Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thử và đánh giá tác dụng sinh học của chế phẩm lysin liều cao trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
-

:c:c:c>^
| JỊ Ị
í

_____

TRẦN THỊ THANH VÂN

THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA CHẾ PHẨM LYSIN LlỂU CAO
TRÊN ĐỘNG VẬT THựC NGHIỆM




(KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sĩ KHÓA 2001 - 2006)

- Người hướng dẫn
- Nơi thực hiện
- Thời gian thực hiện

:
Q ílạẮ iụẪ ễt (ĩ)ă iL ( ĩỉư
: Bộ mơn Hóa Sinh
Trường Đại học Dược Hà Nội.
: Từ tháng 2/20Ỏ6 đến tháng 5/2006


HÀ NỘI, THÁNG 5, 2006


J£ Ờ ^

tío iĩ

"1/ếi iàriỹ ídrJi ũ^priỹ im ểiM ứn ếđu á € ent ơ ị/n eểiâ/n
ắ^
ũ
ỴJtù^rJi c^/yyv ứn tJvầ/^ ỹ iắ ũ 9 ĨP . jV ỹiỉ/^ H "í/õ/rt PMư^ yiỹừ ổí đ ã
hí£{ỳ li^ t ểvư ẻyiỹ d ầ n 'iPầ iâ /ri ũ t^ J i ỹ lú ^ t đ d en v ểw à/n ỈJ ià /rJ i
ểả/yt M w a iií^ n rtà /^.

ề n t xpri đtửkỳ củnv đn {‘ <ỳ iỉiầ'^ eề ỹìáũ^ cúc n/riJi <Ái
á
m rt /ừỹ HuúU m Sri ì/w rt^ ếê nvãn ỉỉỉíỉóa
ian đíềíi /dêrt 'Ì Ùỹìứ^t đổ imt
P

ỉíiửU ) S ư c đ ã

Hừĩì ỹÌ£i/yi iànv Hưử:

r t^ U ê n i.

Sm xi/n ỹ ử ì Ìổl cẵn t <ĩri (M cm: eá/ri ểê {àw t 'ip
4ề€- ia i
ỷ tJ iầ n ^ ỉỹ i/ìv ỉi Ỉ^íỉcu


-

m

ể ề rJ i m ên

& ĩư ỉ/rJi

ư Y ỉià /n .

jW iS n df^t rià/^^ en t cíln ỹ x in ểà/^ iỏ

éfM <ĩn ếda

áắe Ìổỉ ỹ ỉu đĩ/nJi^ ểct/n ểè - yJữềrtỸ nỹư hi đ ã đơ^íỹ 'mÂyt^
tă n t ế< ỳ en t ì/iiprt^^ ím ếí (ị^tíú Ỉ/rtJi ểưx:
U

đă<‘ ể iê t

iỉiổ ỉ ỹ m r t ià n t ểểió a {u â /ri.

jYhiy

-'JS &ưí/n^ 5 '-yiãnv 2005
m S ri

ëh^yi 3 ïd dỉưx/rJi 'VSrt



MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỂ..................................................................................-1 Phần I - TỔNG QUAN....................................................................- 2 1.1. Vai trò của protein và acid amin đối với cơ thể.............................-2 1.1.1. Các acid amin cần thiết................................................................ - 2 1.1.2. Protein............................................................................................ - 5 1.2. Đại cương về Lysin............................................................................. - 7 1.3. Mối liên quan giữa dinh dưỡng và chiều c a o ............................. - 12 Phần II - TH ựC NGHIỆM VÀ KẾT Q U Ả ........................................ 16 2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm .......................... - 16 2.1.1. Đối tượng và chế độ ăn thử nghiệm......................................... - 1 6 2.1.2. Hóa chất và thiết b ị.................................................................... - 17 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm......................................................... - 17 2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét..................................................- 23 2.2.1. Sự thay đổi sắc thái của động vật thí nghiệm........................... - 23 2.2.2. Đánh giá tác dụng sinh học của chế phẩm Lysin liều cao......- 24 2.2.3. Xác định một số chỉ số hóa sinh của động vật thí nghiệm ......- 36 2.3. Bàn luận.............................................................................................- 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ X U Ấ T ................................................................... - 40 3.1. Kết luận............................................................................................- 4 0 3.2. Đề xuất..............................................................................................-41 -

TÀI LIÊU THAM KHẢO.............................................................- 42 -


CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

AA

Acid amin

c

Lô ăn chế độ chuẩn

s

Lô suy dinh dưõng

TI

Lô suy dinh dưỡng uống Lysin

T2

Lô ăn chế độ chuẩn + uống Lysin




Chế độ

DD

Dinh dưỡng

ĐDT

Độ dài thân

ĐDTP

Độ dài tồn phần

EDTA

Ethylen diamin tetraacetic

FAO

Tổ chức Lương - Nơng Quốc Tế

SD

Độ lệch chuẩn

SDD


Suy dinh dưỡng

SDDPNL

Suy dinh dưỡng protein - năng lượng

UNICHF

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO

Tổ chức Y Tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỂ
Việt Nam là nước mới thoát khỏi chiến tranh, hậu quả của nó vẫn cịn
rất nặng nề. Chúng ta vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải có tốc
độ phát triển kinh tế xã hội nhanh và mạnh để có thể đuổi kịp các nước trong
khu vực và trên thế giới. Đạt được mục tiêu đó cộng đồng cũng như mỗi người
Việt Nam cần có đủ trí tuệ và thể lực. Hiện nay, người Việt Nam phần lớn cịn
có thể lực yếu, thấp bé nhẹ cân hcfn người ở các nước trong khư vực cũng như
trên thế giới. Vì vậy, năm 2004 Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
cũng đã đề xuất một dự án làm tăng chiều cao trung bình cho thanh niên Việt
Nam. Mục tiêu của dự án đến 2010, thanh niên Việt Nam 18 tuổi nam phải đạt
tối thiểu là 166 cm và nữ là 155 cm để tương đương các nước trong khu vực.
Chiều cao của con người chủ yếu liên quan đến horaion và protein của
các tế bào mô xương mà đơn vị xây dựng lên các yếu tố này chính là các acid
amin. Trong số 20 acid amin có trong cấu trúc protein của người, có 10 acid

