B ộ YTÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
oOo
NGUYỄN ĐỨC HƯNG
GÓP PHẦN NGHIÊN cứ u TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BÀI
THUỐC^OẠT MỆNH TÁN” TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
• • • •
VIÊM HỌNG
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DưỢC sĩ ĐẠI HỌC NĂM 2001 - 2006)
Người hướng dẫn : GVC. Nguyễn Duy Thiệp
Ths.Lê Thu Hương
Nơi thực hiện : Bộ môn Sinh hóa
Bộ môn vi sinh và sinh học
Bộ môn dược lý
Trường đại học Dược Hà nội
Thời gian thực hiện ; Từ 02/2006-05/2006 ^ .
Hà nội 05/2006 ' '
LỜI CẢM OTV.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thấy giáo GVC. Nguyễn
Duy Thiệp người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Lê
Thu Hương, cô đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn GS-TS. Nguyễn Xuân Thắng, chủ nhiệm bộ
môn Sinh hóa, luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn tới:
Bộ môn Sinh hóa
Bộ môn vi sinh và sinh học
Bộ môn dược lý
Đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình người thân, các thầy cô giáo, các chị kỹ
thuật viên, bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, động viên em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2006
Sinh viên
Nguyễn Đức Hưng
Mục lục
Trang
ĐẶT VẤN ĐÈ
1
PHẦN I : TỎNG QUAN 3
1.1. Tóm tắt những đặcđiểm của bài thuốc “Đoạt mệnh tán”
3
1.1.1. Bài thuốc
3
1.1.2. Các vị thuốc trong bài thuốc 3
1.2. Tóm tắt giải phẫu, sinh lý của họng, sinh lý bệnh các bệnh về họng 8
1.3. Một số đặc điểm về các chủng v s v hay gây bệnh ở họng và tình
hình kháng kháng sinh hiện nay:
13
PHẦN I I : THựC NGHIỆM VÀ KÉT QUẢ
.
19
/ 2.1. Nguyên liệu, chủng v s v , động vật và phương pháp nghiên cứu 19
2.1.1. Nguyên liệu 19
i 2.1.2. Hoá chất, thuốc th ử 19
2.1.3. Dụng cụ, phương tiện 19
2.1.4. Chủng v s v 20
2.1.5. Động vật thí nghiệm 20
2.1.6. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận x ét
.
31
2.2.1. Nghiên cứu về hóa học .i 31
2.2.2. Nghiên cứu về tác dụng sinh học
32
PHẦN III: KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT 40
3.1. Kết luận 42
3.2. Đề xuất 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ GIẢI CHỮ VIÉT TẮT
KYNTK
: không có ý nghĩa thống kê
CYNTK : có ý nghĩa thống kê
ĐMT : đoạt mệnh tán
v s v
: vi sinh vật
Dch : dịch chiết
DCC : dịch chiết cồn
DCN : dịch chiết nước
TP
: thành phần
VK
: vi khuẩn
W K : vòng vô khuẩn
ĐẶT VẤN ĐÈ
Viêm họng là một bệnh mang tính phổ biến mà con người hay mắc phải.
Hàng năm có rất nhiều người mắc căn bệnh này. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi
giới, mọi nơi, mọi mùa. Nguyên nhân gây ra viêm họng có rất nhiều, phần lớn
do virus (80%) như adeno, rhino, virus họfp bào đường thở, cúm, sởi số còn
lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae Nguy hiểm
hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A vì nó là thủ phạm dẫn đến biến
chứng viêm họng gây thấp tira, viêm khớp, viêm thận [22; 24; 26; 28; 31].
Ngày nay, với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, con người đã tìm ra được
nhiều loại thuốc mới, các phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả, tuy nhiên,
tỉ lệ mắc bệnh viêm họng vẫn còn rất cao .
ở Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường là
điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển, bên cạnh đó nhận thức
của người dân về căn bệnh này còn bị hạn chế. Vì vậy, phương châm của
ngành Y tế là lấy y học dự phòng là chính. Biện pháp dự phòng tốt nhất đối
với bệnh viêm họng là nâng cao sức khỏe cho họng, giữ vệ sinh sau khi ăn
uống, tránh nhiễm lạnh đột ngột, không nên ở nơi ẩm thấp, khi có nhiễm
khuẩn, cần điều trị bằng kháng sinh một cách họp lý. Đó là biện pháp giúp
ngăn ngừa mắc phải căn bệnh viêm họng.
