Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Ảnh hưởng của nhiệm kỳ kiểm toán đến chất lượng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƢU THỊ THẢO NGUYÊN

ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆM KỲ KIỂM TOÁN
ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƢU THỊ THẢO NGUYÊN

ẢNH HƢỞNG CỦA NHIỆM KỲ KIỂM TOÁN
ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN



TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đƣợc sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc thống kê, tổng hợp và phân tích từ
kết quả khảo sát thực tiễn. Những kết luận của luận văn chƣa đƣợc công bố trong
bất cứ công trình nào.

Tác giả

Lƣu Thị Thảo Nguyên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục sơ đồ
Danh mục bảng
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ..........................................................3
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
4.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................4

6. Các đóng góp của đề tài ..........................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ..............................6
1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................................................6
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................13
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................20
2.1. Tổng quan về chất lƣợng kiểm toán ...................................................................20
2.1.1. Một số khái niệm về chất lƣợng ..................................................................20
2.1.2. Một số khái niệm về chất lƣợng kiểm toán .................................................21
2.2. Quy định về nhiệm kỳ kiểm toán .......................................................................23
2.2.1. Quy định về nhiệm kỳ kiểm toán các nƣớc trên thế giới .............................23
2.2.2. Quy định về nhiệm kỳ kiểm toán tại Việt Nam ...........................................25
2.3. Các lý thuyết nền tảng ........................................................................................27
2.3.1. Lý thuyết đại diện ........................................................................................27


2.3.2. Lý thuyết các đối tƣợng có liên quan ..........................................................28
2.4. Mô hình sử dụng trong đề tài .............................................................................29
2.4.1. Mô hình chất lƣợng kiểm toán .....................................................................29
2.4.2. Mô hình ảnh hƣởng nhiệm kỳ đến chất lƣợng kiểm toán ............................31
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................33
3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................................33
3.1.1. Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................33
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................34
3.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................39
3.1.4. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................40
3.2. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................44
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................45
3.3.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................45
3.3.2. Phân tích tƣơng quan ...................................................................................45

3.3.3. Phân tích hồi quy đa biến.............................................................................45
3.3.4. Kiểm định mối tƣơng quan giữa nhiệm kỳ kiểm toán và chất lƣợng kiểm
toán ............................................................................................................................46
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................47
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu .................................................................................47
4.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả ......................................................................49
4.2.1. Mô tả các biến trong mô hình ......................................................................49
4.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ......................................................49
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ..................................................................54
4.3.1. Phân tích tƣơng quan giữa các biến .............................................................54
4.3.2. Phƣơng pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy .................55
4.3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ..................56
4.4. Kiểm định giả thuyết ..........................................................................................62
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .......................................69
5.1. Kết luận .............................................................................................................69


5.2. Kiến nghị ............................................................................................................71
5.3. Một số hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................73


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................33
Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................40

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy định về luân chuyển công ty kiểm toán viên và luân chuyển kiểm
toán viên tại một số nƣớc ..........................................................................................24

Bảng 3.1. Tóm tắt các nhân tố tác động và kỳ vọng .................................................43
Bảng 4.1. Bảng thống kê mẫu nghiên cứu ................................................................48
Bảng 4.2. Thống kê ngành quan sát ..........................................................................49
Bảng 4.3. Thống kê tần số loại công ty kiểm toán ....................................................50
Bảng 4.4. Thống kê mô tả loại công ty kiểm toán Big4 ...........................................50
Bảng 4.5. Thống kê tần số số năm niêm yết theo năm quan sát ...............................51
Bảng 4.6. Thống kê mô tả số năm niêm yết theo năm quan sát ................................51
Bảng 4.7. Bảng thống kê mô tả các biến định lƣợng còn lại trong mô hình.............52
Bảng 4.8. Bảng thống kê mô tả biến phụ thuộc trong mô hình ................................54
Bảng 4.9. Sự tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ..........................55
Bảng 4.10. Phƣơng pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS .................................55
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ..................................................56
Bảng 4.12. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ........................................57
Bảng 4.13. Bảng kết quả các trọng số hồi quy ..........................................................58
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy.....................................59
Bảng 4.15. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ........................................60
Bảng 4.16. Bảng kết quả các trọng số hồi quy ..........................................................60
Bảng 4.17. Bảng thống kê giá trị biến phụ thuộc ......................................................62
Bảng 4.18. Bảng kiểm định t - test…………………………………………………59
Bảng 4.19. Bảng so sánh kết quả mô hình và kỳ vọng…………………………….61


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài
Kiểm toán độc lập là một hoạt động độc lập, tức cơ quan kiểm toán cần phải
độc lập với đơn vị đƣợc kiểm toán, không chịu áp lực, không bị chi phối hoặc
không bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần trong quá trình

thực hiện kiểm toán. Tính độc lập là một điều kiện không thể thiếu, là nguyên tắc
hành nghề cơ bản của kiểm toán viên, cũng là điều kiện cần để đạt đƣợc chất lƣợng
kiểm toán.
Tuy nhiên, môi trƣờng làm việc của kiểm toán viên lại có thể làm phát sinh
các nguy cơ ảnh hƣởng đến việc không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, ảnh hƣởng
đến chất lƣợng kiểm toán. Việc xác định tất cả các tình huống phát sinh ảnh hƣởng
đến chất lƣợng kiểm toán và đƣa ra các biện pháp bảo vệ là điều không thể. Hơn
nữa, tùy vào bản chất của mỗi hợp đồng và công việc đƣợc giao mà các nguy cơ
phát sinh cũng sẽ khác nhau. Một trong những nguy cơ cần đƣợc nhắc đến chính là
nhiệm kỳ kiểm toán, đây cũng là nguy cơ đƣợc tranh luận nhiều trong các kết quả
nghiên cứu.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong một thời gian dài, kiểm toán viên có xu
hƣớng ủng hộ khách hàng và giảm thiểu thái độ hoài nghi nghề nghiệp. Điều này
cũng có thể do sợ mất khách hàng đƣa đến giảm doanh thu của công ty kiểm toán,
sẽ làm kiểm toán viên bỏ qua các sai phạm, đặc biệt là đối với khách hàng quen
thuộc (Davis và cộng sự, 2003; Myers, Myers, và Omer, 2003; Gavious,
2007). Việc luân chuyển kiểm toán sẽ mang lại một “cái nhìn mới” cho báo cáo tài
chính công ty, làm tăng khả năng phát hiện sai sót trọng yếu. Đây đƣợc coi là một
cách hiệu quả để đảm bảo tính khách quan và tính độc lập, cũng nhƣ ngăn chặn việc
“mua ý kiến” (Crabtree, Brandon, và Maher, 2006; Lu và Sivaramakrishnan, 2009).
Một trong các nghiên cứu chính ủng hộ quan điểm này gồm có Chi, W. và Huang,
H. (2005).


