Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.46 KB, 103 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

--------------VŨ THỊ LAM GIANG

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HCM, tháng 12/2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

--------------VŨ THỊ LAM GIANG

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG


TP. HCM, tháng 12/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu,
thông tin, các nguồn trích dẫn sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, minh
bạch và được phép công bố.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2015

Vũ Thị Lam Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Tài
chính – Marketing.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung đã
nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Khoa Đào tạo
Sau đại học, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã đem lại cho tôi những kiến
thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại
học, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2015

Vũ Thị Lam Giang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................................................1 
1.1  KHÁI NIỆM VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP ......................................................1 
1.1.1 Khái niệm .......................................................................................................1 
1.1.2 Các trường hợp thực hiện mua bán và sáp nhập ............................................2 
1.1.3 Các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập ...........................2 
1.2  PHÂN BIỆT MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP .............................................................3 
1.2.1 Sự giống nhau ................................................................................................3 
1.2.2 Sự khác nhau ..................................................................................................3 
1.3  NHỮNG LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ TỪ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG ..............................................................................................................................5 
1.3.1 Lợi ích ............................................................................................................5 
1.3.2 Hạn chế ..........................................................................................................7 
1.4  CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP.....................8 

1.4.1 Thương lượng.................................................................................................8 
1.4.2 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ............................................8 
1.4.3 Chào thầu .......................................................................................................9 
1.4.4 Mua lại tài sản ................................................................................................9 
1.4.5 Hoán đổi cổ phiếu ........................................................................................10 
1.5  CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP .........................10 
1.5.1 M&A theo chiều ngang (Horizontal) ...........................................................10 
iii


1.5.2 M&A theo chiều dọc (Vertical) ...................................................................11 
1.5.3 M&A kết hợp (Conglomerate) .....................................................................11 
1.6  KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ..................................12 
1.6.1 Sáp nhập các ngân hàng với nhau để tăng quy mô vốn, quy mô hoạt động 12 
1.6.2 Xác định rõ mục tiêu và kế hoạch trước khi thực hiện một giao dịch mua
bán và sáp nhập ngân hàng ...................................................................................14 
1.6.3 Lường trước những rủi ro có thể xảy ra .......................................................15 
1.6.4 Tìm hiểu kỹ về vấn đề pháp lý .....................................................................16 
1.6.5 Sử dụng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp........................................................16 
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.....................................................................18 
2.1  TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ................18 
2.2  THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
THƯƠNGMẠI TẠI VIỆT NAM ..................................................................................20 
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại
tại Việt Nam ..........................................................................................................20 
2.2.2 Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt
Nam ......................................................................................................................21 
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương

mại tại Việt Nam ...................................................................................................44 
2.3  ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA ...................................51 
2.3.1 Những kết quả đạt được ...............................................................................51 
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại .............................................................................57 
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP
NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................63 
3.1  ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.....................................................................63 
3.1.1 Định hướng và chiến lược phát triển cho hoạt động mua bán và sáp nhập
ngành ngân hàng trong tương lai ..........................................................................63 
iv


3.1.2 Các xu hướng mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại trong thời gian
tới

......................................................................................................................65 

3.1.3 Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương và những ảnh
hưởng đến thị trường M&A ngân hàng ................................................................68 
3.2  GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA VIỆT NAM
ĐẠT HIỆU QUẢ ...........................................................................................................69 
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý ........................................................................69 
3.2.2 Xử lý nợ xấu hậu sáp nhập ...........................................................................70 
3.2.3 Hạn chế giảm lợi nhuận sau M&A ..............................................................70 
3.2.4 Xây dựng các chiến lược nhân sự, công nghệ thông tin ..............................72 
3.2.5 Xây dựng các tổ chức tư vấn về M&A ngân hàng chuyên nghiệp ..............73 
3.2.6 Xây dựng và phát triển thương hiệu sau M&A............................................73 
3.2.7 Các giải pháp hỗ trợ .....................................................................................74 

