Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 110 trang )



B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH
õõõõõ



V
V
Õ
Õ


T
T
H
H




P
P
H
H
I
I


Y


Y


N
N




CÁC NGUN TÀI TR CHO
DOANH NGHIP BÁN L HIN
I TI VIT NAM





LUN VN THC S KINH T

CHUYÊN NGÀNH: KINH T TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ S: 60.31.12


NGI HNG DN: TS LÊ TH LANH









TP.H CHÍ MINH – NM 2011




105


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu : 1
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Đóng góp của đề tài 3
6. Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN TÀI TR VÀ ĐẶC ĐIỂM DNBL 4
1.1 Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp 4
1.1.1. Nguồn tài trợ dài hạn 4
1.1.1.1. Cổ phiếu thường 4
1.1.1.2. Cổ phiếu ưu đãi 5
1.1.1.3. Trái phiếu doanh nghiệp 7
1.1.1.4. Vay dài hạn của các tổ chức tín dụng 10
1.1.1.5. Thuê tài chính 11
1.1.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn 12

1.1.2.1. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ 12
1.1.2.2. Tín dụng nhà cung cấp 13
1.1.2.3. Vay ngắn hạn ngân hàng 15
1.1.2.4. Hối phiếu 15
1.1.2.5. Bán nợ 16
1.1.2.6. Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác 16
1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ 16
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp bán lẻ 17
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ 17
1.2.2.1. Đặc điểm về mô hình hoạt động 17
1.2.2.2. Phương thức kinh doanh 17
1.2.2.3. Cấu trúc tài chính của các DNBL 18
1.2.3. Sự khác biệt giữa DNBL và doanh nghiệp bán buôn 20
1.3.Các nguồn vốn huy cho DNBLHĐ 22
1.3.1. Nguồn vốn huy động từ tín dụng thương mại 22
1.3.2. Nguồn vốn huy động từ đi vay ngân hàng 23
1.3.3. Đi thuê tài chính 24
1.3.4. Các nguồn tài trợ khác 24
106

1.4. Một số kinh nghiệm tìm nguồn tài trợ vốn của các DNBLHĐ trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho các DNBLHĐ đại của Việt Nam 25
1.4.1. Kinh nghiệm có được nguồn tài trợ từ TDTM của Wal-Mart(Mỹ) và bài học
kinh nghiệm cho các DNBLHĐ của VN 25
1.4.2. Kinh nghiệm kinh doanh theo dạng chuỗi để thống nhất nhu cầu tài trợ và
tìm nguồn tài trợ hợp lý của các DNBLHĐ tại Trung Quốc 26
1.4.3. Kinh nghiệm thiết lập các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước cho việc huy
động vốn của các DNBLH tại Mỹ, Trung Quốc 27
1.4.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ 27
1.4.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 29

Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TR CHO DNBLHĐ VIỆT NAM 32
2.1. Thực trạng thò trường bán lẻ hiện đại 32
2.1.1. Thò phần thò trường 32
2.1.2. Xu hướng phát triển chung của ngành 33
2.1.2.1. Mở rộng mạng lưới kinh doanh 33
2.1.2.2. Thương mại điện tử 33
2.1.2.3. Tăng cường các dòch vụ phục vụ khách hàng 34
2.1.2.4. Nhượng quyền thương mại 34
2.1.2.5. nh hưởng của sự phát triển thò trường bán lẻ đến việc tìm nguồn tài trợ
vốn cho DNBL của Việt Nam 35
2.2. Thực trạng về các chính sách tài trợ vốn của nhà nước cho các DNBL Việt Nam 36
2.2.1. Thực trạng về các chính sách tài trợ vốn của nhà nước 36
2.2.2. Tác động thuận lợi, khó khăn của các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến việc
huy động vốn cho DNBLHĐ Việt Nam 38
2.3. Thực trạng các nguồn tài trợ cho các DNBLH của Việt Nam 39
2.3.1. Thực trạng các nguồn tài trợ tại một số DNBLH điển hình của Việt Nam 39
2.3.1.1. Cấu trúc tài chính của một số DNBLHĐ điển hình của Việt Nam 39
2.3.1.2. Thuận lợi, khó khăn trong việc huy động vốn của các DNBLHĐ điển hình
của VN 41
2.3.2. Khảo sát tình hình huy động vốn trong các DNBLH của Việt Nam 45
2.3.2.1. Giới thiệu về cuộc khảo sát 45
2.3.2.2. Thực trạng tiếp cận tài trợ tín dụng thương mại của các DNBL Việt Nam 49
2.3.2.3. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng 51
2.3.2.4. Thực trạng tiếp cận nợ dài hạn từ nguồn thuê tài chính 54
2.3.2.5. Thực trạng tiếp cận nguồn tài trợ dài hạn từ quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ
đầu tư 55
2.3.3. Nhu cầu vốn của các DNBLH của Việt Nam thông qua kết quả khảo sát 57
2.3.3.1. Nhu cầu vốn dài hạn và khả năng huy động được của các DNBL của Việt
Nam 58

