Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á NĂM 1997 – 1998

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.86 KB, 25 trang )

Mục Lục


 !"#$%& '() '*+, 
"-. %& '() '/0) 1
& '() '2$ *!3-. *4!*51
& '() '2$ *!3-. *4!*51
1& '() '*+, 6-. *4!*517
8-. %& '() '*4!*589
:;<==96==>9
?@A#$%& '() '*+, BC< D"==93==>9
'CEF  B &GCH%& '() 'I')JKG*LF "-. %& '() '*4!*51M
')*,*56B"?IN?O#+PQC*@0( '0R 'M
')*,*56& '() ' 'B + '#+SK*T*0OUVAU>
1')*,*516T - '&G +PQC/=
1WCXC)&GCH%& '() '% *4*+, BC<==93==>M
8*PH 'YK
Z[\]^1
+?!C*G"%)(_
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á NĂM 1997 – 1998
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính được sử dụng khá phổ biến nhằm mô tả các tình huống mà tại đó
những định chế hoặc tài sản tài chính đột nhiên bị mất đi một phần lớn giá trị của chúng, nó
bao gồm cả các loại khủng hoảng như khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng
hoảng nợ. Ngoài ra còn có khủng hoảng kép là khủng hoảng mà khủng hoảng tiền tệ và
khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời.
Khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán liên quan đến việc chính phủ không
còn đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các khu vực khác nhau trong
nền kinh tế và buộc phá giá đồng nội tệ. Khủng hoảng tiền tệ đã từng xảy ra ở Mexico năm
1994, Đông Á năm 1997…


Khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng và rút
vốn ồ ạt. Với lượng dự trữ hạn hẹp các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh toán. Cho nên một sự tháo chạy về tiền gửi có thể đặt ngân hàng vào trạng
thái phá sản. Khi sự tháo chạy ngân hàng lan rộng (bank run) được gọi là khủng hoảng ngân
hàng mang tính hệ thống (system banking crisis) hoặc là sự hoảng loạn ngân hàng (banking
panic). Một ví dụ điển hình là Khủng hoảng ngân hàng Northern Rock của Anh. Hiện tượng
rút tiền ở Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2003, 2012 cũng được xem là tình huống tháo chạy
ngân hàng điển hình ở Việt Nam. Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng
đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Trục trặc thường nảy sinh khi các
quy định kinh doanh tài chính thận trọng không có hoặc không được thực thi và các khoản
cho vay được ngầm bảo đảm. Do vậy, tâm lý ỷ lại xuất hiện và làm cho các ngân hàng cho
vay bất cẩn. Kết cục là nợ xấu gia tăng, ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản.
Khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng có thể đi liền với nhau, cái nọ dẫn đến cái kia
và tạo nên cái gọi chung là khủng hoảng kép (twin crisis). Khi đó khủng hoảng tài chính trở
nên rất trầm trọng và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Như trường hợp Đông Á
cho thấy, các đợt tấn công đầu cơ vào đồng baht xảy ra từ tháng 07/1997 đã làm chính phủ
Thái Lan bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi dự trữ ngoại tệ
gần cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá. Khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước
Đông Á khác. Đồng nội tệ của Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, và Philippines đều chịu sức
ép. Sự phá giá đồng nội tệ ở các nước này cùng với lãi suất gia tăng đã làm cho nhiều doanh
nghiệp trước đây vay nợ bằng ngoại tệ không còn khả năng chi trả. Khó khăn của doanh
nghiệp trở thành khó khăn của các tổ chức tài chính và khủng hoảng ngân hàng xảy ra.
1.2. Các mô hình khủng hoảng cơ bản
Dựa trên đặc điểm và tính chất của các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ đã nổ ra, các học
giả đã xây dựng nên 3 mô hình khủng hoảng cơ bản.
1.2.1. Khủng hoảng tiền tệ - Mô hình thế hệ thứ 1
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được Paul Krugman (1979) đề xuất và được Flood
và Garber (1984) cải tiến. Các nước có nền kinh tế vĩ mô yếu kém, thâm hụt ngân sách, chính
phủ tài trợ thâm hụt bằng cách phát hành thêm tiền, khiến lạm phát gia tăng. Các nhà đầu tư
(dân chúng) sẽ giữ nhiều ngoại tệ hơn. Với chính sách tỷ giá hối đoái cố định, Ngân hàng TW

phải bán ra dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đến khi hết dự trữ ngoại hối và từ bỏ chế độ tỷ
giá cố định từ sức ép của thị trường tiền tệ do cạn kiệt dự trữ ngoại hối chính thức. Điểm đặc
biệt là ngay trước khi dự trữ cạn kiệt, sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản trở
thành tín hiệu cho các cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ và đẩy nhanh khủng
hoảng.
Nguồn: Bài giảng Khủng hoảng tiền tệ của thầy Nguyễn Xuân Thành
1.2.2. Khủng hoảng tiền tệ - Mô hình thế hệ thứ 2
Khủng hoảng tiền tệ theo cách giải thích của Krugman là trường hợp thả nổi tỷ giá khi
dự trữ cạn kiệt. Lý thuyết thế hệ thứ hai cho rằng việc thả nổi tỷ giá còn do chính phủ theo
đuổi những mục tiêu vĩ mô khác cho dù dự trữ ngoại hối đủ can thiệp.
Các mơ hình thế hệ thứ hai, ban đầu do Obstfeld (1994, 1996) phát triển: khủng hoảng
tiền tệ khơng xuất phát từ yếu tố kinh tế căn bản mà nó tự hòan thành và lây lan theo cơ chế
kỳ vọng xuất phát từ tâm lý các nhà đầu cơ và sự theo đuổi các mục tiêu vĩ mơ của chính phủ.
Chính phủ dưới áp lực thất nghiệp cao hoặc vay nợ bằng đồng nội tệ có thể sẽ từ bỏ chế độ
neo tỷ giá hoặc khơng. Tuy nhiên các tay đầu cơ dự kiến sẽ có phá giá đồng nội tệ sẽ phát
động tấn cơng sớm hơn buộc chính phủ phải từ bỏ tỷ giá cố định (mà lẽ ra có thể sẽ khơng có
phá giá nếu khơng bị tấn cơng). Eichengreen và cộng sự (1996) chỉ ra rằng sự lây lan xảy ra
khi một nước phá giá tiền tệ sẽ làm giảm thế cạnh tranh ngoại thương của đối tác thương mại
khiến nước đối tác cũng phải phá giá đồng tiền. Calvo (1995) cho thấy lời đồn thất thiệt đóng
vai trò quan trọng cho việc tháo chạy vốn ra nước ngòai trong những nền kinh tế mới nổi do
những tay đầu tư đa dạng hóa q mức.
Các mơ hình của thế hệ thứ hai giải thích được KHTT ở Châu Âu trong thập niên 1990.
KHTT xảy ra khơng phải do những yếu tố kinh tế vĩ mơ nền tảng mà do các chính sách kinh
tế mâu thuẫn (duy trì tỷ giá cố định nhưng tăng cung tiền nhằm giảm thất nghiệp) và các sự
kiện chính trị.
Mô hình khủng hoảng tiền tệ của Obsfeld (1994)
Theo Obsfeld, việc quyết đònh bảo vệ tỷ giá hối đoái cố đònh có cả lợi ích và chi phí.
Đứng trước sức ép phải thả nổi tỷ giá, nếu chính phủ quyết đònh bảo vệ tỷ giá cố đònh thì
lợi ích có được sẽ là uy tín về chính sách trong dài hạn. Nhưng việc bảo vệ tỷ giá tạo ra
những tác động tiêu cực tới nền kinh tế nội đòa, vì thường thì lãi suất phải tăng lên.

