạt động, không thích giao tiếp với người lớn.
4. Sự tăng trưởng và phát triển cùa trẻ có tính mềm dẻo.
Những thiếu hụt cũng
nhir những vượt trội của sự tăng trưởng ở trẻ đều có khả năng tích tụ và có thể
tạo ra sụ phat triển không bình thường ở trẻ nhumg nếu có sự can thiệp chăm
sóc giáo dục kịp thời trẻ tăng trưởng và phát triển cân đối, bình thường.
5. Một năng lực, chức năng của trẻ chỉ có thê hình thành và phát ừiển tốt khi
cơ thể trẻ đạt tới một trình độ nhắt định và chi khi đó việc tập luyện và giáo

dục mới phát huy vai trò chủ đạo.
Việc giáo dục trẻ phải phù hợp mới có kết
quả và nếu việc tập luyện và giáo dục mà bắt đầu quá sớm hoặc quá muộn đều
có thế gây ra những hậu quả có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ
6. Trẻ dưới 3 tuổi có hai nhu cầu cọ bà}i^j)ịiàuùể^
-
Nhu Qầi^đựợc gÚỊQ lưu trưc tiếp với người lớn, được yêu mến, được an
toàn, ctượcchấ^nhận ,
-"Nhu •ịcai^được íchơi;!được h o ạt^ ồ ri^ v ớ ị 'đồ ívạt^ tìm hiểu môi
trường xung quanh, được bộc lọ tình cảm, thái độ với người thân, bạn bè ,
7.
Hoạt động chủ đạo cùa trẻ dưới 3 tuổi
-
Trẻ hài nhi (0 - 12 tháng tuổi) hoạt động chủ đạo lài hoạt động giao tiếp •
xúc cảm trực tiếp với người lớn 3 1' V'"v
- Trẻ nhà trẻ (1 2-3 6 tháng tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đô vật.
IV. Mục tiêu, nguyên tắc chăm só c -g iá o dục trẻ dưới 3 tuổi
1. Mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 3 tuổi
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 3 tuổi: ‘Trẻ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, hồn nhiên, có thiện cảm và bước đầu biết giao tiêp với người lớn, gân gul
với bạn bè, có một số thói quen vệ sinh ăn uống”.
Mục tiêu này được cụ thể hoá thành những yêu cầu cân đạt
ò
từng độ tuôi.
2. Nguyên tắc chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 3 tuôi
2.1. Giáo dục trẻ dưới 3 tuổi phải bằng tình thương yêu như những ngươi
thương yêu ruột thịt trong gia đình.
Vì trẻ còn rất bé, nhất là năm đầu tiên, cuộc sống của trẻ còn rât mong

manh, mọi sự sinh hoạt đều trụng cậy vào người lớn nờn đứa trẻ cân nhận được
tình yêu thương, ấp ủ, tạo ra ờ nó cảm giác an toàn để sống và lớn lên. Sông
trong gia đình, trẻ luôn được đùm bọc bời những người thân yêu ruột thịt, luôn
luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc, vỗ về, âu yếm của người trong gia đình
mà nổi bật lên tất cả là tình thương yêu của người mẹ với hai đức tính quý báu
là nhạy cảm và sẵn sàng. Khi đến nhà trẻ, trẻ rất cần được sống trong không
khí gia đình, cô nuôi dạy trẻ chính là người mẹ thứ hai của trè. Mọi việc chăm
sóc và giáo dục trẻ dều cần tiến hành theo phương thức gia đinh chứ không
phải theo phương thức nhà trường, “cô nuôi dạy trẻ phải thay mẹ dạy trẻ”. Vì
vậy, cô phải thương yêu trẻ như tình yêu của mẹ đối với con.
2.2. Cần chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa học, cân thận, chu đáo vả
thường xuyên
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, từ việc ăn, ngủ, vệ sinh, đến chơi đùa nhât thiết
đều phải có sự quan tâm của người lớn. Thiếu sự chăm sóc khoa học, cẩn thận,
chu đáo và thường xuyên của người lớn nhiều khi chỉ vì một sơ suất nhỏ mả
gây tác hại cho cà đời đứa trẻ.
Trẻ càng nhỏ tốc độ phát triên càng nhanh thì càng cần sự quan tâm
chăm sóc - giáo dục khoa học, cân thận, chu đáo và thườnạ xuyên của người
lớn.
2.3. Cần kết họp chặt chẽ giữa giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
Chăm sóc và giáo dục là hai nhiệm vụ cơ bản của người !ór, đối với trẻ,
giúp trẻ từng bước lớn lên và phát triển, c s và GD có MQH chặt chẽ với nhau
và hai nhiệm vụ này chỉ đạt hiệu quả cao khi biết kết hợp chúng với nhau một
cách chặt chẽ.
Nhà GD không nên phân biệt ranh giới giữa nuôi và dạy, khi tiến hành
HĐ giáo dục nào cũng cần chú ý đến sức khoẻ, thể lực, trạng thái tinh thần của trẻ.
2.4. Tôn trọng nhân cách trẻ, thực hiện cá biệt hoá trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

Mỗi trẻ sinh ra là một con người riêng biệt, có hoàn cánh phát triên
riêng, có nhu cầu, tốc độ, nhịp độ và xu hướng phát triền riêng. Vì vậy,
trong quá trinh chăm sóc - giáo dục trẻ, nhà giáo dục phải nắm được những
đặc điểm riêng của từng trẻ đê có những tác động giáo dục phù hợp.
Chẳng hạn: Cô giáo phải tìm hiểu để nắm được thói quen trong khi ăn, ngủ
của trẻ. Trẻ nào khi ngủ dậy hay khóc, trẻ nào ăn chậm, hay bị nghẹn khi ăn,
2.5. Coi trẻ là trung tâm cùa quá trình chăm sóc và giáo dục
Mọi hoạt động, nhà giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu của trẻ và nham
đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của trẻ. Trong các hoạt động đó, nhà giáo dục cần
phải có những biện pháp phù hạp đê phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ
động, sáng tạo của trẻ.
2.6. Đảm bảo sự thống nhất các tác động của gia đình và nhà trường trong
còng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
V. Nhiệm vụ giáo dục trẻ dưới 3 tuổi
1. Giáo dục thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi
1.1. Khái niệm giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào
cơ thể tré, to chức cho trẻ vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tồ chức
chế độ sinh hoạt hợp lý nhàm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ đươc phát triển hài
hoà, càn đối, sức khoẻ tăng cường đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất,
làm cơ sờ cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em.
1.2. ý nẹhĩa của giáo dục thể chất cho trẻ dưới 3 tuổi
Giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, là khâu then
chốt trong còng tác chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 3 tuồi.
- Giáo dục thể chất giỳp cơ thể trẻ được rèn luyện phát triển cân đối, khoẻ
mạnh thích ứng được với những thay đổi của môi trường sống.
- Hình thành, phát triển ở trẻ kỹ năng, kỹ xảo và những thói quen vận
dộng ban đầu, cần thiết.
Giáo dục thể chất được thực hiện tốt góp phần tạo nên những con người
thông minh, năng động sáng tạo có kỳ luật có văn hoá biết yêu mọi người, yêu