amin là cần thiết. Gần đây, người ta đã tìm hiểu thấy vai trị của Lysin là có
liên quan nhiều đến sự phát triển của chiều cao nhưng lại thường bị thiếu
trong các khẩu phần ăn của người Việt Nam, nhất là khẩu phần ăn chứa chủ
yếu là protein thực vật. Vì vậy, Lysin đã được tăng cường vào thức ăn bổ sung
hoặc một số thực phẩm chức năng nhưng hiệu quả đạt được chưa rõ rệt.
Để làm rõ thêm tác dụng của Lysin, chúng tôi tiến hành đề tài “Thử và
đánh giá tác dụng sinh học của chế phẩm Ly sin liều cao trên động vật
thực nghiệm” nhằm mục đích:
1. Bước đầu đánh giá được tác động của Lysin ở mức liều cao trên thể
trạng của chuột bình thường và chuột suy dinh dưỡng thực nghiêm mà chỉ tiêu
chính là sự phát triển chiều dài thân.
2. Đặt ra một cơ sở khoa học cho sự phát triển thêm chiều dài đối với
động vật non bằng Ly sin dạng thuốc.

-

1

-


PHẦN I

TỔNG QUAN

1.1. VAI TRÒ CỦA PROTEIN VÀ ACID AMIN ĐỐI VỚI c ơ THỂ
1.1.1. Các acid amin cần thiết
• Tầm quan trọng của các acid amin cần thiết
Acid amin là đơn vị cấu tạo các phân tử protein. Các AA liên kết với
nhau tạo thành các phân tử protein có thành phần, cấu trúc, tính chất và vai trị

sinh học khác nhau.
Trong cơ thể, các AA có từ hai nguồn: ngoại sinh do protein của thức ăn
và nội sinh do phân giải protein của bản ứiân cơ thể. Các AA có thể bị thối
hóa, đồng thời cũng được sử dụng để tổng hợp trở lại các protein và các chất
khác trong cơ thể [2 ].
Thực vật có thể tổng hợp được tất cả các AA mà chúng cần từ các thành
phần vơ cơ, nhưng động vật thì khơng vì cơ thể của chúng khơng tổng hợp
được các nhóm -NH2. Bởi vậy động vật cần ăn thức ăn thực vật hoặc các động
vật khác mà các động vật này có đời sống dựa trên thức ăn thực vật [6 ].
Dựa vào ý nghĩa sinh học và vai trò trong các phản ứng hóa sinh quan
trọng của cơ thể, các AA được chia thành các nhóm khác nhau. Tiêu chuẩn
chính để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các AA là khả năng
duy trì sự phát triển động vật của chúng. Thiếu một số AA, động vật sẽ ngừng
lớn và xuống cân dù các thành phần khác của khẩu phần ăn vẫn đầy đủ. Các
AA này được gọi là các AA cần thiết hay không thay thế được vì chúng khơng
được tổng hợp trong cơ thể động vật hoặc được tổng hợp với tốc độ không đáp
ứng được nhu cầu cơ thể. Các AA này cần được đưa đầy đủ trong protein thức
ăn để duy trì sự phát triển cũng như sức khỏe ở trẻ em hay người lớn.

-

2

-


Những AA cần thiết là: tryptophan, lysin, leucin, isoleucin, methionin,
phenylalanin, threonin và valin. Đối với trẻ em, arginin và histidin cũng là
những AA cần thiết. Các AA không cần thiết có thể được tổng hợp trong cơ
thể. Do đó khi thiếu chúng trong thức ăn, cơ thể có thể bù trừ được sự thiếu

hụt đó nhờ q trình tổng hợp.
Một số tác giả dùng tiêu chuẩn khác để đánh giá giá trị sinh học của
AA. Đó là vai trị của chúng trong việc đảm bảo cân bằng protein. Ngưòi ta
thấy để đảm bảo cân bằng nitơ ở người cần thiết phải có đủ

8

AA khơng thay

thế nói trên. Thiếu một trong các AA cần thiết dẫn tới rối loạn cân bằng nitơ
và rối loạn sử dụng tất cả các AA khác. Các AA cịn lại được coi là khơng cần
thiết để duy trì cân bằng nitơ của cơ thể [ 1 ].
• Các yếu tơ ảnh hưởng tới sử dụng các acid amin và Lysin
Cơ thể khơng sử dụng hồn tồn lượng AA trong thức ăn. Lượng đó có
thể giảm đi vì các lý do sau: tiêu hóa và hấp thụ khơng hồn tồn, có mặt chất
ức chế các enzym tiêu hóa ở một số thức ăn, biến chất do nhiệt [ 1 ].
Muốn phát huy tác dụng sinh học, các AA trong protein thức ăn phải
được đưa vào cơ thể. Vì thế, khả năng tiêu hóa của protein cũng ảnh hưởng tới
giá trị DD của nó, một bên là thứ tự của các AA trong phân tử protein
(D.A.Ferman, 1962), một bên là phương pháp chế biến thức ăn [6 ]. Tác dụng
nhiệt quá mạnh cũng làm giảm mức độ sử dụng các AA. Lysin và các AA
chứa lưu huỳnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất [ 1 ]. ở nhiệt độ cao, các aldose của
thức ăn vẫn gắn chặt vào nhóm -N H j của Lysin làm cho AA này khó được
hấp thu hofn (Maillard, 1942) do đó lượng Lysin được hấp thu thực tế thấp hơn
khi xác định bằng thang hóa học [6 ].
Những cơng trình nghiên cứu gần đây của FAO cho thấy khi lượng
protein đầy đủ, chất lượng protein được quyết định bởi tính cân đối của các
AA cần thiết. Nếu protein của khẩu phần thiếu nghiêm trọng một hoặc một số
AA cần thiết thì cân bằng nitơ khơng thể thỏa mãn và chính điều đó dẫn đến