Do tính chất của bệnh đa dạng nên thuốc chữa viêm họng rất phong phú về
cả chủng loại và dạng bào chế. Việc lựa chọn thuốc thích hợp và việc sử dụng
đúng cách để điều trị bệnh đang còn gặp nhiều khó khăn do vi khuẩn kháng
thuốc trên diện rộng
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Góp phần
nghiên cứu tác dụng sinh học của bài thuốc Đoạt mệnh tán trong điều trị bệnh
viêm họng”, với hai nhiệm vụ chủ yếu:
1. Sơ bộ xác đinh các thành phần hóa học có trong bài thuốc
2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của bài thuốc trên các chủng v s v hay
gây bệnh ở họng^ thử tác dụng giảm ho, tác dụng chống viêm, trên chuột thực
nghiệm. i '
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. TÓM TẮT CÁC ĐẶC ĐIẺM CỦA BÀI THUỐC “ĐOẠT MỆNH TÁN”
Trong bộ sách đồ sộ “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của GS-TS.
Đỗ Tất Lợi, có giới thiệu bài thuốc “Đoạt mệnh tán”, nghĩa là cưórp lại sinh
mạng đã nguy cấp. Đó là một bài thuốc cổ phương do ông cha truyền lại, qua
thực tế đã chứng minh có tác dụng chữa viêm họng rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh rõ tác dụng sinh
học của bài thuốc này. Chúng tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này với mục
đích làm sáng tỏ các vấn đề trên.
1.1.1. Bài thuốc :
Xạ can 4g
Hoàng cầm 2g
Cát cánh 2g
Cam thảo 2g
- Tính vị và công năng : thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đòm, chữa ho,
bình xuyễn
- Công dụng: chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng, viêm cổ họng,
vùng Amidan bị sưng mủ. [16]
Nói chung đây là một bài thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng.
1.1.2. Các vị thuốc trong bài thuốc:
1.1.2.1. Xạ can
Là thân rễ của cây rẻ quạt hay còn gọi là xạ can Belamcanda chinensis Họ
La dơn Iridaceae
*Thành phần hóa học:
Flavonoid thuộc nhóm isoflavon: tectoridin và iridin. Khi thuỷ phân cho
ra irigenin và tectorigenin. Hàm lượng irigenin trong xạ can là 1,36%.
*Tác dụng dược lý:
Trong thí nghiệm in vitro, cao cồn thân rễ xạ can có tác dụng ức chế các
chủng vi khuẩn: phế cầu, liên cầu tan huyết , trực khuẩn ho gà, Bacillus
siibtilỉs, và có tác dụng yếu đối với các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella
dysenteriae, Sh.shigae, Enterococcus. Thân rễ xạ can có tác dụng chống viêm
trong mô hình gây phù bàn chân với Kaolin, và gây u hạt thực nghiệm với
amian ở chuột cống trắng, và có độc tính thấp. Tác dụng kháng histamin và tác
dụng lợi tiểu nhẹ.
Flavonoid toàn phần của xạ can có tác dụng ức chế yếu hoạt tính của men
polyphenoloxydase huyết thanh người in vitro.
Cao chiết với nước nóng từ thân rễ xạ can nồng độ 0.5x10-lmg/ml có
hoạt tính ức chế aldose reductase là enzym gây tích lũy sorbitol trong tế bào.
Aldose reductase có vai trò quan trọng trong bệnh sinh những biến chứng của
bệnh đái tháo đưòng mạn tính như bệnh võng mạc, bênh thần kinh và bệnh
thận.
Cao nước thân rễ xạ can có tác dụng ức chế HIV-1 protease trong thử
nghiệm sinh flour và thấy nồng độ có tác dụng là 25 microgam/ml. Chất
belamcandaquinon A phân lập từ hạt xạ can có hoạt tính ức chế đặc hiệu
cyclooygenase.
Chế phẩm từ thân rễ xạ can được thử nghiệm lâm sàng trên nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên cho trẻ em và viêm họng cho người lớn, đã có kết quả điều
trị tốt ở 76,4 % bệnh nhi, ở 85% bệnh nhân viêm họng cấp tính và 63,8 %
bệnh nhân viêm họng mạn tính. Thuốc dung nạp tốt, không gây tác dụng
không mong muốn. Chế phẩm viên ngậm từ xạ can, cát cánh, trần bì được ứng
dụng lâm sàng cũng có tác dụng tốt điều trị viêm họng, làm giảm đau, chống
viêm tấy, làm mềm và ẩm niêm mạc họng, kích thích xuất tiết, giảm phản xạ.
*Tính vị công năng:
Xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào hai kinh: phế và can, có tác
dụng thanh hỏa, giải độc, tan huyết, tiêu đờm.
*Công dụng:
Xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng; chữa yết
hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản
tiếng; còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa,
đau kinh, và làm thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn : nhai nuốt lấy
nước, bã đắp lên nơi bị rắn cắn. [2; 3; 16]
Người tỳ vị hư hàn không nên dùng
1.1.2.2. Hoàng cầm
Là rễ phơi khô của cây Hoàng cầm Scutellaria baỉcalensis Georg. Họ Hoa
Môi Lamiaceae.