quê hương đất nước,
là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
KL: giáo dục thể chất đủng đắn sẽ tạo ra nền tảng sức khoẻ của trẻ, giúp
trẻ phát triển hài hoà trong những nàm sau của cuộc đời.
1.3. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất clio trẻ dưới 3 tuổi
- Bào vệ cơ thê và phát triển sức khoẻ cho trẻ, rèn luyện cơ thể, nâng cao
khả năng thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Trẻ dưới 3 tuổi, cơ thể trẻ phát triển nhanh nhưng sức đẻ kháng yêu .cac
cơ quan đang trên đà phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Cho nên, ta phái cham
lo đến việc bào vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ. Nhiệm vụ này bao g°m -
chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn luyện cho trẻ một cách khoa hạc; chăm soc tre
khi ăn, ngũ, khi chơi; đảm bảo việc thực hiện giờ giấc cho trẻ—
- Phát triển và hoàn thiện dần các vận động của trẻ.
- Hình thành một số kỹ năng, thói quen vãn hoá vệ sinh đâu tiên trong đơi
sống của trẻ.
1.4. Nội dung, phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ dưới ỉ tuôi
1.4.1. Tồ chúc chế độ sinh hoạt cho trẻ
a. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, chê biên phù họp
với trẻ và sấp xếp giờ giấc cho các bữa ăn hợp lý.
b. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
- Tập cho trẻ ngủ vào giờ nhất định đề tạo thói quen.
- Chỗ ngủ sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát vê mùa hè và không có
ruồi muỗi.
- Trước khi ngủ, không cho trẻ chơi đùa quá nhiều, không măng hoặc phại
trẻ, không xem phim ảnh gây sợ hãi. Tạo cho trẻ cảm giác arắ toàn, được àu
yếm và được yêu thương khi đi vào giấc ngủ và trong khi ngu.
- Tránh gây tiếng động, ồn ào phá giấc ngủ của trẻ.

- Hát ru, vỗ về trẻ để trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
c. Tô chức cho trẻ chơi tập
Cho trẻ chơi ngoài trời kết hợp với vận động và tiếp xúc với ánh nang,
không khí trong lành, với thiên nhiên cảnh vật để cơ thể khoé mạnh chốne đõ
tốt với bệnh tật và làm giàu vốn kinh nghiệm sống của trẻ.
d. Tô chức vệ sinh cá nhân cho trẻ
Vệ sinh cho trẻ gồm: vệ sinh thân thể; vệ sinh răng miệng; vệ sinh đòi
mắt; vệ sinh tai, mũi, họng; vệ sinh quần áo; luyện thói quen đi vệ sinh đúng
giờ)ế»
Tuỳ theo từng lứa tuổi cụ thể tổ chức chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ.
1.4.2. Phát triển vận động cho trẻ dưới 3 tuổi
Vận động là nhu cầu tự nhiên cùa trẻ. Vận động không chi giúp cho trị
phái triên thê chát mà còn thúc đay sự phát triển tám lý.
-
Khi tổ chức vận động cho trẻ cần:
+ Tuỳ iheo tùng độ tuổi của trẻ mà lựa chọn các bài tập, trò chơi vận động
phù hợp và yêu cầu ờ các mức độ yêu cầu khác nhau.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
+ Tạo điều kiện cho mọi trẻ đều được hoạt động và động viên kịp thời
kích thích hứng thú tập luyện của trẻ.
1.4.3. Rèn luyện cho trẻ dưới 3 tuổi
Rèn luyện là một hệ thông các biện pháp được áp dụng nhằm nâng cao
sức đề kháng cùa cơ thẻ trẻ, tạo điêu kiện cho việc hình thành và phát triển
khả năng thích nghi nhanh chóng với những điểu kiện song khác nhau.
2. Giáo dục trí tuệ cho trẻ dưới 3 tuổi
2.1. Khái niệm giáo dục trí tuệ
Là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành ờ trẻ
những tri thức và kỹ năng sơ đẳng, phát triển những phẩm chất và năng lực trí
tuệ ban đầu cần thiết.

2.2. Ý nghĩa của giáo dục trí tuệ
-
Tạo điều kiện cho các giác quan cùa trẻ phát triển tinh tường, chính xác hơn.
- Giúp trẻ có được những hiểu biết sơ đẳng về thế eiới xung quanh: tự
nhiên, xã hội và con người một cách chính xác, có hệ thống, qua đó hỉnh thành
thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh.
- Hình thành, phát triển ờ trẻ những năng lực và phẩm chất trí tuệ sơ đẳng
ban đầu, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ của trẻ ờ những giai đoạn lứa
tuồi tiếp theo.
- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 3 tuổi, qua đó mở rộng khả
năng định hưứng của trẻ trong môi trường xung quanh.
- Giáo dục trí tuệ có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác, giáo
dục trí tuệ là cơ sờ quan trọng cho việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
- Cơ sò cho việc hỉnh thành những biểu tượng, khái niệm đạo đức, tình
cảm, hành vi đạo đức của trẻ.
2ẵ3. Nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ

Hình thành và phát triển nhận cảm cho trẻ (nghĩa là phát triển cảm giác,
tri giác và vận động cho trẻ dưới hình thức tập luyện các giác quan).
- Phát triển ngôn ngữ, mờ rộng khả năng định hướng của tré với môi
trường xung quanh
- Hỉnh thành, phát triển một số năng lực và phẩm chất trí tuệ sơ đẳng cho
trẻ: Năng lực nhận biết và phân biệt về độ lớn, màu sắc, hình dáng, âm thanh
cùa dồ vật, khả năng chú ý, ghi nhớ,
2.4. Nội dung giáo dục trí tuệ
a. Giáo dục và phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ
b. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Giúp cho trẻ hiêu được lời nói cùa nguò(i kỊiá$.
6 1
t) ,■

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Giúp trẻ nói được cho người khác hiểu.
* Yêu cầu khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Người lớn cần phải thường xuyên gần gũi, tận dụng thời gian đế giao
tiếp với trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tập nói và dạy trẻ nói vào bất cứ lúc nào.
- Giáo dục và tạo ra nhu cầu giao tiêp với người lớn cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ tích cực hoạt động với đồ vật. Qua hoạt động với đô vật,
rèn cho trẻ khả năng phát âm, mở rộng vôn từ, mờ rộng vôn hiêu biết cho tre vê
thế giới xung quanh
- Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần tập cho trẻ nói rõ ràng
mạch lạc. cầ n phải điều chỉnh ngay những sai lệch trong ngôn ngữ của trẻ
- Người lớn là tấm gương cho trẻ noi theo.
c. Hỉnh thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng ban đầu về thế giới xung
quanh
3. Giáo dục đạo đức cho trẻ dưới 3 tuổi
3.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giảo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có !.ỉ kcạch nhăm
trang bị cho tré có những hiếu biêt ban đáu vẻ những nguyên tăc, quy lác
những chuán mực đạo đức, rèn ỉuyện, hình thành ở trè phvK'¿ hành vi, thcì
quen và những phàm chát đạo đức ban đâu cân thiết, phù hợp với yêu cầu cùa
xã hội.
3.2. Ỷ nghĩa của giáo dục đạo đức
- Giúp trẻ lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức ban đầu, đơn gian nhằm tạo
tiền đề để hình thành ờ trẻ những hành vi đạo đức phù hợp.
- Hình thành và phát triển ở trẻ những hành vi, thói quen phù họp giúp ue
có cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
- Hình thành ở trè những phẩm chất ban đầu nhưng rất quan trọng cùa
nhân cách tạo nền tảng để hình thành bộ mặt nhân cách sau này của tre.
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục toàn diện và có mối quan
hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác (bổ sung và tạo điều kiện cho các mặt

