BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM NGỌC
ĐỀ TÀI
:
ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TRONG VIỆC MUA LẠI VÀ SÁP
NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số : 60 31 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2011
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc GVHD: PGS.Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu
và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và
chính xác.
Nguyễn thị Kim Ngọc
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc GVHD: PGS.Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn trường Đại học Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh. Kính gửi đến PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt và Nhà Trường lời tri
ân sâu sắc.
Tôi cũng đã nhận được sự động viên, giúp đỡ hết lòng của các đồng nghiệp,
bạn bè và những người thân yêu. Kính gửi đến mọi người lời cám ơn chân thành
nhất.
Nguyễn thị Kim Ngọc
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc GVHD: PGS.Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
M&A : Merge & Acquisition (Mua lại và sáp nhập)
DCF : Dòng tiền chiết khấu
FCFF : Free cashflow to firm –Ngân lưu tự do giá trị doanh nghiệp
FCFE : Free cashflow to Equity – Ngân lưu tự do vốn chủ sỡ hữu
APV : Adjusted Present Value – mô hình hiện giá điều chỉnh
NAV : Định giá theo tài sản
EBIT : Earnings before interest and taxes–lợi nhuận trước thuế và lãi vay
FDI : Foreign Direct Investment – vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
WACC : Weighted average cost of capital – chi phí sử dụng vốn bình quân
WTO : World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới.
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại.
TS : Tấm chắn thuế
S : Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
B : Giá trị thị trường của nợ
E : Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
D : Giá trị sổ sách của nợ
V : Giá trị thị trường của doanh nghiệp
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
r
f
: Tỷ lệ lãi suất phi rủi ro
ROC : Suất sinh lợi trên vốn đầu tư
G : Tốc độ tăng trưởng
DANH MỤC CÁC BẢNG
: Cc thương vụ M&A điển hình trong ngành tài chính - ngân
hàng -2010
Bảng 1.1
: Các vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới
Bảng 1.2
: Bảng xếp hạng định giá ngân hàng thế giới toàn cầu 2010
Bảng 1.3
: Bảng xếp hạng định giá ngân hàng Châu Âu năm 2010
Bảng 1.4 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng Châu Á năm 2010
Bảng 1.5
: Các thương vụ M&A điển hình trong ngành tài chính - ngân hàng VN 2010
Bảng 2.4.1 : Bảng số liệu đầu vào tài chính 2009, 2010 của NH Phương Nam.
Bảng 2.4.2
: Bảng phân tích tổng hợp dòng tiền 10 năm theo uớc lượng Ngân lưu FCFF
Bảng 2.4.3
: Ngân lưu tự do trong giai đoạn cao 5 năm đầu (FCFF)
Bảng 2.4.4
: Ngân lưu trong giai đoạn giảm dần năm thứ 6 thứ 10 (FCFF)
Bảng 2.4.5
: Ngân lưu năm kết thúc FCFF
Bảng 2.4.6
Bảng phân tích tổng hợp dòng tiền 10 năm theo uớc lượng Ngân lưu FCFE
Bảng 2.4.7 : Số liệu lịch sử các năm 2006 đến 2010 cần thiết cho tính tóan
Bảng 2.4.8 :
Số liệu lịch sử chi phí lãi vay, khấu hao và thặng dư giữ lại
Bảng 2.4.9
: Bảng dòng tiền hiện giá của các năm thứ 1 đến thứ 10 (APV)
Bảng 3.3.1
: Lợi nhuận sau thuế từ năm 2005 -2010
Bảng 3.3.2
: Bảng dự báo lợi nhuận và hiện giá 10 năm
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Hình 3.1.1 Phương trình xu thế hàm tuyến tính
Hình 3.1.2: Phương trình xu thế hàm parabol bậc 2
Hình 3.1.3 : Phương trình xu thế hàm bậc 3
Hình 3.1.4 : Phương trình xu thế hàm số mũ
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
Mục lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP
NHẬP (M&A) NGÂN HÀNG 4
1.1 KHÁI NIỆM ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG 4
1.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐỊNH GIÁ M&A NGÂN HÀNG 5
1.2.1 Các yếu tố vi mô: 5
1.2.1.1 Khả năng sinh lợi của Ngân hàng. 5
1.2.1.2 Xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. 5
1.2.1.3 Sự lành mạnh của tình hình tài chính. 6
1.2.1.4 Hiện trạng của tài sản hữu hình. 6
1.2.1.5 Tài sản vô hình. 6
1.2.1.6 Năng lực hoạt động của con người 7
1.2.2 Các yếu tố vĩ mô 7
1.2.2.1 Môi trường kinh tế 7
1.2.2.2. Môi trường chính trị pháp luật 7
1.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội 7
1.2.2.4. Môi trường công nghệ 8
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ÁP DỤNG TRONG NGÂN HÀNG. 8
1.3.1 Phương pháp thị trường 8