2.3.3.2. Nhu cầu vốn ngắn hạn và khả năng huy động dược của các DNBL của Việt
Nam 60
2.3.4. Thuận lợi và khó khăn của các DNBLHĐ của Việt Nam khi tiếp cận các nguồn
tài trợ 61
107

2.3.4.1.Thuận lợi 61
2.3.4.2. Khó khăn 62
2.3.5. Những nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn tài trợ của
các DNBLHĐ của Việt Nam 65
2.3.5.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước 65
2.3.5.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 66
Kết luận chương 2 68
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI TR CHO DNBL VIỆT NAM .69
3.1. Đònh hướng phát triển ngành bán lẻ Việt Nam đến năm 2015 69
3.1.1. nh hng phát trin 69
3.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 70
3.1.3. Phng án qui hoch 70
3.2. Giải pháp tiếp cận các nguồn tài trợ cho DNBL Việt Nam 73
3.2.1. Giải pháp cho các DNBL Việt Nam huy động vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư,
kinh doanh 73
3.2.1.1. Gia tăng nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại thông qua việc nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh 73
3.2.1.2. Giải pháp tiếp cận nguồn tài trợ từ vốn đầu tư của chủ sở hữu 75
3.2.1.3. Giải pháo nâng cao khả năng huy động nguồn tài trợ nợ 77
3.2.1.4. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài trợ từ các quỹ 78
3.2.1.5. Tái cấu trúc vốn để vận dụng các nguồn tài trợ hiệu quả 79
3.2.2. Giải pháp cho phía nhà nước và các cơ quan ban ngành liên quan 79
3.2.2.1. Nâng cao tài trợ tín dụng thương mại cho các DNBLH của VN. 79
3.2.2.2. Nâng cao tài trợ bằng các quỹ đầu tư, quỹ BLTD 81

3.2.2.3. Nâng cao tài trợ cho vay ngân hàng cho các DNBLH của VN 81
3.2.2.4. Nâng cao khả năng tài trợ từ cho thuê tài chính 85
3.2.2.5. Giải pháp hỗ trợ khác 89
Kết luận chương 3: 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 94
Phụ lục 1 : Câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Phiếu trả lời câu hỏi điều tra, khảo sát
Phụ lục 3 : Danh sách doanh nghiệp tham gia điều tra, khảo sát
Phụ lục 4 : BCTC của các DNBLHĐ điển hình năm 2010
Phụ lục 5 : BCTC của các DNBLHĐ điển hình năm 2009
Phụ lục 6 : BCTC của các DNBLHĐ điển hình năm 2008


108

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghóa đầy đủ Chữ viết tắt Nghóa đầy đủ
BLTD Bảo lãnh tín dụng QBLTD Quỹ bảo lãnh tín dụng
CKTT Chứng khoán thanh toán
TD Tín dụng
CTTC Cho thuê tài chính TCTD Tổ chức tín dụng
DN Doanh nghiệp TDTM Tín dụng thương mại
DNBL Doanh nghiệp bán lẻ TMHĐ Thương mại hiện đại
DNBLHĐ Doanh nghiệp bán lẻ hiện đại TMLC Tổng mức luân chuyển
DNNN Doanh nghiệp nhà nước TMTT Thương mại truyền thống
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa TNDN Thu nhập doanh nghiệp
GTDN Giá tr doanh nghip TP Thành phố

GTTS Giá trò tài sản TSC Tài sản cố đònh
HM Hạn mức TTC Thuê tài chính
LNLK Lợi nhuận luỹ kế TTCK Thò trường chứng khoán
NHNN Ngân hàng nhà nước TTTM Trung tâm thương mại
NHTM Ngân hàng thương mại VN Việt Nam
NSĐP Ngân sách đòa phương
NXB Nhà xuất bản
Việt Nam Đồng
VND


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Mỹ qua các kỳ
Biểu đồ 1.2 : Thò phần bán lẻ của kênh TMTT và kênh TMHĐ trên cả nước
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh nghiệp tham gia khảo sát
Biểu đồ 2.2: Mức độ chiếm dụng tín dụng thương mại của các DN khảo sát

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng2.1 : Trích số liệu về nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp
bán lẻ hiện đại điển hình năm 2008 đến năm 2010
Bảng 2.2 : Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bán lẻ điển hình
Bảng 2.2 : Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp điển hình
Bảng 2.3 : Tỷ lệ tăng trưởng của các nguồn vốn trong các DNBL hiện đại diển hình
Bảng 2.4 : Tổng hợp tỷ trọng phải trả người bán
Bảng 2.5 : Tổng hợp vốn huy động của các doanh nghiệp bán lẻ chủ yếu của Việt Nam
Bảng 2.6 : Số lượng DN khảo sát theo loại hình
Bảng 2.7 : Tn s tr li theo chc danh trong DN khảo sát
109