-

3

-


yếu tố hạn chế của protein. Tất cả các AA cần thiết phải có mặt đầy đủ, đúng
lúc với tỷ lệ thích hợp để tham gia q trình tổng hợp protein [ 1 ].
Về hàm lượng một số AA không thay thế, trước hết là Ly sin thì protein
của các loại cây có hạt khơng thể bảo đảm việc DD đầy đủ cho người được.
Ví dụ theo tiêu chuẩn của FAO thì hàm lượng tối thích của Ly sin trong
protein là 5,3%, à lúa mì Lysin chỉ có 2,8%, ở đại mạch là 3,2%, ở kiều mạch
là 4%, ở ngô là 2,5%. Ngay như protein của lúa vốn được cho là protein có giá
trị nhất trong các loại cây thân thảo thì một số giống cũng khơng đủ Lysin và
threonin. Hậu quả là giá trị của các protein này chỉ bằng 70-80%, thậm chí
bằng 50% protein động vật [6 ]. Như vậy, việc DD chỉ bằng những sản phẩm
thực vật khơng thơi thì khơng đủ để cân bằng nitơ và cần phải đưa vào cơ thể
một lượng lớn thức ăn thì mới cung cấp đủ lượng protein.
Giá trị của protein thức ăn không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn cả ở
chất lượng. Thành phần AA của protein thức ăn càng gần với protein của cơ
thể thì protein đó được coi là có chất lượng cao [6 ].
Hơn nữa, tỷ lệ hấp thu các AA rất cao ở phần lớn các protein động vật
nhưng ở các protein thực vật thì kém hơn. Một CĐ ăn hồn tồn nguồn gốc
thực vật, lượng Nitơ thải ra có thể tói 20% lượng Nitơ ăn vào [1].
Việt Nam là một nước đang phát triển, tỷ lệ người nghèo còn cao. CĐ
ăn hàng ngày của người Việt Nam còn nghèo nàn, thường thiếu protein cả về
chất và lượng. CĐ ăn này chủ yếu là thức ăn thực vật thường dẫn đến hiện
tượng thiếu protein, đặc biệt là các AA cần thiết và nhất là Lysin. Hậu quả là
ngưịd Việt Nam có tầm vóc nhỏ hơn so với các nước trong khu vực và trên thế

giới. Vì thế sức khỏe và năng suất lao động chung của xã hội cũng bị ảnh
hưởng. Do vậy, phát triển tầm vóc và nâng cao sức khoẻ cho thế hệ trẻ là việc
cần thiết phải sớm được thực hiện. Đó cũng chính là đầu tư trực tiếp cho sự
phát triển giống nịi Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực, góp
phần hội nhập kinh tế quốc tế.

-

4

-


1.1.2. Protein
• Vai trị của protein trong dinh dưỡng
Protein là thành phần cơ bản của các vật chất sống. Đó là chất có phân
tử lớn đóng vai trị chủ yếu trong sự hình thành, duy trì cấu trúc và chức năng
của cơ thể. Nó tham gia vào thành phần mỗi tế bào và là yếu tố tạo hình chính.
Chức năng sinh học đầu tiên của protein là tạo hình. Quá trình lớn, từ
việc hình thành cơ, quá trình đổi mới và phát triển của mơ, q trình phân chia
tế bào cũng đều gắn liền với quá trình tổng hợp protein. Protein tham gia trong
cấu tạo xương là collagen tạo lên khung giữ calci và phospho. Đồng thời
protein này cũng là chất kết nối các tế bào [1]. Có thể nói mỗi bộ phận của tế
bào, đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể, đều là những hợp chất khác nhau
của protein. Nếu khơng có protein thì sẽ khơng có các tế bào, khơng có các cơ
thể và khơng có sự sống.
Protein tham gia vận chuyển chất DD và kích thích ngon miệng. Khi
khẩu phần ăn thiếu protein có thể dẫn tới việc hấp thu, vận chuyển một số chất
DD nào đó bị ảnh hưởng.
Protein thức ăn cung cấp các AA giúp cơ thể trưởng thành. Ngay cả cơ

thể đã trưởng thành cũng cần có đủ các AA để duy trì tế bào và các mơ vì
thành phần tế bào và các mô không ngừng được đổi mới. Cơ thể đang phát
triển đòi hỏi một khẩu phần nhiều protein hơn. Trên một đơn vị khối lượng cơ
thể, trẻ em cần hơn 5 lần lượng protein ăn vào so với người lóm [6 ].
Tóm lại, khơng có sự sống nếu khơng có protein. Ba chức phận chính
của vật chất sống là phát triển, sinh sản và DD đều liên quan chặt chẽ đến
protein.
• Những thay đổi xảy ra trong cơ thể thiếu protein
Bệnh thiếu protein là một trong những bệnh hay gặp ở châu Á, châu
Phi, Mỹ La tinh [6 ]. Tình trạng thiếu protein đơn thuần khơng phối hợp với
thiếu các yếu tố DD khác nói chung ít gặp. Tuy nhiên trong các tình trạng

-

5

-


SDD nói chung, thiếu protein đóng vai trị chủ yếu [1]. ở trẻ thiếu protein
thường biểu hiện SDD là bệnh Kwashiorkor và Marasmus [6 ].
Dấu hiệu đầu tiên của thiếu protein là chậm lớn, ít lớn ở cơ thể đang
tuổi sinh trưởng và sút cân ở cơ thể trưcmg thành [6 ]. Những vùng có CĐ ăn
nghèo protein, người trưởng thành có tầm vóc thấp bé. Những người sống ven
biển có nguồn protein và iod từ cá thường lớn khỏe hơn [1 ].
Nếu tình trạng thiếu protein tiếp tục kéo dài trong cơ thể sẽ xuất hiện
những biến đổi theo hưóỉng tiết kiệm tiêu dùng protein cơ thể. Tiêu dùng
protein cho mục đích sinh tnrỏtig của cơ thể sẽ bị cắt giảm: theo kết luận của
ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, chậm lớn là biểu hiện hay
gặp nhất của loạn dưỡng (Kwashiorkor và Marasmus), trong đó có thiếu