1.3.2 Phương pháp tài sản 9
1.3.3 Phương pháp thu nhập 10
1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP 11
1.4.1 Mô hình DDM. 11
1.4.2 Mô hình FCFE 12
1.4.3 Mô hình FCFF 12
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
1.4.4 Mô hình giá trị hiện tại hiệu chỉnh (APV) 13
1.5 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ M&A CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 13
1.5.1 Thực trạng M&A các ngân hàng trên thế giới : 13
1.5.1.1 Hoạt động M&A tại Mỹ. 13
1.5.1.2 Hoạt động M&A tại Châu Âu. 14
1.5.1.3 Hoạt động M&A tại Châu Á. 15
1.5.2 Thực trạng định giá M&A ngân hàng trên thế giới : 16
1.5.2.1Tại Mỹ : 16
1.5.2.2 Tại Châu Âu : 18
1.5.2.3 Tại Châu Á: 19
1.5.3 Những nguyên ngân M&A các ngân hàng trên thế giới 20
1.5.3.1 Ở các nước phát triển 20
1.5.3.2 Ở các nước đang phát triển 21
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 24
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 24
2.1.1 Thực trạng hoạt động M&A của các ngân hàng Việt Nam 24
2.1.2 Sự khác biệt trong lĩnh vực M&A ngân hàng với lĩnh vực M&A trong các loại hình Doanh
nghiệp khác. 24
2.1.3 Một số vụ sáp nhập ngân hàng điển hình trong những năm gần đây : 26
2.1.3.1 Techcombank bán cổ phần cho HSBC 26
2.1.3.2 NH TMCP Eximbank bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài 26
2.1.3.3 Habubank bán cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức) 27
2.1.3.4 BIDV mua lại ngân hàng đầu tư thịnh vượng PIB 27
2.1.3.5 Tổng công ty bưu chính VNPost sáp nhập vào Liên Việt Bank 28
2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG NHTM VIỆT NAM 29
2.2.1 Tổng quan về việc vận dụng các phương pháp định giá ở nước ta 29
2.2.2 Thực trạng vận dụng các mô hình định giá NHTM Việt Nam thời gian qua. 30
2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 32
2.3.1 Hạn chế trong phương pháp tài sản 32
2.3.1.1 Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán 32
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
2.3.1.2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường 33
2.3.2 Hạn chế trong phương pháp DCF 33
2.3.2.1 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
34
2.3.2.2
Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần
34
2.3.3 Hạn chế trong phương pháp APV 34
2.3.4 Một số hạn chế khác làm ảnh hưởng đến phương pháp định giá 35
2.3.4.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai, khó khăn cho việc định giá. 35
2.3.4.2 Việc bảo mật thông tin chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ 35
2.3.4.3 Thông tin chưa thực sự đáng tin cậy 36
2.3.4.4 Khung pháp lý cho M&A vẫn đang đuợc hoàn thiện, cải tiến để góp phần cho việc M&A tại
Việt Nam ngày càng minh bạch và quốc tế hóa. 36
2.4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM 37
2.4.1 Định giá dựa vào ngân lưu tự do doanh nghiệp (FCFF) 39
2.4.1.1 Xét ở tốc độ tăng trưởng giai đoạn cao 5 năm đầu 41
2.4.1.2 Xét ở tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm thứ 6 đến tháng 10 42
2.4.1.3 Giai đoạn ổn định từ năm thứ 11 43
2.4.1.4 Xác định giá trị kết thúc 44
2.4.2 Định giá dựa vào ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu (FCFE) 45
2.4.3 Định giá theo phương pháp hiện giá hiệu chỉnh APV 48
2.5 NHẬN XÉT CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG 51
2.6 NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH CỦA MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH 51
2.7 PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP,
NGÂN HÀNG. 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A TRONG NHTM
NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC NHTM TRONG THỜI GIAN TỚI 56
3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI
CẤU TRÚC 56
3.1.1 Phát triển hoạt động M&A NHTM trong thời gian tới. 57
3.1.2 Nâng cao hiệu quả định giá trong hoạt động M&A ngân hàng 57
3.1.2.1 Kết hợp với các công ty tư vấn, luật trong hoạt động M&A 57
3.1.2.2 Định giá và lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp 58
3.1.3 Lựa chọn thời điểm giao dịch M&A và minh bạch thông tin 59
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
3.1.4 Nâng cao năng lực quản trị đối với NHTM Việt Nam thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt
động ngân hàng. 60
3.1.5 Nâng cao năng lực tài chính đối với NHTM thông qua cơ cấu lại tài chính ngân hàng. 60
3.2 GIẢI PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG M&A NHTM 61
3.2.1 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn.