2

Ngƣợc lại, một số nghiên cứu khác đã lập luận rằng nếu thay đổi kiểm toán
viên liên tục sẽ ảnh hƣởng đến chi phí kiểm toán do phải tìm hiểu khách hàng hoặc
kiểm toán viên sẽ thiếu kinh nghiệm, nên việc luân chuyển kiểm toán lại là nguyên
nhân giảm chất lƣợng kiểm toán (Myers và cộng sự, 2003; Johnson và cộng sự,

2002). Khi nhiệm kỳ kiểm toán tăng, kiểm toán viên biết nhiều hơn về khách hàng,
sẽ giảm sự phụ thuộc vào các ƣớc tính, đem lại kết quả kiểm toán hiệu quả hơn
(Crabtree, 2004). Nói cách khác, họ tin rằng mối quan hệ kiểm toán viên và khách
hàng lâu dài sẽ nâng cao chất lƣợng kiểm toán, trong khi một kiểm toán viên mới sẽ
không nắm đƣợc thông tin nhiều của một công ty mới kiểm toán (GAO, 2003), điều
này cản trở hiệu quả kiểm toán và có thể dẫn đến thiệt hại cho xã hội (Lu và
Sivaramakrishnan, 2009). Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này gồm: Johnson và
cộng sự, 2002; Myers và cộng sự, 2003.
Ngoài ra, cũng có các nghiên cứu đƣa ra kết quả rằng kiểm toán viên không
giảm tính độc lập trong thời gian dài, nhƣng cũng không làm họ trở nên độc lập hơn
(Carey và Simnett, 2006; Ghosh và Moon, 2005; Knechel và Vanstraelen, 2007).
Một số các nghiên cứu khác tiến hành tại các quốc gia mới nổi cũng tìm thấy một
kết quả tƣơng tự: rằng không có mối liên hệ thuận chiều giữa nhiệm kỳ và tính độc
lập của kiểm toán (Chen và cộng sự, 2008 sử dụng dữ liệu của Đài Loan; Shafie và
cộng sự, 2009 sử dụng dữ liệu của Malaysia). Nhƣ vậy, liệu việc luân chuyển kiểm
toán thƣờng xuyên có làm nâng cao chất lƣợng kiểm toán hay không là chủ đề đƣợc
quan tâm khá sớm.
Tại Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán nhƣ: nghiên
cứu cơ chế kiểm soát chất lƣợng cho hoạt động kiểm toán tại Việt Nam nhằm tìm
các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán, một vài nghiên cứu khác liên
quan phí kiểm toán và nhiệm kỳ kiểm toán. Tuy nhiên, nội dung về nhiệm kỳ kiểm
toán chƣa đƣợc thực hiện nhiều, trong đó nghiên cứu của Lâm Huỳnh Phƣơng
nghiêng về luân chuyển công ty kiểm toán (chiều dài nhiệm kỳ công ty kiểm toán)
với kết quả nhận đƣợc là chƣa thể chứng minh đƣợc nhiệm kỳ công ty sẽ ảnh hƣởng
đến chất lƣợng kiểm toán. Do đó tác giả sẽ lựa chọn hƣớng nghiên cứu về luân


3

chuyển kiểm toán viên (với nhiệm kỳ 3 năm theo quy định hiện tại) sẽ tác động nhƣ

thế nào đến chất lƣợng kiểm toán, kết quả có giống hay không đối với nghiên cứu
nhiệm kỳ công ty kiểm toán của Lâm Huỳnh Phƣơng.
Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn chủ đề tìm hiểu về nhiệm kỳ kiểm toán
với tên đề tài: “Ảnh hƣởng của nhiệm kỳ kiểm toán đến chất lƣợng kiểm toán –
nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự tác động của nhiệm kỳ kiểm toán đến chất lƣợng kiểm toán tại các
công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Từ đó, nhận xét và gợi ý
một số chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Chất lƣợng kiểm toán của các công ty thuộc nhóm bắt buộc luân chuyển
kiểm toán (hết nhiệm kỳ 3 năm) có khác biệt so với chất lƣợng kiểm toán các công
ty thuộc không thuộc nhóm bắt buộc luân chuyển (còn trong nhiệm kỳ 3 năm) trong
cùng một năm?
- Chất lƣợng kiểm toán các các công ty thuộc nhóm bắt buộc luân chuyển (hết
nhiệm kỳ 3 năm) trong năm nghiên cứu có khác biệt so với chất lƣợng kiểm toán
của các công ty này vào năm trƣớc (còn trong nhiệm kỳ 3 năm) với nhóm kiểm
toán viên cũ?
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu là sự tác động của nhiệm kỳ kiểm toán đến chất
lƣợng kiểm toán.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đến chất lƣợng báo cáo kiểm toán tại các công ty cổ phần
đang hoạt động tại Việt Nam niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính bao gồm: ngân hàng, dịch vụ tài