Bảng 2.8 : S lng DN khảo sát theo s nm hoạt động

Bảng 2.9 : Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn theo tổng tài sản năm 2009 của các DN khảo sát
Bảng 2.10 : Mức độ chiếm dụng TDTM theo nguồn , theo thời hạn, theo hạn mức của
các DN khảo sát năm 2009
Bảng 2.11 : Mức độ vay vốn tín dụng theo hình thức vay và tiến độ giải ngân của các
DN khảo sát.
Bảng 2.12 : Mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DN khảo sát
Bảng 2.13: Nợ thuê tài chính/tổng nợ năm 2009 của các DN khảo sát
Bảng 2.14 : Điều kiện thuê tài chính theo mức độ tiếp cận của các DN khảo sát
Bảng 2.15 : Mức độ tiếp cận Quỹ BLTD,quỹ đầu tư của các DN khảo sát
Bảng 2.16 : Nhu cầu vốn cần huy động năm 2009 của các DN khảo sát
Bảng 2.17: Nguồn tài trợ dài hạn năm 2009 theo các nhóm của các DN khảo sát
Bảng 2.18: Tổng nguồn tài trợ dài hạn năm 2009 của các DN khảo sát
Bảng 2.19: Nguồn tài trợ ngắn hạn năm 2009 của các DN khảo sát
Bảng 2.20: Cơ cấâu nguồn vốn, tài sản của ngân hàng năm 2008



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Người dân Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dòch vụ
có chất lượng cao, an toàn, vệ sinh. Đồng thời, họ còn đòi hỏi các sản phẩm mà
họ tiêu dùng phải có chính sách hậu mãi tốt và chế độ chăm sóc khách hàng chu
đáo. Chính vì thế, các kênh bán lẻ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng
để đáp ứng nhanh và kòp thời xu hướng này. Thò trường bán lẻ Việt Nam được
đánh giá có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển.Với mức tăng trưởng kinh tế
cao, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng linh hoạt và các phong trào
người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thường xuyên được phát động đã
góp phần gia tăng tốc độ phát triển thò trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam.

Qua đó, kênh liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được
thiết lập một cách chặt chẽ hơn.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ ấy cũng đã và đang tạo ra thách thức và cơ hội
cho các doanh nghiệp nộâi đòa tự hoàn thiện và đổi mới bản thân. Tiếp sức cho
quá trình này, đề tài nghiên cứu “Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bán lẻ
hiện đại tại Việt Nam” sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
có được nguồn tài trợ vốn dồi dào, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài
chính để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng ngành giai
đoạn hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở nhận đònh vai trò của ngành bán lẻ trong việc đóng góp vào
GDP cả nước cũng như góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, đề tài chủ
yếu nghiên cứu các vấn đề sau :
- Tổng quan về các nguồn tài trợ và đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ.
2

- Các xu hướng phát triển hiện tại của các doanh nghiệp trong ngành bán
lẻ, các đònh hướng phát triển thò trường bán lẻ từ phía nhà nước cũng như các
chính sách hỗ trợ cho quá trình hoạt động, phát triển và tài trợ vốn cho các
doanh nghiệp trong ngành này.
- Nghiên cứu các thực trạng về sự tồn tại, cạnh tranh, phát triển và những
thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp ngành bán lẻ đang vướng mắc trong
quá trình tìm nguồn tài trợ cho mình.
Trên cơ sở đánh giá điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình kinh doanh, tìm
nguồn tài trợ của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại tại Việt Nam và một số kinh
nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, đề tài đề xuất
một số giải pháp tiếp cận các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bán lẻ tại Việt
Nam trong quá trình phát triển và hội nhập như hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp tiêu

biểu trong ngành bán lẻ hiện đại nhằm đưa ra nhận đònh chung về thực trạng
hoạt động, thực trạng năng lực tài chính và các nguồn tài trợ vốn cho hoạt động
kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề ra giải pháp hỗ trợ cho quá trình
tiếp cận các nguồn vốn cũng như tạo thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng đó là phương pháp tổng hợp, so
sánh, phân tích các số liệu thu thập được từ dữ liệu thứ cấp của các công trình
nghiên cứu của một số tác giả và các số liệu thông kê của Tổng cục thống kê,
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam…, các bài báo đã được đăng tải trên các
trang báo, các trang web… để có cái nhìn khái quát về các nguồn tài trợ cũng như
tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Việt Nam .
3

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng số liệu thống kê mô tả thông qua kết quả
khảo sát mà tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này đã tiếân hành khảo sát từ
tháng 04 năm 2010 đến tháng 07 năm 2010 để kiểm chứng lại tình hình huy
động vốn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa các thông tin liên quan đến ngành bán lẻ.
Đánh giá thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong
ngành bán lẻ.
Đề xuất giải pháp tiếp cận các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ
hiện đại của Việt Nam trong quá trình hội nhập, cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài trong cùng ngành.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu được bố cục gồm ba phần; đó là phần mở đầu, phần kết
thúc và 3 chương của phần nội dung chính, đó là:
Chương 1 : Tổng quan về các nguồn tài trợ và đặc điểm doanh nghiệp bán
lẻ.