61
3.2.2 Hỗ trợ NHTM bằng các điều luật tài chính M&A từ NHNN. 61
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ M&A 62
3.3.1 Mô hình ngoại suy đơn giản Hàm xu thế. 63
3.3.2 Các phương trình xu thế theo số liệu lịch sử 63
3.3.3 Kết quả dự báo lợi nhuận ròng 10 năm của NH Phương Nam. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 68
LỜI KẾT 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Phụ lục 1 : MẪU PHIẾU KHẢO SÁT 71
Phụ lục 2 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT 74
Phụ lục 3 : BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2010 - NH PHƯƠNG NAM 85
Phụ lục 4 : MÔ HÌNH FCFE 93
Phụ lục 5 : MÔ HÌNH FCFF 95
Phụ lục 6 : MÔ HÌNH APV 97
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 1 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay thị trường mua lại - sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam có tiềm
năng lớn và tăng trưởng nhanh về quy mô và số lượng. Việc M&A đã mang lại
những lợi ích thúc đẩy doanh thu, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển, mở rộng
cấu trúc của các doanh nghiệp VN. Trong đó việc M&A NHTM VN trong những
năm gần đây cũng là yêu cầu cấp bách để thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống
Ngân hàng. Nhận thấy rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 đến
nay, các NHTMVN với những quy mô vốn khác nhau nhưng đều luôn huy động
vốn vượt trần lãi suất, chạy đua với lãi suất nên đã tạo nên những bất ổn trong
chính sách tiền tệ. Kết hợp thêm với sự sụt giảm của TTCK, thị trường Bất Động
Sản đóng băng…làm cho hệ thống NHTMVN gặp khá nhiều khó khăn trong
thanh khoản, huy động vốn, cũng như tính cạnh tranh gay gắt của các NHTMVN
làm các NHTMVN thấy rõ việc M&A là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để có thề
M&A đạt hiệu quả cao và kết quả tốt, đòi hỏi vấn đề định giá chính bản thân
Ngân hàng phải được tính toán như thế nào, mô hình nào là phù hợp. Đó cũng
chính là lý do tác giả chọn đề tài “ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TRONG VIỆC
MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠIVIỆT NAM”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong Định giá M&A ngân hàng, có ba đối tượng chính : Ngân hàng chào
bán, Ngân hàng mua, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp về M&A, chính phủ. Đối
tượng của luận án bao gồm :
- Những vấn đề lý luận liên quan đến định giá trong việc M&A ngân
hàng.
- Ứng dụng định giá trong hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong
thời gian qua.
- Khảo cứu những cơ hội, thách thức trong M&A cùng giải pháp
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 2 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Định giá trong M&A ngân hàng trong quá
trình tái cấu trúc tài chính NHTM.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp nghiên cứu, khảo cứu thực tế, phương pháp so sánh,
phân tích, thống kê, kinh nghiệm, luận án đã nêu lên một số vấn đề về hoạt động
thị trường mua lại sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất một số biện pháp để
góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động định giá cho việc mua lại sáp nhập ngân
hàng tại Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ngân hàng đã phát
triển một cách rầm rộ theo xu hướng của thế giới cùng với tình hình kinh tế còn
nhiều khó khăn và việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô còn mất một khoảng thời
gian nữa. Đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm
2010. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc
chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị
trường chứng khoán, giao dịch M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực
hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn
của các ngân hàng đầu tư lớn.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và xu hướng M&A trong ngành ngân
hàng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các ngân hàng,
nhưng đối với người tiêu dùng thì đây là cơ hội để sử dụng các dịch vụ ngân hàng
chất lượng cao với giá dịch vụ phù hợp.
Một hành lang pháp lý đối với các giao dịch M&A nói chung đã bước đầu
được xác lập và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật Dân sự,
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh Tuy nhiên, việc sáp nhập,
mua lại trong ngành ngân hàng có những đặc thù riêng, vẫn cần có quy định rõ
ràng hơn về các phương pháp định giá trước sáp nhập, những định hướng, giải
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 3 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
pháp để sẳn sàng đạt được những hợp đồng mua bán, sáp nhập có lợi nhất cho
mình.
Ý nghĩa của hoạt động định giá mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là rất lớn
bởi vì hoạt động mua lại - sáp nhập còn thanh lọc những ngân hàng nhỏ, yếu kém
như quy luật tất yếu, tạo nên những ngân hàng mới có tiềm lực mạnh hơn, hoạt
động hiệu quả hơn, và làm lành mạnh hóa nền kinh tế. tạo thêm sức mạnh cho
mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dụng của luận án bao gồm 03 chương :
Chương 1 : Tổng quan về định giá trong hoạt động M&A ngân hàng.
Chương 2 : Thực tiễn định giá trong hoạt động M&A ngân hàng thương mại
Việt Nam trong thời gian qua .
Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả định giá M&A trong NHTM nhằm
đạt mục tiêu tái cấu trúc NHTM trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 4 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG
MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) NGÂN HÀNG
1.1 KHÁI NIỆM ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG
Định giá ngân hàng là một quá trình xác định giá trị ngân hàng mà giá trị
này có thể được người mua hoặc nhà đầu tư chấp nhận. Xác định giá trị trong khi
ngân hàng này đang là một thực thể hoạt động và đang được các nhà đầu tư quan
tâm.