giáo dục khác tiến hành có hiệu qua).
5 J Ề Nhiệm vụ giáo dục đạo đức
- Giao dục cho tre thai độ, quan hệ lành mạnh đôi với mọi người gần gùi
xung quanh
- Giáo dục cho trẻ thói quen kỷ luật, thật thà, vệ sinh, ngăn nắp.
- Giáo dục cho trẻ tính chăm chi, tinh thần tự lập và một số hành vi quy
tắc xã hội đơn giản ban đầu.
3.4. Nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
a. Phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ
b. Giáo dục cho trẻ biết yêu quí người thân, gãn bó với bạn bè và biết nghe
lời người lớn
c. Giáo dục cho trẻ một số hành vi đạo đức ban đầu
Ngay từ tuổi nhà trẻ, cần hình thành ờ trẻ những hành vi đạo đức sau đây:
- Biết giữ gìn tay chân, mặt mũi, quần áo sạch sẽ gọn gàng.
- Biết tự xúc ăn, tự uống nước, không đánh rơi vãi ra nền nhà.
- Biết lấy, cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Biết chào hòi, cảm ơn khi cần thiết.
Lưu ý: Những hành vi đạo đức của trẻ ở lứa tuổi này chưa bền vững và rất
dễ mât đi nếu người lớn không thường xuyên rèn luyện cho trẻ nên cần coi
trọng việc củng cố những hành vi thành thói quen cho trẻ.
3.5. Điều kiện để giáo dục đạo đức cho trẻ dưới 3 tuổi có hiệu quả
- Người lớn phải thực sự yêu thương và đối xử công bằng với trẻ.
- Người lớn phài thống nhất trong giáo dục trẻ: cha mẹ, cô giáo phải thống
nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo dục đạo đức cho trẻ.
- Người lớn phải luôn gương mẫu, là hình ảnh tốt đẹp để trè noi gương.
- Người lớn phải tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động phù hợp với lứa
tuồi và tạo điều kiện cho trẻ tham gia một cách tích cực qua đó tập luyện những
hành vi đạo đức đã được hình thành.

4. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ dưới 3 tuồi
4.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mv là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm
hình thành và phát triển ờ trẻ em nãng lực cảm thụ và nhận thức đúng đắn về
cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt, trong xã hội và trong nghệ
thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và nãng lực sáng tạo cái đẹp.
4.2. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ
- Hình thành ờ trẻ những định hướng (nhận thức) giá trị thẩm mỹ ban đầu
của nhân cách.
Thông qua giáo dục thẩm mỹ, đứa trẻ có những hiểu biết ban đầu về cái
đẹp, biết phân biệt đẹp - xấu, đúng - sai, từ đó sẽ có những hành vi phù hợp.
- Hình thành ờ trẻ những tình cảm thẩm mỹ tích cực đối với sự vật - hiện
tượng xung quanh,
- Phát triên những tiềm năng sáng tạo thẩm mỹ của trẻ.
Giáo dục thâm mỹ có quan hệ mật thiêt với các mặt giáo dục khác, góp
phân phát triển.toàn diện.nhân cách con người.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Đối với giáo dục trí tuệ: Giáo dục thẩm mỹ oiúp trẻ nhận thức sảu sác
hơn những hiện tượng của cuộc sống xung quanh, qua đó mờ rộng tầm nhìn và
trau dồi trình độ hiêu biẻt. Ngược lại, khi trẻ đã có hiều biết về sự 'ậ 1
tượne xune quanh thì đó là cơ sỡ đê hình thành những tình cảm thâm m> c^°
trẻ.
- Với giáo dục đạo đức: Những yếu tố thẩm mỹ có ảnh hường đẻn việc
hình thành tình càm đạo đức cho trẻ. Thông qua việc tiêp nhận các tác phâm
nahệ thuật, trẻ nhận thức được cái đẹp, cái xâu, từ đó có anh hường mạnh mẽ
đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức ỡ trẻ như: lòng nhân ái, tinh thần
cộng đồng, lòng yêu quê hương đắt nước, yêu lao động,
- Với giáo dục thể chất: Sức khoé và sự phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp,
tác phona nhanh nhẹn bao giờ cũne cho cảm giác đẹp măt, sự rèn luyện cơ thê

bao giờ cũng theo tiêu chuẩn của cái đẹp,
4.3. Nhiệm vụ giáo dục thâm mỹ cho trẻ dưới 3 tuòi
-
Hình thành và phát triển
tri
giác thẩm mỹ cho trè
- Bước đầu phát triển ờ trẻ năng lực xúc cảm thâm mỹ.
- Bước đầu phát triển ờ trê hứng thú với nghệ thuật và năng lực sáng cạo
nahệ thuật.
4.4. Nội dung giáo dục thẩm trẩỹ
a. Phát triển tri giác thẩm mỹ cho trẻ
- Dạy cho trẻ biết quan sát vè đẹp của thiên nhiên
- Giáo dục cho trẻ khả năng cảm nhận vè đẹp trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày cho trẻ
b. Bước đầu cho trẻ làm quen với nghệ thuật
- Bước đầu cho trẻ làm quen với thơ ca giúp trẻ tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong
tiens cua nói dàn tộc; làm giàu thẻ giới xúc cam cua tre em đông thời tạo mòi
trường để nuôi dưỡng và phát huy những đặc tính von có của trẻ và nuôi dưỡnọ
trí tường tượng, phát triên trí tuệ của trẻ.
- Bước đầu cho trẻ làm quen với âm nhạc giúp tré tập phối hợp các động tác đi
lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát
nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng, N goài ra âm nhạc còn góp phần thúc
đẩy sự phát triển nhận thức cùa trẻ (vì nó đòi hòi trè phải chú ý quan sát nhạy
bén; tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh, ghi nhớ nhửne đặc điểm của hình
tượng âm thanh, )
c. Giáo dục vẻ đẹp trong hoạt động tạo hình: Thông qua các HĐ tạo hình trẻ
được tham gia vào các hoạt động: quan sát, vè, nặn, xé dán đơn giản (vẽ đườriơ
thẳna, đập đất,bóp đất, phết hồ )
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

Câu hỏi ôn tập chương 1
1. Chị hãy làm rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc - giáo dục trẻ ngay từ
những nám đầu tiên và từ đó rút ra những kết luận sư phạm trong công tác
chăm sóc - giáo dục trẻ.
2. Trình bày mục tiêu và nguyên tắc chăm sóc - giáo dục trẻ dưới 3 tuổi và
rút ra những kết luận cần thiết.
3. Phân tích các nhiệm vụ giáo dục cho trẻ dưới 3 tuổi và rút ra kết luận
cần thiết.
Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Tại sao phải phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ? Làm thế nào
để phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ?
Câu 2: Bằng lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa những
nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trè dưới 3 tuổi.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Chương 2
CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ TRONG NĂM ĐÀU
I. Đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ trong năm đầu
1. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong năm đầu diễn ra với tốc độ
nhanh chưa tùng có so với các năm tiếp theo sau đó. Giai đoạn này hình thành
các vận động cơ bàn: lẫy, bò, cầm, nắm, và phát triển mạnh về ngôn ngữ:
nghe âm thanh và phân biệt âm thanh, tập phát các âm đầu tiên.
2. Trong năm đầu, cơ thể trẻ rất non nớt, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ mẳc
nhiều loại bệnh do những thay đổi của môi trường sống.
3. Trong năm đầu, nhu cầu giao lưu trực tiếp với người lớn trờ thành nhu
cầu cơ bàn để trẻ phát triển.
4. Các hoạt động chủ yếu của trẻ trong năm đầu
- Hoạt động giao lun xúc cảm trực tiếp với người lớn nhàm thoá mãn nhu cầu
cá nhân, nhu cầu xúc cảm, nhu cầu được che chở, cảm giác an toàn, phát triên các
quan hệ xã hội. Đâv chính là hoạt động chủ đạo cùa trẻ trong năm đầu