4


chính, chứng khoán và bảo hiểm…thì đƣợc loại ra khỏi nghiên cứu do những hoạt
động tài chính đặc thù không phù hợp trong bài nghiên cứu.
4.3. Thời gian nghiên cứu
Số liệu đƣợc chọn để nghiên cứu là dựa trên báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã đƣợc kiểm toán. Thời gian
nghiên cứu các số liệu là 4 năm từ năm 2012 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là phƣơng pháp định lƣợng. Tronng đó,
phƣơng pháp tổng hợp, phân tích nhằm tìm hiểu và tổng hợp các nghiên cứu trƣớc
liên quan đến chất lƣợng kiểm toán để đƣa ra các giả thuyết liên quan. Phƣơng pháp
định lƣợng để nghiên cứu thực nghiệm. Tác giả tiến hành thu thập báo cáo thƣờng
niên và báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam, là các công ty cung cấp đầy đủ báo cáo trong các năm từ 2012 đến 2015.
Mô hình nghiên cứu sử dụng là mô hình của Chi, W. và Huang, H. (2005);
theo đó, chất lƣợng kiểm toán đƣợc đo lƣờng qua hai biến: dồn tích bất thƣờng theo
mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) và dồn tích vốn lƣu động bất thƣờng theo mô hình
Defond và Park (2001). Mô hình sử dụng để kiểm định giả thuyết là mô hình hồi
quy theo Myers và cộng sự (2003) đƣợc điều chỉnh theo nghiên cứu của Chi, W. và
Huang, H. (2005). Dữ liệu thu đƣợc từ báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán sẽ
đƣợc nhập vào phần mềm Excel 2010 để xử lý, tính toán các số liệu cần thiết. Tiếp
theo dữ liệu sẽ đƣợc kiểm tra, mã hoá và đƣợc chuyển sang phần mềm SPSS 16.0
để tiến hành các bƣớc phân tích và kiểm định để tìm ra kết quả.
6. Các đóng góp của đề tài
Đề tài hệ thống hóa và trình bày các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về vấn đề
luân chuyển kiểm toán đến chất lƣợng kiểm toán tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế
giới. Đồng thời giới thiệu các phƣơng pháp định lƣợng chất lƣợng kiểm toán đã
đƣợc sử dụng trên thế giới để phát hiện dấu hiệu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
nhà quản lý và đo lƣờng gián tiếp chất lƣợng kiểm toán. Từ kết quả của đề tài có thể
làm sáng tỏ hơn các lý luận liên quan cũng nhƣ bổ sung thêm bằng chứng thực



5

nghiệm từ các công ty niêm yết tại Việt Nam về sự tác động của nhiệm kỳ kiểm
toán đến chất lƣợng kiểm toán.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra những đánh giá về tính hữu hiệu
của quy định hiện hành về việc luân chuyển kiểm toán trong việc nâng cao chất
lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Từ đó, đƣa ra các kiến nghị về vấn
đề này trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo
hữu ích cho các đối tƣợng có nhu cầu tìm hiểu về chất lƣợng báo cáo kiểm toán qua
sự tác động của nhiệm kỳ kiểm toán, cũng nhƣ làm tài liệu hữu ích cho các cơ quan
chức năng, quản lý, hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Bộ tài chính tham
khảo để điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo kiểm toán.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài các trang Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục và Chƣơng mở đầu trình
bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi và
đối tƣợng nghiên cứu,.. kết cấu của đề tài gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và hạn chế của đề tài.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC


1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Ảnh hƣởng của nhiệm kỳ kiểm toán đến chất lƣợng kiểm toán luôn là chủ đề
thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các đối tƣợng sử dụng cũng nhƣ các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc. Chƣơng này sẽ tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam, nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu về chủ đề này.
Trên thế giới có một số nghiên cứu liên quan về chất lƣợng kiểm toán và
nhiệm kỳ kiểm toán, dƣới đây là một vài nghiên cứu tiêu biểu:
Johnson, V. E., I. K. Khurana, and J. K. Reynolds. 2002. Audit-firm
tenure and the quality of financial reports. Contemporary Accounting Research
19 (4): 637-660. Bài nghiên cứu tiến hành điều tra xem nhiệm kỳ công ty kiểm toán
có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính hay không, với đối tƣợng nghiên
cứu là các tập đoàn bảo hiểm của Hoa Kỳ. Tác giả sử dụng hai thƣớc đo đại diện
chất lƣợng báo cáo tài chính: giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích không mong đợi
(unexpected accruals) và kết cấu khoản dồn tích về thu nhập (accrual components of
earnings), với số lƣợng mẫu đƣợc sử dụng là 11.148 quan sát công ty công bố trên
Compustat (đây là một cơ sở dữ liệu thông tin tài chính, thống kê và thị trƣờng cho
toàn công ty trên thế giới) trong thời gian 10 năm (từ 1986-1995).
Mô hình sử dụng để tính khoản dồn tích bất thƣờng là mô hình Jones 1991
đƣợc sửa đổi theo Jiambalvo (1994) và Subramanyam (1996), với công thức nhƣ
sau:
|UAIt| = TAit/Ait-1 =

1jt(1/Ait-1)

+

2jt(

[( REVit - ARit)/Ait-1] +


3jt(PPEit/Ait-1)

+

it

Trong đó TA là tổng các khoản dồn tích, A: tổng tài sản, REV: tổng doanh thu
bán hàng, AR: khoản phải thu, và PPE: tổng tài sản cố định. Các hệ số
3jt

1jt,

2jt



là các thông số ƣớc tính dồn tích mong đợi sử dụng cho tất cả các công ty trong

ngành công nghiệp thứ j (đƣợc xác định bởi hai chữ số mã SIC) và năm tài chính t.
Sau đó, tác giả dựa vào mô hình hồi quy dƣới đây để kiểm tra các mối quan hệ
giữa khoản dồn tích bất thƣờng và nhiệm kỳ kiểm toán:


7

|UAIt| =
6SHORTit

+


+

0

1(OCFit/Ait-1)

7LONGit

+

+

2LAit

+

3LEVit

+

4FCit

+

5AGEit

+

it


Trong đó |UAIt|: giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích bất thƣờng của công ty i
tại thời điểm t; OCFit: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i tại thời điểm
t; Ait-1: tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t – 1; LAit: logarit tổng tài sản của
công ty i tại thời điểm t; LEVit: tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của công ty i tại thời
điểm t; FCit: Altman Z-score của công ty i tại thời điểm t; AGEit: số năm công ty i
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán tại thời điểm t; SHORTit: nhận giá trị là 1 nếu
nhiệm kỳ công ty kiểm toán ngắn (2 hoặc 3 năm); nếu khác nhận giá trị là 0;
LONGit: nhận giá trị là 1 nếu nhiệm kỳ công ty kiểm toán dài (9 năm trở lên); nếu
khác nhận giá trị là 0.
Mô hình sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa mức độ khoản dồn tích này
tồn tại trong thu nhập của năm tiếp theo và nhiệm kỳ kiểm toán (Sloan, 1996):
Eit+1/Ait-1 =

0

+

1(OCFit/Ait-1)

+

2(TAit/Ait-1)