Định giá ngân hàng là một khâu rất quan trọng trong quá trình đổi mới, tổ
chức sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức cũng như chuẩn bị cho quá trình mua lại và
sáp nhập (M&A) khi có cơ hội. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới năm 2008 và 2009, số lượng các vụ sát nhập thành công trong vòng hai năm
rất khiêm tốn. Nhưng đến năm 2010-thời điểm mà cuộc khủng hoảng đã trải qua
giai đoạn tồi tệ nhất, con số này đã tăng nhanh đột biến lên 9 thương vụ có liên quan
đến 20% các ngân hàng vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần. Do
đó, định giá trong hoạt động M&A của ngân hàng là nhu cầu cấp thiết và quan
trọng.
Trong thực tế, nhà đầu tư khác nhau thường sử dụng các phương pháp định
giá khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt, mỗi nhà đầu tư lại có
một cách nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường riêng và do đó, nhiều nhà đầu
tư cũng sử dụng một phương pháp xác định giá trị của một doanh nghiệp nhưng
vẫn có thể cho ra các kết quả khác nhau. Sự cách biệt mà các nhà đầu tư đưa ra
thường là do các thông tin mà các nhà đầu tư nắm bắt được không giống nhau và
nhận thức về rủi ro của các nhà đầu tư cũng không giống nhau.
Đối với các doanh nghiệp, giá trị cuối cùng của nó phụ thuộc vào nhu
cầu thị trường, do đó một doanh nghiệp khi có nhiều người mua quan tâm giá trị
trên thị trường của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn nhiều so với giá trị tài sản thực.
Riêng đối với các doanh nghiệp ngân hàng. Một ngành đặc thù, có vai trò
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 5 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
chiến lược về kinh tế thì việc định giá như thế nào, mô hình nào được sử dụng tốt
nhất vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì ngành ngân hàng là ngành kinh tế tài
chính trọng điểm, chi phối đến nền kinh tế nên luôn được sự theo dõi, quản lý chặt
chẽ của nhà nước
1.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐỊNH GIÁ M&A NGÂN HÀNG
1.2.1 Các yếu tố vi mô:
1.2.1.1 Khả năng sinh lợi của Ngân hàng.
Khi định giá ngân hàng để đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản
đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai.
Do đó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Ngân hàng là mối quan tâm
hàng đầu
của nhà đầu tư khi M&A ngân hàng.
Khả năng sinh lợi cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến định giá giá trị
Ngân hàng tiến tiến hành M&A. Với các ngân hàng thương mại, khả năng sinh lời
được xem xét qua việc củng cố thanh khoản, về những quy định về tỷ lệ nợ xấu
(0,18% đến 4,5%, theo chuẩn kế toán của Việt Nam), khoản vay bất động sản…
Những yếu tố đó hết sức quan trọng để Ngân hàng nhà nước thanh tra và giám sát
chất lượng tín dụng của các ngân hàng cũng như để chính bản thân Ngân hàng xem
xét hoạt động kinh doanh của mình để xây dựng phương án hoạt động kinh doanh,
tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, đồng thời đảm bảo khả
năng thanh toán cho các nhu cầu chi trả, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các
khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối
tượng vay vốn.
1.2.1.2 Xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.
Đầu tư có nghĩa là mua tương lai, và là hoạt động có tính rủi ro. Chỉ có xu
thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp ngân hàng tạo ra trong tương lai
cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu
tư. Bởi vậy, việc M&A
ngân hàng trong những năm 2009, 2010 tăng lên đáng kể do các ngân hàng thu
được lợi nhuận khả quan từ hoạt động tín dụng.
Chẳng hạn, với ngân hàng
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 6 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
Vietcombank, báo cáo tài chính của ngân hàng này cho biết lợi nhuận sau thuế trong
6 tháng đầu năm 2010 đạt đến 2.146 tỉ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, thu nhập thuần từ lãi cho vay của ngân hàng này tăng đến 40,7% so với
năm trước, đạt mức 4.190 tỉ đồng. Ngân hàng vừa cổ phần hóa là Vietinbank cũng
đưa ra số liệu khả quan về lợi nhuận với 2.662 tỉ đồng lãi trước thuế trong 6 tháng
đầu năm 2010, đạt hơn 66% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2010 của ngân hàng.
Chính vì lẽ đó, việc tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng qua các chỉ tiêu
tài chính càng giúp cho định giá ngân hàng đưa ra những nhận định hiệu quả đến
nhà đầu tư hoặc ngược lại.
1.2.1.3 Sự lành mạnh của tình hình tài chính.
Một ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của
đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà tài chính, ngân hàng đầu tư khác đánh
giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn. Những ngân hàng có tiềm lực tài
chính yếu sẽ khó tìm được người mua hoặc phải bán với giá rất thấp. Nhà đầu tư
trả giá thấp để có thể đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà
họ có thể phải gánh chịu.
1.2.1.4 Hiện trạng của tài sản hữu hình.
Tài sản hữu hình là những trang thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ như
thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ
trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng
trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của ngân hàng, và trực tiếp ảnh
hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuận mong đợi sẽ kiếm được trong tương lai.