3.3  MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP
NHẬP NGÂN HÀNG ...................................................................................................76 
3.3.1 Với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước..........................................................76 
3.3.2 Với các ngân hàng thương mại ....................................................................78 
KẾT LUẬN ...................................................................................................................81 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83 
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Một số chỉ tiêu của LienVietPostBank trong thời gian qua
Hình 2.2 : Cơ cấu nợ xấu của SHB tính đến tháng 6/2015
Hình 2.3: Một số chỉ tiêu của PGBank và Vietinbank trước sáp nhập
Hình 2.4 : Một số chỉ tiêu của BIDV và MHB trước sáp nhập
Hình 2.5: Một số chỉ tiêu của Sacombank sau khi sáp nhập SouthernBank
Hình 2.6: Cơ cấu tổng vốn điều lệ của các loại hình TCTD tháng 6/2015
Hình 2.7: Tổng tài sản của các TCTD tính đến tháng 7/2015
Hình 2.8: Hệ số ROA, ROE trung bình của toàn ngành ngân hàng tính đến tháng
6/2015
Hình 2.9 : Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng tính đến năm 2014
Hình 2.10: Tổng tài sản một số ngân hàng Việt Nam tính đến tháng 7/2015
Hình 2.11: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng từ năm 2009-2014

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Danh sách các NHTM được chuyển hóa từ Ngân hàng nông thôn

trong giai đoạn 2004-2010
Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu của 3 ngân hàng trước hợp nhất và ngân hàng sau khi
hợp nhất
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu của MDB và Maritime Bank trước và sau khi sáp nhập
Bảng 2.4: Thống kê hệ số CAR của các loại hình TCTD tính đến tháng 5/2015
Bảng 2.5: Tỷ lệ LDR của một số NHTMCP tính đến năm 2014
Bảng 2.6: Vốn điều lệ một số ngân hàng trước và sau M&A
Bảng 2.7 : Mức huy động vốn của một số ngân hàng trước và sau M&A

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐQT: Hội đồng quản trị
M&A: Mergers and Acquisitions (mua bán và sáp nhập)
MTV: Một thành viên
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT Việt Nam: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement)
VAMC: Công ty quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn phân tích thực trạng mua bán và sáp nhập các Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam, nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại, những mặt còn hạn chế trong hoạt
động mua bán và sáp nhập ngân hàng. Trên cơ sở những kết quả đạt được và những
vấn đề còn tồn tại, những mặt còn hạn chế trong hoạt động mua bán và sáp nhập ngân
hàng; luận văn đề xuất các giải pháp để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình mua bán và
sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

ix


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã

tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) cũng như các Hiệp định
thương mại tự do FTA phát huy hiệu quả thì việc liên kết, sáp nhập, hợp nhất và mua
lại các ngân hàng trên thị trường tài chính càng ngày càng diễn ra nhanh chóng và sôi
động hơn là một xu thế tất yếu.
Nhiều ngân hàng sáp nhập thì sẽ tạo ra được quy mô lớn về vốn, về nhân sự, số
lượng chi nhánh, … từ đó sẽ tạo ra được khả năng cung ứng vốn cho những dự án lớn
thường đòi hỏi vốn nhiều và kéo dài với lãi suất cạnh tranh. Hơn nữa, với sự gia tăng
về số lượng chi nhánh, ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày
càng gia tăng của khách hàng một cách tốt hơn.
Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng đã mang lại nhiều lợi ích như củng cố
địa vị của ngân hàng trên thị trường, bảo vệ, mở rộng thị phần, tiết kiệm chi phí, tối đa
hóa tài sản của cổ đông hay tránh nguy cơ phá sản. Vì vậy hoạt động mua bán và sáp
nhập ngân hàng là biện pháp mà các nước trên thế giới sử dụng để tạo một hệ thống tài
chính ổn định, tránh đổ vỡ, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tại Việt Nam, cho đến nay đã có khá nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập ngân
hàng diễn ra thành công, các ngân hàng yếu kém đang tiến hành tái cơ cấu đều coi
trọng và đẩy mạnh đổi mới để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, hệ thống kiểm
soát và kiểm toán nội bộ, rà soát và kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại mạng lưới và
định hướng chiến lược kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hiện
đại hóa công nghệ ngân hàng.
Tuy nhiên, để hoạt động mua bán và sáp nhập phát triển và là công cụ hữu hiệu
để các ngân hàng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thì cần phải có những bước đi
đúng hướng và hợp lý để từng bước xây dựng nên một thị trường mua bán và sáp nhập
hiệu quả tại Việt Nam.
Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu hoạt động mua
bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
x