protein và thiếu năng lượng. Thiếu protein đặc biệt các AA cần thiết sẽ dẫn tới
thiếu các enzym tham gia vào chuyển hóa các tế bào của tổ chức xương gây
rối loạn sự phát triển xương, khiến tầm vóc không thể nâng cao được. Denise
Ferembach nghiên cứu trên người và chuột cống đã nhận xét: dù chỉ thiếu
riêng protein mà khơng thiếu

xương vẫn chậm cốt hóa, vỏ xương mỏng

[6 ]. Mặt khác, khi thiếu protein thành phần hóa học và cấu trúc hình thái của
xương cũng thay đổi. Khi lượng protein trong khẩu phần thấp tới 5,5 - 1,7%
xương ngừng phát triển, lượng calci giảm rõ rệt. Lượng calci bài tiết ra khỏi cơ
thể và lượng phospho bài tiết giảm, về cấu trúc xương những con vật non ăn
thiếu protein tưofng tự xương các con vật đã trưởng thành [ 1 ].
Thiếu protein về lượng và chất đưa tới các biến đổi bệnh lý ở nhiều
tuyến nội tiết (tuyến sinh dục, tuyến yên...)» hạ thấp khả năng chức phận của
chúng. Khi lượng protein trong khẩu phần thấp hơn 9% thì trọng lượng các
tuyến giảm nhưng chưa có các biến đổi về hình thái. Khi lượng protein hạ thấp
xuống 3%, xuất hiện hàng loạt biến đổi hình thái kèm theo giảm sút chức
phận trong đó những biến đổi ở tuyến sinh dục rõ rệt nhất, khi đó chiều cao sẽ

-

6

-


ngừng phát triển và xuống cân. Thường cân nặng bị ảnh hưởng trước và khi
phục hồi cũng sớm hơn các chỉ số chiều cao.
Tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với thiếu protein. Các tế bào ái toan mà

người ta cho là sản xuất hormon phát triển giảm sút rõ rệt. Khi CĐ ăn trở lại
bình thường, các rối loạn này được phục hồi trong khoảng 25 ngày.
Như vậy, những rối loạn xảy ra trong cơ thể thiếu protein rất đa dạng và
ở nhiều bộ phận. Trong bệnh căn của các bệnh thiếu DD kể cả Kwashiorkor,
sự thiếu cân đối chung của khẩu phần ăn đóng vai trị quan trọng [ 1 ].

1.2. ĐẠI CƯƠNG VỂ LYSIN
• Nguồn gốc
Lysin là một trong 10 AA cần thiết cho sự phát triển của con ngưịi, có
với số lượng rất ít trong thức ăn. Lysin có nhiều trong protein động vật, và các
cây họ đậu nhưng có với lượng rất hạn chế trong protein ngũ cốc [19].
• Cấu trúc hóa học
Lysin được ký hiệu là Lys hoặc K, có cơng thức phân tử là: Q H 14N 2O2,
tên khoa học là: 2 ,6 -diaminohexanoic acid, phân tử lượng là 146,19, trong đó

c chiếm 29,29%, H chiếm 9,65%, N chiếm 19,16% và o chiếm 21,89%. Năm
1889, Drechsel đã phát hiện ra Lysin khi thủy phân casein. Đến năm 1902,
E.Fischer, F.Weigert đã chứng minh được cấu trúc của nó như sau [19]:



Tính chất
Lysin là bột kết tinh màu trắng hay khơng màu, kết tinh dưói dạng tinh

thể hình kim trong nước, dưới dạng tinh thể hình đĩa lục giác trong alcol.
màu ở 210°c, nóng chảy ở 224,5°c [22], [15].

-

7


-

sẫm


Năng suất quay cực
HCl

6

= + 14,6 (C = 6,5);

= +25,9 (C = 2 trong

N) [22].

pKi = 2,18; pK2 = 8,95; pKg = 10,53 [3].
Lysin tan rất tốt trong nước, hơi tan trong cồn, thực tế không tan trong
các dung môi không phân cực [22], [15].
Điểm đẳng điện pl = 9.74
Tần suất xuất hiện trong protein là 7.0% [3].
Chỉ L-Lysin có tác dụngsinh học, D-Lysin khơng có tác dụng [22].
Lysin cũng có những tính chất của một acid amin:
- Tính chất lưỡng tính [2]
Khi hịa tan trong nước, Lysin kết tinh tồn tại trong dung dịch dưới
dạng ion lưỡng cực và có thể tác động như một acid (chất cho proton):
H

H


H,N-(CH 2)j-C—c o o - +

.

H2N-(CH,)ị-C—COOH

NH3
Hay một base (chất nhận proton):
H

H

H2
N-(CH2
)j-C—coo-

.

N H3

H -ÍC ^)^—c —
^N H

NH,

Tính chất này được ứng dụng để tách Lysin trong hỗn hợp AA bằng
điện di hoặc sắc ký trao đổi ion dựa vào hướng và tốc độ di chuyển tương đối
của các AA trong điện trường ở pH nhất định [3].
- Có phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm chức a amin và a carboxyl:

tham gia phản ứng acetyl hóa hay íormyl hóa, este hóa.
+ Phản ứng Ninhydrin (đặc trưng cho nhóm a amin): dựa trên nguyên
tắc đun nóng với ninhydrin, ninhydrin bị khử thành hợp chất màu xanh tím có
độ hấp thụ tối đa ở bước sóng 570 nm.

-

8

-


o

cooHaN^C—H
(¿H2)4
NH,

CO2 +

+

HjN—(CH2)4 -CH 0

3 H2O

+

Màu xanh tím
+ Phản ứng với Pluorescamin: tạo sản phẩm huỳnh quang với a amin.


coo-

NHI
H (ỎH,),
H—N"-ệ-COOi I
H H

Pluorescamin

Dẫn xuất huỳnh quang

+ Phản ứng vSanger: với dasyl chlorid, dansyl chlorid và l-Fluoro-2,4
dinitrobenzen cho các dẫn xuất bền vững trong điều kiện thủy phân protein.
NH^
V
/
O^N

. .

+

r i" “
’*

H—N^-C—cooH H

-OOC-C-N^


T
HF
2,4-Dinitrophenylly sin

l-Fluoro-2,4 dinitrobenzen

-

9

-




Các con đường thối hóa của Lysin
COOI

.