1.2.1.5 Tài sản vô hình.
Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp
đồng thuê bao, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu
hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng. Các
Ngân hàng danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị
trường. Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn
những sản phẩm cùng loại khác của các công ty vô danh. Bên cạnh đó yếu tố
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 7 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
nhân sự cũng được kể đến khi định giá.
1.2.1.6 Năng lực hoạt động của con người
Để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn
trong lao động, đòi hỏi Ngân hàng phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải
xây dựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó không thể thực hiện
trong một thời gian ngắn. Do đó vấn đề con người và hoạt động quản lý cực kỳ
quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của Ngân hàng. Yếu tố này được quan
tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nó quyết định năng suất lao động, một yếu tố chi
phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và
hoàn thiện dịch vụ cũng như khả năng thích ứng của ngân hàng đối với sự thay đổi
của môi trường kinh doanh
1.2.2 Các yếu tố vĩ mô
1.2.2.1 Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế phát triển tốt thì sự phát triển của NHTM có xu hướng đi lên
và nguợc lại khi kinh tế giảm sút thì sự phát triển của NHTM đi xuống. Như vậy,
nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu
thế phát triển chung của khối Ngân Hàng và từ đó, giá trị định giá các ngân hàng tỷ
lệ thuận với môi trường kinh tế.
Do đó cần đánh giá môi trường kinh tế dựa vào các yếu tố sau: tăng trưởng
kinh tế; lãi suất; tỷ giá hối đoái; lạm phát.
1.2.2.2. Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt động của các
NHTM, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ
thống luật pháp hiện hành, xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến
chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
1.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội như: những quan niệm
về đạo đức, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống;
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 8 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của Doanh nghiệp ngân hàng.
1.2.2.4. Môi trường công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe
dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ là
sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các
sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ
mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các NHTM phải
đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ÁP DỤNG TRONG NGÂN HÀNG.
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng rất nhiều phương pháp để đánh giá
doanh nghiệp: phương pháp vốn hóa lợi nhuận, phương pháp chiết khấu dòng tiền,
phương pháp xác định giá trị theo tài sản, phương pháp so sánh công ty, phương
pháp chi phí, phương pháp thâm nhập thị trường,…
Trong thực tế tại Việt Nam, có 3 phương pháp định giá giá trị doanh nghiệp thường
được sử dụng :
Phương pháp thị trường.
Phương pháp tài sản.
Phương pháp thu nhập.
1.3.1 Phương pháp thị trường
+ Phương pháp hệ số thu nhập
Phương pháp so sánh giá thị trường ước tính sự ổn định của các khoản thu
nhập trong tương lai của doanh nghiệp và áp dụng các hệ số tính giá trị doanh
nghiệp. Các khoản thu nhập dùng để nhân hệ số là EBIT, EBITDA, và Doanh thu.
Khi xem xét các khoản thu nhập của doanh nghiệp được đánh giá, các yếu tố
được
cân nhắc bao gồm kết quả quá khứ có phản ánh được kết quả hoạt động trong
tương lai hay không, có những sự thay đổi lớn trong quá trình hoạt động hay doanh
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 9 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
nghiệp hoạt động theo tính chu kỳ. Ngoài ra giả định hoạt động liên tục cũng được
sử dụng trong phương pháp thị trường.
Các hệ số thường được tính từ các công ty niêm yết hoặc từ các nghiệp vụ có
liên quan gần đây nhưng với một sự điều chỉnh phù hợp sau khi cân nhắc đặc thù
của Công ty được định giá.
+ Phương pháp so sánh nghiệp vụ tương đương
-Giá trị thuần của một tài sản là giá của một tài sản tương đương được mua
bán trong cùng các điều kiện giả định. Việc sử dụng phương pháp thị trường đòi hỏi
nghiệp vụ tương đương phải có sẵn, có thể là:
Giá bán của tài sản cùng loại hoặc tương đương trong nghiệp vụ trao
đổi
ngang giá; hoặc
Giá thị trường của việc sở hữu một tài sản cùng loại hoặc tương đương từ
bên độc lập thứ ba.
Tính khả thi của phương pháp so sánh giá thị trường là tính toán đơn giản
nếu có một nghiệp vụ tương đương. Các nghiệp vụ tương đương này thường được
tìm thấy so sánh nếu tài sản bán được tiếp thị rộng rãi trên thị trường. Sự giới hạn
cơ bản của phương pháp thị trường là sự hiện hữu và tính thời điểm của các nghiệp
vụ tương đương diễn ra vào một ngày gần nhất được dùng để làm cơ sở trong việc
xác định giá trị thuần của tài sản.
1.3.2 Phương pháp tài sản
Phương pháp tài sảń xác định giá trị thuần của tài sản là sự ước tính của chi
phí hiện tại bỏ ra để mua, thay thế hoặc tạo ra tài sản tương tự với cùng chức năng.
Nguyên tắc thay thế là mấu chốt của phương pháp này. Một nhà đầu tư thận trọng
sẽ không trả nhiều hơn số tiền mà họ bỏ ra để thay thế tài sản tương tự khi định mua
tài sản đó.