+

4[(OCFit/A i t - 1 )*LONGit]

+


+

6[(TAit/Ait-1*LONGit

it-1

+

+

3[(OCFit/Ait-1)*SHORTit]

5[(TAit/Ait-1)*SHORTit]

Trong đó: Eit+1 là thu nhập của công ty i trong năm t.
Kết quả, họ thấy rằng nhiệm kỳ công ty kiểm toán trung bình (4 - 8 năm) và
ngắn (2 - 3 năm) có liên quan đến chất lƣợng báo cáo tài chính thấp. Tuy nhiên,
không có bằng chứng để kết luận chất lƣợng báo cáo tài chính sẽ giảm đối với
nhiệm kỳ nhiều hơn 9 năm. Kết quả nghiên cứu không thể khẳng định luân chuyển
công ty kiểm toán với nhiệm kỳ dài có tác động xấu đến chất lƣợng báo cáo tài
chính, nhƣng khẳng định nhiệm kỳ ngắn thì có ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng
báo cáo.
Myers, J., L. A. Myers, and T. C. Omer. 2003. Exploring the term of
auditor-client relationship and the quality of earnings: A case for mandatory
auditor rotation? The Accounting Review 78 (3): 779-799. Trong nghiên cứu này,
tác giả cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhiệm kỳ và chất lƣợng thu nhập thông
qua hai giá trị tuyệt đối là: khoản dồn tích bất thƣờng (abnormal accrual) theo mô


8


hình Jones và khoản dồn tích ngắn hạn (current accrual) đại diện cho chất lƣợng thu
nhập. Nghiên cứu tập trung vào việc “luân chuyển kiểm toán bắt buộc”, với mối
quan tâm là nhiệm kỳ kiểm toán càng dài sẽ làm giảm chất lƣợng thu nhập.
Mẫu sử dụng của tác giả gồm tất cả công ty trong năm 1988 – 2000 trên
Compustat vào năm 2001 và thêm ít nhất dữ liệu sáu năm trƣớc đó để đảm bảo rằng
khoản dồn tích bất thƣờng có liên quan đến hoạt động của công ty (Teoh và cộng
sự, 1998). Hai phƣơng pháp dồn tích đƣợc sử dụng trong bài nhƣ sau:
Curent Accruals = [( CA - Cash) – ( CL - STD)] và
Discretionary Accruals = Accruals –

0

+

1

Revenue +

1

PPE (mô hình

Jones hiệu chỉnh).
Mô hình chung với các biến kiểm soát đƣợc tác giả đã tổng hợp các biến từ
các nghiên cứu trƣớc nhƣ sau:
Accruals = α + β1Tenure + β2Age + β3Size + β4 IndGrw + β5CashFlow +
β6AuditorType + β7 -69Industry + β1988 – 1999Year +

Trong đó Accruals: khoản dồn tích tùy ý (discretionary accruals) hoặc dồn

tích ngắn hạn (current accruals) đƣợc đo bằng tổng tài sản trung bình; Tenure: số
năm liên tiếp công ty đƣợc kiểm toán; Age: số năm công bố thông tin trên
Compustat từ năm 1980; Size: quy mô công ty, lấy logarit tổng tài sản; Industry
Growth: tăng trƣởng công nghiệp, ∑

⁄∑

; Cash Flow:

dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đƣợc đo bởi tổng tài sản trung bình; Auditor
Type: biến giả bằng 1 nếu kiểm toán viên thuộc công ty Big 4 hoặc Big 5, không
phải là 0; Industry: dựa trên hai chữ số mã SIC; Year: năm dƣơng lịch. Đo lƣờng tất
cả các biến bằng tổng tài sản bình quân.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chất lƣợng thu nhập trên báo cáo sẽ cao
hơn với nhiệm kỳ kiểm toán dài. Nhƣ vậy, các tác giả cho thấy rằng nhiệm kỳ kiểm
toán không làm giảm chất lƣợng kiểm toán và chất lƣợng thu nhập. Tuy nhiên,

cũng không thể kết luận là chất lƣợng thu nhập hoặc chất lƣợng kiểm toán sẽ
đƣợc cải thiện nếu vẫn tiếp tục kiểm toán.
Khác với hai nghiên cứu trên khi quan tâm đến việc luân chuyển công ty


9

kiểm toán thì nghiên cứu của Chi, W. and Huang, H. (2005). Discretionary
accruals, audit-firm tenure, and audit-partner tenure: Empirical evidence
from Taiwan. Journal of Contemporary Accounting & Economics, Vol. 1, No. 1,
pp.65-92. quan tâm hơn về việc luân chuyển kiểm toán viên. Nghiên cứu này điều
tra về tính hiệu quả của việc bắt buộc luân chuyển kiểm toán đối với chất lƣợng
kiểm toán, dữ liệu đƣợc sử dụng là mẫu sơ bộ của 998 công ty tại Đài Loan trong

năm 2002, và theo dõi các nhóm kiểm toán trong mẫu sơ bộ đƣợc lọc lại trong năm
2003 và 2004. Tác giả cũng sử dụng khoản dồn tích đại diện cho biến chất lƣợng
kiểm toán (Johnson và cộng sự, 2002; Myers và cộng sự, 2003) với 2 trƣờng hợp là:
dồn tích bất thƣờng (Jones, 1991) và dồn tích vốn lƣu động bất thƣờng (DeFond và
Park, 2001).
1. Khoản dồn tích đầu tiên là khoản dồn tích bất thƣờng (ABNACt) ƣớc tính
các số dƣ từ mô hình Jones (1991) nhƣ sau:
=

+

+

+

Với TACt: tổng số dự thu trong nửa đầu của năm t;

t

: thay đổi trong

doanh thu bán hàng giữa nửa đầu của năm t và nửa đầu của năm t-1;

t:

thay đổi

trong các khoản phải thu giữa nửa đầu của năm t và nửa đầu của năm t-1; PPEt: tổng
số tiền lãi của tài sản, nhà máy và thiết bị vào cuối của nửa đầu năm t; và TAt-1:
tổng tài sản vào cuối năm t-1.