- Hoạt động sinh hoạt hàng ngày thôna qua sự chăm sóc của người !ớn
nhằm thoả mãn nhu cầu sinh học của trẻ, giúp trè thích nghi với diều kiện môi
trường, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, dần hình thành thói quen và nề
nếp trong cuộc sống.
- Hành động với đồ vật: Trong năm đầu tiên, trẻ mới chi thực hiện nhữiie
hành động (thao tác) riêng lẻ (cầm nắm, lắc rung ) với các đồ vật. Thao tác
với đồ vật giúp trẻ tìm hiếu những đô vật gân gũi xung quanh và xây dựng biểu
tượng ban đầu về đồ vật quen thuộc, là cơ sờ xây dụng
‘ầvốn kinh nghiệm
” của
trẻ.
II. Nhiệm vụ chăm sóc-giáo dục trẻ trong năm đầu
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển thê lực; chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, tính
mạng cho trẻ, đồng thời tích cực phòng chống các bệnh truyền nhiễm các bệnh
do thiếu dinh dưỡng. Hình thành và giáo dục cho trẻ một số thói quen tốt ban
đầu trong sinh hoạt hàng ngày.
- Phát triển một số vận động chủ yếu trong nãm đầu: bò, lẫy ngồi đứng
tập đi và các động tác của bàn tay, ngón tay. Luyện tập cho trẻ biết phối hợp thị
giác, thính giác với vận động.
- Bước đầu chú ý phát triển ngôn ngữ, tạo điều kiện cho trẻ n°he và phát
âm. Dạy trẻ nói được một số từ và làm một số động tác đon giản theo lời nói
của người lớn.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Hình thành và phát triển các quan hệ xúc cảm tích cực của trẻ với những
người thân thuộc, gần gũi hàng ngày (ông, bà, bố, mẹ, cô giáo, ), với các đồ vật,
đồ chơi phát ra âm thanh và có màu sắc sặc sỡ, hình thù phong phú, hấp dẫn.
III. Mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ trong năm đầu
1. Trẻ 6 tháng tuổi (Sách giáo trình - trang 253)
2. Trẻ 12 tháng tuổi (Sách giáo trình - trang 253)

Có thể tham khảo thêm:
a. Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao: nằm trong kênh A, cụ thể:
+ Bé trai: Cân nặng từ 8,1 - 12,4kg; chiều cao từ 70,7 - 81,5cm.
+ Bé gái: Cân nặng từ 7,4 - 11,6kg; chiều cao từ 68,6 - 80,6cm.
- Có thể đứng lên, ngồi xuống, đi một vài bước chập chững.
- Có thể cầm một vật chuyển từ tay nọ sang tay kia.
- Có thể nhặt được vật bằng các ngón tay.
b. Phát triển nhận thức
- Thích thú khi nhìn tranh ảnh, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ.
- Chỉ được một số đồ vật, đồ chơi quen thuộc khi nghe tên gọi.
- Chi được một số bộ phận cơ thể khi nghe tên gọi.
- Nhận ra người lạ, người quen.
c. Phát triển ngôn ngữ
- Nhắc lại được một số âm của người lớn
- Hiểu được câu hỏi: Đâu? ở đâu?
- Nói được một vài từ.
d. Phát triển tình cảm - xã hội
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh khác nhau
- Bộc lộ cảm xúc với người lạ, người quen.
- Bắt chước một số cử chỉ, điệu bộ, động tác của người lớn: chào, vẫy tay,
IV. Nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ trong năm đầu
1. Tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ
í./ề Tổ chức đón - trả trẻ
Tổ chức đón và trả trẻ hàng ngày giúp cô giáo tiếp xúc với từng trẻ và phụ
huynh của trẻ, tạo cho trẻ tâm lý gần gũi gắn bó giữa cô và trẻ, phụ huynh cũng
yên tâm tin tưởng khi gửi con đến trường. Đồng thời giờ đón, trả trẻ còn giúp
cô giáo năm được tình hình của trẻ để xác định những biện pháp chăm sóc giáo
dục trẻ phù hợp.
1.2. Chăm sóc - giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
*
Mục tiêu:
Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong năm đầu nhàm:
- Cung cấp cho cơ thể trẻ những năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiẻt
giúp trẻ phát triển hài hoà, cân đối, thích nghi với môi trường sống.
- Bước đầu hình thành, phát triển ờ trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh
hoạt ờ nhà trẻ và bước đầu có một sô thói quen tôt trong ăn uông.
* Chế độ ăn
Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ, do vậy cần khuyến khích bà
mẹ sấp xếp thòi gian, tạo mọi điều kiện để trẻ được bú mẹ một cách đây đủ.
Trong giai đoạn này, chế độ ăn của trè là bú sữa mẹ, những ngày đâu mới
đến nhà nhà trẻ, giáo viên cần hướng dân các bà mẹ sao cho đê trẻ được bú mẹ
nhiều nhất. Trong trường hợp không có điều kiện bú mẹ như mong muôn thì cho
trẻ ăn các loại sữa khác như sữa bò, sữa đậu nành,
Từ tháng thứ 7 trở đi, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhưng do cơ
thể trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi cần được cung cấp nhiều năng lượng và các
chất dinh dưỡng hơn, vì vậy cần cho trẻ ãn bổ sung các thức ăn khác để trẻ phát
triển bình thuờng. Nhu cầu năng lượng của trẻ và chê độ dinh dưỡng cho trể
theo từng lửa tuồi được thể hiện qua bảng sau:
________________________
Lứa tuổi
Chế độ ăn Nhu cầu
cá ngày
Nhu cầu
tại nhà trè
3 - 6 tháng tuổi
Bú mẹ hoàn toàn 600 - 800 Kcal
360 - 560 Kcal