Chương 2 : Thực trạng các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bán lẻ hiện đại
Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp tiếp cận các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam.






4


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN TÀI TR VÀ ĐẶC
ĐIỂM DNBL
1.1 Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp
1.1.1. Nguồn tài trợ dài hạn
1.1.1.1. Cổ phiếu thường
Khái niệm : cổ phiếu thường là bằng chứng về quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần thường của tổ chức phát hành.
Nhà đầu tư mua cổ phiếu thường được gọi là cổ đông thường.
Cổ phiếu thường có đặc điểm như sau:
 Đây là loại chứng khoán vốn
 Không có thời gian đáo hạn
 Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính
sách cổ tức của công ty.
Các hình thức tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thường:
Việc phát hành thêm cổ phiếu mới nhằm huy động tăng vốn có thể thực hiện
theo các hình thức sau :
 Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông

hiện hữu.
 Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ phiếu cho người thứ 3, là
những người có quan hệ thân thiết với các công ty như nhà cung cấp,
khách hàng, nhà quản lý công ty,
 Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng.
Những lợi thế khi huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường
mới ra công chúng :
5

 Làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có trách nhiệm bắt
buộc phải trả lợi tức cố đònh như khi sử dụng vốn vay do cổ phiếu thương
không qui đònh mức cố tức cố đònh mà mức cổ tức này phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh, có thể giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sản
công ty.
 Do cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn nên công ty không phải
hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố đònh, giúp cho công ty có thể chủ động
trong việc sử dụng vốn cho kinh doanh.
 Hệ số vốn chủ sở hữu, tỷ lệ đảm bảo nợ có khả năng tăng nhờ vào việc
phát hành cổ phiếu thường mới, tăng khả năng vay nợ và mức độ tín
nhiệm, giảm rủi ro tài chính.
 Trong một số trường hợp, khi công ty làm ăn có lãi cao, cổ phiếu thường
sẽ dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, đợt phát hành sẽ
nhanh chóng hoàn thành.
Những bất lợi khi phát hành cổ phiếu thường :
 Chia sẻ quyền quản lý và quyền kiểm soát công ty cho các cổ đông mới,
gặp khó khăn trong việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty.
 Phân chia cổ tức cho cổ đông mới, ảnh hưởng đến cổ tức của cổ đông cũ.
 Chi phí phát hành cổ phiếu thường nhìn chung là có thể cao hơn so với chi
phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu.
 Lợi tức cổ phần thường không được trừ khi xác đònh thu nhập chòu thuế

thu nhập , làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn so với chi
phí sử dụng nợ vay.
 Hiện tượng loãng giá cổ phiếu dễ xảy ra khi phát hành cổ phiếu thường ra
công chúng.
1.1.1.2. Cổ phiếu ưu đãi
6

Khái niệm cổ phiếu ưu đãi :
Cổ phiếu ưu đãi là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành, cho phép
người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyển lợi ưu đãi hơn so với
cổ phần thường.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần
công ty cổ phần của nhà đầu tư.
Đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi :
Cổ phiếu ưu đãi có nhiều loại, tuy nhiên loại cổ phiếu ưu đãi được các công
ty ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức với các đặc trưng sau:
 Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Chủ sở
hữu cổ phiếu ưu đãi (gọi là cổ đông ưu đãi) được hưởng một khoản lợi tức
cố đònh, được xác đònh trước, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
 Cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Khi công ty bò
giải thể thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận giá trò cổ phiếu
trước cổ đông thường.
 Cổ tức ưu đãi được tích luỹ và chuyển sang kỳ tiếp theo nếu trong kỳ do
công ty có khó khăn chưa trả được cổ tức ưu đãi.
 Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi không có quyền tham gia bỏ phiếu bầu hội
đồng quản trò cũng như trong việc ra các quyết đònh cho các vấn đề quan
trọng trong công tác quản lý của công ty.
Những lợi thế khi phát hành cổ phiếu ưu đãi :