*Thành phần hóa học:
+ Tinh dầu
+ Flavonoid: baicalin, baicalein, scutellarin (8,4 - 10%), wogorin.
Ngoài ra còn có tanin thuộc nhóm pyrocatechin (2 - 5%),nhựa. Từ rễ
hoàng cầm tác giả Trung Quốc đã xác định được 31 hoạt chất thuộc nhóm
flavon và flavonon.
*Tác dụng dược lý:
Cao ether của hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn trên vi khuẩn Gram
dương, một trong những hoạt chất là 5,7,2,6- tetrahydroxyflavonon. Trong các
flavon, wogonin có tác dụng ức chế Vibrio comma và Staphyllococcus aureus
ở độ pha loãng 1 : 800 và 1 : 400, tương ứng. Trong các vi khuẩn miệng
Bacteriodes melamnogenỉcus intermediis nhậy cảm nhiều nhất đối với nước
sắc hoàng cầm 2%. Baicalin và baicalein đều có tác dụng chống hen trên khí
quản cô lập chuột, tác dụng kháng histamin, kháng cholin và có hoạt tính
chống papaverin. Baicalin có tác dụng hiệp đồng với ephedrin.
Baicalin và baicalein và wogonin ức chế sự tăng độ thấm của mạch gây bởi
acid acetic ở chuột nhắt, làm giảm phù thực nghiệm chân chuột cống trắng, và
ngăn chặn sự phát triển thương tổn thứ phát trong viêm khớp gây bởi chất bổ
thể ở chuột cống trắng.
Trong nghiên cứu chuyển hóa lipid của động vật có vú, wogonin ức chế
sự lắng đọng của triglycerid gan, và làm tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao-
cholesterol trong huyết thanh chuột cống trắng cho ăn hỗn họp dầu ngô-
cholesterol - natri cholat.
Baicalein có tác dụng chống độc hại di truyền.
*Tính vị công năng:
Hoàng cầm có vị đắng tính lạnh. Vào 5 kinh: tâm, phế, can, đởm và đại
tràng, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, cầm máu, an thai.
*Công dụng:
Hoàng cầm chữa sốt cao kéo dài, cảm mạo, phế nhiệt, ho, lỵ, đái dắt, ung
nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu, băng huyết, vàng da, động
thai. [2; 3; 16]
1.1.2.3. Cát cánh:
Là rễ của cây cát cánh Platỉcodon grandiflorum A.DC. Họ hoa chuông
Campanulaceae.
*Thành phần hoá học:
+ Saponin: Chủ yếu là các Platycodin A.DC, D2, các polygalacinD,
D2.
+ Các sapogenin là platicodingenin và polygalacic.
Ngoài ra còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc
nhóm tanin.
*Tác dụng dược lý:
Trên lâm sàng chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt.
khi uống gây kích ứng niêm mạc họng và dạ dày đưa đến phản ứng tăng tiết
dịch đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài.
Saponin của cát cánh còn có tác dụng phá huyết, làm tan máu, tác dụng này
mạnh gấp 2 lần saponin của Viễn chí.
Rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho, và khử
đòm. Đồng thời có tác dụng làm giãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết,
chống loét và chống viêm.
*Tính vị công năng:
Cát cánh có vị hơi ngọt sau đắng, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí
phế, tiêu đòm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài.
*Công dụng:
Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức
ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng dạng thuốc sắc 3-12g. Phụ nữ
có thai cần thận trọng khi dùng.[2; 3; 16]
1.1.2.4. Cam thảo bắc (Radix Glycyưhizae)
Là thân rễ phơi khô của cây Cam thảo Glycyrrhiza glabra L hoặc
Glycyrrhiza uralensis Frish ex DC, Họ Đậu Fahaceae.
*Thành phần hoá học:
+ Saponin thuộc nhóm olean: Glycyrrhizin hàm lượng 10-14%. Độ
ngọt gấp 60 lần saccarose. Trong cây tồn tại ở dạng muối Ca và Mg.
+ Các hợp chất Flavonoid: Hàm lưọTQg 3-4% gồm 27 chất, các chất
chính là liquiritin, isoliquiritin, liquiritingenin, isoliquiritingenin, licoflavon.
+ Các chất khác: chất vô cơ 4-6%, carbohydrat 3-5%, manitol, tinh
bột, 25-30 %, lipid 0.5-2 %, asparagin 2-4%, nhựa 5% và các chất khác.
+ Những hợp chất ostrogen có nhân steron với hàm lượng thấp.
*Tác dụng dược lý:
7
ức chế thần kinh trung ương: giảm vận động, hạ nhiệt, giảm hô hấp.