2. Khoản dồn tích thứ hai là khoản dồn tích vốn lƣu động bất thƣờng đại diện
cho chất lƣợng kiểm toán (DeFond và Park, 2001):
(

)

=

Với WCt: vốn lƣu động không phải tiền trong nửa đầu của năm t = (Tài sản
lƣu động - tiền và đầu tƣ ngắn hạn) - (nợ ngắn hạn - nợ vay ngắn hạn); SALESt:
doanh thu bán hàng trong nửa đầu của năm t; TAt-1: tổng tài sản vào cuối năm t-1.
Để kiểm tra sự hiệu quả của luân chuyển kiểm toán bắt buộc đối với chất
lƣợng kiểm toán, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dƣới đây theo Myers và cộng sự
(2003):


10

Acc = α + β1BMK + β2Age + β3Size + β4IndGrw + β5CFO + β6Big4 +ε
Với Acc: khoản dồn tích vốn lƣu động bất thƣờng (AWCAt), đƣợc đo bằng giá
trị tuyệt đối; BMK: biến giả bằng 1 nếu quan sát thuộc mẫu chuẩn, bằng 0 nếu là
mẫu luân chuyển bắt buộc, Age: số năm từ khi công ty niêm yết; Size: logarit của
tổng tài sản vào cuối nửa đầu năm t; IndGrw: tăng trƣởng ngành công nghiệp =


⁄∑

; CFO: dòng tiền hoạt động kinh doanh từ báo cáo

lƣu chuyển tiền tệ trong nửa đầu của năm t, chia cho tổng tài sản vào cuối của nửa

đầu năm t-1; Big4: biến giả bằng 1 nếu kiểm toán viên thuộc công ty Big N, không
phải nhận giá trị là 0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, chất lƣợng kiểm toán của các công ty
bắt buộc luân chuyển kiểm toán cao hơn so với chất lƣợng kiểm toán của các công
ty không bị bắt buộc luân chuyển trong năm 2004. Thứ hai, đối với các công ty có
kiểm toán đƣợc luân chuyển bắt buộc trong năm 2004, có chất lƣợng kiểm toán thấp
hơn so một năm trƣớc đây với các công ty kiểm toán cũ. Thứ ba, chất lƣợng của các
công ty luân chuyển kiểm toán bắt buộc trong năm 2004 là không thể phân biệt
đƣợc so với các công ty kiểm toán mà các cộng sự đã luân chuyển tự nguyện trong
những năm trƣớc năm 2003.
Ngoài ra, nghiên cứu của Carey, P. and Simnett, R. (2006). Audit partner
tenure and audit quality. The Accounting Review, Vol. 81, No. 3, pp.654-676.
còn đƣa ra nhiều hƣớng để xem xét mối quan hệ giữa nhiệm kỳ kiểm toán đến chất
lƣợng kiểm toán. Tác giả sử dụng ba cách đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán, đầu tiên
là khuynh hƣớng kiểm toán viên đƣa ra ý kiến liên quan giả định hoạt động liên tục
cho các công ty có dấu hiệu phá sản, thứ hai là khoản dồn tích vốn lƣu động bất
thƣờng, cuối cùng là khoản chuẩn về lợi nhuận bị sai sót (missing earnings
benchmarks). Mẫu của nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Úc vào năm 1995. Đây là giai đoạn mà việc luân chuyển kiểm
toán là không bắt buộc.
1. Đối với việc đƣa ra ý kiến hoạt động liên tục, tác giả sử dụng mô hình hồi
quy logistic để ƣớc tính xác suất kiểm toán viên phát hành ý kiến hoạt động liên tục


11

đối với một công ty có dấu hiệu phá sản (DeFond và cộng sự, 2002). Mô hình hồi
quy nhƣ sau:
OPINION = 0 + 1 PBANK + 2 SIZE + 3 AGE + 4 LEV+ 5 CLEV + 6
RETURN + 7LLOSS + 8INVESTMENTS + 9AUDFIRM + 10 FEERATIO +

11 CFFO + 12 MINING + 13 TENURE≤2 + 14 TENURE>7 + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc: OPINION: nhận giá trị bằng 1 nếu công ty nhận đƣợc ý kiến
hoạt động liên tục, ý kiến khác nhận giá trị bằng 0.
Biến thực nghiệm: TENURE >7: nhận giá trị là 1 nếu nhóm kiểm toán cho
một công ty lớn hơn bảy năm, ý kiến khác nhận giá trị bằng 0.
Biến kiểm soát: PBANK: xác suất phá sản đƣợc đo bằng hệ số Zmijewski;
SIZ: logarit của tổng tài sản vào cuối năm tài chính; AGE: logarit số năm kể từ khi
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Úc; LEV: tổng nợ chia cho tổng tài sản;
CLEV: thay đổi LEV trong năm; RETURN: lợi nhuận điều chỉnh thị trƣờng trong
năm tài chính; LLOSS: nhận giá trị là 1 nếu công ty báo lỗ trong năm trƣớc đó, ý
kiến khác nhận giá trị bằng 0; INVESTMENTS: chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn và
dài hạn đƣợc chia bởi tổng tài sản; AUDFIRM: nhận giá trị là 1 nếu kiểm toán bởi
công ty Big 6, ý kiến khác nhận giá trị 0; FEERATIO: tỷ lệ phí phi kiểm toán trên
tổng phí trả cho kiểm toán viên; CFFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh;
MINING: nhận giá trị là 1 nếu là ngành công nghiệp khai thác mỏ, ý kiến khác nhận
giá trị bằng 0; TENURE≤2: nhận giá trị là 1 nếu nhóm kiểm toán có nhiệm kỳ bằng
hoặc ít hơn 2 năm, ý kiến khác nhận giá trị là 0.
2. Mô hình đối với khoản dồn tich vốn bất thƣờng (AWCA) đƣợc áp dụng bởi
mô hình chính là mô hình DeFond và Park (2001), khác với mô hình đƣợc sử dụng
rộng rãi ở các nghiên cứu khác (thƣờng là mô hình Jones, mô hình này có công thức
nhƣ sau:
AWCA t = WC t - [(WC t-1 / S t-1 ) x S t ]
Trong đó t: năm, t-1: năm trƣớc; WCt: vốn lƣu động không phải tiền trong
năm nay (Tài sản lƣu động - tiền mặt và đầu tƣ ngắn hạn) - (nợ ngắn hạn - nợ ngắn