2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập trong

lĩnh vực ngân hàng không nhiều, phần lớn là các nghiên cứu nhỏ, chỉ đánh giá các khía
cạnh riêng lẻ của hoạt động này. Về các sách báo liên quan đến hoạt động mua bán và
sáp nhập ngân hàng cũng chỉ có một vài tác phẩm tiêu biểu như M&A từ A-Z (2006)
(tái bản 2009) của tác giả Andrew J. Sherman, Cẩm nang hướng dẫn M&A của các tác
giả Tim Galpin và Mark Herndon, M&A căn bản của tác giả Michael E.S.Frankel,
M&A thông minh của tác giả Scott Moeller …
Ngoài ra còn có các buổi hội thảo bàn về vấn đề mua bán và sáp nhập ngân hàng
và từ năm 2009 thì diễn đàn M&A được tổ chức hàng năm do báo Đầu tư và Công ty
AVM Vietnam phối hợp tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Các tài liệu trên bước đầu đưa ra được nét cơ bản về hoạt động mua bán và sáp

nhập ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên những tài liệu này mới chỉ đề cập tới những
mặt riêng lẻ xung quanh vấn đề mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt
Nam hiện nay, còn bức tranh toàn cảnh, những bài học kinh nghiệm từ những trường
hợp cụ thể đã tiến hành mua bán và sáp nhập thành công và xu hướng mua bán và sáp
nhập trong lĩnh vực ngân hàng trong bối cảnh hiện nay chưa được nghiên cứu toàn
diện, ngoài ra nhiều nội dung nghiên cứu không còn phù hợp với thực tiễn.
3.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn phân tích thực trạng mua bán và sáp nhập các Ngân hàng thương mại

tại Việt Nam trong thời gian vừa qua; đồng thời phân tích những vấn đề còn tồn tại
cũng như những mặt còn hạn chế trong hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, những mặt còn
hạn chế trong hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng; tác giả đã đề xuất các giải
pháp để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình mua bán và sáp nhập ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu trên thì các vấn đề nghiên cứu được đặt ra là: (1) Tập hợp
và phân tích các thương vụ mua bán và sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam trong giai
đoạn tái cơ cấu ngân hàng theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng
Chính phủ; (2) Phân tích các nguyên nhân và động cơ dẫn đến hoạt động mua bán và
sáp nhập ngân hàng; (3) Tìm hiểu những lợi ích mà ngân hàng sẽ đạt được sau khi tiến
hành mua bán và sáp nhập cũng như những mặt còn hạn chế của hoạt động này; (4)
xi


Xây dựng những giải pháp và đưa ra các kiến nghị để hỗ trợ, thúc đẩy nhanh quá trình
mua bán và sáp nhập ngân hàng trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam.
4.

Phạm vi, đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân

hàng thương mại tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời có
nghiên cứu kinh nghiệm mua bán và sáp nhập ngân hàng tại một số nước trên thế giới.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2015.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên khung lý thuyết về mua bán và sáp nhập ngân hàng trên thế giới để tiến

hành phân tích, từ việc thu thập thông tin và dữ liệu từ các nguồn tài liệu, luận văn sẽ
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê số liệu, tổng hợp, so sánh để xử
lý số liệu nhằm làm rõ thực trạng mua bán và sáp nhập của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn đồng thời có
tham khảo nhiều tài liệu, số liệu, một số công trình nghiên cứu của một số tác giả trong
và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu về thực trạng mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực

ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 2011-2015, thời
điểm mà tình trạng mua bán và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam diễn ra sôi động nhất.
Luận văn đã rút ra những đặc điểm, những nhân tố tác động đến hoạt động mua
bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng, qua đó gợi ý một số giải pháp giúp phát triển hoạt động mua bán
và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.
7.