Lãi suất tăng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế và gây ra thất nghiệp. Lãi suất cao
buộc các ngân hàng phải trả lãi cao hơn cho tiền gửi. Những đối tượng vay nợ theo lãi
suất thả nổi sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Tỷ lệ nợ khó đòi và tình trạng vỡ nợ
vì thế gia tăng, làm ảnh hưởng tới khả năng vững mạnh về mặt tài chính của cả hệ thống
ngân hàng.
Đứng trước sự cân đối giữa lợi ích và chi phí, chính phủ có thể lựa chọn bảo vệ tỷ
giá hối đoái hay thả nổi tỷ giá.
Không những chính phủ có hai lựa chọn mà các nhà đầu cơ cũng có hai lựa chọn:
hoặc tấn công vào đồng nội tệ hoặc không. Nếu thấy tại một thời điểm nào đó việc bảo
vệ tỷ giá cố đònh tạo nên những chi phí kinh tế quá lớn, thì các nhà đầu cơ có thể suy đoán
rằng chính phủ sẽ thả nổi tỷ giá để có thể giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kỳ vọng này làm các các nhà đầu cơ và cả nhiều nhà đầu tư khác đồng loạt bán đồng nội
tệ để mua vào ngoại tệ. Không đầu cơ tấn công khi nghó rằng chính phủ sẽ bảo vệ tỷ giá
bằng mọi cách.
Điểm then chốt của mô hình Obsfeld là đa cân bằng có thể tồn tại và khủng hoảng
có thể mang tính ‘tự phát sinh’ (self-fulfilling). Kỳ vọng đầu cơ phụ thuộc vào việc suy
đoán về phản ứng của chính phủ; những phản ứng của chính phủ lại phụ thuộc việc những
thay đổi về giá cả và các chỉ số kinh tế khác tác động thế nào tới tình hình kinh tế và
chính trò; nhưng những thay đổi về giá cả và các chỉ số kinh tế lại có thể xảy ra đơn giản
là vì kỳ vọng của các nhà đầu tư. Những yếu tố và tác động xoay vòng này có thể tạo ra
một cuộc khủng hoảng mà lẽ ra không thể xảy ra, nhưng lại xảy ra khi các đối tượng trên
thò trường có kỳ vọng như vậy.
Nguồn: Bài giảng Khủng hoảng tiền tệ của thầy Nguyễn Xn Thành
1.2.3. Khủng hoảng tài chính – Mô hình thế hệ thứ 3
Nguồn: Bài giảng Khủng hoảng tiền tệ của thầy Nguyễn Xuân Thành
Cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ Châu Á 1997-1998 là ví dụ điển hình của mô hình khủng
hoảng thế hệ thứ ba. Đặc trưng của khủng hoảng theo mô hình thứ ba này là sự khủng hoảng
kép.
Cách giải thích phổ biến nhất về khủng hoảng tập trung vào những trục trặc nội tại trong nền
kinh tế đặc biệt là trong hệ thống tài chính. Cơ chế phân bổ tín dụng theo chỉ định (với các

khoản vay được chính phủ ngầm bảo đảm), mặc dù tỏ ra thành công trong giai đoạn đầu của
quá trình công nghiệp hóa, đã dẫn đến đầu tư quá mức, tham nhũng và hiệu quả sử dụng vốn
ngày càng xuống thấp. Chủ nghĩa tư bản theo kiểu quan hệ gia đình, bạn bè ở Đông Á cũng
góp phần làm biến dạng cơ chế phân bổ tín dụng.
Đi liền với những yếu kém trong hệ thống nội địa là các yếu tố từ bên ngoài. Tự do hóa tài
chính được đẩy mạnh, bắt đầu từ việc nâng lãi suất nội địa, rồi tiến đến xóa bỏ không kiểm
soát trong khi không tăng cường cơ chế giám sát, và mở cửa tài khoản vốn. Những chính sách
này cùng với chính sách duy trì tỷ giá hối đoái cố định, đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài
chảy vào, mà chủ yếu là vốn ngắn hạn. Các ngân hàng trong nước, nhận được vốn nước ngoài
một cách dễ dàng, tiếp tục đẩy mạnh cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn. Kết quả là
hàng loạt doanh nghiệp vay nợ với tỷ lệ cao, kỳ hạn ngắn, nhưng lại đầu tư vào các dự án dài
hạn nhiều rủi ro. Hệ thống tài chính ngày càng trở nên dễ bị tổn thương.
Các nhà đầu tư nước ngoài vào Đông Á mất lòng tin nên rút vốn ồ ạt. Những gì xảy ra giống
như một cơn hoảng loạn rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng. Chính vì hành vi này đã làm cho
các nền kinh tế Đông Á, giống như các ngân hàng, không còn khả năng thanh toán.
Cách giải thích khác là cuộc khủng hoảng Đông Á xảy ra do sự tấn công của các nhà đầu cơ
và các quỹ đầu tư chứng khoán chênh lệch giá nhằm thu lợi nhuận từ sự đỗ vỡ tài chính.
1.2.4. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 4
Ba thế hệ về Mô hình khủng hỏang tiền tệ cho rằng các yếu tố kinh tế kinh tế căn bản như
thâm hụt ngân sách/tài khỏan vãng lai, siêu lạm phát, cho vay quá mức và các yếu tố phi kinh
tế như các cuộc tấn công tiền tệ tự phát sinh (self-fulfilling), phản ứng bầy đàn. Tuy vậy,
những câu hỏi sâu hơn đã được đặt ra là những yếu tố thể chế (institutions) nào là điều kiện
nền tảng cho các yếu tố kinh tế và phi kinh tế góp phần ngăn ngừa/gây ra khủng hỏang. Trong
những mô hình mới bao gồm cả yếu tố thể chế như: khung pháp luật, luật bảo vệ quyền sở
hữu, luật thực hiện hợp đồng, quy định tài chính, chất lượng dịch vụ công, chính phủổn định,
dân chủ và tham những… Breuer (2004) đã đặt tên cho những mô hình này là thế hệ thứ 4.
CHƯƠNG II: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 – 1998
2.1. Khái lược về khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998:
Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997
ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của