6-12 tháng tuổi Bú mẹ +Ản bột 800 - 900 Kcal
480 - 630Kcal
Trẻ được '‘ăn no” cung cấp đù năng lượng cho trè hoạt động. Tré em phải
lên cân mới là được ăn no. Neu trẻ thiếu ăn sẽ chậm lớn. Khi nhu cầu năng
lượng cùa trẻ không đủ (trẻ đói) thì dù các chất dinh dưỡng khác có “dư thừa”
(so với nhu cầu của cơ thê) thì trẻ vẫn có thê bị suy dinh dưỡng.
*
To chức cho trẻ ăn
-
Chuẩn bị cho trẽ ăn: (Cho trẻ bú và cho trẻ ăn thêm): Tạo tâm thế cho trẻ
để trẻ thèm ăn.
- Khi cho trè ăn: Cô giáo phải có thái độ vui vé nói năng nhẹ nhàng động
viên trẻ ăn hết xuất, không ép trẻ nếu trẻ bị mệt, bị ốm hay không muốn ăn
hoặc bị trớ; Trẻ nào kém ăn cô phài kiên trì xúc cho trẻ hoặc tạo ra tình huốna
để khuyến khích trẻ ăn. Phải tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ lại biếng ăn đề báo
cho gia đình và y tế biết.
- Sau khi cho trẻ ăn: Lau miệng, lau tay cho trẻ bằng khăn riêng của trẻ
cho trẻ uống nước bàng thìa (không dùng thìa ăn để cho trẻ uống nước); Ăn
xong không để trẻ nằm sấp, vận động mạnh; Cho trẻ đi vệ sinh nếu cần,
Lưu ý: Khi chăm sóc bữa ăn cho trè cần lưu ỷ một sô điêm sau
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Khi đang ăn, uống mà trẻ ho khóc hoặc ngủ gật thì cô phải dừng cho trẻ ăn.
Khi trẻ hết ho, khóc, tình ngủ mới tiếp tục cho tré ăn tiếp để tránh hóc và sặc.
- Khi trẻ ăn uống, không được bịt mũi hoặc ngáng mồm bất trẻ nuốt.
- Khi đang ăn, nếu trẻ đi vệ sinh thỉ cẩn thay và rửa sạch ngay cho trẻ.
- Trong khi cho trẻ ăn cô giáo cần quan tâm đên đặc điêm của trẻ như trẻ
mới tập ăn, trẻ ăn chậm, mới đi nhà trẻ, những trẻ mới ốm dậy,
* Nước uống
Hàng ngày trẻ cần được uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể (nhất là vào

mùa hè), lượng nước đưa vào cơ thể trẻ tăng dần theo lứa tuổi.
- Trẻ từ 3- 6 tháng: 0,8 - 1,1 lít /ngày/trẻ.
- Trẻ từ 6- 12 tháng: 1,1 - l,31ít/ngày/trẻ.
- Nước uống cần được đun sôi và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín.
Chú ý: Có nhiều trẻ khát nhưng chưa biết đòi uống nước, cô giáo cần phải
quan sát phát hiện và cho trẻ uống kịp thời. Nên cho trẻ uống theo nhu cầu và
chia làm nhiều lần trong ngày, có thể cho trẻ uống trong khi chơi hoặc sau khi
chơi, khi ăn xong, sau khi ngủ dậy, Không nên để trẻ khát quá mới uống hoặc
uống quá nhiều trong một lần. Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước
khi ăn.
1 J ễ Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
* ý nghĩa và yêu cầu đối với việc c s giấc ngủ cho tré
Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người nói chung và trẻ trong năm đầu
nói riêng, c ầ n tổ chức cho trẻ ngủ đúng lịch, ngủ đủ và ngủ ngon giấc. Đối với
trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ 3 giấc mỗi ngày và mỗi giấc kéo dài từ lgiờ30 phút đến
2giờỀ
*
To chức cho trẻ ngủ
-
Chuẩn bị cho trẻ ngủ
+ Trong nhóm cần có chỗ dành riêng cho trẻ ngủ, Nơi ngủ phải có không
khí thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và ánh sáng dịu.
+ Cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt mũi chân tay sạch sẽ, quần áo rộng, thoải mái.
+ Trước khi đi ngủ, trẻ cần ở trạng thái thoải mái; không doạ nạt trẻ trước
khi ngủ, không để trẻ nghịch hay khóc quá nhiều trước khi ngủ.
+ Cần chú ý đặc điểm riêng của trẻ để chăm sóc chu đáo. Những trẻ yếu
hoặc có nhu câu ngủ nhiều thì cho ngủ trước, những trẻ hay quấy hoặc chưa
quen với nê nêp của nhà trẻ thì cô nên dỗ trẻ và cho ngủ riêng một chỗ để khỏi
ảnh hường đến các trẻ khác.
+ Đê trẻ nhanh vào giâc ngủ cần để trẻ nằm ngủ trong tư thế thoải mái,

ngoài cử chỉ nhẹ nhàng và cô giáo phải hát cho trẻ ngủ.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
+ Đôi với những trẻ lớn cô giáo nên động viên khuyến khích, tập cho tre
làm quen với nơi ngủ và tập cho tré đi vào chỗ ngủ.
- Khi trẻ ngủ (Theo dõi trẻ ngủ)
+ Cô giáo cần có mặt đê theo dõi giấc ngủ và sửa lại tư thế đề trẻ naủ thoải
mái, không để trẻ úp mặt lên gối hay chùm chăn kín mặt.
+ Cần giữ yên tĩnh trong khi trẻ ngủ tránh cười nói to và tránh những tiêng
động mạnh làm trẻ giật mình.
+ Neu có trẻ dậy sớm và quấy khóc, cỏ cần dỗ trẻ ngủ tiếp, nếu trẻ không
ngủ nữa thỉ đưa trẻ đi chỗ khác dỗ trẻ chơi, không đê trẻ khóc làm ảnh hưởng
tới trẻ khác.
+ Phát hiện kịp thời và xử lý tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ.
- Khi trẻ thức dậy
+ Đến giờ dậy cô cho trẻ dậy từ từ, trẻ nào dậy trước thi cô đón trước,
tranh tình trạng dậy đồng loạt một lúc, ảnh hương đến giấc ngú và sinh hoạt
của các trẻ khác trong lớp. Trẻ nào có nhu cầu ngủ nhiều thì cho thức dậy sau
cùng.
+ Cho trẻ đi vệ sinh, rửa mật cho trẻ cho tỉnh ngủ.
+ Mờ cửa sổ cho thông thoáng phòng, dọn dẹp - vệ sinh phòng ngủ khi tất
cà các trẻ đã dậy hết.
1.4. Châm sóc - giáo dục vệ sinh cho trẻ
Trẻ trong năm đầu cơ thề còn yếu, khả năng thích nghi với môi trường
bên ngoài và khả năng đề kháng với bệnh tật còn kém. Vì vậy, trẻ cần phai
được chăm sóc vệ sinh tỉ mỉ, chu đáo thường xuyên. Tuỳ theo từng thời điểm
theo nhu cầu cùa trẻ, cô giáo nên tập cho trẻ một thói quen vệ sinh cá nhân.
ĩ ẵ Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong năm đầu
2.1. Phát triển vận động cho trẻ
Phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho

trẻ, phát triển vận động có ảnh hường lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
*
Đặc điểm phát triên vận động cùa ừ ẻ
________
Trẻ 3 - 6 tháng tuôi
-
Giữ được thẳng đầu.
- Quay đẩu về phía tiếng động.
- Lật người lẫy sấp.
- Nâng và quay đầu khi nằm sấp.
- Ngồi với sự giúp đỡ.
- Cầm nấm đồ vật, đồ chơi, với theo
đồ chơi.
_______
Trẻ 6-12 tháng tuổi
- Bò, trườn tự do từ chỗ nàv sang chỗ
khác.
- Biêt ngôi lên và nằm xuống.
- Chuyên được vật từ tay này sang tay
kia, hai tay có thể cầm được hai đồ vật.
- Nhặt được vật nhỏ bằng ngón cái và
ngón trò.
____
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Biết lẫy từ sấp sang ngửa.
- Dịch chuyển thân ở vị trí nằm sâp
(những động tác chuẩn bị bò)
- Đứng vịn, đứng lên và ngồi xuống.
- Biết đi men, tự bước đi một mình.