Bố cục của luận văn
Luận văn “Nghiên cứu về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt

Nam” ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng, biểu đồ,

hình và phụ lục… nội dung chính được trình bày gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận về mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại
xii


Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị cho hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng
thương mại tại Việt Nam

xiii


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
1.1.1 Khái niệm
Mua bán và sáp nhập hay còn được gọi là M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh
“Mergers and Acquisitions”) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp,
một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
đó. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của mua bán và sáp nhập là phải tạo ra những giá trị
mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, mua
bán và sáp nhập liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi

hoặc tạo ra những giá trị mới cho cổ đông [5].
Theo quan điểm của Andrew J.Sherman và Milledge A.Hart [1] thì hoạt động
mua bán và sáp nhập sẽ bao gồm hoạt động sáp nhập/hợp nhất và hoạt động mua
lại/thâu tóm.
Tại Việt Nam, khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại
hai Điều 152 và Điều 153 của Luật Doanh Nghiệp 2005 [18] như sau:
- Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị
sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp sang công
ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
- Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị
hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.
Theo Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành,
trong đó hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng được quy định như sau:
- Sáp nhập tổ chức tín dụng: “là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau
1


đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập”.
- Hợp nhất tổ chức tín dụng: “là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất”.
- Mua lại tổ chức tín dụng: “là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ

chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ
chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị
mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua”.
1.1.2 Các trường hợp thực hiện mua bán và sáp nhập
Mua bán và sáp nhập được thực hiện trong một số trường hợp như sau [2]:
- Nguyên tắc cơ bản: để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó
phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không
đạt được.
- Về mặt giá trị: của công ty sau khi tiến hành mua bán và sáp nhập phải lớn hơn
tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.
- Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường
nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi
phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành tốt hơn.
- Đồng thuận: Các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận. Vụ
M&A của Microsoft và Yahoo! đã không thành công do nguyên nhân không có đủ sự
đồng thuận cần thiết.
1.1.3 Các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập
Các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập bao gồm bên mua, bên
bán và đội ngũ tư vấn [13].
1.1.3.1 Bên mua
Trong một giao dịch M&A bên mua có thể gồm:
- Bên mua chiến lược.
2


- Bên mua thực hiện nhiều lần.
- Bên mua lần đầu và bên mua thực hiện một lần.
- Bên mua tài chính.
1.1.3.2 Bên bán
Bên bán trong một giao dịch M&A bao gồm:

- Bên bán một phần.
- Bên bán toàn bộ.
- Bên bán không mong muốn.
1.1.3.3 Đội ngũ tư vấn
Chuyên gia tư vấn có thể là:
- Luật sư.
- Chủ ngân hàng đầu tư.
- Kiểm toán viên.
- Các nhà tư vấn.
1.2 PHÂN BIỆT MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
1.2.1 Sự giống nhau
Công ty bị sáp nhập thay đổi vị trí tồn tại trên thị trường, thay đổi chủ sở hữu,
thay đổi ban lãnh đạo…
Công ty sáp nhập sau quá trình mua bán và sáp nhập là một công ty lớn hơn công
ty cũ về quy mô, về tiềm lực tài chính, về nhân sự… [3]
1.2.2 Sự khác nhau
Thuật ngữ quốc tế M&A dùng để chỉ hoạt động sáp nhập và mua bán doanh
nghiệp. Hai hoạt động này có nhiều nghiệp vụ giống nhau, tuy nhiên căn cứ theo quy
định pháp luật hiện hành và nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực này, hoạt
động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp vẫn có một số điểm khác biệt. [3], [16]
- Về hình thức thanh toán: Sáp nhập không dùng tiền mặt mà thường được thực
hiện bằng cách chia sẻ cổ phiếu. Định giá bằng cách xác định giá trị công ty bị sáp
nhập bằng bao nhiêu cổ phiếu của công ty sáp nhập. Trong khi đó thì mua bán doanh
nghiệp được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng ngân phiếu; xác định giá trị của công
ty bị mua lại bằng tiền mặt chứ không phải bằng cổ phiếu.
3


- Về hình thức thực hiện: Đối với sáp nhập, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị
sáp nhập sẽ được chuyển cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. Trong hoạt động mua bán,