- Tác dụng giảm ho
- Tác dụng giảm co thắt cơ trơn
- Tác dụng ức chế tăng tiết dịch vị của histamin
- Tác dụng bảo vệ gan và tăng tiết mật
- Tác dụng chống viêm gan và chống dị ứng
- Tác dụng kiểu ostrogen
- Tác dụng giải độc
- Tác dụng chữa bệnh addison
Ngoài ra cam thảo bắc còn có tác dụng lợi tiểu , dùng lâu gây phù.
*Tính vị và công năng:
Rễ cam thảo vị ngọt tính bình. Để sống có tác dụng tả hoả giải độc, sao
vàng có tác dụng ôn trung nhuận phế, điều hoà các vị thuốc.
*Công dụng:
Chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ
độc.
Ngày dùng 4-20g dưới dạng nước sắc hoặc cao mềm.[2; 3; 16]
1.2. Tóm tắt giải phẫu, sinh lý của họng, sinh lý bệnh các bệnh về họng
1.2.1. Giải phẫu họng:
Họng là một phần của đường tiêu hóa nằm ở giữa hốc miệng và thực
quản. Đồng thời họng cũng là ngã ba của đường ăn và đường thở vì nó nối hốc
mũi và thanh quản.
*Ngưòi ta chia họng thành 3 phần:
+ Họng trên : thông với hốc mũi qua hai lỗ mũi sau. ở thành bên của
họng có lỗ vòi Eustache (lỗ vòi tai) nằm ngang mức đầu sau của cuốn mũi
dưới. Thành trên của họng mũi là mái vòm họng. Đây là nơi xuất phát của ung
thư vòm họng và u xơ mạch ở người trẻ tuổi.
ở gốc hợp bởi thành sau và trên của họng mũi có một đám lùi sùi tổ chức tân
bào gọi là V.A (Végétation adénides) còn gọi là A số III. A này bắt đầu phát
triển mạnh ở trẻ 2-3 tuổi và teo đi ở tuổi vị thành niên.
+ Họng giữa : còn gọi là họng miệng, được giới hạn bởi thành sau và
hai thành bên, tiếp tục của thành trên họng mũi. Phía trước được giới hạn bởi
cung miệng và qua cung này họng miệng thông với hốc miệng, ở gốc lưỡi
cũng có một đám tổ chức tân bào gọi là Amidan dưới hoặc A số IV. ở họng tổ
chức tân bào khá phát triển. Tpàn bộ các Amidan số I, I I , III, IV cùng với các
nang lympho nằm rải rác dưới niêm mạc tạo thành vòng bạch huyết họng
(vòng Waldeyer) .
+ Họng dưới : họng thanh quản, ở phía sau họng dưới đổ vào thực
quản; ở phía trước họng dưới có lỗ thông với thanh quản, ở dưới niêm mạc
họng có các cơ khít họng. Các cơ này co bóp phần họng giữa và họng dưới
làm thức ăn xuống thực quản. [21]
1.2.2. Chức năng sinh lý của họng :
Họng là một ống đưa không khí và thức ăĩi đi tiếp xuống dưới và cũng là
một bộ phận cộng hưỏaig về giọng, là giao điểm của đường ăn và đường thở .
Họng mũi lúc bình thường thì mở thông với họng miệng và hốc miệng. Khi
người ta nuốt hay phát âm ra một số phụ âm và nguyên âm thì khẩu cái mềm
nâng lên và áp chặt vào thành sau họng làm ngăn cách giữa hai tầng họng trên
và dưới, đồng thời khi cục thức ăn chuyển dời thì thanh quản được che kín lại.
Vào lúc này thanh quản được nâng lên gần gốc lưỡi do áp lực sẽ đè lên nắp
thanh quản sập xuống đậy kín lối vào thanh quản đã co hẹp lại. Như vậy cục
thức ăn sẽ trượt tiếp vào thực quản.
ở họng có đầu tận cùng của thần kinh vị giác phân bố ở khẩu cái mềm và
gốc lưỡi nên có chức năng vị giác và chức năng bảo vệ cơ thể co một cách
phản xạ các cơ khít họng khi có kích thích nóng quá, hóa chất độc hại, dị vật.
về chức năng của vòng bạch huyết họng cho đến nay vẫn còn chưa thật rõ
ràng. Tuy nhiên theo ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu thì nó có tác dụng
bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng từ bên ngoài vào. Khi tổ chức này có
bệnh, nó có thể trở thành một ổ chứa vi trùng có thể gây tình trạng bệnh lý tại
chỗ và toàn thân. [21]
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh các bệnh viêm họng:
Viêm họng có rất nhiều nguyên nhân, phần lớn do virus (80%) như adeno
virus, rhino virus, virus họp bào đường thở, virus cúm, virus sởi số còn lại
do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae Nguy hiểm
hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A vì nó là thủ phạm dẫn đến biến
chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khóp, viêm thận.[22; 24; 26; 28; 31]
I.2.3.I. Viêm họng cấp:
Viêm họng cấp là viêm cấp tính vùng họng miệng kể cả viêm Amidan
khẩu cái.