 Không bắt buộc công ty phải trả lợi tức cố đònh đúng hạn, công ty có thể
hoãn việc trả cổ tức ưu đãi sang kỳ sau. Điều này cho phép công ty có thể
7

tránh khỏi nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn trong kinh doanh mà chưa có
khả năng thanh toán cổ tức ưu đãi đúng hạn.
 Không bò chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi do cổ
tức ưu đãi là cố đònh.
 Tránh được việc phải phân chia quyền quản lý và quyền kiểm soát công
ty cho cổ đông ưu đãi.
 Không phải cầm cố, thế chấp chấp tài sản, cũng như không phải lập quỹ
thanh toán vốn gốc (như đối với trái phiếu).
Những bất lợi khi sử dụng cổ phiếu ưu đãi :
 Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu do mức độ rủi ro của
việc đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu.
 Cổ tức cổ phiếu ưu đãi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Do tính chất lưỡng tính của cổ phiếu ưu đãi (vừa giống cổ phiếu thường,
vừa giống trái phiếu) nên việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi sẽ hợp lý trong bối cảnh
nếu việc sử dụng trái phiếu và cổ phiếu thường đều bất lợi cho công ty.
1.1.1.3. Trái phiếu doanh nghiệp
Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp :
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Đặc trưng chủ yếu của trái phiếu :
 Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp, hay còn gọi là trái
chủ.
8

 Trái chủ không có quyền tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh

doanh của công ty, trái chủ không có quyền ứng cử, bầu cử vào hội đồng
quản trò, cũng như không có quyền bỏ phiếu, biểu quyết,
 Trái phiếu có kỳ hạn cố đònh, khi đến hạn công ty phải có trách nhiệm
hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốn gốc ban đầu.
 Lợi tức của trái phiếu là cố đònh, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty.
 Lợi tức trái phiếu là chi phí được trừ khi xác đònh thu nhập chòu thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Các loại triếu phiếu :
 Dựa vào hình thức trái phiếu : bao gồm trái phiếu ghi danh và trái phiếu
vô danh
 Dựa vào yêu cầu bảo đảm giá trò tiền vay khi phát hành : bao gồm trái
phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm.
 Dựa vào lợi tức trái phiếu, trái phiếu có thể chia thành trái phiếu có lãi
suất cố đònh và trái phiếu có lãi suất biết đổi.
 Dựa vào tính chất trái phiếu : bao gồm trái phiếu thông thường, trái phiếu
có thể chuyển đổi và trái phiếu có thể mua cổ phiếu.
 Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu có
thể chia thành trái phiếu các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ
số tín nhiệm,
Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn :
 Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chòu thuế khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp, đem lại khoản lợi thuế, giảm chi phí sử dụng vốn vay.
 Lợi tức trái phiếu được cố đònh trước. Khi doanh nghiệp hoạt động có lãi,
việc sử dụng trái phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi
9

nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập
cao cho trái chủ.
 Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu

ưu đãi do trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi.
 Chủ sở hữu doanh nghiệp không bò chia sẻ quyền quản lý và quyền kiểm
soát bởi trái chủ.
 Doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh một
cách linh hoạt, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
 Trái phiếu được phát hành là cần thiết khi có nhu cầu huy động vốn mà
phải đáp ứng yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các
cổ đông hiện tại.
Những bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn :
 Lợi tức trái phiếu phải trả đúng hạn và cố đònh làm cho rủi ro tài chính có
thể gia tăng khi doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn đònh.
 Hệ số nợ của doanh nghiệp bò gia tăng làm cho tỷ lệ doanh lợi vốn chủ sở
hữu tăng khi doanh nghiệp hoạt động có lãi, ngược lại, làm tăng rủi ro tài
chính do gánh nặng nợ phải trả.
 Nguy cơ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, dễ dẫn đến phá sản khi
doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp thất thường hoặc không ổn đònh do
trái phiếu là khoản nợ vay có kỳ hạn, nợ gốc phải được hoà trả đúng hạn
đònh trước.
 Hệ số nợ của doanh nghiệp có thể gia tăng nếu huy động vốn bằng trái
phiếu trong điều kiện hệ số nợ hiện tại đang cao.
10

 Phát hành trái phiếu sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc trả
nợ nếu huy động vốn trong điều kiện lãi suất thò trường có khuynh hướng
giảm.
1.1.1.4. Vay dài hạn của các tổ chức tín dụng
Vay dài hạn ngân hàng là một nguồn vốn tín dụng quan trọng trong sự phát
triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng
vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu nên nhiều doanh