không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị
mua lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại. Điều này phụ thuộc vào
quy mô của thương vụ.
- Về bản chất của giao dịch: Sáp nhập có thể hiểu theo cách đơn giản là việc hai
hay nhiều doanh nghiệp (thường có cùng quy mô, tính chất) hợp tác, đồng thuận liên
kết trở thành một doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích chung lớn nhất có thể cho các
bên liên quan. Một vụ sáp nhập mang tính chất công bằng như vậy còn được gọi là sáp
nhập cân bằng. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các thương vụ thường rất khó đạt được sự
đồng thuận từ các bên tham gia. Bên nhận sáp nhập thường sẽ dùng nhiều cách để
“thâu tóm” một hoặc các bên “yếu thế” hơn. Một khi tính “hữu hảo” không tồn tại, tức
đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí phải thực hiện các kỹ thuật tài chính để
chống lại việc bị sáp nhập, thì hoạt động này hoàn toàn mang hình ảnh của một thương
vụ mua lại. Một thương vụ sáp nhập hay mua bán phụ thuộc vào thiện chí, tầm nhìn và
cách đánh giá của nhà lãnh đạo, chủ sở hữu công ty.
- Về hệ quả pháp lý: Đối với giao dịch sáp nhập, sau khi đăng ký kinh doanh,
doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ hoàn toàn chấm dứt tồn tại; trong khi doanh nghiệp nhận
sáp nhập sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về
những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp bị sáp nhập. Trong khi đó, đối với giao dịch mua bán thì sau khi hợp
đồng có hiệu lực, doanh nghiệp bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động một phần đối với
phần bị mua lại; doanh nghiệp mua lại sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp,
chịu trách nhiệm về những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ
tài sản khác của phần doanh nghiệp bị mua lại.
Như vậy tùy thuộc vào hình thức thực hiện, bản chất giao dịch, hệ quả pháp lý,
và một số yếu tố khác mà mỗi thương vụ M&A sẽ được xác định là hoạt động sáp
nhập hay mua bán. Từ đó cũng thể hiện rõ sự khác biệt của hai hoạt động tưởng chừng
như rất giống nhau này.

4



1.3 NHỮNG LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ TỪ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG
Khi các ngân hàng tiến hành hoạt động mua bán và sáp nhập thì sẽ đạt được rất
nhiều những lợi ích nhất định như: lợi thế nhờ quy mô, tận dụng được hệ thống khách
hàng, giảm được chi phí huy động do chạy đua lãi suất, thu hút được nhân sự giỏi và
gia tăng giá trị doanh nghiệp. Nhưng ngoài ra thì hoạt động mua bán và sáp nhập ngân
hàng cũng đem lại một số hạn chế nhất định cho ngân hàng sau M&A [1], [12], [16].
1.3.1 Lợi ích
1.3.1.1 Lợi thế nhờ qui mô
Hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập vào nhau sẽ tạo nên được quy mô lớn hơn về
vốn, về con người và số lượng chi nhánh…Từ đó sẽ tạo ra đươc khả năng cung ứng
vốn cho những dự án lớn hơn, hơn nữa, với sự gia tăng về số lượng chi nhánh, ngân
hàng sau sáp nhập sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng một
cách tốt hơn.
Việc sáp nhập sẽ dẫn đến sự cắt giảm những chi nhánh của hai hay nhiều ngân
hàng trước đây có cùng địa bàn hoạt động, cắt giảm được một số lượng nhân viên, cắt
giảm chi phí thuê văn phòng, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động của chi
nhánh, phòng giao dịch. Chi phí hoạt động sẽ giảm xuống, doanh thu tăng lên sẽ là yếu
tố làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập cao hơn.
Đồng thời, hai hay nhiều ngân hàng riêng lẻ có những sản phẩm khác nhau khi
kết hợp lại sẽ tạo ra việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho nhau hoặc thay thế lẫn nhau
sẽ làm gia tăng tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng sau sáp nhập từ đó sẽ thu
hút khách hàng nhiều hơn, giá trị dịch vụ của sản phẩm sẽ ngày càng cao hơn dẫn đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng trưởng hơn.
1.3.1.2 Tận dụng được hệ thống khách hàng
Mỗi ngân hàng sẽ tạo ra đặc thù kinh doanh riêng, do vậy khi kết hợp lại sẽ có
những lợi thế riêng để khai thác bổ sung cho nhau. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ được kế
thừa hệ thống khách hàng của hai ngân hàng trước sáp nhập, từ đó khách hàng sẽ được
cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà trước đây ngân hàng kia không có, làm tăng sự gắn

bó của khách hàng với ngân hàng đồng thời tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
5