những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con
Hổ Đông Á".
Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng
hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình
lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh
hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với
những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Thời gian trước khi khủng hoảng xảy ra các nước Châu Á có những yếu tố kinh tế vĩ mô nền
tảng khá tốt với tốc độ tăng trưởng GDP cao (giai đoạn 1990-1996 của Thái Lan, Hàn Quốc,
Indonesia và Hàn Quốc đạt 8%/năm), thấp nghiệp thấp, lạm phát được kiểm sóat tốt, thâm hụt
ngân sách không đáng kể, thâm hụt tài khỏan vãng lai thấp, dòng vốn nước ngòai đi vào mạnh
mẽ, tỷ giá hối đoái được cố định và chính trị ổn định một thời gian tương đối dài.
Tuy nhiên, đằng sau bức tranh sáng sủa đó, những yếu kém trong hệ thống tài chính và cân
đối vĩ mô (như nợ xấu, tỷ giá cố định, nợ nước ngoài tăng cao, lạm phát, thâm hụt tài khoản
vãng lai được tài trợ bằng nợ ngắn hạn nước ngoài…) khiến các nhà đầu tư tính đến khả năng
các đồng nội tệ ở Đông Á có thể bị phá giá. Những người vay ngoại tệ trước đây tin rằng tỷ
giá hối đoái được cố định thì nay bắt đầu lo ngại và cũng mua đô la vào đề bảo đảm có đô la
để trả nợ khi đáo hạn.
Từ giữa năm 1996, những hoạt động đầu cơ tiền tệ diễn ra tại Thái Lan khiến dự trữ ngoại tệ
giảm một phần và lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng làm giảm giá bất động sản, dẫn đến sự sụp
đổ của nhiều công ty tài chính.
Đầu năm 1997, một số quỹ đầu cơ tài chính sừng sỏ như Quantum (George Soros) hay Tiger
Management Corp. (Julian Robertson) đã ký hàng loạt các hợp đồng mua bán ngoại tệ có thời
hạn (bán đồng Baht Thái, với thời hạn thanh toán chậm từ 6 tháng đến 1 năm) với tổng trị giá
lên tới 15 tỷ USD.
Ngày 14-15 tháng 6 năm 1997, thị trường tiền tệ ở Thái tràn ngập lệnh bán đồng Baht. Các
cuộc giao dịch lớn rơi vào tình trạng hỗn loạn, đồng Baht Thái rớt giá thảm hại, mọi người
tranh nhau bán. Chính phủ Thái điều động 30 tỷ đôla dự trữ ngoại hối và 15 tỷ đôla vốn nước
ngoài, cố gắng cứu vãn tình hình. Nhưng con số 45 tỷ đôla đó chẳng thấm vào đâu so với

nguồn tiền đang ồ ạt đổ ra thị trường Thái.
Ngày 2 tháng 7, đồng Baht thả nổi, lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã
xuống đến mức 56 baht/1USD. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan tụt từ mức 1.280 cuối
năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ
141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance one, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan
bị phá sản.
Trong phút chốc, chính phủ Thái đã bị các nhà đầu cơ quốc tế ẳm đi 4 tỷ đôla.
Chiến dịch bước đầu đã thành công, Soros quyết định tấn công toàn bộ Đông Nam Á, Cơn
bão “Soros” nhanh chóng ập vào Indonexia, Philippines, Myanmar, Malaysia. Đồng tiền của
các quốc gia này cũng lập tức giảm giá mạnh, đã cuốn đi hơn 10 tỷ đôla của khu vực kinh tế
còn đang khốn đốn này.
Khủng hoảng nhanh chóng lan ra các nước trong khu vực.
Bảng: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997
Nước/ Tỷ giá bình quân 1996 1997
Thái Lan Baht/USD 25.61 47.25
Philippines Peso/USD 25.29 39.50
Malaysia Ringit/USD 2.52 3.88
Indonexia Rupiah/USD 2.308 5.4
Hàn Quốc Won/USD 844.20 895.8
Nguồn: Internet
Bảng: Thay đổi tỷ giá so với USD.
Nguồn: Tài liệu giảng dạy chương trình Fulbright (2005)
Khủng hoảng kép
Đi liền với khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời gian chính
phủ bảo vệ tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đối tượng vay vốn lâm vào tình thế khó
khăn. Khi đồng nội tệ bị phá giá, trách nhiệm trả nợ phải tính ra đồng nội tệ của các khoản nợ
nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính.
Các nhà đầu tư đều muốn chuyển vốn ra ngoài. Ngân hàng đòi lại vốn vay, từ chối đảo nợ và
ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và
chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5 nước Đông

Á chịu khủng hoảng, trong khi năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD.
Bảng: Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính
Nước
Năm tài
chính
1/4/1996
đến
31/3/1997
Tổng số
ngân hàng
Năm tài chính từ 1/4/1997 đến 31/3/1998
Số ngân
hàng bị
đình chỉ
hoạt động
Số ngân
hàng bị
quốc hữu
hóa/ Chính
phủ giám
sát
Số ngân
hàng bị
sáp nhập
Số ngân
hàng bị
bán cho
công ty
nước ngoài
Tổng số

ngân hàng
“có vấn
đề”
Thái Lan 108 56 4 64 (59%)
Malaysia 41 41 (68%)
Indonexia 228 16 56 11 83 (36%)
Hàn Quốc 56 16 18 (32%)
Nguồn: Internet
Bảng: Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp
Nước Thời gian Số doanh nghiệp phá sản
Thái Lan Tháng 01/1998 đến 05/1998 3961 doanh nghiệp ngừng
hoạt động, trong đó có 582
phá sản
Malaysia Năm 1996
Năm 1997
489 doanh nghiệp phá sản
6583 doanh nghiệp phá sản
(gấp 13 lần năm 1996)
Indonexia Năm 1998 Khoảng 80% doanh nghiệp
ngừng hoạt động
Hàn Quốc Năm 1997
Năm 1998
14.000 doanh nghiệp phá
sản
53.000 doanh nghiệp phá
sản (gấp 3.8 lần năm 1997)
Nguồn : Internet
2.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Lý giải dựa trên mô hình khủng hoảng thế hệ
thứ 3
2.2.1 Cách giải thích thứ 1 – Tâm lý ỷ lại và đầu tư bong bóng