- Thao tác với đồ vật, bắt chước một
số hành động đơn giản,
*
Các hoạt động phát triên vận động cho trẻ
-
Các hoạt động phát triển các nhóm cơ và hô hấp: nằm ngửa, bất chéo
tay trước ngực; đứng nhún nhảy; nằm ngửa co duỗi đều 2 chân,
- Các hoạt động phát triển các vận động cơ bản: tập lẫy, tập trườn, tập
ngồi, tập bò, tập đứng, tập đi,
- Hoạt động luyện tập cử động bàn tay, ngón tay: vẫy tay; bắt tay; cầm,
lắc, gõ hai đồ vật vào nhau,
*
Yêu cầu khi tô chức các hoạt động phát ữiên vận động cho trẻ trong năm đầu
-
v ề nội dung:
+ Bài tập phải phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển vận động của trẻ.
+ Phải kết hợp 2 - 3 nội dung trong một hoạt động, kết họp các cử động
trẻ đã thành thạo với cử động trẻ chưa làm được của độ tuổi tiếp theo.
- v ề phương pháp, hình thức tập luyện
+ Động tác của cô phải chính xác, dứt khoát, không làm trẻ đau, không
làm trẻ sợ, tuyệt đối không nắn bóp khớp của trẻ. Thường xuyên kích thích trẻ
vui vẻ, hứng thú tập luyện.
+ Tuỳ theo từng nội dung mà luyện tập theo nhóm hoặc từng trẻ.
- Địa điểm: Tập cho trẻ trong phòng lớp hoặc ngoài sân tuỳ theo nội dung
bài tập, tuỳ thuộc khả năng của trẻ và điều kiện thực tế. Nơi tập phải đảm bảo
an toàn, vệ sinh cho trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi: Chuẩn bị những đồ chơi, đồ vật đơn giản để tập
luyện cho trẻ, các đồ vật phải đảm bảo an toàn vệ sinh khi cho trẻ sử dụng
(chọn đồ chơi bền, không dễ bị vỡ, không sắc nhọn, không sơn bằng chất độc
hại, có thể cọ rửa và phơi nắng, ).

*
Gợi ý một số hoạt động cụ thê
2ế2. Phát ừiển nhận thức cho trẻ
*
Đặc điểm phát trien nhận thức của trè trong năm đầu
Trẻ 3 - 6 tháng tuổi
Trè 6 -12 tháng tuổi
-
Nhìn theo người hoặc vật chuyển
-
Nhặt đô vật nhỏ băng ngón cái và
động.
ngón trỏ.
- Ngăm nhìn vật treo trước mặt.
- Tìm đô chơi bị giâu.
- Quay đâu vê phía âm thanh của
- Nhìn sách tranh, đồ vật.
chuông hoặc xúc xăc.
- Thao tác với đồ vât.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
1
- Chơi với chân và tay,
- Bắt chước một vài hành động cua
người lớn,
(yCác biện pháp phát trien nhận thức cho trẻ
-
Tổ chức các hoạt độne tập luyện, phối hợp các aiác quan và nhặn biêt
một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc: Nghe các âm thanh phát ra từ các đô vật
khác nhau; Nhìn theo người hoặc vật chuyển động; Chơi với đồ dùng, đồ chơi

(cầm, nắm, gõ, đóng, mờ, thao tác với đồ vật; Tìm đồ chơi bị giấu: Nghe
người lớn nói chuyện với tré nhữne gì mà trẻ nhìn thây,
- Tồ chức các hoạt động nhận biết một số bộ phận cơ thể của con người:
Chơi với các bộ phận trên cơ thể; Chơi với búp bê, đồ vật,
- Tổ chức các hoạt động nhận biết bàn thân và những người thân eần gũi:
Trò chuyện với trẻ về tên gọi của trẻ, tên của những người thân gần gũi; soi
gương, xem ảnh chụp để nhận biết bàn thân và những người thân gần gũi
*
Yêu cầu khi to chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ
-
Môi trường xung quanh thật thoải mái cho trẻ.
- Cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước vừa tay cầm của trẻ. Đồ choi
có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm thanh. Đồ chơi phái đa dạng, sạch sẽ đàm bào
an toàn cho trẻ.
- Thường xuyên thay đôi đồ chơi và cùng một lúc không nên đưa cho trẻ
nhiều đồ chơi.
- Lựa chọn thời gian thích họp nhât đè chơi với trẻ (khi trẻ tinh táo, thanh
thản, khỏe khoắn và dề chịu).
- ờ lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng tự làm theo sự hướng dẫn của
2
Ìáo
viên vì vậy giáo viên cân câm tay trẻ cùng làm động tác.
- Cần có thái độ, cử chi âu yếm, nhẹ nhàng, tình cảm kết hợp với lời nói
rõ ràng với trẻ.
- Cần tận dụng mọi hiện tượng xay ra ơ xung quanh đê luyện tập các criác
quan cho trẻ. Cho trẻ thư giãn với những âm thanh nhẹ nhàna. quen thuộc:
tiếng cười nói, tiếng vui đùa của mọi người, đồ vật xung quanh.
2.3. Phát ừiển ngôn ngữ cho ttè
*
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu tiên có một số đặc điểm nồi
bật sau:
Tre ỉ - 6 tháng tuổi
-
Trẻ quay đâu vê phía có âm thanh; quay đâu khi có người gọi tên mình;
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- 5 - 6 tháng tuổi trẻ đã biết hóng chuyện, trẻ lắng nghe các âm thanh
khác nhau và biết sử dụng thanh ngôn ngữ đê thê hiện sự vui mừng hoặc
không vừa ý.
- Trẻ đã có thê cảm nhận tình cảm của người lớn qua giọng điệu.
Trẻ 6 -12 tháng tuôi
- Trẻ bắt đầu nhận biết lời nói qua ngữ điệu khác nhau, qua nét mặt và cừ
chỉ cùa người lớn.
- Bắt đầu hiểu nghĩa một số từ chỉ tên đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
trong nhóm.
- Biết phát âm bập bẹ và có thể nói được một số từ đơn.
- Trẻ có thể thực hiện một số động tác vận động khi nghe được yêu cầu
của người lớn.
- Vốn từ thụ động cùa trẻ có khoảng 10 - 15 từ. Đó là các từ chỉ một số
đồ vật và hành động gần gũi mà người lớn quan tâm dạy trẻ.
*
Biện pháp phát triên ngôn ngữ cho trẻ trong năm đầu
-
Tổ chức cho trẻ nghe ngữ điệu giọng điệu khác nhau; Nghe bài hát, đồng
dao, ca dao, hát ru; Nghe âm thanh của các đồ vật, tiếng kêu của các con vật,
Cô giáo cần nhận ra nhu cầu giao tiếp của trẻ và đáp ứng nhu cầu đó bằng
cách thường xuyên âu yếm, vuốt ve, nựng trẻ. Hằng ngày, trong các tình
huống thực cô thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ nhằm tập cho trẻ
hiểu ngữ điệu lời nói, tỏ ý khi trẻ làm được một hoạt động tích cực hoặc tỏ ý