Giá trị tài sản thay thế sau khi trừ khấu hao được dùng để định giá tài sản khi
những
thông tin thị trường bị giới hạn. Đó là giá trị của việc mua, thay thế, hoặc tạo
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 10 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
ra tài sản tương tự trừ đi giá trị những hao mòn vô hình và hữu hình.
Giá gốc thường được sử dụng để ước tính giá trị hiện tại của tài sản thay thế
được định giá. Khi sử dụng phương pháp tài sản để định giá doanh nghiệp, giá trị
phần vốn chủ sở hữu được tính bằng cách cộng giá trị thuần được đánh giá của tài
sản trừ đi giá trị thị trường của các khoản nợ dùng để tài trợ cho việc mua, tạo ra các
tài sản đó.
Với giả định hoạt động liên tục, phương pháp tài sản phù hợp trong việc xác
định giá trị doanh nghiệp đối với các công ty có nhiều tài sản như các công ty đầu tư
hay doanh nghiệp bất động sản hoặc phù hợp với các doanh nghiệp có thu nhập
không
ổn định hay không thể dự báo được.
1.3.3 Phương pháp thu nhập
Phương pháp thu nhập dự báo dòng tiền được tạo ra trong tương lai trong
suốt thời gian sử dụng tài sản.Phương pháp thu nhập ghi nhận giá trị của khoản đầu
tư thông qua lợi ích mang lại trong tương lai bao gồm thu nhập, chi phí cơ hội, ưu
đãi thuế Phương pháp chiết khấu dòng tiền thường được sử dụng trong phương
pháp thu nhập để định giá công ty thông qua việc ước tính dòng tiền trong tương lai
và chiết khấu về giá trị hiện tại. Lãi suất chiết khấu được tính toán dựa trên những
rủi ro tiềm tàng của khoản đầu tư và tỷ lệ sinh lợi của thị trường từ những khoản
đầu tư tương tự tại ngày định giá.
Mấu chốt của phương pháp này là dòng tiền, lãi suất chiết khấu và giá trị
cuối cùng. Bước đầu tiên là việc dự báo dòng tiền trong tương lai mà tài sản được
mong đợi sẽ tạo ra. Điều này liên quan đến việc phân tích các số liệu tài chính và
trao đổi với các bộ phận kinh doanh, sản xuất, tài chính kế toán nhằm mục đích xây
dựng dòng tiền.
Bước tiếp theo là chiết khấu dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại theo tỷ lệ
chiết khấu bao gồm các rủi ro đính kèm với tài sản và giá trị thời gian của dòng tiền.
Dòng tiền là khoản tiền đem lại cho nhà đầu tư mà không làm giảm giá trị
hoạt động trong tương lai của công ty. Nói cách khác đó là số tiền thuần thu được từ
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty sau khi trừ đi các khoản đầu tư chi tiêu
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 11 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
để công ty hoạt động liên tục.
Phương pháp thu nhập là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Việt
Nam và một số mô hình trong phương pháp này là Mô hình DDM, FCFE, FCFF,
APV … mà ta sẽ phân tích ngay sau phía dưới.
1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP
1.4.1 Mô hình DDM.
Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) xem dòng lợi tức cổ phần là dòng lưu kim
dành cho vốn chủ sở hữu. Có thể nói đây là biến thể cũ nhất của các mô hình DCF.
Mô hình này dựa trên ý tưởng cơ bản cho rằng khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu của
một công ty, nhìn chung họ kỳ vọng nhận được lợi tức cổ phần trong suốt thời gian
cẩm giữ cổ phiếu, và giá trị kỳ vọng của cổ phiếu đó vào cuối giai đoạn cầm giữ
này. Có hai tham số đầu vào cơ bản cho mô hình DDM là:
- Dòng cổ tức kỳ vọng;
- Chi phí vốn chủ sở hữu.
Do những khó khăn trong việc dự báo dòng lưu kim cổ tức kỳ vọng kéo dài mãi mãi
nên người ta đã phát triển một vài phiên bản của DDM dựa trên cơ sở những giả
định khác nhau về dạng thức tăng trưởng tương lai của dòng lưu kim này. Theo đó,
ba phiên bản thường gặp của biến thể DDM là:
- DDM tăng trưởng ổn định.
- DDM tăng trưởng hai giai đoạn.
- DDM tăng trưởng ba giai đoạn.
Mô hình DDM được ứng dụng khá rộng rãi nhờ tính đơn giản và lô-gíc mang tính
trực giác của nó:
- Thứ nhất, dòng lưu kim cổ tức của doanh nghiệp là hữu hình và dễ cảm nhận
đối với các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu.