Hiệu quả chung của ngân hàng sau sáp nhập sẽ cao hơn rất nhiều so với hiệu quả
của hai ngân hàng đơn lẻ cộng lại.
1.3.1.3 Giảm được chi phí huy động do việc chạy đua lãi suất
Hiện nay áp lực cạnh tranh lãi suất huy động của các NHTMCP Việt Nam rất gay
gắt khi có bất kỳ biến cố khó khăn nào của nền kinh tế xảy ra. Khi ngân hàng sáp nhập
lại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và yếu bị các ngân hàng lớn thâu tóm thì số lượng
các NHTM Việt Nam sẽ giảm xuống, khi đó áp lực cạnh tranh lãi suất sẽ giảm xuống,
năng lực tài chính được cải thiện đáng kể. Các ngân hàng nhỏ sẽ bị ngân hàng lớn thâu
tóm từ đó hình thành nên những ngân hàng lớn mạnh hơn trước, chi phí huy động sẽ
giảm xuống đáng kể so với trước khi thực hiện sáp nhập làm cho hiệu quả hoạt động
của ngân hàng tốt hơn, năng lực cạnh tranh sẽ tăng lên.
1.3.1.4 Thu hút được nhân sự giỏi
Khi hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập lại sẽ tạo ra được đội ngũ nhân sự lớn để
chọn lọc hình thành nên đội ngũ nhân sự mới tiềm năng và đầy năng lực, có thể thực
hiện các chiến lược kinh doanh mới, những lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ mà trước đây
do thiếu nhân sự giỏi nên không thể thực hiện được như kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm
options….Từ đó sẽ tạo nên thế mạnh riêng của ngân hàng sau sáp nhập, hiệu quả hoạt
động tăng trưởng rõ nét, gia tăng khả năng để theo đuổi các mục tiêu như ngân hàng
bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đoàn tài chính lớn nhất Việt Nam …
1.3.1.5 Gia tăng giá trị doanh nghiệp
Việc sáp nhập ngân hàng lại sẽ dẫn đến tận dụng được lợi thế kinh doanh trên
quy mô lớn, giảm bớt các chi phí nếu thực hiện mở rộng quy mô hoạt động, cắt giảm
được nhân sự dư thừa thiếu hiệu quả, tận dụng được hệ thống khách hàng để phát triển
các sản phẩm hỗ trợ, mở rộng được lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm mới khi có thêm
các nhân sự giỏi sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập tăng cao,
dẫn đến giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên, giá trị tài sản của cổ đông tăng dẫn đến

giá cổ phiếu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ được các cổ đông hiện hữu tin tưởng, các
nhà đầu tư quan tâm và đánh giá cao hơn.
Do vậy, sáp nhập không chỉ đơn thuần là phép cộng giá trị của hai hay nhiều
ngân hàng lại với nhau, nếu tận dụng được các lợi thế, giá trị ngân hàng sau sáp nhập
sẽ lớn hơn rất nhiều lần phép cộng số học của các ngân hàng bị sáp nhập lại.
6


1.3.2 Hạn chế
1.3.2.1 Quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng
Khi các ngân hàng thực hiện hoạt động M&A thì quyền lợi của các cổ đông thiểu
số bị ảnh hưởng rất lớn. Quyền lợi và ý kiến của họ có thể bị bỏ qua trong cuộc họp
Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc sáp nhập bởi vì số phiếu của họ không đủ để
phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Hoặc tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên
tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trước. Họ càng có ít cơ hội hơn trong
việc thể hiện ý kiến của mình trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông.
1.3.2.2 Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn
Sau khi sáp nhập, ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hoạt động với số vốn cổ phần lớn
hơn, những cổ đông lớn của ngân hàng bị thâu tóm có thể sẽ mất quyền kiểm soát
ngân hàng như trước đây do tỷ lệ quyền biểu quyết trên tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết đã giảm nhỏ hơn trước. Ý kiến của họ trong Đại hội đồng cổ đông không còn
được như trước nữa, quyền bầu người vào Hội đồng quản trị cũng sẽ giảm so với trước
đây. Các cổ đông của ngân hàng đông hơn, tính cách khác nhau và chưa từng hợp tác
nên sự bất đồng quan điểm rất dễ xảy ra do các lợi ích bị đụng chạm.
1.3.2.3 Văn hóa ngân hàng bị pha trộn
Khi hai ngân hàng tiến hành M&A, mỗi ngân hàng vốn có một nét đặc trưng của
riêng mình, giờ được tập hợp lại thì đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy bối rối khi làm việc
trong một môi trường mới được pha trộn giữa hai loại hình văn hóa khác nhau. Họ
phải duy trì văn hóa cũ vừa phải tiếp nhận thêm một nền văn hóa ngân hàng khác.
Nếu ban lãnh đạo không tìm được phương pháp kết hợp hài hòa một cách tối ưu nhất