Nguyên nhân do siêu vi chiếm tỷ lệ khá cao trong viêm họng cấp tính. Vi
trùng thường là các loại vi trùng thường trú ở họng miệng, những vi trùng này
nhanh chóng trở thành vi trùng gây bệnh về mùa lạnh.
Những loại viêm họng cấp ;
-Viêm họng đỏ thông thường - Viêm họng trắng thông thưòng
-Viêm họng trắng (loại có giả mạc)
-Viêm họng loét (loại mất chất).
*Viêm họng đỏ thông thường- viêm họng trắng thông thường:
Là bệnh nhiễm trùng ở vùng họng có biểu hiện;
Thường do virus gây ra như; cúm, sởi, quai bị, bại liệt, Adenovirus.
10
Viêm họng đỏ siêu vi có thể đi trước viêm họng đỏ bựa trắng có nghĩa là
siêu vi làm nền tảng cho sự nhiễm khuẩn bằng cách làm suy giảm đề kháng
của Amidan.
Viêm họng đỏ bựa trắng thường do vi khuẩn Streptococcus là vi trùng
thường trú ở họng hay lây qua một trận dịch gia đình hoặc một cộng đồng, có
thể gặp Staphylococcus, Hémophỉlus influenza, Pneumococcus, Klebsiella
+ Yếu tố thuận lợi: lạnh, ẩm, cơ thể suy yếu, di truyền.
+ Biến chứng:
■ Viêm thanh quản cấp
■ Viêm mũi cấp
■ Viêm tai giữa cấp
■ Liệt màng khẩu cái, liệt vận động họng.
■ Viêm cơ tim
■ Viêm thận, tiểu máu
■ Viêm khófp
■ Viêm họng loét
Là tất cả các viêm họng kèm theo sự mất chất hoặc nông, hoặc có vảy,
hoặc loét, loét biểu bì bao phủ. [21]
I.2.3.2. Viêm họng mạn :
Viêm mạn tính với tăng sản lan tỏa vùng niêm mạc, những hạt lympho rải
rác tập trung dưới niêm mạc (viêm họng hạt)
+ Biến chứng : nhiều biến chứng khác nhau: viêm Amidan, áp xe
quanh Amidan, viêm tai giữa, tắc vòi, viêm thanh quản, viêm khí phế quản.
Cuối cùng giống như viêm Amidan mạn; nó có thể là nguồn gốc gây ra các
biến chứng khác như; viêm khóp, viêm cơ tim, viêm thận
1.2.33. Viêm Aiĩiidan:
11
Amidan là nơi rất dễ bị viêm. Tất cả trẻ em từ 3 tuổi có thể bị viêm
amidan.
Có bị bệnh thì cơ thể mới làm tròn nhiệm vụ miễn dịch .Trẻ nào không bị
viêm amidan , nhiệm vụ miễn dịch không hoàn thành, sau này rất dễ bị nhiễm
trùng.
Amidan là khối tân bào nằm ở hai bên đáy lưỡi, có trụ trước, trụ sau. Amidan
có hình bầu dục như cái cà na, bề dài khoảng 1,5 cm, bề ngang khoảng 0,8 cm
. Cân nặng l,5g. Amidan được bao bọc bởi niêm mạc, mặt trong của Amidan
láng nhưng có nhiều lỗ nhỏ, mắt thường không thấy được, lỗ này chui vào
trong nhu mô Amidan gọi là hang và phân nhánh. Nhờ các hang này mà sự
tiếp xúc với bên ngoài lớn để làm nhiệm vụ miễn dịch.
*Viêm Amidan cấp:
Bệnh nhân sốt cao (39 - 40°C), đau họng, khó nuốt, chảy nước bọt .Các
hốc của Amidan có thể có dịch nhầy, vài ngày sau có mủ. Niêm mạc vùng
quanh Amidan, vùng khẩu cái mềm, thành sau họng đều bị viêm đỏ, lưỡi gà bị
phù nề.
*Viêm Amidan mạn:
Kiii bị viêm Amidan cấp nếu điều trị không đúng cách, kháng sinh
không phổ rộng không đúng liều lượng, không đúng thời gian, bệnh có thể
khỏi trong 3-5 ngày sau. Nhưng một số vi khuẩn sẽ vẫn còn sót lại và vài
tháng sau lại nhân lên và gây cơn tái phát cấp. Lần này phần lớn vi khuẩn đã
nhờn thuốc, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Trong viêm Amidan mạn, bệnh
nhân không còn sốt cao, đau họng, chỉ thấy nuốt vướng, thỉnh thoảng ho húc
hắc.