- Thứ hai, việc dự báo dòng lưu kim cổ tức đòi hỏi ít các giả định hơn so với
việc dự báo dòng lưu kim tự do của vốn chủ sở hữu hay dòng lưu kim tự do của
doanh nghiệp. Để dự báo được FCFE hay FCFF, chúng ta cần có những giả định về
chi tiêu đầu tư cho tài sản cố định, khấu hao, và vốn lưu động. Trong khi đó, để dự
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 12 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
báo dòng cổ tức kỳ vọng, chúng ta có thể bắt đầu từ cổ tức của năm gần nhất và ước
lượng một tốc độ tăng trưởng cổ tức là đủ.
- Thứ ba, các nhà quản lý có khuynh hướng chia cổ tức ở mức sao cho vẫn có
thể duy trì được ngay cả khi thu nhập biến động. Không giống các dòng lưu kim tự
do thăng trầm cùng sự thăng trầm của thu nhập và chi tiêu tái đầu tư, dòng lưu kim
cổ tức vẫn ổn định đối với hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy, việc thẩm định giá dựa
vào cổ tức sẽ ít biến động theo thời gian hơn so với dựa vào các dòng lưu kim tự do.
Theo Aswath Damodaran (2006), mô hình DDM có thể được vận dụng trong các
bối cảnh sau đây:
- Một là đối với các doanh nghiệp chi trả cổ tức gần bằng với FCFE.
Tuy nhiên, mô hình DDM cũng sẽ cung cấp mức giá sàn cho những doanh nghiệp
mà FCFE vượt trội so với dòng cổ tức. Đối với những doanh nghiệp này, mô hình
DDM sẽ cung cấp một ước lượng dè dặt về giá doanh nghiệp.
- Hai là đối với các doanh nghiệp mà việc ước lượng dòng lưu kim vốn chủ sở
hữu là khó khăn hoặc thậm chí không thể, thì cổ tức là dòng lưu kim duy nhất có thể
ước lượng được với một mức độ chính xác nhất định.
1.4.2 Mô hình FCFE
Mô hình FCFE không có nhiều khác biệt so với mô hình DDM truyền thống.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là thay vì chiết khấu cổ tức thực tế, mô hình FCFE
tiến hành chiết khấu cổ tức tiềm năng. Do vậy, ba phiên bản của mô hình FCFE
trình bày trong phần này cũng tương tự như ba phiên bản của mô hình DDM trước
đây, nhưng trong đó lợi tức cổ phần được thay thế bằng dòng lưu kim tự do của vốn
chủ sở hữu. Xem thêm trong Phụ lục 4
của luận văn.
1.4.3 Mô hình FCFF
Trong mô hình FCFF, chúng ta thẩm định giá doanh nghiệp, thay vì vốn chủ
sở hữu. Ý tưởng đằng sau việc thẩm định giá doanh nghiệp là quan niệm cho rằng
chủ sở hữu và tổ chức cho vay đối với doanh nghiệp dù gì vẫn là các đối tác cung
cấp vốn cho doanh nghiệp và chia sẻ sự thành công của doanh nghiệp. Sự khác biệt
chủ yếu giữa chủ sở hữu và chủ nợ trong các mô hình thẩm định giá doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 13 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
nằm ở bản chất quyền lợi được xác lập của họ đối với dòng lưu kim: chủ nợ được
giải quyết quyền lợi bằng một khoản lưu kim cố định và chủ sở hữu nhận quyền lợi
dựa trên phần lưu kim còn lại.
Cũng giống như mô hình DDM và mô hình FCFE, cách áp dụng cụ thể mô
hình FCFF sẽ phụ thuộc vào những giả định về dạng thức tăng trưởng trong tương
lai của dòng lưu kim kỳ vọng. Theo đó, ta cũng sẽ có ba phiên bản tăng trưởng của
mô hình này được trình bày trong phụ lục 5
của luận văn.
1.4.4 Mô hình giá trị hiện tại hiệu chỉnh (APV)
Trong mô hình này, chúng ta tách những tác động lên giá trị của nguồn tài
trợ nợ vay ra khỏi giá trị của những tài sản của doanh nghiệp. Nếu như các cách tiếp
cận truyền thống thể hiện những tác động của nguồn tài trợ nợ vay trong tỷ suất
chiết khấu, thì mô hình APV lại cố gắng ước lượng giá trị kỳ vọng của những lợi
ích hoặc phí tổn do nợ vay tạo ra một cách tách biệt so với giá trị của những tài sản
hoạt động. Theo mô hình này, giá trị của doanh nghiệp được xác định như sau:
Giá trị doanh nghiệp = Giá trị của doanh nghiệp khi không vay nợ + giá trị
hiện tại của lá chắn thuế kỳ vọng của nợ vay – Chi phí phá sản kỳ vọng.
Theo đó, lý thuyết của mô hình APV được trình bày trong phụ lục 5
của luận văn
1.5 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ M&A CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
1.5.1 Thực trạng M&A các ngân hàng trên thế giới :
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng sáp nhập ngân hàng đã diễn ra mạnh
mẽ hơn một thập kỷ nay. Có nhiều động cơ thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại
như: tối đa hoá tài sản của cổ đông (tăng giá trị cổ phiếu) hay tăng cường lợi ích của
các khoản thu nhập sau khi sáp nhập; tối đa hoá lợi ích của nhà quản lý. Ngoài ra,
động cơ giải cứu các ngân hàng sụp đổ thường được các ngân hàng trung ương và
các cơ quan pháp luật các nước khuyến khích. Lý do đây là phương pháp để bảo vệ
khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi và tránh cho việc phục vụ khách hàng bị gián đoạn
khi ngân hàng có nguy cơ phá sản.