thì sẽ khiến cho đội ngũ nhân sự cảm thấy rời rạc, mất niềm tin, ngân hàng sau sáp
nhập sẽ là một khối lỏng lẻo và dễ đổ vỡ.
1.3.2.4 Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự
Hoạt động M&A ngân hàng tất nhiên sẽ dẫn đến việc tinh giản biên chế, thay đổi
một số vị trí quản lý trong bộ ngân hàng vì vậy sẽ gây nên những xáo trộn không hề
nhỏ. Ngân hàng sau M&A sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành kinh doanh nếu như
ban lãnh đạo ngân hàng không chú trọng đến vấn đề nhân sự sau sáp nhập. Rất có thể
một số lượng nhân sự nòng cốt của ngân hàng vì không hài lòng với vị trí mới thì sẽ ra
7


đi. Vì vậy ban lãnh đạo ngân hàng sau sáp nhập sẽ phải đánh giá được đáng kể những
tổn thất có thể gặp phải khi thực hiện quá trình tái cơ cấu bộ máy quản lý.
Những nhược điểm của việc thâu tóm và sáp nhập nêu trên là những điểm tất yếu
của quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. Việc lượng hóa các tổn thất và đề ra
các giải pháp rất quan trọng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại và đảm bảo việc sáp nhập
đạt hiệu quả cao nhất.
1.4 CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
Các phương thức thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập thường rất đa dạng
và việc lựa chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Một số
phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập như phương thức thương lượng, thu gom
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, phương thức chào thầu, phương thức mua lại tài
sản và phương thức hoán đổi cổ phiếu [1], [5], [12], [16].
1.4.1 Thương lượng
Phương thức thương lượng tự nguyện với ban quản trị và ban điều hành của ngân
hàng là một phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập phổ biến mang tính chất thân
thiện. Nếu cả hai bên ngân hàng nhận sáp nhập và ngân hàng mục tiêu nhận thấy lợi
ích chung từ việc sáp nhập, đồng thời họ có thể dự đoán được tiềm năng phát triển sau
sáp nhập thì ban điều hành sẽ tiến hành xúc tiến, thương thảo hợp đồng sáp nhập. Có
những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động tìm

đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập. Đồng thời các ngân hàng trung bình
cũng tìm kiếm cơ hội sáp nhập lại với nhau để tạo thành ngân hàng lớn hơn mạnh hơn
đủ sức vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh
tranh với các ngân hàng lớn hơn.
1.4.2 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Khi một ngân hàng đang có ý định thâu tóm một ngân hàng nào đó thì sẽ chuẩn
bị một nguồn vốn đủ lớn, sau đó tiến hành thu mua cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu
thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông
chiến lược hiện hữu.
Đây là cách thâu tóm ngân hàng mang tính chất thù địch khi mà một ngân hàng
rơi vào tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ dẫn đến sự bất mãn của đa số cổ đông
về cách thức quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng nên họ muốn thay đổi ban
8


quản trị. Lợi dụng sự mâu thuẫn nội bộ này thì ngân hàng đối thủ có thể lôi kéo bộ
phận cổ đông bất mãn thông qua việc thu mua cổ phần của số cổ đông này, ngoài ra
còn thu mua số lượng cổ phần trên thị trường chứng khoán mở. Đồng thời nhờ nhận
được sự ủng hộ của các cổ đông bất mãn này thì khi đã có đủ cổ phần chi phối, họ sẽ
thay đổi ban quản trị cũ bằng cách triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông và bầu ra
ban điều hành mới.
Phương thức mua bán và sáp nhập này đòi hỏi thời gian, và nếu như ngân hàng
đang có ý định sáp nhập để cho các nhà đầu tư trên thị trường biết được mục đích của
mình thì có thể sẽ tạo nhu cầu khiến cho giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên, và điều
này ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Bên cạnh nhược điểm đó, phương thức mua bán sáp
nhập này cũng có những ưu điểm, nếu nó được thực hiện dần dần và thông tin không
được tiết lộ trước khi hoàn thành thương vụ thì ngân hàng đi mua sẽ đạt được mục
đích cuối cùng một cách dễ dàng hơn và không gây xáo trộn thị trường cũng như giảm
được chi phí thu mua.
1.4.3 Chào thầu