nghiệp đã sử dụng vay nợ ngân hàng như một nguồn vốn thường xuyên của
mình.
Vay vốn ngân hàng dài hạn có thời hạn trên một năm, trên thực tế có thể
có vay trung hạn (từ một đến ba năm) và vay dài hạn (trên ba năm).
Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng có thể cho doanh
nghiệp vay đầu tư tài sản cố đònh, đầu tư tài sản lưu động, vay để thực hiện dự
án.
Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng có một số điểm lợi như của trái phiếu
nêu trên. Tuy nhiên, còn có một số mặt hạn chế sau :
 Điều kiện tín dụng : các doanh nghiệp muốn vay vốn tại các ngân hàng
thương mại cần phải đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của
ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin
cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trên cơ sở đó, ngân hàng mới tiến hành
phân tích hồ sơ vay vốn, đánh giá thông tin rồi mới ra quyết đònh có cho
vay hay không cho vay.
 Các điều kiện đảm bảo tiền vay : khi doanh nghiệp xin vay vốn, các ngân
hàng thông thường là yêu cầu doanh nghiệp phái có tài sản thế chấp.
 Sự kiểm soát của ngân hàng : doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ chòu sự
kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn.
11

1.1.1.5. Thuê tài chính
Khái niệm thuê tài chính : thuê tài chính là một phương thức tín dụng trung
và dài hạn, người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người đi thuê
và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê. Người đi thuê sử dụng tài sản và
thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã thoả thuận, không thể huỷ ngang hợp
đồng trước hạn.
Những đặc điểm của thuê tài chính :
 Thời hạn thuê tương đối dài.
 Người đi thuê chòu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong suốt

thời hạn thuê.
 Người đi thuê không được đơn phương huỷ hợp đồng trước hạn (ngoại trừ
do lỗi của bên cho thuê)
 Khi kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được chuyển giao quyền sở hữu,
mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo thoả thuận trong hợp đồng thuê.
 Tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ
bù đắp giá gốc của tài sản thuê.
Những điểm thuận lợi của thuê tài chính :
 Thuê tài chính là một công cụ giúp doanh nghiệp bổ sung thêm vốn trung
và dài hạn cho quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Doanh nghiệp có thể dễ dàng trong huy động và sử dụng vốn do thuê tài
chính không đòi hỏi doanh nghiệp phải thế chấp tài sản.
 Sử dụng thuê tài chính sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng các
dự án đầu tư, nắm bắt được thời cơ kinh doanh.
 Các công ty cho thuê tài chính có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu
về tài sản, tư vấn cho doanh nghiệp chọn lựa được tài sản mình cần theo
12

đúng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và ít gặp rủi ro về tính lạc hậu của tài
sản.
Những mặt hạn chế khi thuê tài chính :
 Chi phí sử dụng vốn khi thuê tài chính cao hơn so với tín dụng thông
thường.
 Hệ số nợ của công ty gia tăng khi sử dụng thuê tài chính, tăng rủi ro tài
chính do áp lực trả nợ gốc và lãi đi thuê.
1.1.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn
1.1.2.1. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng
như khách quan mà doanh nghiệp có phát sinh các khoản nợ phải trả có tính chất
chu kỳ (còn gọi là nợ tích luỹ), các khoản nợ này có tính chất thường xuyên. Khi

chưa đến hạn thanh toán, các doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời các khoản
này vào các hoạt động kinh doanh của mình.
Các khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ bao gồm :
 Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động nhưng chưa đền kỳ trả.
 Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp.
 Tiền tạm ứng của khách hàng.
Ưu điểm của nguồn vốn này :
Do đây là nguồn vốn tự động phát sinh, không phải trả lãi như khi sử dụng
nợ vay, nếu doanh nghiệp có thể xác đònh trước được mức độ chiếm dụng nguồn
này thì có thể giảm bớt nhu cầu huy động các nguồn ngắn hạn từ bên ngoài,
giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Hạn chế :
 Thời gian sử dụng nguồn này ngắn.
 Qui mô chiếm dụng thường là không lớn.
13

1.1.2.2. Tín dụng nhà cung cấp
Tín dụng nhà cung cấp (còn gọi là tín dụng thương mại) là một hình thức tài
trợ khá quan trọng cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp. Nguồn
tài trợ này được hình thành khi doanh nghiệp mua hàng hoá, dòch vụ từ nhà cung
cấp nhưng chưa trả tiền ngay.
Đặc điểm của tín dụng nhà cung cấp :
Qui mô nguồn vốn tín dụng thương mại này có giới hạn nhất đònh do phụ thuộc
vào khối lượng hàng hoá mua chòu.
Doanh nghiệp phải trả nợ sau một khoản thời gian nhất đònh và với thời hạn
ngắn hạn.
Chi phí sử dụng vốn không thể hiện rõ nét.
Các loại tín dụng thương mại : tín dụng thương mại có ba loại cơ bản sau :
Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu
(gọi là tín dụng xuất

khẩu) là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối
phiếu và mở tài khoản. Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu tức là nhà nhập
khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận
bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp
cho họ. Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên
bán và mua. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro, luật các nước thường can thiệp
bằng cách đònh ra thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy
đònh thời hạn từ 30 đến 90 ngày; luật Mỹ là 180 ngày; luật Nhật Bản quy đònh từ
180 đến 360 ngày. Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là nhà xuất khẩu
và nhà nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui đònh
quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi đợt giao
14