1.5.1.1 Hoạt động M&A tại Mỹ.
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 14 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
Làn sóng sáp nhập, mua lại ngân hàng đã tạo nên diện mạo sâu sắc trong
ngành tài chính ngân hàng ở Mỹ. Sau gần 30 năm từ năm 1980 đến năm 2004 số
ngân hàng dạng công ty mẹ và công ty cầm cố đã giảm một nửa từ 16.000 ngân
hàng còn khoảng 8.000 ngân hàng, tuy số lượng ngân hàng ít đi nhưng tổng tài sản
của các ngân hàng tăng nhanh và là các ngân hàng “khỏe mạnh” trong các vụ sáp
nhập.
Trong ba thập kỷ gần đây các thương vụ sáp nhập, mua lại đã tạo ra những
tập đoàn TCNH khổng lồ trong bối cảnh nền tài chính Mỹ có những giai đoạn thăng
trầm với nhiều cuộc khủng hoảng và tăng trưởng tài chính.
Năm 2007, tại khu vực châu Mỹ đã thực hiện thành công 11.601 vụ M&A
với tổng giá trị lên đến 1.980 tỷ USD, tăng 27,2% so với năm 2006. Hiện tại, 10
ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ kiểm soát 49% tổng giá trị tài sản của
ngành ngân hàng trong nước, so với mức 29% cách đây 10 năm. Từ đầu năm 2009
đến đến tháng 6 năm 2009, đã có 37 ngân hàng buộc phải đóng cửa và phải bán tài
sản của mình so với 25 ngân hàng bị đóng cửa trong năm 2008. Tính đến hết quý 1
năm 2009, FDIC đã đưa trên 300 ngân hàng Hoa Kỳ vào diện “có vấn đề” so với
252 ngân hàng vào quý 4 năm 2008 – cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2008 và cao
nhất trong 15 năm. Trong năm 2009, vụ sụp đổ lớn nhất là ngân hàng Bank United
vào ngày 21 tháng 5 được giải quyết theo hình thức bán cho các nhà đầu tư tư nhân
và vẫn hoạt động với tên gọi cũ.
1.5.1.2 Hoạt động M&A tại Châu Âu.
Hoạt động M&A đã hiện diện trong nền kinh tế thị trường ở Châu Âu từ rất
sớm và nhanh chóng lan sang ngành tài chính ngân hàng trong thời gian gần đây với
quy mô ngày càng lớn, hình thành nên những tập đoàn tài chính ngân hàng khổng
lồ. Trong top 70 tập đoàn kinh tế lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn có
tới 21 tập đoàn tài chính ngân hàng ở Châu Âu chiếm 30%, điều này cho thấy các
tập đoàn tài chính ngân hàng ở Châu Âu khá nhiều và không ngừng phát triển như
là một đối trọng với tập đoàn tài chính ngân hàng tại Mỹ. Năm 2007, tại khu vực
Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 15 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích
Nguyệt
châu Âu đã thực hiện thành công 9.936 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 1.301 tỷ
USD, tăng 18,5% so với năm 2006.
1.5.1.3 Hoạt động M&A tại Châu Á.
Làn sóng sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực tài chính tại khu vực châu Á bắt
đầu mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan.
Sau cuộc khủng hoảng này các ngân hàng thúc đẩy việc sáp nhập và mua lại để
nhanh chóng tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cắt giảm chi phí để phục hồi
nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng. Năm 2007, tại khu vực châu Á đã thực hiện
thành công 6.821 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 466 tỷ USD, tăng 35,4 % so với
năm 2006. Hiện nay, tại Trung Quốc, các ngân hàng đang thoát khỏi sự kiểm soát
của nhà nước bằng cách bán cổ phần cho người nước ngoài và các nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán. Trong khi đó, năm 2009, 3 siêu ngân hàng mới ở Nhật Bản
đã mua lại 11 ngân hàng cũ và hiện đang sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng
này.
Tại các quốc gia đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu
như còn rất non trẻ, nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản
phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc
sáp nhập, sáp nhập các ngân hàng ở các nước chủ yếu là do chính phủ muốn sắp
xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh
doanh ngân hàng như các nước Nga, Bungari, các nước Đông Nam Á sau khủng
hoảng tài chính tiền tệ 1997.
Bảng 1.1
: Các vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới
Năm
Bên bán Bên mua Giá tr
ị (tỉ USD)
2007
ABN Amro RBS, Santander, Fortis 96.6 (đ
ề nghị)
2007
ABN Amro Barclays 89.7 (đ
ề nghị)
2005
UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial Group
59.1
2004
Bank One JP Morgan Chase
56.9