Phương thức chào thầu có thể hiểu là cách thức trong đó ngân hàng đang có ý
định mua lại một ngân hàng mục tiêu sẽ đề nghị các cổ đông hiện hữu của ngân hàng
đó bán lại cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ với mức giá cao hơn giá trên thị trường.
Giá chào thầu thường đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu
cũng như quản trị ngân hàng mà mình đang nắm giữ. Sau khi ngân hàng đi mua có
được cổ phần thì sẽ nắm được quyền chi phối, kiểm soát và điều hành ngân hàng mục
tiêu theo cách thức riêng, đồng thời thay đổi nhân sự theo ý muốn chủ quan của mình,
không chỉ như vậy mà họ có thể tiến hành cơ cấu lại ngân hàng mục tiêu và bán dần cổ
phần của ngân hàng này ra bên ngoài.
1.4.4 Mua lại tài sản
Ngân hàng sáp nhập hay ngân hàng đi mua có thể đơn phương hoặc cùng ngân
hàng mục tiêu tiến hành hoạt động định giá lại tài sản của ngân hàng này. Cách thức
áp dụng thương vụ sáp nhập trong trường hợp này gần giống chào thầu. Tuy nhiên,
công việc định giá thường do một tổ chức định giá độc lập tiến hành. Trên cơ sở kết
quả của quá trình định giá, các bên liên quan sẽ tiến hành đưa ra mức giá mua phù hợp
của ngân hàng mục tiêu. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm
9


hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn
hàng, nhân sự, văn hóa của tổ chức rất khó có thể định giá chính xác và đi đến sự
thống nhất về giá cả giữa các hai bên.
1.4.5 Hoán đổi cổ phiếu
Ngoài các phương thức mua bán và sáp nhập trên thì còn có phương thức thực
hiện mua bán và sáp nhập bằng cách hoán đổi cổ phiếu, đây là hình thức được thị
trường sáp nhập ở Việt Nam ưa chuộng vì nó đảm bảo được tỷ lệ sở hữu cổ phần của
các cổ đông hiện hữu sau khi các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp sáp nhập.
Ngoài ra việc tiến hành sáp nhập bằng cách hoán đổi cổ phiếu sẽ mang lại nhiều
ưu điểm hơn là bằng tiền mặt bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn tiền
mặt lớn để thực hiện mua bán và sáp nhập. Chính vì vậy nên việc sử dụng cổ phiếu

hoán đổi khi tiến hành M&A giúp cho doanh nghiệp tăng quy mô vốn nhanh mà không
cần đến tiền mặt, đặc biệt là khi nhận định doanh nghiệp mục tiêu đang được đánh giá
cao hơn giá trị thực hoặc muốn chia sẻ rủi ro, người mua sẽ chọn cách trả bằng cổ
phiếu.
1.5 CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
Có nhiều cách thức phân loại các hình thức mua bán và sáp nhập khác nhau căn
cứ trên nhiều tiêu chí, nhưng thông thường thì người ta hay căn cứ vào mối liên kết
giữa các bên liên quan, và theo Andrew J.Sherman và Milledge A. Hart (2009) [1],
[12] thì hoạt động M&A được phân loại theo 3 hình thức:
1.5.1 M&A theo chiều ngang (Horizontal)
Hoạt động M&A theo chiều ngang là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các
doanh nghiệp cùng ngành, việc sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng
loại sản phẩm và thị trường. Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ
mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu,
giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối…
Sự kết hợp giữa các ngân hàng thương mại hoặc giữa các ngân hàng đầu tư là
loại hình M&A theo chiều ngang. Từ trước đến nay thì hoạt động mua bán và sáp nhập
các ngân hàng tại Việt Nam chủ yếu diễn ra theo hình thức này.

10


×