hàng. Sau một thời gian nhất đònh, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng
chuyển tiền, chuyển séc hoặc bằng kỳ phiếu trả tiền ngay.
Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập
khẩu) là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập
hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng này là tiền ứng trước để nhập
hàng. Tính chất của việc ứng tiền trước khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ
thể. Nếu người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu
có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu
người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập
khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là
vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách
khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố đònh hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc
chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng.
Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu
: các
ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà

xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các
nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn vay
được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Ví dụ cấp cho nhà
xuất khẩu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ
hàng hóa, cho vay chiết khấu hối phiếu…Mọi tín dụng của người môi giới đều là
tín dụng ngắn hạn.
Ưu điểm : tín dụng thương mại dễ dàng sử dụng, đơn giản, tiện lợi, dùng để
tài trợ một phần nhu cầu vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp
Nhược điểm :
15

 Chi phí sử dụng vốn tín dụng thương mại có thể cao hơn so với tín dụng
thông thường của các ngân hàng thương mại, tăng hệ số nợ, tăng rủi ro
thanh toán.
 Quản trò chi tiết các khoản phải trả nhà cung cấp khi sử dụng nguồn này
là khá chi tiết theo từng đơn hàng, tránh để mất uy tín với nhà cung cấp.
1.1.2.3. Vay ngắn hạn ngân hàng
Vay vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại để bổ sung vốn lưu động
cho doanh nghiệp.
Các hình thức cho vay vốn ngắn hạn ngân hàng :
 Cho vay từng lần.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng.
 Cho vay theo kế hoạch.
Đặc điểm :
 Nguồn vốn vay này có giới hạn nhất đònh.
 Có thời gian đáo hạn.
 Doanh nghiệp phải trả lãi khi sử dụng nguồn vốn này.
Ưu điểm : doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn của các ngân hàng nhằm
bổ sung vốn lưu động sẽ giúp các doanh nghiệp tạm thời khắc phục được phần
nào khó khăn.

Nhược điểm : khi sử dụng nguồn vốn này thì hệ số nợ của doanh nghiệp sẽ
tăng, làm tăng rủi ro tài chính do áp lực trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.
1.1.2.4. Hối phiếu
Khái niệm : hối phiếu là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán
hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất đònh khi có yêu cầu
hoặc vào một thời điểm nhất đònh trong tương lai cho người thụ hưởng.
16

Các loại hối phiếu :
 Hối phiếu đòi nợ : là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bò
ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác đònh khi có yêu cầu
hoặc vào một thời điểm nhất đònh trong tương lai cho người thụ hưởng.
 Hối phiếu nhận nợ : là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết
thanh toán không điều kiện khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất
đònh trong tương lai cho người thụ hưởng.
Ưu điểm : khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn trước thời gian đáo hạn của hối
phiếu, doanh nghiệp có thể chuyển nhượng hoặc chiết khấu hối phiếu để nhận
trước số tiền bán hàng, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời của doanh nghiệp.
1.1.2.5. Bán nợ
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có phát sinh các khoản nợ khó đòi,
nợ quá hạn, mà bản thân doanh nghiệp không có khả năng hoặc khó thu hồi nợ
được. Để giải quyết khó khăn, doanh nghiệp có thể bán các khoản nợ này cho
các tổ chức mua, bán nợ chuyên nghiệp (công ty mua bán nợ hoặc các ngân
hàng thương mại). Sau khi doanh nghiệp cần bán nợ và tổ chức mua, bán nợ gặp
gỡ, thoả thuận và thống nhất giá mua, bán và ký kết hợp đồng mua, bán nợ thì
doanh nghiệp bán nợ sẽ thông báo cho khách nợ biết việc chuyển đổi chủ nợ.
Doanh nghiệp bán nợ sẽ nhận được một khoản tiền (được coi là tài trợ ngắn hạn)
từ tổ chức mua, bán nợ. Bên mua nợ sẽ tiếp tục thu hồi các khoản nợ trên về cho
mình và tự chòu rủi ro có thể xày ra trong quá trình thu hồi nợ.
1.1.2.6. Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác

Ngoài các nguồn tài trợ ngắn hạn nêu trên, các doanh nghiệp còn có thể sử
dụng nguồn tài trợ ngắn hạn khác để tăng vốn lưu động tạm thời như tín dụng
thư, các khoản vay theo hợp đồng,
1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ
17