I

(ỘH,),
H—N-

COOI
H,N±— ỘH _

2-KG


coo-CH

L

NADP"

khử nhóm amin

Ĩ

NADPH

(CH,),

+

oxi hóa

N H3

COO-

L - Lysin

L - Saccharopin
NAD"
-

NADH V v


COOI
HjN^CH

L-Glu

H2 - Aminoadipaldehyd

L

cooL - 2 - Aminoadipat
2 -KG

CH,
I

c=o

L-Glu

I
CH,

0 = c —SCoA
Acetoacetyl - CoA

o
H,C-CH=CH-C—
SCoA

CO,


CO,
^

Crotonyl CoA

2 - Ketoadipat

CoASH

Hình 1: Sự thối hóa của Lysin
Có 2 con đường chuyển hóa Lysin ở động vật. Lysin là một trong số ít
các AA khơng loại nhóm amin trong phản ứng chuyển hóa đầu tiên. Q trình
khử carboxyl oxi hóa được xúc tác bởi một enzym hỗn họfp tương tự hỗn hợp
pyruvat và dehydrogenase. Quá trình khử carboxyl và oxi hóa tạo crotonyl
CoA. Chất trung gian này tạo acetoacetyl CoA, cuối cùng là acetyl CoA và
acetoacetat. Con đường qua saccharopin là con đường quan trọng hơn ở
người[14], [17], [20]. Những bệnh nhân bị chứng hyperlysin do thiếu hụt
enzym Lysin - ketoglutarat reductase dẫn đến bị ứ saccharopin. Biểu hiện lâm
sàng của bệnh là tâm thần chậm chạp và một vài bất thường ở hệ thống thần
kinh trung ương [16].

-

10

-


• Vai trị của Ly sin trong q trình phát triển chiều cao

Ngồi vai trị quan trọng - là những viên gạch tạo lên phân tử protein để
hình thành cấu trúc xương cùng với một số chất khác, Lysin còn có những vai
trị sinh lý và tác dụng đặc hiệu khác nữa.
Lysin là yếu tố phát triển và cần cho cơ thể đang lớn. Thiếu Lysin trong
thức ăn dẫn tới rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và
hemoglobin. Thiếu Lysin, cân bằng protein rối loạn, cơ suy mịn, q trình cốt
hóa rối loạn và có hàng loạt biến đổi ở gan và phổi [6 ]. Lysin cần thiết cho
quá trình tạo men răng cũng như lắng

ở xương do đó khi thiếu sẽ làm

tăng khả năng bị sâu răng, gây rối loạn tạo xương [2 ].
Người ta đã tiến hành một thí nghiệm cho thấy sự sinh trưởng ở chuột
có CĐ ăn chứa 70% protein lúa mì tương tự chuột ăn CĐ 20% protein lúa mì
có thêm 1% Ly sin. Điều này cho thấy CĐ ăn có mức protein cao (70%) cung
cấp một lượng Lysin, lượng các AA cần thiết khác như CĐ ăn 20% protein có
bổ sung Lysin.
Với lượng protein lúa mì lớn hơn, tốc độ sinh trưởng tăng đều có thể là
kết quả từ sự tăng cung cấp Lysin. Ăn tăng protein, sự thoái hóa của các AA
khác cũng tăng nhiều hơn Ly sin. Với CĐ ăn này, có thể xuất hiện sự điều
chỉnh trong chuyển hóa, đó là tăng chuyển hóa của tất cả các AA ngoại trừ
Ly sin. Cơ chế của hiện tượng này chưa được biết rõ [20].
Ngưòi ta còn thấy dẫn xuất hydroxy của Lysin hầu như chỉ có trong
collagen - protein tham gia trong cấu tạo xương. 5 - hydroxylysin là thành
phần cấu trúc quan trọng của collagen, được tìm thấy trong protein thành tế
bào và protein hình sợi trong collagen của tổ chức liên kết [3], [21]. Chuỗi
amino acid đầu của collagen gồm một số lượng lớn lặp lại bộ 3 Gly-X-Y trong
đó hydroxylysin cũng được tìm thấy ở vị trí Y [23], [18]. Sự oxi hóa liên kết
Lysin trong các protein như collagen tạo thành các liên kết mạnh ở trong và
giữa các phân tử [14].


-

11

-


1.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA DINH DƯỠNG VÀ CHIỂU CAO
Quá trình tăng chiều cao ở người có thể chia làm ba thời kỳ lớn: thời kỳ
phôi thai, thời kỳ cơ thể tăng trưởng và thời kỳ phát triển sau trưởng thành [8 ].
• Thời kỳ phơi thai
Thời kỳ này bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh tới khi đứa trẻ ra đời,
trung bình kéo dài 9 tháng 10 ngày. Đặc điểm về sinh lý của thời kỳ này là sự
hình thành và phát triển thai nhi. Sự phát triển thai nhi lúc này hoàn toàn phụ
thuộc vào người mẹ.
Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn:
a) Giai đoạn phát triển của phôi: trong hai tháng đầu.
Đặc điểm của giai đoạn này là sự phân cắt và biệt hóa trứng thành các lá thai.
b) Giai đoạn phát triển của thai: từ tháng thứ ba tới khi đẻ.
Đặc điểm của giai đoạn này là sự phát triển mạnh hệ cơ vào lúc trước khi đẻ.
Thời kỳ có thai là thời kỳ bào thai phát triển, người mẹ cần được DD tốt
trong thời kỳ này để thai nhi có thể phát triển tốt ở mọi giai đoạn trong thời kỳ
thai nghén, từ đó đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh và có đà phát triển ở giai đoạn
sau. DD kém trong thời kỳ có thai làm tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân [24].
• Thời kỳ tăng trưỏng sau đẻ
Thời kỳ này bắt đầu từ lúc mới đẻ cho tới lúc trưởng thành, nghĩa là lúc
cơ thể hầu như ổn định, ít thay đổi về hình thái cũng như sinh lý.
Thời kỳ này có thể chia thành 5 giai đoạn:
a) Giai đoạn thiếu nhi bé.

