Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hệ thống hóa kiến thức – một biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập môn Lịch sử giai đoạn 1945-1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.55 KB, 8 trang )

Hệ thống hóa kiến thức – một biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập môn
Lịch sử giai đoạn 1945-1954
Phùng Thị Ngọc Bích-Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Trong những năm gần đây việc học sinh không có hiểu biết cơ bản, yếu kém
trong kiến thức lịch sử, thậm chí quay lưng lại với môn Lịch sử là một thực trạng báo
động, gây lo ngại về sự "mất gốc" của giới trẻ. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này
đã được phân tích, mổ xẻ, bàn luận rất nhiều. Theo tôi một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn tới tình trạng trên đó là Thực trạng dạy và học môn lịch sử trong
trường Trung học phổ thông. Việc thầy chỉ biết cung cấp kiến thức thay vì hướng dẫn
phương pháp lĩnh hội kiến thức cho trò, trò chỉ biết chép lại máy móc những gì giáo
viên đọc thay vì chủ động lĩnh hội kiến thức đã thành thói quen, thành vật cản lớn
khiến việc học lịch sử trở nên nhàm chán, thụ động. Vì vậy, vai trò động viên, dìu dắt,
định hướng, hướng dẫn phương pháp học tập của người giáo viên dạy sử đóng vai trò
quan trọng trong việc lấy lại tình yêu môn sử của học trò.
Trải qua một số năm ôn thi cho học sinh, tôi đã cố gắng tìm tòi những cách
thức, phương pháp giúp học sinh ôn thi và làm bài thi đạt kết quả tốt. Tôi đề cao việc
hướng dẫn học sinh phương pháp nắm được kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất và nhớ
lâu bằng những cách càng đơn giản càng tốt; nhờ đó học sinh có thể vận dụng làm bài
hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh hệ thống kiến
thức bằng cách lập bảng niên biểu có tác dụng rất lớn, nhất là với một môn học có
nhiều sự kiện như môn Lịch sử. Đây không phải là một phương pháp mới, nhưng
chưa được chú tâm nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi vào việc đánh giá kết quả học
tập của học sinh; thậm chí bị coi là làm cho việc học tập của học sinh quá tải, nặng
nề trong khi thực tế hiệu quả lại rất cao. Tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp
quan tâm, các em học sinh yêu mến môn Lịch sử một cách dạy nâng cao hoạt động
dạy học, đặc biệt là trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức lịch sử giai đoạn
1945-1954: một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đồng thời giúp các em
học sinh nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử để dễ nhớ,
nhớ lâu, hiểu sâu sắc lịch sử và vận dụng làm bài tập, bài thi hiệu quả. Xin chia sẻ
kinh nghiệm lập một số bảng hệ thống hoá kiến thức trong phần lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945-1954 như sau:


1. Trước hết xin giới thiệu các loại niên biểu hệ thống hoá kiến thức:
Niên biểu được tạm chia thành 3 loại chính:
- Niên biểu tổng hợp: bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài
- Niên biểu chuyên đề: đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó
của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một
cách toàn diện, đầy đủ.
- Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong
lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm
làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái
quát
2. Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hoá kiến thức :
Có thể tiến hành việc lập bảng theo các bước sau:
- Trước hết, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nội
dung có thể hệ thống hoá bằng cách lập bảng
- Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
+ Với bảng niên biểu sự kiện: có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kết quả- ý
nghĩa…
+ Với bảng niên biểu tổng hợp: tùy vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp. Ví dụ, với bảng
niên biểu những thành tựu toàn diện của cuộc kháng chiến chống Pháp có thể lập với các
tiêu chí: lĩnh vực, thành tựu, kết quả - ý nghĩa; niên biểu những thắng lợi tiêu biểu trên
mặt trận quân sự trong kháng chiến chống Pháp với các tiêu chí thời gian, chiến thắng,
kết quả-ý nghĩa
+ Niên biểu so sánh: Nếu là bảng so sánh 2 phong trào có thể lập với các tiêu chí hoàn
cảnh, nhiệm vụ-mục tiêu, lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát triển ; so sánh
các chiến dịch có thể dựa vào hoàn cảnh, diễn biến, KQ, YN…
- Thứ ba, lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản,chính xác, ngắn gọn. Có
rất nhiều sự kiện, vì vậy phải biết chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ
chính xác, cô đọng nhất. Không nên ôm đồm quá kiến thức khiến việc lập bảng trở
nên nặng nề, khó theo dõi nội dung và lôgíc vấn đề.
3. Hướng dẫn lập bảng hệ thống hoá kiến thức thông qua một số ví dụ cụ thể:

a. Lựa chọn các vấn đề để lập bảng hệ thống kiến thức.
Ví dụ, trong giai đoạn 1945- 1954
- Những khó khăn của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và biện pháp giải quyết
khó khăn của Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 1945-1954
- Niên biểu cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong kháng chíên chống Pháp
- Thành tựu xây dựng hậu phương toàn diện (kinh tế, chính trị-ngoại giao, văn hoá-giáo
dục-y tế)
b. Lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
Ví dụ, trong giai đoạn 1945- 1954
- Lập bảng về: Những khó khăn của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và biện
pháp giải quyết khó khăn của Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khó khăn Biện pháp giải quyết ý nghĩa
- Lập bảng về: Âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
1945-1954
Thời gian Âm mưu Thủ đoạn Kết quả
- Lập bảng về: Niên biểu cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
Tiêu chí Nội dung
Thời gian bùng nổ và kết thúc
Phạm vi
Mục tiêu
Cuộc chiến đấu ở thủ đô HN
Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác
KQ-YN
- Lập bảng về: Những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong kháng chiến chống
Pháp
Thời gian Thắng lợi Hoàn cảnh D.biến-Kết quả Ý nghĩa
- Lập bảng về: Thành tựu xây dựng hậu phương kháng chiến toàn diện
Thời gian