2.2.1.1.Tâm lý ỷ lại:
Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở hầu hết
các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á. Mặc dù vậy việc chính phủ can thiệp trong phân bổ tín
dụng vẫn tồn tại ở nhiều nước như Hàn Quốc, Indonesia và Đài Loan. Khi tín dụng được chỉ
định thì cơ chế giám sát và các quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ. Hơn
nữa khi các ngân hàng cho vay theo các chỉ định của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định
ngầm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không đòi được. Thậm chí
ngay cả một số nền kinh tế như Thái Lan, nơi chính phủ ít có can thiệp hơn vào phân bổ tín
dụng, thì những người cấp vốn cho các công ty tài chính vẫn tin rằng mình sẽ được bảo đảm
khi tính đến những mối quan hệ chính trị mà chủ sở hữu của các tổ chức tài chính này có
được.
Chính vì vậy, mặc dù không hề có sự bảo lãnh chính thức của chính phủ, nhưng các tổ
chức tài chính ở Đông Á, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng lớn, luôn coi
mình là “quá lớn nên không thể thất bại”. Krugman (1998) đưa ra quan điểm cho rằng cuộc
khủng hoảng Đông Á bắt nguồn chính từ tâm lý ỷ lại trong hệ thống tài chính: các tổ chức tài
chính được bảo lãnh ngầm “có động cơ không chỉ thực hiện các hoạt động đầu tư rủi ro, mà
còn theo đuổi tất cả các dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp nếu các dự án này được lợi lớn
trong trường hợp thành công”.
2. Dòng vốn nước ngoài
Những yếu tố dẫn đến khủng hoảng ở Đông Á không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa
mà còn cả từ bên ngoài. Từ năm 1990 đến 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang
phát triển tăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng
vốn này, chiếm tới 60% trong nửa thập niên 90 (theo NHTG 1998).
Suất sinh lợi thấp ở các nền kinh tế phát triển và sự thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế
của Đông Á là những động lực thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU
tới các nền kinh tế Đông Á. Chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế Đông Á các trung tâm
tiền tệ quốc tế luôn ở mức dương.
Dòng vốn tư nhân càng được thúc đẩy vào giữa thập niên 90 với chính sách tiền tệ mở
rộng ở Hoa Kỳ, nới lỏng kiểm soát tài chính ở Châu Âu và tình trạng bong bóng đồng Yên ở
Nhật Bản.

Thêm vào đó một số chính phủ ở Đông Á (ví dụ như Hàn Quốc) đã tự do hóa tài khoản
vốn theo hướng khuyến khích dòng vốn nước ngoài ngắn hạn. Cụ thể chính sách của Hàn
Quốc là hạn chế đầu tư nước ngoài dài hạn dưới dạn FDI hay đầu tư chứng khoán, trong khi
chỉ cho phép các ngân hàng được vay ngắn hạn nước ngoài.
Tỷ giả hối đoái cố định mà nhiều chính phủ Đông Á duy trì cũng là yếu tố khuyến
khích dòng vốn nước ngoài do rủi ro tỷ giá được loại bỏ. Lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất
nội địa trong khi tỷ giá được cố định là một khuyến khích cho các tổ chức kinh doanh và tài
chính nội địa đi vay vốn nước ngoài.
Tâm lý ỷ lại cũng xuất hiện đối với dòng vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài
khi cho các tổ chức tài chính trong nước vay cũng ngầm giả định rằng khoản vay của mình sẽ
được chính phủ nước sở tại bảo lãnh khi nhìn thấy quan hệ gần gũi giữa chính phủ và các
ngân hàng nội địa. Khi kinh tế tăng trưởng khá, lượng vốn nước ngoài chảy vào nhiều thì
không ai nghĩ rằng lại có thể không đảo được nợ vay hay vay mới khi các khoản vay trước
đây đến kỳ đáo hạn.
Dòng vốn chảy vào đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực. Trong thập niên
1990, tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng. Tới cuối năm 1996,
tổng giá trị nợ khu vực tư nhân trên GDP lên tới hơn 140% ở Hàn Quốc và Thái Lan. Mức
cung tiền M2 ở Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia tăng gần 20%/năm
trong năm 1996 và 1997.
Một điểm lưu ý nữa là hàng loạt các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được đầu tư dài
hạn. Thái Lan vay nước ngoài chủ yếu qua các ngân hàng và công ty tài chính. Ngân hàng
Hàn Quốc cũng vay nước ngoài. Trong trường hợp của Indonesia, các doanh nghiệp vay nước
ngoài trực tiếp trên thị trường vốn “hải ngoại” (NHTG 1998)
Bảng trên cho thấy tình hình nợ ngắn hạn nước ngoài so với dự trữ ngoại tệ của các
nước Đông Á vào trước thời điểm khi xảy ra khủng hoảng. Chỉ có hai nước Malaysia và
Philippines trong số năm nước chịu khủng hoảng là có dự trữ ngoại tệ cao hơn nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn nước ngoài cao hơn dự trữ ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắn nền kinh tế
không có khả năng chi trả.
Một tỷ trọng lớn vốn vay của ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng được tập
trung vào khu vực bất động sản. Ở Indonesia, các khoản cho vay khu vực bất động sản tăng