Giai đoạn thiếu nhi bé bắt đầu từ lúc mới đẻ tới lúc 2 tuổi rưỡi, ở giai
đoạn này, em bé phát triển mạnh về bề cao với một tốc độ mà không một giai
đoạn nào sánh kịp. ơ iiều cao của trẻ mới đẻ đủ tháng trung bình từ 48 - 50
cm [5]. Trẻ sinh non có chiều cao thường dưới 45 cm. Chiều cao trẻ em trai
mới sinh thưòỉng dài hơn trẻ em gái.

-

12

-


Trong năm thứ nhất, chiều cao phát triển nhanh, những tháng đầu phát
triển nhanh hơn những tháng cuối:
Trong ba tháng đầu, mỗi tháng tăng thêm 3,5 cm.
Trong ba tháng tiếp theo, mỗi tháng tăng thêm 2,0 cm.
Trong ba tháng tiếp theo sau, mỗi tháng tăng thêm 1,5 cm.
Trong ba tháng cuối, mỗi tháng tăng thêm 1 cm.
Như vậy, lúc trẻ 12 tháng chiều cao tăng thêm được 23-25 cm, chiều
cao tăng gấp rưỡi lúc mới đẻ. Từ trên một tuổi, trung bình mỗi năm tăng thêm
5 cm [ 1 2 ]. Lúc mới đẻ, trẻ em Việt Nam cao 50,01 cm ± 1,61 đối với nam, và
49,79 cm ± 1,46 đối với nữ. Sau một năm chiều cao lần lượt là 73,78 cm ±
2,59 và 72,76 cm ± 2,92 [5].
Tầm vóc của trẻ là do di truyền, nhưng cũng bị ảnh hưởng khá lớn của
điều kiện nuôi dưỡng kém, các bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng. Nếu bị
thiếu protein - năng lượng trong giai đoạn phát triển mạnh của cơ thể (từ khi
đẻ tới 2 tuổi) thì sự phát triển thể chất còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn [ 1 0 ].
b) Giai đoạn thiếu nhi trung bình.
Giai đoạn thiếu nhi trung bình bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi tới 7 tuổi. Đặc

điểm của giai đoạn này là tốc độ lớn đã chậm hơn so với giai đoạn trước.
Năm thứ hai tăng khoảng 10 cm.
Năm thứ ba tăng khoảng

8

cm.

Năm thứ tư, thứ năm 4-6 cm.
Trong suốt thòi kỳ sơ sinh và thời thơ ấu, DD đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, tăng cưòỉng hệ miễn dịch,
nâng cao khả năng quan hệ và nhận thức. Trẻ em cần được cung cấp đủ chất
DD để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Hậu quả của DD kém
trong thời kỳ sơ sinh và thòd thơ ấu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng là:
-

Bộ xưofng và sự khống hóa của xương khơng phát triển đầy đủ từ đó

làm tăng nguy cơ loãng xương khi trưởng thành.

-

13

-


c) Giai đoạn thiếu nhi lớn.
Giai đoạn thiếu nhi lớn bắt đầu từ 7 tuổi tới lúc xuất hiện những dấu
hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ( 1 0 - 1 1 tuổi đối với nữ và 12-13 tuổi đối với nam

ở trẻ em Việt Nam).
ở thời kỳ này, đứa trẻ lớn nhiều về chi dưới và ít về bề ngang.
Có tác giả (Stratz, Pende) chia giai đoạn này làm hai kỳ: kỳ dậy thì bé,
từ lúc 6-7 tuổi và kỳ phát triển tương đối chậm về bề cao và mạnh về bề
ngang, từ 7 tuổi trở đi [8 ].
Từ 7-9 tuổi tốc độ phát triển có chậm hơn lứa tuổi trước, về chiều cao
chỉ tăng từ 5 - 6 cm.
Trẻ nhóm 10-12 tuổi tốc độ phát triển nhanh hơn về chiều cao, hoạt
động thể lực cũng tăng nhiều hơn vì vậy nhu cầu tăng lên cả về năng lượng và
các chất DD [1].
d) Giai đoạn thiếu niên.
Giai đoạn thiếu niên, từ lúc bắt đầu dậy thì tới lúc hết dậy thì (13-18 tuổi
đối với nữ và 15-20 tuổi đối với nam).
Đặc điểm của giai đoạn này là có hai kỳ rõ rệt: kỳ tiền dậy thì và kỳ dậy
thì chính thức [8 ].
- Thời kỳ trước dậy thì (từ 11 đến 13 tuổi đối với nữ và 13 đến 15 tuổi
đối với nam). Đặc điểm của thời kỳ này là sức lớn về chiều cao vọt lên so với
trước (mỗi năm trung bình tăng 7-8 cm). Chiều cao tăng vọt chủ yếu do chi
dưới dài ra rất nhanh.
- Thời kỳ dậy thì (từ 14 đến 15 tuổi đối với nữ và 15 đến 16 tuổi đối với
nam). Đặc điểm của thời kỳ này là sức lớn bị chậm lại. Trong thòi kỳ này,
chiều cao chỉ tăng được trên dưới Icm.
Thiếu niên là thời kỳ phát triển mạnh về thể lực, tâm lý và nhận thức.
Dậy thì là thời kỳ có những biến đổi mạnh mẽ cả về cân nặng và chiều cao.
Do khối cơ thể gần như tăng gấp đơi, thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ

-

14


-


cao bị thiếu năng lượng. Vào tuổi dậy thì, khối lượng bộ xương bằng một nửa
so với người trưởng thành. Mặc dù xương dường như đã có cấu trúc bền vững,
nó vẫn tiếp tục được hình thành và phát triển. Quá trình này xảy ra thường
xuyên trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu sau đó giảm đi đến tuổi trưởng
thành. Nhu cầu năng lượng và protein ở lứa tuổi này tiếp tục tăng lên nhất là
protein tăng lên đến 30%. Hậu quả của DD kém ở thời kỳ niên thiếu bao gồm:
- Các hậu quả như cịi cọc, lỗng xưoỉng khi trưởng thành đều bắt nguồn
từ khẩu phần thiếu DD trong thòd kỳ niên thiếu.
- Rối loạn ăn uống ví dụ biếng ăn hoặc háu ăn (ăn uống vơ độ hoặc ăn
kiêng quá mức).
e) Giai đoạn thanh niên.
Giai đoạn này tiếp theo giai đoạn sau dậy thì cho đến khi cơ thể bước
vào tuổi trưởng thành (khoảng 20 - 22 tuổi đối với nữ và 23 - 25 tuổi đối với
nam).
Đặc điểm chủ yếu ở thời kỳ này là tốc độ phát triển chiều cao chậm hẳn
lại, mỗi năm chỉ tăng không quá

cm. ở thời kỳ này, các em tăng nhiều về

1 -2

cơ hơn về xương trong khi ở những thời kỳ trước, các em tăng nhiều về xưofng
hơn là về cơ.
Sau thời kỳ này, cơ thể hầu như không cao lên được nữa, và chuyển sang
một thời kỳ thứ ba, thời kỳ phát triển sau trưởng thành [8 ].
• Thời kỳ phát triển sau trưởng thành
Thời kỳ này kéo dài từ sau tuổi thanh niên cho tới khi già chết. Cơ thể

trong thời kỳ này có đặc điểm là rất ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, cũng
như có ít biến động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng [8 ].
DD trong thời kỳ này không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của
cơ thể, chủ yếu là để có một sức khỏe tốt và một thế hệ tương lai khỏe mạnh.

-

15

-


PHẦN II

THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TH ựC NGHIỆM

2.1.1. Đối tượng và chê độ ăn thử nghiệm

2.1.1.1. Đối tượng
Chuột nhắt trắng giống Swiss (tên khoa học: Mus-musculus L.) 3 tuần
tuổi (vừa dứt sữa), khoẻ mạnh do Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội cung cấp. Số
lượng con 20, chia thành 4 lô, mỗi lô 5 chuột gồm 2 lô chứng (1 lô nuôi bằng
CĐ ăn chuẩn, 1 lô gây SDD) và 2 lô thử.

2.1.1.2. Chế độ ăn
CĐ ăn cho chuột dùng trong nghiên cứu gồm 2 loại: CĐ ăn chuẩn và
CĐ ăn nghèo protein.
Mục đích sử dụng các loại CĐ ăn:
- CĐ ăn nghèo protein (3g/chuột/ngày) để gây SDD thực nghiệm.

- CĐ ăn chuẩn để ni chuột bình thường, dùng như đối chứng chuẩn.
Thành phần và công thức phối trộn các nguyên liệu của CĐ ăn ghi ở
bảng 1. Hàm lượng protein trong các thực phẩm như sau: đậu tương chứa
40%, khô dầu chứa 40%, cá chứa 60-70%.
Bảng 1: Thành phần công thức và hàm lượng protein của chê độ ăn

3 w
^
CĐ ăn
^
Chuẩn

2

20

I'

Thành phần các thực phẩm (% )
W
)
0
•^
0
^o
<
1
S)
x
o

< . <3
Q 0I' 1
I'

Q

22

4

<
o
ă)

7

10

11

-

16

20

-

4


13

5

rB
1

1

Hàm
lượng
protein
(%)
24-25


2.1.2. Hóa chất và thiết bị

2.1.2.1. Hố chất
-

Dung dịch Lysin monohydroclorid; nồng độ 3,5 mg/ml.

-

Chất chống đông EDTA.

-

Hemolynac 3 để phá hồng cầu.


-

Diluent isotonac 3 để đếm hồng cầu.

-

Bộ KIT của hãng BioSystems (Tây Ban Nha).

2.1.2.2. Thiết bị
-

Thước đo chuyên biệt (tự tạo dựa trên nguyên tắc thước đo chiều dài

trẻ em dưới 1 tuổi của UNICEF) để đo ĐDTP chuột và ĐDT chuột tính ra
chiều dài đi chuột.
-

Cân điện có độ chính xác d = 0,01 g để xác định trọng lượng chuột.

-

Cân phân tích Précisa XB 220A.

-

Máy đo các chỉ số huyết học tự động Celltac a.

-


Máy li tâm Centrifuge.

-

Máy đo quang A25 của Tây Ban Nha.

-

Micropipet.

-

Kim cong đầu tù.

-

Các dụng cụ thí nghiệm (bình định mức, ống nghiệm, cốc có mỏ ...)

khơ sạch.

2.1.3. Phương pháp thực nghiệm

2.1.3.1. Tổ chức thí nghiệm và gây SDD thực nghiệm
Chuột thí nghiệm được ni bằng CĐ ăn chuẩn (trung bình
6 g/chuột/ngày)

2 ngày trong mơi trường mới để thích nghi. Trước khi làm thí

nghiệm, chuột được đo chiều dài và cân trọng lượng từng con, đánh dấu.
Lấy ngẫu nhiên 10 chuột gây SDDPNL theo phương pháp của Lê Thành

Uyên dựa trên nguyên tắc cơ bản;

-

17

-


Nuôi chuột bằng CĐ ăn nghèo protein (3g/chuột/ngày) (bằng một nửa
nhu cầu cho phép) trong

2

tuần.

Xác định chuột SDD qua tiêu chuẩn:
Trọng lượng cơ thể thấp 50 - 80% bình thường trong SDDPNL
nhẹ và dưới 50% trong SDDPNL nặng.
Phàm ăn trong SDDPNL nhẹ hoặc chán ăn trong SDDPNL nặng.
Một số chỉ số sinh học biến đổi theo xu hướng giảm như: protein
toàn phần trong huyết tương, số lượng hồng cầu, bạch cầu...
Số chuột SDD được chia thành 2 lô, mỗi lô 5 con. Lơ thử chế phẩm
Lysin kí hiệu là T l, lơ tiếp tục gây SDD kí hiệu là s.
Mười chuột cịn lại ni bằng CĐ ăn chuẩn và chia thành 2 lơ - lơ
chứng và lơ thử kí hiệu là c và T2.