nghiêm khắc khi trẻ làm một việc gì đó không đúng.
- Hoạt động nói (tập phát âm)
Đối với trẻ 3 - 6 tháng tuổi: Cô có thể tiến hành vào bất cứ lúc nào: cho
trẻ ăn, tắm rửa, Cô gọi tên trẻ, lay đùa, nói chuyện âu yếm. Khi trẻ đáp lại
bằng các âm, cô đón bắt, nhấc lại các âm bập bẹ đó của trẻ và kích thích trẻ
phát âm lại. Hoặc cô có thể sử dụng các đồ chơi có nhiều màu sắc, phát ra âm
thanh để cho trẻ nhìn, sờ, nắm và kích thích trè phát âm.
Đối với trẻ 6 - 12 tháng tuổi: Cùng với việc nhắc lại các âm mà trẻ phát
ra, cô dạy trẻ phát âm một số âm khác nũa (ta ta, ba ba, ma ma ). Cô có thể
mang một số đồ chơi đẹp mà trẻ thích đến gần trẻ nhàm kích thích nhu cầu
của trẻ. Muốn lấy đồ chơi, trẻ sẽ dùng các âm bập bẹ để thể hiện.
*
Yêu cầu khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Các nội dung phát triển ngôn ngữ được thực hiện tích hợp trong hầu hết
trong các hoạt động ờ trường mầm non.
- Giáo viên cân sử dụng phối hợp các phương pháp khác nhau nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
2.4. Phái triển tình càm - xã hội cho trẻ
Trẻ trong năm đầu tiên đã có được càm giác tự tin và an toàn khi tre nhận
được sự yêu thương chăm sóc từ những người xung quanh (người cho trẻ ăn, ủ
ấm và che chờ cho trẻ, )■ Phát triển tình cảm xã hội là tiền đề quan trọng cho
việc phát triển toàn diện của trẻ.
*
Đặc điểm phát triển tình cảm xã hội của trè
Trẻ 6 tháng tuôi
-
Trè biết quan tâm đến người gần mình.
- Trẻ bắt đầu biết phân biệt người lạ, người quen. Trẻ biết ai hay chơi với

nó. âu yêm nó.
- Trẻ ngừng khóc khi nghe tiếng người quen hoặc nhìn thấy người quen.
Trẻ 12 tháng tuỏi

Trẻ khóc khi phải ờ một mình.
- Trẻ có thể sợ hãi với người lạ, đồ vật lạ hoặc chỗ lạ. Trẻ không muốn
đến với người lạ. Không thích chơi, ngay cả với những đồ chơi ưa thích, trẻ
cũng không lấy từ tay người !ạ.
- Thích bắt chước mọi người khi chơi: lặp lại âm thanh hoặc điệu bộ.
- Tò ra ưa thích một người hoặc đồ chơi nào đó.
- Dang tay hoặc chân khi được giúp mặc quần áo.
- Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc vui mừng, hớn hờ khi tiếp xúc với
những người gần gũi (cha, mẹ, ông, bà, cô giáo ).
*Biện pháp đê phát triên tình cảm xã hội cho tré
Nội dung giáo dục tình cảm xã hội được tích hợp trong các hoạt động
giáo dục phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thể chất. Để phát triển tinh cảm của
trẻ, giáo viên, người lớn có thể tiến hành trên các giờ chơi tập có chu đích và
chơi tập ơ mọi lúc mọi nơi, Đối với trẻ càng nhò thì việc giáo dục tre mọi
lúc mọi nơi càng đặc biệt được chú trọng,
- Thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Nhữne cuộc “trò chuyện"
với những người xung quanh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển
tinh cảm xà hội của trẻ. Nếu khòng có những cuộc nói chuyện thường xuyèn
này, thì trẻ không thể phát triển được. Vì vậy, người lớn cần tạo điều kiện để
tiếp xúc, trò chuyện với trẻ.
- Vào tháng thứ tư: Hàng ngày cô dành thời gian nói chuyện trực tiếp với
trẻ. Bằng lời nói điệu bộ và nét mặt cô khéo léo làm trẻ vui tươi hớn hờ tích
cực “bắt chuyện” với cô. Cô nên tận dụng mọi thời gian trong ngày để nói
chuyện cùng trẻ.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

- Khi trẻ 6 tháng tuổi, cô cần chú ý dành thời gian để chơi với trẻ, tạo cho
trẻ cảm giác vui tươi, hớn hở, chẳng hạn chơi trò chơi “ú oà” với trẻ,
- Khi tré gần 1 tuổi: trong các cuộc trò chuyện với trẻ người lớn có thẻ
dùng những câu hỏi ngắn nhằm giới thiệu để trẻ làm quen với các đồ vật XUI12
quanh, qua đó kích thích ờ trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn,
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy nêu những đặc điểm tâng trưởng và phát triển của trẻ trong năm đầu từ
đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
2. Chị hãy phân tích những yêu cầu cần đạt và nhiệm vụ chăm sóc giáo dục
trẻ trong năm đầu?
3. Nêu ý nghĩa của việc đón trả trẻ trong năm đầu.
4. Lập kế hoạch tổ chức chế độ sinh hoạt ừong một ngày cho trẻ trong năm đầu.
5. Nêu đặc điểm phát triển vận động của trẻ trong năm đầu? Để phát triển vận
động cho trẻ trong năm đầu cần phải chú ý những vấn đề gì?
6. Nêu đậc điểm phát triển nhận thúc của trẻ trong năm đầu? Để phát triển
nhận thức cho trẻ trong năm đầu cần phải chú ý những vấn đề gi?
7. Nêu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong nãm đầu? Đe phát triển
ngôn ngữ cho trẻ trong năm đầu người giáo viên cần phải làm gì?
8- Nêu đặc điểm phát triển tình cảm - xã hội của trẻ trong năm đầu? Để phát triển
tình cảm - xã hội cho trẻ trong năm đầu cần phải làm gỉ?
Câu hỏi thảo luận - thực hành
Câu 1 : Phân tích mối quan hệ giữa các nội dung chăm sóc - giáo dục trè
trong năm đầu.
Câu 2: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một hoạt động cụ thể nhằm
phát triển: Vận động; nhận thức; ngôn ngữ; tình cảm - xã hội cho trẻ trong
nãm đầu có tích hợp nội dung giáo dục.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Chương 3
CHÃM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ TRONG NÃM THỨ HAI