1.3. Một số đặc điểm về các chủng vi khuẩn, vi nấm hay gây bệnh ở họng
và tình hình kháng kháng sinh hiện nay:
1.3.1.Tụ cầu vàng - Staphylococcus aureus
12
*Đặc điểm vi sinh vật học:
Tụ cầu là những vi khuẩn hình cầu có đường kính từ 0,8 - 1,0 micromet
đứng tụ lại với nhau thành từng đám như chùm nho, bắt màu Gram (+). Tụ cầu
thường không có vỏ, không có lông và không sinh nha bào. [9]
+ Tính chất nuôi cấy:
Phát triển tốt trong các môi trường: canh thang, thạch thưcmg, thạch máu.
Nhiệt độ thích hợp là 10 - 45°c.
+ Tính chất sinh hóa: .
Tụ cầu có các Enzym phong phú, các Enzym dùng trong chẩn đoán là:
- Coagulase: có khả năng làm đông huyết tương người và động vật
khi đã được chống đông.
- Fibrinolysin: đặc trưng cho các chủng gây bệnh ở người.Enzym này
làm tan cục máu và hình thành những vật tắc mạch nhỏ tạo ra nhiễm khuẩn di
căn.
- Hyaluronidase : phân giải các acid Hyaluronic của mô liên kết giúp
vi khuẩn tràn vào mô.
- Beta- lactamase: làm mất tác dụng của Penicillin
- Catalase: xúc tác gây phân giải ĨỈ202~^ O2 + H2O
- Desoxyribonuclease: phân giải AND
+ Độc tố:
- Độc tố ruột
- Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc
- Ngoại độc tố sinh mủ
- Độc tố bạch cầu
- Dung huyết tố (Hemolysin)
+ Kháng nguyên:
Acid teichonic, protein A, polysaccarid, kháng nguyên adcherin.
1
:
+ Sức đề kháng;
Bị chết ở 80°c trong vòng một giờ.[9]
*Khả năng gây bệnh cho người:
- Nhiễm khuẩn ngoài da
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp
- Viêm phổi
- Nhiễm khuẩn bệnh viện[9]
1.3.2. Liên cầu - Streptococcus
*Đặc điểm sinh vật học:
• • •
+ Hình thể và tính chất bắt màu :
Liên cầu là những cầu khuẩn hình cầu đưòng kính 0,6 - 1,0 micromet,
xếp liền với nhau thành từng chuỗi, không có vỏ, không có lông, không sinh
nha bào, bắt màu Gram (+). [9]
+ Tính chất nuôi cấy;
Hiếu khí, kỵ khí tày tiện, môi trường nuôi cấy cần máu, huyết thanh,
đường. Phát triển tốt hơn nếu môi trường có CO2. Nhiệt độ thích hợp là 37°c.
+ Tính chất hóa sinh;
Liên cầu không có men Catalase. Liên cầu có khả năng phát triển tốt ở môi
trường có muối mật. Liên cầu nhóm A nhạy cảm đặc biệt với Bacitracin.
+ Cấu trúc kháng nguyên:
Kháng nguyên c đặc hiệu nhóm, kháng nguyên M (protein M).
+ Các Enzym và độc tố:
- Streptokinase
- Streptodomase
- DPNase
- Proteinase
14
- Dung huyết tố
- Độc tố hồng cầu
*Khả năng gây bệnh :
+ Nhóm A:
-Nhiễm khuẩn tại chỗ: viêm họng, eczema, chốc lở, viêm tai giữa, viêm
phổi, nhiễm trùng tử cung sau đẻ
- Các nhiễm khuẩn thứ phát: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim
cấp.
- Bệnh tinh hồng nhiệt:
- Các bệnh khác;
• Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu nhóm A
• Bệnh thấp tim
1.3.3. Phế cầu khuẩn - Streptococcus pneumoniae
*Đặc điểm vi sinh vật học:
+ Hình thể và tính chất bắt màu : Là những song cầu hình ngọn nến
hai đầu to giáp vào nhau, hai đầu nhọn quay ra ngoài. Bắt màu gram(+), không
di động, không sinh nha bào. Môi trường có albumin thì có vỏ. [9]
+ Tính chất nuôi cấy:
Phát triển tốt ở môi trưòng có nhiều dinh dưỡng, khí trường có 5% C02.
Phát triển tốt ừong môi trường thạch máu.
+ Tính chất hóa sinh học:
Phế cầu không có men Catalase, bị ly giải bởi mật muối mật, không phát
triển được ở môi trường etyl hydrocuprein
+ Cấu tạo kháng nguyên:
- Kháng nguyên vỏ
- Kháng nguyên thân
+ Sức đề kháng:
15
Phế cầu dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ (60”c / 30 phút) và các thuốc sát khuẩn
thông thưÒTig.