Thành tựu
19-12-1946 -> trước
chíên thắng Việt Bắc
1947
Sau chíên thắng Việt
Bắc 1947 -> chíên thắng
Biên giới 1950
1951-1953
Kinh tế
Chính trị
Ngoại giao
Quân sự
VH-GD-Y tế
c. Một số bảng mẫu:
Ví dụ, trong giai đoạn 1945- 1954
Bảng 1:
Khó khăn Biện pháp giải quyết
- Thù trong giặc ngoài
(Tưởng, A, P và tay
sai)
- Sách lược ngoại giao mềm dẻo: trước 6-3-1946 hoà
Trung Hoa dân quốc đánh P; sau 6-3-1946 hoà Pháp đuổi
Trung Hoa dân quốc
- Chính quyền non trẻ - XD chính quyền CM (tổng tuyển cử, ban hành hiến
pháp, củng cố lực lượng vũ trang)
- KT (Giặc đói) - Nhường cơm sẻ áo, điều hoà thóc gạo , tăng gia sản
xuất
- Khó khăn về tài
chính
- Dựa dân dựng quỹ (Quỹ độc lập, Tuần lễ vàng ); phát

hành tiền VN
- VH-XH (Giặc dốt) - Lập Bình dân học vụ xoá mù chữ, trường học các cấp khai
giảng sớm, thay đổi nội dung và phương pháp giáo dục.
Bảng 2:
Thời gian Âm mưu, thủ đoạn của
địch
Kết quả
Sau 2-9-1945-
> trước 3-1947
- Kế hoạch đánh nhanh
thắng nhanh (Lơcơléc)
- Thủ đoạn:
+ XL NB -> CTXLVN lần
thứ hai
+ Thoả hiệp với THDQ
+ Khiêu khích, âm mưu
đánh úp ta ở các đô thị
- Quân dân ta từng bước đánh bại
KH đánh nhanh thắng nhanh của P:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Nam Bộ -> bước đầu
làm phá sản kế hoạch đánh nhanh
thắng nhanh.
+ Chính sách ngoại giao mềm dẻo
trước và sau 6-3 -> làm thất bại âm
mưu câu kết của Pháp- Tưởng…
+ Cuộc kháng chiến ở các đô thị
Bắc vĩ tuyến 16 ->
3-1947 -> 12- - Tiếp tục KH đánh nhanh - Quân dân ta giành thắng lợi trong
1947 thắng nhanh (Bôlae)

- Thủ đoạn: tíên công căn cứ
địa VB nhằm nhanh chóng
kết thúc chíên tranh
cdịch VB (chiến thắng tb )
-> giáng đòn quyết định làm thất
bại KH đánh nhanh thắng nhanh
của P, buộc chúng phải chuyển
sang đánh lâu dài
Sau VB ->
trước 5-1949
- KH Bledô (đánh lâu dài). –
Thủ đoạn
Địch không thực hiện được âm
mưu "dùng ng Việt , lấy CT ",
buộc P thay đổi CL
5-1949-> 1950 - KH Rơ ve (5-1949,)
- Thủ đoạn:
+ Tăng cường hthống phòng
ngự đường số 4
+ Thiết lập hành lang Đ-T
+Chuẩn bị tiến công VB lần
2 nhanh chóng kthúc CT
-> trở lại với âm mưu đánh
nhanh thắng nhanh
- Quân dân ta giành thắng lợi trong
CD BG (KQ)
-> KH Rơve bị phá sản, buộc P
chuyển sang t/ hiện KH mới
12-1950 ->
trước 7-5-1953

- KH Đờ Lát Đờ Taxinhi
- Thủ đoạn (4 điểm)
-> nhằm giành lại thế chủ
động CL
- Ta giành các cthắng ( ), quyền
chủ đông CL của ta được giữ vững
-> địch ngày càng lâm vào thế bị
động về CL. Buộc P phải tìm cách
rút khỏi CT trong danh dự bằng 1
kh qs mới
7-5-1953 -> 7-
5-1954
- KH Nava
- Thủ đoạn
-> Nỗ lực cao nhất, cuối
cùng nhằm giành thắng lợi
quyết định, kết thúc CT
trong 18 tháng trong danh
dự
- Ta giành các tlợi
-> làm phá sản từng bước đến phá
sản hoàn toàn KH Nava, buộc P
phải đàm phán và kí HĐ Giơnevơ,
rút quân kết thúc CTXL
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và ôn tập
môn Lịch sử ở trường phổ thông. Do thời gian, kinh nghiệm còn hạn chế nên không
tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi rất mong các đồng nghiệp đóng góp kíên, chia sẻ kinh
nghiệm!

×