I. KHÁI QUÁT VÈ Sự TÃNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIÉN CÙA TRE TRONG
NĂM THỨ HAI
ì.
Tốc độ tăng trường, phát triển của trẻ còn nhanh nhưng có chậm hơn so
với năm đầu tiên.
Các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - giao tiếp xã hội và
vận động luôn đan kết và có sự tương tác vào nhau trong quá trình phát triển.
Giai đoạn này vận động và ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh. Trẻ phát triển và
hoàn thiện các vận động cơ bản: đi, chạy, ném. Đặc biệt, bàn tay của trẻ trờ nên
khéo léo hon, trẻ tích cực hoạt động với đồ vật nhằm tìm hiểu tính chất, chức
năng và cách sử dụng đồ vật.
2. Sự phát trien của trẻ không đồng đểu và có sự khác biệt giữa các trẻ
trong cùng một độ tuồi.
Một số trè có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt về mặt
ngôn ngữ hoặc vận động. Có trẻ đã có thể phát rõ các âm, nói được một số từ
đầu tiên. Ngược lại, có những trẻ hiểu được câu nói của người lớn, nhưng iại
chưa nói được mà dùng hành động để diễn tả nhu cầu cá nhân. Có trẻ đến 13 -
15 tháng đã có thể đi vững, nhưng có trẻ vẫn còn đi ch ận từng bước m ột
3.
Trẻ lên hai bước vào thời kỳ phát cảm ngôn ngữ khó có giai đoạn nào
sánh bằng. Đây là giai đoạn trẻ học được các từ đầu tiên và gọi được tên một số
đồ vật gần gũi.
4. Các hoạt động chù yêu cùa trẻ trong năm thứ hai
-
Hoạt động với đồ vật giúp trẻ tìm hiểu và khám phá đồ vật, sự vật gần
gũi, quen thuộc, hình thành kỹ năng sử dụng đồ dùng và ý thức bảo vệ các đồ
dùng đó. Đây chính là hoạt động chủ đạo của trẻ ờ lứa tuổi nàv.
- Hoạt động giao tiếp - hoạt động này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. hình
thành kỹ nãng giao tiếp đơn giản: nói bằng lời, thể hiện nét mặt. nụ cười vỗ
tay,

- Hoạt động sinh hoạt thòng qua sự chăm sóc của người lớn nhằm củng cố
hoàn thiện ở trẻ những nề nếp, thói quen và kỹ năng tự phục vụ cần thiết
- Hoạt động chơi nhằm tạo sự thoải mái, thoả mãn nhu cầu và thực hành
các hành động với đồ vật xung quanh và thái độ ứng xử phù hợp với đồ vật
xung quanh.
IỈẾ NHIỆM VỤ CHÃM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ TRONG NĂM THỨ HAI J
1. Tiếp tục giữ gìn, bảo vệ và phát triển sức khoẻ cho trẻ, tăng cường rèn
luyện cơ thề để trẻ có khả năng chống lại bệnh tật, đồng thời tạo cho trẻ có tâm
trạng sảng khoái về mặt tinh thân.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
2. Tiếp tục rèn luyện các giác quan, phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay
và phát triển một số vận động chủ yếu như đi, chạy,
3. Giúp trẻ làm quen và làm phong phú những biểu tượng về một số sự
vật, hiện tượng gần gũi, bước đầu nhận ra công dụng của một số đồ dùng, đồ
chơi quen thuộc.
4. Phát triển ờ trẻ tư duy trực quan - hành động, khả năng tập trung và bắt
chước những động tác của người lớn.
5. Làm giầu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu và làm theo lời nói của người
lớn; biết diễn đạt mong muốn của mình bằng câu nói đơn giản.
6. Tập cho trẻ một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày và bước đầu
hình thành cho tré một số kỹ năng tự phục vụ.
7. Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển những xúc cảm lành mạnh của trẻ
đối với người thân, bạn bè cùng nhóm,
8. Phát triển khả năng nhạy cảm với âm nhạc và cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
IIIế MỤC TIÊU CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ TRONG NĂM THỨ HAI
1Ế T rẻ 15 tháng tuổi (Tham khảo sách giáo trinh, trang 269 - 270)
2. T rẻ 24 tháng tuổi (Tham khảo sách giáo trình, trang 269 - 270)
a. Phát triển 'thể chất
- Cân nặng và chiều cao nam trong kênh A, cụ thể:

+ Bé trai: Cân nặng từ 9,9 đến 15,2 kg; chiều cao từ 80,9 - 94,4 cm
+ Bé giá: Cân nặng từ 9,4 đến 14,5 kg; chiều cao từ 79,9 - 93,3 cm
- Bước lên 5 bậc cầu thang có vịn.
- xế p chồng được 4 khối gỗ.
- Cầm được thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, tự đi dép,
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Biết thế hiện một số nhu cầu về ăn uống và vệ sinh bằng cử chỉ.
b. Phát triển nhận thức
- Thích chơi với các đồ chơi.
- Chỉ và nói được tên đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc,
- Biết tên của bản thân và một số người thân trong gia đình.
- Chỉ và nói được một số bộ phận cơ thể của bản thân: mắt, mũi,
c. Phát triển ngôn ngữ
- Nhắc được câu có 3 - 4 từ.
- Hiểu và làm theo chỉ dẫn đơn giàn cùa người lớn.
- Trà lời được câu hỏi đơn giản như Ai? Cái gì? Thế nào?
- Nói được câu có 3 từ.
d. Phát triển tình cảm - xã hội
22 ■
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Thích bắt chước một số hành động: ôm, vỗ về, cho búp bê ăn
- Thích nghe nhạc, nghe hát.
- Thích xem tranh ảnh, sách có màu sắc,
- Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc: hớn hở, sợ hãi,
IV. NỘI DUNG CHẨM sóc - GIÁO DỤC TRẺ TRONG NĂM THỨ HAI
l ệ Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ
1.1. Tổ chức đón - trả trẻ
v ề cơ bàn, việc tổ chức đón và trà trẻ giống như năm đầu tiên, nhưng
cần lưu ý:
- Trẻ ờ lứa tuổi này đã biết đi cho nên hay đi ra cửa hoặc đi sang nhóm

khác, cô phải theo dõi, tránh để xảy ra tai nạn và thất lạc.
- Tập cho trẻ có thói quen chào cha mẹ, chào cô và chào các bạn khi đen
lớp cũng như lúc ra vè.
1.2. Chăm sóc - giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
*
Mục tiêu
- Đàm bảo cho cơ thể trẻ phát triển bình thường.
- Hình thành, rèn luyện ớ trẻ những kỷ nãm sống cần thiết và nề nêp, thói
quen tốt trong sinh hoạt.
- Giáo dục, hình thành ờ trẻ một số kỳ năng tự phục vụ.
*
Chế độ ăn
*
Tô chức cho trẻ ăn uông
*
Yêu cầu khi to chức cho tré ăn
-
uốns
- Đảm bảo cho trẻ ăn đủ số lượng, đủ chất dinh dưỡng trong mỗi ngày.
- Đảm bảo vệ sinh từ khâu chế biến thực phẩm đến khâu cho trẻ ăn, uống.
- Chế biến thực phẩm phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năne tiêu hoá
của trẻ. Luôn thay món ăn và thay đôi cách chế biến món ăn.
- Cô kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm chế biến ơ nhà
tre, nhất là với trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn cháo, cơm.
- Trong khi cho trẻ ăn, giáo viên cần quan tâm đến những đặc điểm cá
nhân của từng trẻ như trẻ mới tập ăn, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ ăn chậm
/ ằ J. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Việc tổ chức cho trẻ ngủ giống như ở lứa tuổi trước. Tuy nhiên cần lưu ý:
Đối với trẻ đi nhà trẻ thì ngủ ngày hai lần (trẻ từ 12- 18 tháng) mỗi lần
kéo dài từ lgiờ30 phút đến 2giờ. Còn trẻ từ 18 - 24 tháng thì ngủ liền một lần

và giấc ngủ kéo dài từ 2giờ đến 3 giờ, cô cần chú ý tổ chức chu đáo hơn hợp lý
hơn nhằm đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ và ngủ ngon giấc sau một khoàng thời
gian dài thức hoạt động.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

×