37%/năm trong giai đoạn 1992-95 (trong khi tổng tín dụng ngân hàng chỉ tăng 22%). Ở Thái
Lan, các khoản cho vay bất động sản của những công ty tài chính tăng 41% trong giai đoạn
1991-95 (trong khi tổng tín dụng chỉ tăng 33%/năm). Ở Hàn Quốc các khoản cho vay của
ngân hàng được tập trung chủ yếu vào các tập đoàn lớn (Chaebon). Tỷ lệ nợ/ vốn cổ phần của
các doanh nghiệp công nghiệp của Hàn Quốc lên đến 317% vào cuối năm 1996 (trong khi tỷ
lệ này ở Mỹ vào khoảng 100%).
3. Bong bóng tài sản
Hậu quả của rủi ro đạo đức và đầu tư mạo hiểm là sự gia tăng giá tài sản. Sự tồn tại
của rủi ro đạo đức khuyến khích tăng đầu tư của các tổ chức tài chính mặc dù mức lợi nhuận
dự kiến thấp. Nếu nhà đầu tư tập trung vào một tài sản mà nguồn cung của nó khá cố định (ví
dụ như bất động sản mà hầu hết các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư vào), giá tài sản sẽ tăng. Sự
kỳ vọng sẽ tự nó xuất hiện. Mọi người sẽ đầu tư vào bất động sản vì họ kỳ vọng giá bất động
sản sẽ gia tăng. Khi đầu tư gia tăng sẽ dẫn đến cầu gia tăng, giá bất động sản sẽ thật sự tăng
như kỳ vọng. Một bong bóng giá cả phát triển. Các thể chế tài chính sẵng sàng cho vay đầu tư
bất động sản bởi vì họ cảm thấy an toàn (vì khi đất đai được dùng làm tài sản thế chấp và giá
cả đất đai đang tăng lên).
Khi bong bóng tài sản quá lớn thì bong bóng sẽ nổ. Mọi người sẽ bán tài sản vì kỳ
vọng giá sẽ giảm. Những tài sản được bán nhanh chóng, vì vậy giá cả sẽ thật sự giảm. Khi đó
ngân hàng sẽ ngừng cho vay và đòi lại các khoản vay cũ. Các nhà đầu tư phải bán tài sản để
trả nợ. Vì vậy giá cả tài sản sụt giảm và thường lao xuống thấp hơn mức giá ban đầu. Hình
sau thể hiện sự tăng giá bất động sản nhanh chóng vào cuối năm 1980 và sụt giảm thê thảm
trong năm 1997 ở Thái Lan và Indonesia.
4. Mất cân đối vĩ mô
Từ năm 1996 tỷ lệ tăng trưởng đã chậm lại ở các nền kinh tế Đông Á. Tỷ lệ tăng
trưởng xuất khẩu đã giảm xuống còn 4% trong năm 1996 so với 19-21% trong năm 1995. Các
nguyên nhân là: (i) tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút, (ii) Đồng Yên mất giá, (iii) tỷ
giá hối đoái thực bị đánh giá cao ở các nước Đông Á, (iv) lượng cầu và giá cả của hàng hóa
xuất khẩu, đặc biệt là trong ngành điện tử, đã giảm sút.
Bảng: Giá hàng xuất khẩu của Đông Á giảm mạnh hơn so với các nước khác.
Nguồn: Lấy từ NHTG, “East Asia – The Road to Recovery”, 1998.

Điều này thể hiện rõ trong trường hợp của Thái Lan. Đồng Bath neo cố định vào đồng
đô la Mỹ đã làm tỷ giá hối đoái thực định giá cao (vì đồng đô la tiếp tục định giá cao so với
đồng Yên). Trong năm 1996, thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan chiếm 8% GDP, trong
khi tỷ lệ này khoảng 3.4-4.8% ở 4 nước còn lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai được tài trợ bằng
những dòng vốn nước ngoài ngắn hạn (Worldbank 1998)
5. Khủng hoảng kép (Twin crisis)
Dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng xuất hiện ở Thái Lan, trong khi các yếu tố
kinh tế vĩ mô xấu đi rõ rệt. Sự sụt giảm trong thị trường bất động sản và chứng khoán làm cho
các nhà đầu tư lo ngại đến sự bền vững của hệ thống tài chính Thái Lan. Thâm hụt cao trong
tài khoản vãng lai dẫn đến kỳ vọng một sự giảm giá đồng baht. Từ giữa năm 1996, đồng baht
đã bị bán ra với khối lượng lớn. Những người vay tiền ngoại tệ, trước đây từng tin vào tỷ giá
hối đoái cố định, lo lắng và thu mua đồng đô la nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của họ.
Chính phủ Thái Lan ban đầu dùng nguồn dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá, làm dự trữ ngoại
hối giảm sút nhưng cuối cùng không giữ được lâu. Đồng baht thả nổi vào đầu tháng 7 năm
1997, lập tức mất giá 10%, và sau đó tiếp tục mất giá.
Khủng hoảng ngân hàng kết hợp với khủng hoảng tiền tệ. Lãi suất cao trong giai đoạn
tỷ giá hối đoái cố định đã đặt cả những thể chế tài chính và người vay vào tình thế khó khăn.
Một loạt những công ty tài chính Thái Lan đã phá sản thậm chí trước khi đồng baht bị mất
giá. Và khi đồng baht mất giá, những khoản nợ nước ngoài chuyển đổi sang baht tăng vọt,
kéo theo sự phá sản hàng loạt của rất nhiều công ty và thể chế tài chính.
Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan sang Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia. Đồng
ringgit và rupiah chịu áp lực và cuối cùng mất giá. Đồng won do áp dụng chế độ tỷ giá linh
hoạt đã mất giá từ năm 1996. Những dòng vốn ngắn hạn, đã đi vào trước đây, giờ nhanh
chóng tháo chạy. Hàng loạt Chaebon bị phá sản. Thị trường bất động sản và chứng khoán sụp
đổ ở Malaysia và sau đó ở Thái Lan. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng, một
phần do những khoản cho vay không hiệu quả mở rộng cho những công ty nội địa, một phần
do những khoản vay cấp cho cá nhân đầu tư vào chứng khoán và không thể hoàn trả khi giá
chứng khoán sụt giảm. Tuy nhiên, các thể Malaysia ít nguy hiểm hơn do không có một lượng
lớn nợ vay nước ngoài. Indonesia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Một loat những thể chế tài chính
sụp đổ vì những khoản nợ dựa trên những mối quan hệ cá nhân và chỉ định của chính phủ trở