12

hạn); WCt-1: vốn lƣu động không phải tiền trong năm trƣớc; S t: doanh thu trong

năm nay; S t-1: doanh thu trong năm trƣớc. Đo lƣờng tất cả các biến bằng tổng tài
sản bình quân (Myers và cộng sự, 2003).
Mô hình đo lƣờng giữa khoản dồn tích vốn bất thƣờng với nhiệm kỳ kiểm toán
đƣợc áp dụng theo Myers và cộng sự, 2003, Frankel và cộng sự, 2002; Reynolds và
Francis, 2000; Francis và cộng sự, 1999; Becker và cộng sự, 1998 nhƣ sau:
AWCA = 0 + 1 AUDFIRM + 2 PBANK +3 OPINION + 4 SIZE + 5 LEV
+ 6 LLOSS + 7 FEERATIO + 8 PERFORM + 9 AGE + 10 GROWTH + 11
CFFO + 12 MINING + 13 TENURE≤2 + 14 TENURE>7 + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc: AWCA: dồn tích vốn lƣu động bất thƣờng.
Biến kiểm soát: PERFORM: thu nhập trƣớc thuế trên tổng tài sản vào cuối
năm tài chính; GROWTH: tốc độ tăng trƣởng. Các biến khác ý nghĩa tƣơng tự mô
hình 1.
3. Mô hình áp dụng đối với chuẩn về thu nhập bị sai sót theo Menon và
Williams, 2004 nhƣ sau:
Y = 0 + 1AUDFIRM + 2PBANK + 3SIZE + 4AGE + 5 MKTVAL + 6
MINING + 7 TENURE≤2 + 8 TENURE>7 + ε
Y đƣợc xác định trong 4 mô hình khác nhau nhƣ Pr (BEATS_BE = 1), Pr
(MISSES_BE = 1), Pr (BEATS_LYR = 1), và Pr (MISSES_LYR = 1). Và bổ sung
biến kiểm soát MKTVAL: logarit của giá trị thị trƣờng vốn chủ sở hữu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kiểm toán viên với nhiệm kỳ dài xu hƣớng
đƣa ra ý kiến hoạt động liên tục thấp hơn, và một số bằng chứng cho thấy chuẩn về
thu nhập bị sai sót làm giảm chất lƣợng kiểm toán trong nhiệm kỳ dài. Tuy nhiên,
không có bằng chứng có ý nghĩa thống kê giữa nhiệm kỳ kiểm toán và khoản dồn
tích vốn lƣu động bất thƣờng. Tức là không thể đƣa ra kết luận nhiệm kỳ kiểm toán
ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chất lƣợng kiểm toán.


13


1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhiệm kỳ kiểm toán
đến chất lƣợng kiểm toán, phần lớn nghiên cứu theo hƣớng chất lƣợng kiểm toán
hay kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Dƣới dây, là một số nghiên cứu liên quan nhƣ
sau:
Trần Khánh Lâm, 2011. Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt
động kiểm toán tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trƣờng đại học kinh tế
Tp.HCM. Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm cơ bản về kiểm soát chất
lƣợng hoạt động kiểm toán độc lập, các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán,
cơ chế kiểm soát chất lƣợng. Dữ liệu tác giả sử dụng cho phân tích định lƣợng,
thống kê mô tả là từ các báo cáo hoạt động thƣờng niên của hơn 100 các công ty
kiểm toán qua các năm 2007, 2008 và 2009; cùng các dữ iệu của các nghiên cứu
trƣớc và dữ liệu từ các báo cáo thƣờng niên của Vụ chế độ Kế toán – kiểm toán (Bộ
tài chính) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Ngoài ra, còn có
các mẫu khảo sát bao gồm: 35 công ty kiểm toán đƣợc kiểm tra chất lƣợng trong
năm 2009, dữ liệu khảo sát từ 69 công ty kiểm toán độc lập có quy mô và hình thức
sở hữu khác nhau của năm 2008 và năm 2009, để đánh giá mức độ xây dựng và
tuân thủ các quy định kiểm soát chất lƣợng của các công ty kiểm toán độc lập, cũng
nhƣ mức độ thực hiện kiểm tra chất lƣợng của cơ quan Nhà nƣớc (Vụ Chế độ Kế
toán – Kiểm toán, Uỷ ban chứng khoán) và VACPA.
Kết quả, tác giả tìm ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán
nhƣ: Quy mô công ty kiểm toán, mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực, nhiệm kỳ của
kiểm toán viên, giá phí kiểm toán, phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp,
phƣơng pháp luận kiểm toán và tính cách của kiểm toán viên, và kiểm soát chất
lƣợng dịch vụ. Ở cấp độ một tổ chức, quy mô công ty kiểm toán và giá phí kiểm
toán có ảnh hƣởng lớn đến chất ƣợng kiểm toán. Ở cấp độ vi mô từng cá nhân trong
một tổ chức thì yếu tố tính cách của kiểm toán viên là yếu tố quan trọng nhất.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Phƣơng Hồng, Hà Hoàng Nhân,
2015. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính độc lập của kiểm toán viên – Bằng



14

chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 215. tìm
hiểu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính độc lập của kiểm toán viên để xác định
thêm sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng, bằng việc khảo sát 3 nhóm đối tƣợng:
kiểm toán viên (gồm các kiểm toán viên hành nghề và trợ lý kiểm toán), kế toán
viên và ngƣời sử dụng báo cáo tài chính (gồm nhân viên tín dụng ngân hàng và nhà
đầu tƣ cá nhân). Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi nhân khẩu học và các câu hỏi khảo
sát quan điểm về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tính độc lập của kiểm toán
viên, dựa trên bảng câu hỏi của Beattie và cộng sự, 1999; Alleyne và cộng sự, 2006;
Al-Ajmi và Saudagaram, 2011 có điều chỉnh phù hợp với nghiên cứu. Đối tƣợng
khảo sát từ nhiều địa phƣơng khác nhau, trong đó gồm thành phố Hồ Chí Minh,
Khánh Hoà, Phú Yên, Quãng Ngãi,… các công ty kiểm toán thuộc các công ty Big
4, các công ty kiểm toán khác,… các công ty dịch vụ kế toán, các công ty sản xuất
thƣơng mại, dịch vụ khác với cách chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả cho thấy có 14 nhân tố đe doạ đến tính độc lập của kiểm toán viên.
Trong đó, 3 nhân tố đe doạ đe doạ lớn nhất đến tính độc lập là: phí dịch vụ phi kiểm
toán lớn hơn 100% phí kiểm toán; áp lực về cạnh tranh phí kiểm toán và áp lực về
ngân sách mà các công ty kiểm toán áp đặt lên kiểm toán viên. Và 4 nhân tố ít đe
doạ nhất đến tính độc lập là: phí dịch vụ phi kiểm toán bằng từ 50% đến dƣới 100%
phí kiểm toán, công ty kiểm toán là công ty trong nƣớc – quy mô nhỏ, phí dịch vụ
phi kiểm toán bằng từ 25% đến dƣới 50% phí kiểm toán và công ty kiểm toán thực
hiện kiểm toán cho một khách hàng trong một thời gian kéo dài hơn 5 năm. Bài
nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, sự kéo dài thời gian kiểm toán của một công ty
đối với một khách hàng cũng đe doạ đến tính độc lập (phù hợp với các nghiên cứu
trƣớc) và đây cũng là một nhân tố đƣa ra nhiều kết quả khác nhau ở các nghiên cứu
trƣớc đây.
Từ việc nghiên cứu và tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán
tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu cụ thể hơn về sự tác động của từng

yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán. Trong đó, nghiên cứu của Lâm Huỳnh
Phƣơng, 2013. Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng


15

hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng
đại học kinh tế Tp.HCM. đã có bƣớc đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa việc luân
chuyển kiểm toán viên đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính, và trong bài
nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu thiên về luân chuyển công ty kiểm toán. Tác giả đã
thực hiện việc lấy số liệu kế toán từ báo cáo tài chính năm và thu thập thu thông tin
về kiểm toán viên phụ trách kiểm toán trên báo cáo kiểm toán kèm theo của các
công ty hiện đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và thị trƣờng chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2000 đến năm 2012. Các
công ty đƣợc lựa chọn là các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, thƣơng mại,
hoặc dịch vụ, không phải là định chế tài chính trung gian nhƣ ngân hàng, công ty
bảo hiểm hay công ty chứng khoán, do mô hình nghiên cứu không thể dùng để
nghiên cứu các khoản dồn tích tự định tại các ngân hàng hay các định chế tài chính
vì đặc điểm kinh doanh khác nhau và không cùng áp dụng chung một chuẩn mực kế
toán trong việc trình bày và công bố các số liệu tài chính.
Tác giả đã tiếp nối các nghiên cứu trƣớc về chất lƣợng kiểm toán nhƣ Chen và
cộng sự (2009), Myers và cộng sự (2003), Siregar và cộng sự (2012), sử dụng
khoản dồn tích để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa chất lƣợng kiểm toán
BCTC, và các biến độc lập bên cạnh biến đại diện cho nhiệm kỳ kiểm toán là loại
hình kiểm toán (Big 4 hoặc không phải Big 4), tỷ số nợ trên tổng tài sản,..và vận
dụng phƣơng trình hồi quy đa biến để tìm ra mối liên hệ giữa chất lƣợng kiểm toán
và nhiệm kỳ kiểm toán, theo mô hình:
|DA| =

+


1APT

+

2BIG4

+

3LEV

+

4GROW

+

5CFO

+

Với APT: nhiệm kỳ kiểm toán (đƣợc đo lƣờng bằng số năm liên tiếp một kiểm
toán viên thực hiện công việc kiểm toán cho một công ty); BIG4: biến giả Dummy,
mang giá trị là 1 nếu công ty kiểm toán là một trong các BIG4, nếu không phải là 0;
LEV: tỷ số nợ trên tổng tài sản (đƣợc tính bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia cho
tổng tài sản trong kỳ); GROW: Tốc độ tăng trƣởng về quy mô của công ty (đƣợc
tính bằng cách lấy tổng tài sản năm t trừ tổng tài sản năm t – 1 và chia lại cho tổng


16


tài sản năm t – 1); CFO: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong
năm t.
Kết quả, tác giả nhận thấy việc luân chuyển kiểm toán ở mức độ công ty
không có mối liên hệ tuyến tính rõ ràng giữa nhiệm kỳ kiểm toán và kiểm toán viên,
dẫn đến kết luận không có bằng chứng cho thấy nhiệm kỳ công ty kiểm toán dài sẽ
làm giảm chất lƣợng kiểm toán.
Một nghiên cứu khác tìm hiểu về cụ thể về một trong các nhân tố tác động đến
chất lƣợng kiểm toán là nghiên cứu của Phạm Trƣờng Quân, 2015. Nghiên cứu
mức độ tác động của phí kiểm toán và các nhân tố liên quan đến chất lượng kiểm
toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng đại học kinh tế Tp.HCM. Mục
tiêu của nghiên cứu là xem xét mức độ tác động phí kiểm toán ảnh hƣởng nhƣ thế
nào đến chất lƣợng kiểm toán, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, bằng cách tìm hiểu các nghiên
cứu trƣớc đây với mục đích xem xét các mô hình nghiên cứu, các kết quả nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến chất lƣợng kiểm toán, phí kiểm toán để xác
định mô hình nghiên cứu phù hợp. Từ đó xem xét tác động của phí kiểm toán ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến chất lƣợng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Cụ
thể là xem xét tác động của khoản phí kiểm toán bất thƣờng và các nhân tố nhƣ quy
mô tổng tài sản, biến động doanh thu, hệ số nợ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh,
sự thay đổi công ty kiểm toán và độ trễ của các khoản dồn tích tạo ra mức độ tác
động mạnh hay yếu đến chất lƣợng kiểm toán.
Nghiên cứu thực hiện với mẫu gồm 123 công ty có trụ sở chính tại thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng và Long An bằng phƣơng pháp lấy mẫu
thuận tiện. Ngoài ra, số liệu thu thập đƣợc chỉ bao gồm ba năm từ năm 2012 đến
năm 2014, với mô hình nghiên cứu sơ bộ đƣợc đề xuất dựa trên mô hình của Choi
và cộng sự, 2010 nhƣ sau:
|DA| hoặc DA =
ABAFEE) +