*Khả năng gây bệnh cho người:
Phế cầu gây nên các bệnh viêm đường hô hấp điển hình là viêm mũi
họng, viêm phổi, viêm phế quản, apxe phổi, viêm màng phổi. Viêm phổi do
phế cầu thường xảy ra sau các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus như
cúm hoặc do hóa chất. [9]
1.3.4. Nấm Candida albicans :
Candida albicans sống một cách rất bình thường trong một người và nhiều
loài thú (nội hoại sinh). [20]
* Đặc tính nuôi cấy của vi nấm:
- Nói chung, các vi nấm rất dễ nuôi cấy, không có những đòi hỏi khó khăn
như vi khuẩn, để có thể mọc được, vi nấm cần:
+ Nguồn hydrat carbon,
+ Nguồn đạm hữu cơ hoặc vô cơ
+ Muối khoáng; p, K, Mn, Ca, s
+ Nước
- Nhiệt độ ủ:
+ Với vi nấm hoại sinh: 20 - 25°c phòng thí nghiệm
+ Với vi nấm ký sinh: 35 - 37°c
*DỊch tễ hoc:
ở những người khỏe mạnh người ta tìm thấy nấm Candida sp. Trong
miệng 30%, ruột 38%, âm đạo 39%, các nếp xếp của da quanh hậu môn 46%,
phế quản 17%. Trong trạng thái hoại sinh, số lượng vi nấm rất ít, soi tươi dịch
sinh học may lắm mới thấy một hai tế bào hạt men nẩy búp. ở đây vi nấm giữ
một thế cân bằng với các vi khuẩn sống chung với nó. Trong một số điều kiện
nhất định, vi nấm chuyển từ trạng thái hoại sinh sang ký sinh (gây bệnh). Đặc
16
trưng của trạng thái ký sinh là vi nấm tăng lên rất nhiều, có sự tạo thành các
sợi tơ nấm giả cho phép vi nấm len lỏi giữa các tế bào ký chủ và xâm nhập sâu
hơn.
Các điều kiện thuận lợi cho vi nấm Candida sp gây bệnh:
- Yểu tố sinh lý: có thai làm gia tăng các Hormon đưa đến thay đổi sinh
thái âm đạo, suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Yếu tố bệnh lý:
+ Tiểu đường: gia tăng đựờng trong máu, dịch sinh học ngọt hơn
+ Phát phì
+ Suy dinh dưỡng: giảm đề kháng.
- Yếu tố nghề nghiệp:
Những nghề ẩm ướt thưòng xuyên như bán nước uống, bán trái cây, bán cá,
- Yếu tổ thuốc men:
+ Kháng sinh phổ rộng: dùng liều cao, kéo dài gây chết hàng loạt các vi
khuẩn sống chung với vi nấm, phá vỡ thế cân bằng sinh thái
+ Corticoid; dùng lâu gây giảm miễn dịch qua trung gian tế bào
+ Thuốc ức chế miễn dịch: trong điều trị ung thư hoặc ghép cơ quan.
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Vi nấm xuất hiện trong
giai đoạn suy giảm miễn dịch.
Bệnh do nấm Candida gây ra; có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào, phổ
biến nhất vẫn là da và niêm mạc.
*Bệnh niêm mạc
- Đẹn (tưa)
- Viêm thực quản
-Viêm một Ấ " '' ^
- Viêm âm đạo - âm hộ /t
V ■'
- Viêm hậu môn và quanh hậu môn
*Bệnh ở da và cơ quan phụ cận
- Viêm da
- Viêm da hạt
- Viêm móng và quanh móng
*Bênh nôi tang
- Viêm nội tâm mạc
- Bệnh Candida đường hô hấp
- Bệnh đường tiểu
- Bệnh Candida lan tỏa
- Bệnh dị ứng
*Chẩn đoán:
- Khám lâm sàng: đối với các thể ngoài da và niêm mạc
- Chẩn đoán vi sinh: bệnh phẩm (trong 24 giờ), quan sát trực tiếp, nuôi
cấy phân lập[20]
18
PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU, CHỦNG vsv, ĐỘNG VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Nguyên liệu:
Các vị thuốc được mua tại,phố Lãn ông - Hà nội, được sơ chế và chế
biến theo phương pháp cổ truyền đạt tiêu chuẩn DĐVN III và các tài liệu
chuyên môn khác dùng để chiết xuất cao lỏng 1:1 để nghiên cứu.