thành nợ xấu. Đồng rup mất giá nhanh chóng. Khủng hoảng tài chính phát triển thành khủng
hoảng chính trị gay gắt.
2.2.2 Cách giải thích thứ 2 – Khủng hoảng ngân hàng và sự thất bại phối hợp
Radelet và Sachs (1998) kiến nghị rằng vấn đề của các nước Đông Á xuất phát từ sự thiếu
niềm tin đầu tư và khủng hoảng là một trong những tính thanh khoản kém. Thất bại phối hợp
dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Ngay cả một ngân hàng tốt cũng sẽ gặp khó khăn nếu những
người gửi tiền đều chạy vào ngân hàng rút tiền. Ngay cả khi giá trị Tài sản cao hơn Nợ (nghĩa
là ngân hàng có các chỉ tiêu tài chính tốt), ở những thời điểm khủng hoảng ngân hàng, nó
cũng không thể chi trả cho tất cả người rút tiền. Vì vậy ngân hàng phá sản.
Ở Đông Á, các nhà đầu tư không tin nguồn dự trữ ngoại hối đủ đảm bảo cho các khoản vay
ngắn hạn. Cả những nhà đầu tư nước ngoài và nội địa đều muốn rút vốn. Các ngân hàng thu
hồi nợ, hạ thấp hạn mức của những khoản vay cũ và không cho vay mới trong khi những nhà
đầu tư bán tất cả chứng khoán, chuyển sang đồng ngoại tệ; và dòng vốn tháo chạy. Chỉ trong
1997, hơn 20 tỷ USD bay ra khỏi 5 nước Đông Á, trong khi những dòng vốn vào khoản 66 tỷ
USD năm 1996.
Đúng theo cách giải thích của Radelet và Sachs, sự thiếu vắng cơ chế giải quyết nợ doanh
nghiệp và nợ ngân hàng một cách trật tự đã buộc cả doanh nghiệp tốt cũng như doanh nghiệp
trục trặc phải lâm vào tình trạng khó khăn và làm trầm trọng cuộc khủng hoảng tài chính.
2.2.3 Cách giải thích thứ 3 – Tấn công của các nhà đầu cơ
Các nhà đầu tư lớn rút vốn có thể gây tác động lớn đến nền kinh tế mà họ đã đầu tư. Tương tự
như vậy, họ cũng có thể đầu cơ và đánh cược vào tình hình tài chính của một nền kinh tế.
Theo như lời buộc tội của Thủ tướng Malaysia Mahatir, cuộc khủng hoảng 1997/98 là do
hành động của các nhà đầu cơ lớn, các quỹ đầu tư chứng khoán chênh lệch giá (mà nhân vật
được nêu tên là George Soros). Thực tế của nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ trước đó cho thấy
khi tỷ giá kỳ hạn được định trên tỷ giá cố định thì các nhà đầu cơ có thể kiếm lời bằng cách
bán khống đồng nội tệ (hay mua ngoại tệ bằng hợp đồng kỳ hạn, tương lai) và rút ngoại tệ khi
đồng nội tệ sụt giá.
Tuy nhiên tại Đông Á cho thấy không có bằng chứng rõ ràng cho thấy có hoạt động đầu cơ
lớn. Một số quỹ đầu tư chứng khoán chênh lệch giá đúng là có bán khống đồng baht nhưng
vào thời điểm giữa năm 1997 thì nhiều nhà đầu tư trong nước cũng làm như vậy. Có vẻ như là

các nhà đầu cơ theo đuôi các công ty trong nước chứ không phải là ngược lại. Chỉ có trường
hợp của Hồng Kông là các nhà đầu cơ tấn công mạnh mẽ vào đồng đô la Hồng Kông tuy
nhiên cuộc tấn công đã không thành công.
Tấn công đồng đô la Hồng Kông
Năm 1997-1998, các nhà đầu cơ tấn công đồng HKD nhằm buộc chính quyền Hồng Kông
phải phá giá để từ đó các nhà đầu cơ hưởng lợi. Chiến lược của các nhà đầu cơ là vay tiền
HKD. (Chủ yếu là các nhà đầu cơ từ bên ngoài và không có sẵn HKD). Sau đó họ bán HKD
và mua vào USD. Các nhà đầu cơ hy vọng khi lượng HKD bị bán ra ồ ạt, cầu USD sẽ gia
tăng. Chính quyền HK sẽ dùng dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá. Nếu không bảo vệ được và
đồng HKD buộc phải bị phá giá thì các nhà đầu cơ sẽ được hưởng lợi do bây giờ có thể bán
USD với giá cao hơn ban đầu. Tuy nhiên, khoản lợi này phải cao hơn tiền lãi phải trả khi vay
bằng HKD. Để chống lại đầu cơ này, chính quyền HK đã tăng lãi suất cho vay bằng đồng
HKD. Dự đoán được việc tăng lãi suất của chính quyền HK, các nhà đầu cơ thực hiện đồng
thời còn bán khống cổ phiếu trên thị trường chứng khoán HK. Lý do khi chính quyền HK
tăng lãi suất để bảo vệ tỷ giá thì giá chứng khoán sẽ giảm. Do đó, các nhà đầu cơ không được
lợi từ tấn công tiền tệ nhưng sẽ được lợi từ bán khống chứng khoán. Nhưng không may, trái
với những gì những nhà đầu cơ suy đoán, chính quyền HK, trong nỗ lực ngăn chặn việc mất
giá, đã mua vào cổ phiếu bằng nguồn dự trữ của nó. Kết quả là, giá cổ phiếu không giảm.
Những nhà đầu cơ đã thất bại trong cả 2 chiến lược.
2.3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á 1997 - 1998:
- Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp
đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị
phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-
1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines
và Thái Lan.
- Xuất khẩu sụt giảm
Về mặt lý thuyết khi bản tệ mất giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn. Nhưng từ khi lâm vào khủng
hoảng, xuất khẩu của các nước Đông Nam Á cũng bị sụt giảm trước hết là do giảm sút thị
trường lẫn nhau. Thống kê năm 1997 cho thấy, 46,1% xuất khẩu/GDP của Thái Lan là sang 4
nước công nghiệp mới Châu Á (NICs), Nhật và các nước ASEAN khác, tỷ lệ này ở Malaysia