2.13.2. Thử tác dụng sinh học của chế phẩm Lysin
Tiến hành cho chuột ăn và uống thuốc vào một giờ hàng ngày như sau:
-


Lô S: Gây SDD bằng CĐ ăn nghèo protein (3g/chuột/ngày) từ lúc

bắt đầu thí nghiệm cho đến khi kết thúc, không cho uống thuốc.
-

Lô T l: Cho uống thêm 0,2 - 0,3 ml dung dịch Ly sin 3,5 mg/ml căn

cứ vào thể trọng và nuôi bằng CĐ ăn chuẩn.
-

Lô C: Nuôi bằng CĐ ăn chuẩn, khơng cho uống thuốc.

-

Lơ T2: Ngồi CĐ ăn chuẩn, mỗi chuột được uống thêm 0,2 - 0,3 ml

dung dịch Ly sin 3,5 mg/ml tùy theo trọng lượng.
Thời gian nuôi chuột là 4 tuần. Hàng tuần, theo dõi sự biến đổi chỉ số
nhân trắc trước khi cho chuột ăn và uống thuốc. Sau đó giết chuột, lấy máu,
xét nghiệm các chỉ số hố sinh và huyết học vào cuối thí nghiệm.

2.13.3. Xác định chiều dài và trọng lượng của chuột
-

Đo ĐDTP của chuột (tính từ chóp mũi đến mút đi) và ĐDT chuột

bằng thước đo chuyên biệt, hiệu của hai số đo là chiều dài đuôi.

-


18

-


Cách đo: Bắt chuột nằm sấp bụng theo một đường thẳng trên mặt thước
đo sao cho các điểm chóp mũi, ngực, bụng của chuột thẳng hàng và tiếp xúc
với mặt thước, bốn chân chỗi ra ngồi. Kéo nhẹ đi theo chiều thẳng để toàn
thân chuột ở tư thế dài tối đa. Quan sát và đọc kết quả trên thước đo. Tiến
hành đo 3 lần, lấy kết quả trung bình.
-

Xác định trọng lượng bằng cân điện. Cân 3 lần, lấy trung bình.

2.13.4. Xác định chỉ số hố sinh và huyết học


Lấy mẫu máu

Cách lấy máu toàn phán:
Máu toàn phần được dùng để đếm hồng cầu, bạch cầu.
Bỏ giọt máu đầu rồi lấy 2-3 giọt máu từ đuôi chuột vào ống nghiệm có
sẵn chất chống đơng (EDTA 15 mg/ml). Lắc đều liên tục để tránh đông máu.
Cách tách huvết thanh:
Huyết thanh được dùng để định lượng protein tồn phần và albumin, từ
đó tính được hàm lượng của globulin.
Lấy máu từ vết cắt đầu chuột vào ống nghiệm khơ, sạch khơng có chất
chống đông. Nút ống nghiệm bằng bông mỡ rồi làm đông máu ở 37°c từ 30 60 phút. Cục máu sẽ hình thành một cách tự nhiên và tiết ra huyết thanh nhiều
nhất. Sau đó dùng micropipet hút huyết thanh sang ống nghiệm khác. Nếu

huyết thanh lẫn hồng cầu, đem ly tâm lại (3000 vịng/phút trong 5 phút), lấy
phần huyết thanh.
• Định lượng protein toàn phần trong huyết thanh [4]
Neuvên tắc:
Định lượng protein toàn phần trong huyết thanh dựa trên nguyên tắc của
phản ứng Biuret. Các liên kết peptid của protein khi phản ứng với ion Cu^'^
trong môi trường kiềm sẽ tạo phức màu xanh tím, đậm độ màu (mật độ quang)
tỷ lệ thuận với nồng độ protein trong mẫu thử. Phức hợp màu có phổ hấp thụ
cực đại ở bước sóng 540 nm.

-

19

-


Thuốc thử:
Dung dịch chuẩn có nồng độ protein 50 g/L.
Thuốc thử RI
- Kali natri tartrat

9 g/L

- Natri hydroxyd

0,2 mol/L

- Kali iodur


5 g/L

Thuốc thử R2
- CUSO4

150 g/L

Thuốc thử Gornall được tạo thành với tỷ lệ 5 ml dung dịch R I với 245
ml dung dịch R2.
Tiến hành:
Mẫu

1

2

3

Trắng

Chuẩn

Thử

Huyết thanh (ịil)

0

0


20

Chuẩn (|il)

0

20

0

Thuốc thử (ml)

1

1

1

Thành

Lắc đều để 5 phút ở nhiệt độ phòng. Đo màu trên máy đo quang (A25)
bước sóng 540 nm, chỉnh máy bằng ống trắng.
Kết q u ả :
Để CĐ đo A được mật độ quang.
Nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh được tính theo cơng thức :
Nồng độ protein g/L =
Trong đó:

A thử
---------A chuẩn


X 50

A thử :

Mật độ quang của mẫu thử.

A chuẩn :

Mật độ quang của mẫu chuẩn.

-

20

-


• Định lượng albumin huyết thanh [4]
Nsuyên tắc:
pH = 4,2
Albumin + Bromocresol green ----------- ►Phức hợp màu xanh.
Đậm độ phức hợp màu tỷ lệ thuận với nồng độ albumin. Phức hợp màu
có phổ hấp thụ cực đại ở X 600 (578, 620) nm.
Thuốc thử:
Dung dịch chuẩn albumin 50 g/L.
Thuốc thử
- Đệm acetat

100 mmol/L


- Bromocresol green

0,27 mmol/L

Tiến hành:
Mẫu

1

2

3

Trắng

Chuẩn

Thử

Huyết thanh (j^l)

0

0

10

Chuẩn (ịal)


0

10

0

2,5

2,5

2,5

Thành

Thuốc thử (ml)

Lắc đều để 5 phút ở nhiệt độ phòng. Đo màu trên máy đo quang A25
bước sóng 630 nm, chỉnh máy bằng ống trắng.
Kết q u ả :
Nồng độ albumin huyết thanh được tính theo cơng thức:
Nồng độ albumin g/L =

Trong đó:

A thử
---------A chuẩn

X 50

A thử:


Mật độ quang của mẫu thử.

A chuẩn :

Mật độ quang của mẫu chuẩn.

• Xác định sô lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin và hematocrit
Các chỉ số huyết học này được xác định bằng máy đếm tự động.

-

21

-


×