Bảng 2.1 : Các môi trựờng dinh dưỡng
Tên MT/TP(g)
Cao
thịt
Pepton
NaCl Thạch Glucose Nước pH
CO2
Canh thang thường
5
10 5
-
-
1000
7,5
Thạch thường
5 10
5 18
- 1000 7,5
Thạch mêm giữ giông 3
10 5 16
-
1000 7,6
Sabouraud 2%
-
10
- 18
20 1000 6
Sabouraud giữ giông
-
30
- 18 -
1000 6
Thạch máu 5
10
5 18 1000
7,5
10%
2.1.2. Hóa chất thuốc thử:
Các hóa chất, thuốc thử dùng cho phản ứng định tính được Bộ môn Sinh
hóa trường đại học Dược Hà Nội cung cấp đạt tiêu chuẩn phân tích hóa học.
2.1.3. Dụng cụ phương tiện:
- Bình chiết xuất ngấm kiệt
- Nồi cách thủy (Trung Quốc)
- Tủ sấy Memmert (Đức)
- Tủ lạnh Daewoo
- Tủ cây
- Nồi hấp Autoclave
- Tủ giữ ấm
19
- Tủ cấy truyền
- Đĩa petri, que cấy, que trang, đũa thủy tinh, pipet pasteur, bình nón
- Bơm và kim tiêm đầu tù
- Đồng hồ bấm giây
- Dung dịch amoniac đặc
- Dung dịch NaCl 0.9 %
- Máy khí dung gây ho Omrom
2.1.4. Chủng vi khuẩn:
- Tụ cầu vàng {Staphylococcus aureus)
- Liên cầu (Streptococcus)
- Phế cầu {Streptococcus pneumonìae)
- Nấm {Candỉda albicarí)
Do viện tai mũi họng cung cấp
2.1.5. Động vật thí nghiệm:
- Chuột nhắt trắng giống đực đủ tiêu chuẩn thí nghiệm, trọng lượng 18 -
22g, số lượng 30 con, được cung cấp từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Chuột cống trắng giống đực khỏe mạnh có trọng lượng 130 - 150g, số
lượng 40 con, được cung cấp từ Học viên quân y - Bộ Quốc Phòng.
Thỏ trắng: 2 con trọng lượng 2,5 - 3,0 kg, dùng lấy máu nuôi cấy Liên
cầu {Streptococcus) và phế cầu và hóa chất chống đông máu natri succinate.
Trong thời gian nghiên cứu chuột được chăm sóc chu đáo tại chuồng nuôi
chuột của trường.
2.1.6. Phương pháp nghiên cứu:
2.1.6.1. Nghiên cứu về hóa học :
- Chiết xuất cao lỏng 1:1; Theo phương pháp ngấm kiệt đối với dịch
chiết ữong cồn, phương pháp sắc thông thưòng với dịch chiết nước, dịch chiết
được cất thu hồi dung môi rồi cô đặc tới cao lỏng 1 : 1.
20
- Định tính một số nhóm chất trong cao:
Dùng các phản ứng định tính với thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu
của từng nhóm chất theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam III và
các tài liệu có liên quan.[2; 4; 9; 12; 20]
a) Chiết cao lỏng 1 : 1
Các vị thuốc được cân theo đúng tỷ lệ trong bài thuốc, được chiết xuất theo
hai phương pháp;[l]
- Dịch chiết cồn:
Tán các vị thành bột thô trộn đều làm ẩm bằng cồn 70°c, cho vào bình
chiết ngấm kiệt, đổ cồn ngập mặt dược liệu ngâm ở nhiệt độ phòng trong 24
giờ. Tiến hành rút dịch chiết, cho chảy nhỏ giọt với tốc độ khoảng 5 giọt/phút,
rút dịch chiết tới khi nhạt màu và kiểm tra bằng thuốc thử tới phản ứng âm
tính. Gộp dịch chiết , cất thu hồi dung môi trên nồi cô cách thủy, cô tới cao
lỏng 1 : 1.
- Dịch chiết nước:
Các vị thuốc cũng được cân theo đúng như tỷ lệ trong bài thuốc, cho các
vị thuốc vào nồi, sắc trong 8 giờ liên tục, sau đó chắt lấy nước sắc và cô cách
thuỷ tới cao lỏng 1 : 1.
b) Thử định tính một số nhóm chất chính có trong dịch chiết:
*ĐỊnh tính Flavonoid:
Chiết xuất: Lấy 5g cao 1:1, thêm nước cất hòa nóng cho tan hết, lọc.
Dịch nước lắc 3 lần với Ether dầu hỏa để loại tạp, bỏ lớp Ether dầu hỏa, lóp
nước lắc 3 lần với ethyl acetat, bốc hơi hết ethyl acetat đến cắn, cắn thu được
hòa tan trong Ethanol 90°c để làm các phản ứng định tính.[4; 9; 11; 13]
- Phản ímg Cyanidin: Cho vào ống nghiệm nhỏ Iml dịch chiết ở trên,
thêm một ít bột magnesi kim loại (khoảng lOmg). Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc
21