là 52%, Indonesia là 30% và Hàn Quốc là 35%. Mặt khác, do cơ cấu đầu tư không cân đối, lẽ
ra các khoản vay phải được đầu tư vào các ngành xuất khẩu, nơi có thể tạo ra ngoại tệ nhanh
nhất và cũng là nguồn để trả nợ, thì các khoản đầu tư được cho vào các dự án không sinh lợi.
Thống kê cho thấy cơ cấu xuất khẩu của các nước Đông Nam Á chậm thay đổi: tại Thái Lan
từ năm 1985-1993 các sản phẩm may mặc (giá trị gia tăng thấp) vẫn chiếm đầu trong các sản
phẩm xuất khẩu là 12,5% kế đến là lắp ráp máy vi tính 6,7% đá quý 4,4% và sản phẩm nhựa
là 4,2%. Tương tự tại Indonesia, dầu thô vẫn độc chiếm vị trí đầu bảng về xuất khẩu từ 1985
đến 1992 với tỷ trọng là 15,9%, kế đến là gas với 11,9%, ván ép và quần áo mỗi loại tương
đương 9,5%. Sự chậm chuyển đổi cơ cấu đầu tư làm cho các ngành xuất khẩu này dễ nhạy
cảm với sự biến động của thị trường thế giới. Vì sức cạnh tranh kém cỏi của nó, và một khi
thị trường thế giới có biến động các ngành này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và nguồn thu
ngoại tệ không còn nữa.
- Sự phá sản hàng lọat ngân hàng, doanh nghiệp sẽ dẫn tới hai hậu quả trực tiếp là số người
thất nghiệp tăng mạnh, và tăng trưởng kinh tế quốc gia giảm sút.
- Tăng trưởng kinh tế đã quay trở lại Đông Á nhưng vẫn còn thấp so với trước nhưng thu
nhập bình quân đầu người vẫn chưa quay lại mức năm 1996.
Bảng: Tăng trưởng kinh tế các nước
Nguồn: WB, “World Development Indicators 2004”
Nguồn: WB, “World Development Indicators 2004”
- Khủng hoảng kinh tế còn dẫn đến mất ổn định về chính trị. Ngày 19/11/97, Thủ tướng Thái
Lan Chavalit Yongchaiyudh phải tuyên bố từ chức và tháng 12/1997, một hiến pháp mới của
Thái Lan đã được thông qua làm nền tảng cho cải cách chính trị. Ngày 18/12/97 người đối lập
chính trị Kim Dea Jung được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc chấm dứt 5 thập kỷ cầm quyền
liên tiếp của Đảng đương quyền. Đỉnh điểm có lẽ là những cuộc xô xát tại Indonesia khi giá
hàng hóa tăng và dịu khi Tổng thống Suharto từ chức vào giữa năm 1998. Các phong trào Hồi
giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy
yếu. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào Geogre
Soros và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế.
2.4. Các tác động tích cực
Người Châu Á hay nói “Trong cái rủi có cái may” bởi cuộc khủng hoảng trong khu vực

không hoàn toàn chỉ gây tác động xấu cho các nước, khu vực mà ở một chừng mực nào đó,
nó là một điểm dừng để mở ra một thời kì phát triển mới đầy triển vọng bởi những lý do sau
đây:
Một là, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt giúp các chính phủ giảm hàng chục tỷ
USD để giữ giá bản tệ như thời gian trước, giúp tăng dự trữ quốc gia và phát triển bền vững.
Với đồng bản tệ rẻ, sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện
thâm hụt và giúp cân đối tài chính đất nước.
Hai là, những nước bị ảnh hưởng lớn như: Thái Lan, Inđônêxia, Hàn Quốc, Philippine sẽ
nhận được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối lượng lớn để cải cách và phát triển
kinh tế (tất nhiên có kèm theo những điều kiện ngặt nghèo và lãi suất khá cao). Cuộc khủng
hoảng cũng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, đặc biệt là làm lành mạnh hoá hơn
nữa nền tài chính quốc gia. Các khoản chi kém hiệu quả sẽ bị điều chỉnh, cắt giảm, nhất là
những doanh nghệp nhà nước thường được bao cấp trước đây; Các dự án tư nhân sẽ được
khuyến khích, quá trình tư nhân hoá được thúc đẩy, giảm thiểu khu vực nhà nước và sự độc
quyền, thúc đẩy việc xuất hiện những sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn
có. Toàn bộ nền kinh tế định hướng thị trường nhiều hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Ba là, cuộc khủng hoảng cũng là dịp để chính phủ và nhân dân mỗi mước thuộc khu vực cũng
như các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế xem lại mình và sửa chữa những thiếu sót cả về
chính sách thể chế lẫn yếu tố con người Quá trình tự do hoá toán cầu hoá sẽ được đẩy lên
một nấc mới hoàn thiện hơn. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng còn làm chuyển dịch nhất định vai
trò và vị thế kinh tế chính trị truyền thống của các cường quốc như Nhật Bản, Mỹ, Trung
Quốc, Châu âu và các nước ASEAN. Hy vọng với những điểm tích cực này, Châu Á sẽ nhanh
chóng vượt qua khủng hoảng và vững bước tiến lên trên con đường mới
CHƯƠNG III: ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG
Ðối phó với khủng hoảng và từng bước tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng - tài chính là một
việc làm không dễ, song không thể không thực hiện. Với sự trợ giúp về kỹ thuật, nhân lực và
kinh nghiệm của IMF cùng với những đối sách và bước đi hợp lý, một số nước bị ảnh hưởng
nặng nề của cuộc khủng hoảng 1997 - 1998 đã vượt qua một cách thần kỳ (tuy rất khó khăn)
và đạt được sự phát triển ổn định hơn một thập kỷ qua. Chính vì vậy, trong cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới gần đây, rất nhiều nước trên khắp các châu lục đang loay hoay chống đỡ với

những cơn bão tài chính quét qua hệ thống ngân hàng - tài chính thì ở những nước này, gần
như họ đang bình yên với một sự ổn định đáng ngưỡng mộ. Thực tế thì mỗi trong số các nước
nói trên có một cách đối phó với khủng hoảng và lộ trình tái cấu trúc khác nhau cùng với
những trải nghiệm khác nhau, nhưng nghiên cứu kỹ thì thấy một số điểm chung có thể đúc kết
là:
Thứ nhất, ổn định hệ thống tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng đối với khả năng
quản lý kinh tế, ổn định vĩ mô của chính phủ được coi là biện pháp đầu tiên, cần thiết khi dấu
hiệu khủng hoảng đã hiện diện.
Thứ hai, áp dụng khẩn cấp các biện pháp ngăn chặn sự tháo chạy khỏi hệ thống ngân hàng,
duy trì hệ thống thanh toán, hạn chế sự hỗ trợ thanh khoản từ ngân hàng trung ương, hạn chế
tối thiểu sự lệch lạc dòng chảy tín dụng, duy trì kiểm soát tiền tệ và ngăn chặn dòng vốn rút ra
nước ngoài. Những biện pháp mạnh như đóng cửa nhà băng, thường chỉ được áp dụng trong
trường hợp phải có những chính sách đặc biệt liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô và sự đảm
bảo vô điều kiện quyền lợi của người gửi tiền.
Thứ ba, hỗ trợ thanh khoản của ngân hàng trung ương lúc đầu là hết sức cần thiết nhưng sau
đó, phải giảm dần kèm theo với việc đóng cửa một số tổ chức tài chính yếu kém khi điều kiện
đã chín muồi. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng cần tập trung xử
lý những vấn đề cấp thiết như tỷ giá, lãi suất ngắn hạn, dự trữ ngoại tệ hơn là tập trung vào xử
lý những vấn đề tổng thể vốn đã bị mất cân đối nghiêm trọng.
Thứ tư, sau khi đã ổn định được tình hình, cần vạch ra một chương trình tái cấu trúc bài bản,
thận trọng mà việc đầu tiên cần làm là thiết lập một hành lang pháp lý phù hợp làm cơ sở cho
việc loại bỏ khỏi hệ thống những tổ chức tài chính yếu kém, củng cố tiềm lực cho các tổ chức
tài chính thiết yếu đối với nền kinh tế, xử lý các khoản nợ xấu, tăng cường thể chế giám sát và
minh bạch hóa các hoạt động của hệ thống tài chính. Kế hoạch tái cấu trúc hệ thống tài chính
- ngân hàng phải được coi là một chương trình trung hạn. Vì thế, cần có một lộ trình thận
trọng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, không nên rập khuôn, nóng vội, duy ý chí.
Ðiều quan trọng của quá trình tái cấu trúc là phải thiết lập được một bộ tiêu chí rõ ràng để có
thể phân loại được các tổ chức tài chính - ngân hàng cần phải tái cơ cấu, những ngân hàng, tổ
chức tài chính cần được củng cố, những ngân hàng, tổ chức tài chính nào cần phải loại bỏ.
Ðây là việc làm khó nhưng lại tối quan trọng, bởi nếu làm không khéo sẽ bị lái theo những ý

