Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy và học Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 9 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-
HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT
Từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa Địa lí 10, 11 và
thực tiễn của việc giảng dạy môn địa lí 10, 11 ở TT GDTX trong các năm vừa qua,
tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong
dạy học địa lí nói chung và địa lí 10, 11 nói riêng và đưa ra những nguyên tắc chung
trong xây dựng và sử dụng sơ đồ là rất cần thiết.
Trong giảng dạy địa lí có 4 loại sơ đồ được dùng:
+ Sơ đồ cấu trúc.
+ Sơ đồ quá trình.
+ Sơ đồ địa đồ học.
+ Sơ đồ logic.
* Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể
và mối quan hệ giữa chúng.
( SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM )
1
*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối
quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
( SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC
MÙA Ở BẮC BÁN CẦU )
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các
sự vật-hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ.
( SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KHỐI KHÍ Ở BẮC MỸ )
2
*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự
vật-hiện tượng địa lí.
( SƠ ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ )
Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
* Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan
hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt.
* Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh


có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
* Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các
nhóm kiến thức.
Các bước xây dựng:
* Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 10, 11 nhưng chủ yếu-phần
lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng
phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau.
* Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái
niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng
( có hướng hoặc vô hướng )nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự
vật-hiện tượng địa lí.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG 1 SƠ ĐỒ
- BƯỚC 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một
cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng ).
3
- BƯỚC 2: Thiết lập các cạnh ( các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên
quan)
- BƯỚC 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tấc cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung
dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu hơn).
Cách xây dựng một sơ đồ:
- Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài,
những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo
giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc
cần truyền đạt, hình thành.
- Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+ Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài
giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+ Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến
thức.
+ Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng

thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
Cách sử dụng sơ đồ:
-Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao
tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích-phương tiện truyền đạt của
giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
-Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ,
mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức
trên sơ đồ.
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào
đầu giờ học
* Để kiểm tra kiến thức “Bài 9-Nhật Bản-Tiết 2-Kinh tế”(Địa lý 11) của học sinh,
giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau, sản phẩm của
các ngành công nghiệp Nhật Bản
4
- Sơ đồ:
* Để kiểm tra kiến thức “Bài 6-Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái
Đất” của học sinh lớp 10, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Trình bày
hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất ?
- Sơ đồ:
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất
VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh, dùng
vào lúc mở đầu bài học:
- Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các ngành kinh tế
Trung Quốc “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 2-Kinh tế” (Địa lý 11)
5
- Sơ đồ:
VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
- Trên cơ sở sơ đồ: Phân bố dân cư Trung Quốc, giáo viên yêu cầu học sinh phân
tích, kết hợp với hình 10.4-Phân bố dân cư Trung Quốc > Trình bày sự phân bố

dân cư chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc?
- Sơ đồ:
- Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc
hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ) -> đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực
của học sinh.
6
* Bài 12: Sự phân bố khí áp. Các loại gió chính (Địa lý 10) .Giáo viên dùng sơ đồ
các đai khí áp và các đới gió đặt câu hỏi : Trình bày sự phân bố khí áp và các đới gió
trên Trái Đất ?
=> Ví dụ tương tự cho bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa.
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội
- Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong mục II:
Điều kiện tự nhiên “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư”; giáo viên thể
hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau:
7
- Sơ đồ:
VÍ DỤ 5: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
- Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yếu cầu học sinh tìm các kiến
thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp các cạnh.
- Sau khi học xong “Bài 8-Liên bang Nga-Tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội”, giáo
viên sử dụng sơ đồ sau:
- Sơ đồ:
VÍ DỤ 6: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của
học sinh
8
- Sau “Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu”(Địa lý 11) giáo viên yêu cầu học
sinh về nhà làm bài tập sau: Bằng kiến thức đã học và dựa vào các câu cho sẵn dưới
đây; em hãy chọn và hoàn chỉnh sơ đồ ?
- Lập sơ đồ và nhận xét về tác động của gia tăng dân số và sự tăng trưởng các hoạt
động kinh tế đối với một số thành phần của môi trường.

-Sơ đồ:

GV: Nguyễn Thị Thanh Hải – TT GDTX Tỉnh
9
- Gia tăng dân
- Phát triển kinh tế
Khí hậu
- Nhiệt độ Trái Đất tăng
- Mưa axit
- Suy giảm tầng ôdôn
Nước
- Chất thải làm ô nhiễm
nguồn nước ngọt, biển,
đại dương.
Sinh vật
- Khai thác quá mức
- Suy giảm, tuyệt
chủng

×