4LNTA

+

0

+

1POS_ABAF

5BIG4

+

6BTM

+

+

2ABAFREE
7CHGSALE

+

+

3(POS_ABAF*


8LOSS

+

9LEVE


17

+

10ISSUE
15STD_REV

+

11AUDCHG

+

12CFO

+

13LAGACCR

+

14STD_CFO


+

+ industry & year dummies + error term

Trong đó: Biến DA là đại diện cho chất lƣợng kiểm toán; POS_ABAF: 1 nếu
ABAFEE >0; ABAFREE: phí kiểm toán bất thƣờng ƣớc tính từ mô hình xác định
phí kiểm toán; LNTA: logarit tổng tài sản; BIG4: 1 nếu công ty kiểm toán thuộc 4
công ty kiểm toán hàng đầu; BTM: tỷ số giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trƣờng;
CHGSALE: tỷ lệ thay đổi doanh thu so với năm trƣớc chia tổng tài sản đầu năm
trƣớc; LOSS: nhân giá trị là 1 nếu công ty có khoản lỗ trong 2 năm trƣớc, ngƣợc lại
nhận giá trị là 0; LEVE: hệ số nợ trên tổng tài sản; ISSUE: 1 nếu công ty có phát
hành cổ phiếu hoặc trái phiếu dài hạn với tỷ lệ >5% tổng tài sản đầu kỳ; AUDCHG:
1 nếu công ty kiểm toán lần đầu kiểm toán cho đơn vị; CFO: dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh chia tổng tài sản năm trƣớc; LAGACCR: Tổng khoản dồn tích chia cho
tổng tài sản năm trƣớc; STD_CFO: độ lệch chuẩn của dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh chia cho tổng tài sản năm trƣớc từ năm t -5 đến năm t; STD_REV: độ lệch
chuẩn của doanh thu bằng tiền chia cho tổng tài sản năm trƣớc từ năm t -5 đến năm
t; industry & year dummies: biến giả đại diện cho ngành công nghiệp và năm tài
chính.
Với kết quả nhận đƣợc là phí kiểm toán bất thƣờng với chất lƣợng kiểm toán
có mối quan hệ thuận chiều với nhau, ngoài ra các biến khác nhƣ quy mô tổng tài
sản, doanh thu cũng tác động đến chất lƣợng kiểm toán. Các biến đại diện cho loại
hình doanh nghiệp kiểm toán, khoản lỗ trong các năm trƣớc và luân chuyển kiểm
toán không tìm đƣợc mối liên hệ có ý nghĩa thông kê thể hiện mối quan hệ với chất
lƣợng. Tuy nhiên, tác giả cho biết các biến này trong thực tế có liên quan đến chất
lƣợng hoạt động kiểm toán (Trần Khánh Lâm, 2011; DeAngelo, 1981). Nguyên
nhân có thể là do giới hạn của mẫu nghiên cứu và tính trung thực khi cung cấp
thông tin về phí kiểm toán của các công ty đƣợc khảo sát.
Khái quát lại, mỗi bài nghiên cứu đã đƣa ra những cách đo lƣờng nhiệm kỳ
kiểm toán và chất lƣợng kiểm toán khác nhau đã đƣợc trình bày cụ thể ở mục 1.1 và

1.2 phía trên. Đối với nhiệm kỳ kiểm toán, nếu nghiên cứu về nhiệm kỳ công ty


18

kiểm toán thì cách thức đo lƣờng sẽ bằng cách quan sát số năm luân chuyển công ty
kiểm toán, ngƣợc lại nếu đo lƣờng nhiệm kỳ kiểm toán viên thì sẽ phải quan sát sự
luân chuyển của kiểm toán viên đối với công ty khách hàng. Riêng về nhân tố chất
lƣợng kiểm toán đƣợc đo lƣờng đa dạng hơn, có thể đo lƣờng qua khoản dồn tích
(khoản dồn tích bất thƣờng (Johnson và cộng sƣ, 2002; Myers và cộng sự, 2003;
Chi, W & Huang, H, 2005), khoản dồn tích ngắn hạn (Myers và cộng sự, 2003) và
khoản dồn tích vốn lƣu động bất thƣờng (Carey, P & Simnett, R, 2006)), mức độ
khoản dồn tích trong thu nhập, hay đo lƣờng qua ý kiến của kiểm toán viên hoặc
chuẩn về thu nhập bị sai sót (Carey, P & Simnett, R, 2006).
Nhƣ vậy, có khá nhiều cách để đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán và có một
phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi, đó là khoản dồn tích. Ƣu điểm của
phƣơng pháp này ở việc thuận tiện thu thập số liệu dựa trên BCTC đã đƣợc kiểm
toán và ít bị tác động bởi thông tin chủ quan cũng nhƣ kiểm soát đƣợc thời gian thu
thập dữ liệu. Hơn nữa, trƣớc bài nghiên cứu này, đã có một nghiên cứu về nhiệm kỳ
kiểm toán (tác giả Lâm Huỳnh Phƣơng) cũng đã vận dụng khoản dồn tích để đo
lƣờng chất lƣợng kiểm toán áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lâm
Huỳnh Phƣơng là xem xét ảnh hƣởng của nhiệm kỳ công ty kiểm toán. Nhƣ vậy, để
có thể bổ sung vào kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu này tại Việt Nam, tác giả sẽ
nghiêng về nhiệm kỳ kiểm toán viên chƣa đƣợc thực hiện, đề tài cũng sẽ sử dụng
khoản dồn tích đã đƣợc áp dụng nhiều ở các nghiên cứu trƣớc trên thế giới và Việt
Nam để đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán với nhân tố tác động là nhiệm kỳ kiểm toán,
nhân tố này đƣợc quan sát bởi sự luân chuyển của kiểm toán viên.
Tóm tắt chƣơng 1
Kết quả nghiên cứu về luân chuyển công ty kiểm toán (Johnson, V. E. và cộng
sự, 2002; Myers và cộng sự, 2003 và Lâm Huỳnh Phƣơng, 2013) và luân chuyển

kiểm toán viên (các bài nghiên cứu còn lại) đƣợc trình bày qua những bài nghiên
cứu trên. Các nghiên cứu đã nêu tƣơng đối đủ các trƣờng hợp luân chuyển và đa
dạng về kết quả nghiên cứu; đồng thời, đƣợc áp dụng nhiều cách thức đo lƣờng về
chất lƣợng kiểm toán trong cùng một bài nghiên cứu. Qua đó, có thể khẳng định


×