đồ chính trị cá nhân hoặc bị tác động bởi lợi ích nhóm khiến cho quá trình tái cơ cấu ít có cơ
hội thành công.
Thứ năm, trong quá trình tái cơ cấu, việc định giá tài sản của ngân hàng là việc làm tối cần
thiết, song lại vô cùng khó. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể về các phương pháp và tiêu
chí định giá phù hợp và tham chiếu kết quả của nhiều tổ chức định giá chuyên nghiệp khác
nhau. Việc thiết lập các tiêu chí đồng bộ, đầy đủ và công khai minh bạch đóng vai trò quan
trọng nhất đối với quá trình tái cấu trúc.
Thứ sáu, đối với các tổ chức tài chính - ngân hàng vẫn có thể tồn tại, thì việc định giá tài sản,
xác định thiệt hại của các khoản nợ xấu và việc tái cấu trúc vốn là cần thiết và cũng phải được
thực thi, giám sát một cách chặtchẽ. Nếu số ngân hàng này không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu thì bắt buộc phải tái cấu trúc vốn và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, đồng thời phải được
giám sát chặt của các cơ quan công quyền.
Thứ bảy, trong một số trường hợp, phương pháp “bắc cầu” được áp dụng rất hiệu quả: chính
phủ đứng ra mua lại, quốc hữu hóa một số ngân hàng hoặc thành lập một công ty quản lý mua
bán nợ trung gian, sau đó, sẽ tái vốn hóa những ngân hàng này hoặc bán lại cho một ngân
hàng, tổ chức tài chính khác. Trong trường hợp đó, mọi khoản chênh lệch lỗ phát sinh trước
hết phải được gánh chịu bởi các cổ đông của ngân hàng bị tái cấu trúc cho đến khi vốn chủ sở
hữu bị triệt tiêu hoàn toàn.
Thứ tám, chi phí cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng - tài chính là vô cùng lớn. Ước
tính chi phí thiệt hại ngân sách phải gánh chịu để đối phó với khủng hoảng tài chính và tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng - tài chính của 4 nước châu Á năm 1997 - 1998 nằm trong
khoảng từ 15 đến 45% GDP. Những thiệt hại này ban đầu do ngân hàng trung ương gánh
dưới hình thức hỗ trợ cho các ngân hàng mất thanh khoản. Sau này, được bù đắp bởi nguồn
phát hành trái phiếu của chính phủ.
Thứ chín, vai trò của nhà nước và quyết tâm chính trị cao là nhân tố quan trọng giúp cho quá
trình tái cấu trúc thành công. Trong thời gian xảy ra khủng hoảng và quá trình tái cấu trúc,
một số nước như Hàn Quốc, Indonesia đã có những biến động chính trị (bầu cử lại chính
phủ), song quyết tâm và chiến lược tái cấu trúc vẫn được ủng hộ mạnh mẽ. Nhờ thế, quá trình
tái cấu trúc cơ bản đã rất thành công ở các nước này.
Thứ mười, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không thể tách rời với tái cấu trúc hệ thống doanh

nghiệp, bởi chính những yếu kém của hệ thống doanh nghiệp là tác nhân chủ yếu đem đến
những khoản nợ xấu, nợ quá hạn và tạo ra căng thẳng về thanh khoản cũng như hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng - tài chính. Mặc dù vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được
đặt hàng ưu tiên cao hơn, bởi chính hệ thống ngân hàng sẽ thiết lập những bộ tiêu chí chặt
chẽ, thận trọng hơn trong việc thẩm định các dự án và các khoản vay, làm cơ sở cho việc lành
mạnh hóa hệ thống tài chính doanh nghiệp. Sau khi tái cấu trúc, những tiêu chuẩn, chuẩn mực
nội địa của hệ thống ngân hàng - tài chính của tất cả các nước đều tiến gần hơn tới những
chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Sự minh bạch hóa thông tin hệ thống tài chính - ngân hàng
được cải thiện, khả năng giám sát và cảnh báo sớm của các cơ quan chức năng cũng hiệu quả
hơn. Ðặc biệt, kỹ năng phân tích và dự báo từ những bài học trong quá khứ và các trường hợp
điển hình trên thế giới được vận dụng sát với thực tiễn và hoàn cảnh điều kiện của mỗi nước
cũng là những nhân tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng -
tài chính của các nước trong suốt giai đoạn từ khi xảy ra khủng hoảng đến nay
Tài liệu tham khảo
Tài liệu giảng dạy chương trình Fulbright về khủng hoảng tài chính năm 2005.
Lê Vân Anh, Khủng hoảng tài chính – mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt Nam
trong quá trình hội nhập hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2008.
Trần Thanh Hải, Khủng hoảng kinh tế Châu Á Kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nguyen Xuan Thanh, The Asian Financial Crisis, Fulbright Economics Teaching Programme,
2003.
Nguyễn Trọng Hoài và Trương Hồng Tấn, Các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến xác
suất gây ra khủng hoảng tiền tệ tại các nền kinh tế mới nổi: nghiên cứu thực nghiệm bằng mô
hình Cảnh Báo Sớm và những gợi ý chính sách ổn định vĩ mô cho Việt Nam, Khoa kinh tế
Phát triển – Chương trình cao học Việt Nam – Hà Lan.
Nguyễn Xuân Thành, Khủng hoảng tài chính ở Đông Á: Mô hình khủng hoảng tài chính thế
hệ thứ ba, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2011-2013.
Nguyễn Văn Hiệu, Tái cấu trúc hệ thống tài chính sau 1997-1998. Bài học từ một số nước
Châu Á và khuyến nghị, Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank

×