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan đến
mua bán hàng hoá bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất đònh.
Doanh nghiệp bán lẻ hiện đại là doanh nghiệp hoạt động trong lónh vực bán
lẻ với phương thức bán hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú và tiện lợi,
phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống, kênh
siêu thò, chuỗi cửa hàng tiện lợi…, có khả năng nắm bắt được nhanh và chính xác
những mong muốn và nguyện vọng của người tiêu dùng từ đó có điều kiện đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ tự phục vụ, tự lựa chọn
sản phẩm trong một không gian diện tích lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào mô hình tổ
chức của doanh nghiệp bán lẻ hiện đại là cửa hàng hay siêu thò…
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ
1.2.2.1. Đặc điểm về mô hình hoạt động
Các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đang hoạt động dưới nhiều hình thức
khác nhau như : siêu thò, chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thò mini,….theo hình thức
chuyên về hàng bán lẻ tổng hợp hay chuyên về hàng kim khí điện máy hoặc
chuyên kinh doanh thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn.
1.2.2.2. Phương thức kinh doanh
Chiến lược bán hàng theo khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng, cung
cấp những mặt hàng mà người tiêu dùng cần chứ không phải cung cấp những
mặt hàng mà các doanh nghiệp này có sẵn. Các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đã
nhận thấy xu hướng tiêu dùng của khách hàng luôn là kim chỉ nam đònh hướng
phát triển cho công nghiệp bán lẻ và cả ngành sản xuất.
18


Đa dạng hoá phương thức kinh doanh, đưa hàng hoá đến tay người tiêu
dùng bằng rất nhiều kênh, nhiều hình thức như : bán hàng qua điện thoại, qua
internet, qua các kênh truyền thông như truyền hình, radio…
Mặt bằng, chuỗi cửa hàng sạch sẽ, rộng rãi, trang bò hệ thống lạnh, tủ,
quầy kệ bảo quản thực phẩm và các sản phẩm khác vệ sinh, an toàn, bắt mắt,
người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn sản phẩm mình yêu thích mà không bò mất
thời gian chờ đợi nhân viên lấy hàng hộ mình. Bên cạnh đó, đa phần các kênh
bán lẻ hiện đại đều có trang bò hệ thống máy tính phục vụ cho việc tính tiền
nhanh chóng, không làm mất thời gian của khách hàng.
Tăng cường các dòch vụ phục vụ khách hàng đi kèm với quá trình bán hàng,
các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đã nhận thức được vai trò của dòch vụ khách
hàng và coi đó là một trong những yếu tố quyết đònh sự thành bại của kinh
doanh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bên cạnh việc đảm bảo
hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả hợp lý, doanh
nghiệp nào có dòch vụ khách hàng tốt hơn thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh loại hình bán lẻ hiện đại còn sử
dụng các dòch vụ bổ sung trong quá trình kinh doanh với rất nhiều hình thức dòch
vụ trực tiếp diễn ra trong quá trình bán hàng như: dòch vụ bao bì, đóng gói; vận
chuyển hàng tận nhà; bảo hành sửa chữa Hoặc dòch vụ phục vụ cho sự tiện lợi
của khách hàng như kết hợp giữa nơi bán hàng và nơi giải trí, có chỗ cho con trẻ
vui chơi trong khi người lớn mua hàng (có thể là phòng chiếu phim, chơi games,
phòng vẽ tranh…).
1.2.2.3. Cấu trúc tài chính của các DNBL
Do đặc thù của ngành bán lẻ nêu trên, cộng thêm nguồn vốn chủ sở
hữu bỏ ra phần lớn dùng để đầu tư cho việc xây dựng hệ thống cửa hàng, siêu
19

thò, điểm trưng bày sang trọng, khang trang, rộng rãi nên vốn còn lại để tài trợ
cho nhu cầu vốn lưu động là khá ít. Vì vậy nên các DNBL bò ảnh hưởng không ít

đến cấu trúc tài chính của mình. Với đặc điểm kinh doanh hàng hoá mang tính
quay vòng vốn phải nhanh, các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau làm phát sinh
nhu cầu trang bò thêm cho hệ thống chuỗi cửa hàng của mình nhiều hơn nửa cả
về qui mô lẫn chất lượng nơi trưng bày, hàng hoá bán ra, Bên cạnh đó, nhu cầu
đầu tư cho xây dựng kho bãi, phương tiện vận tải cũng gia tăng đã khiến các
DNBL phải tìm đến các nguồn tài trợ từ nợ vay trong khi chưa huy động được từ
nguồn tài trợ dài hạn từ vốn đầu tư thêm của chủ sở hữu hay từ cổ phiếu thường.
Chính vì thế, các DNBL có cấu trúc tài chính thiên về nợ.
Do các DNBL này có thể có được nguồn tài trợ ngắn hạn từ tín dụng thương
mại và cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại thông qua hợp đồng cho
vay theo lô hàng và các khoản ứng trước của khách hàng, nên một lần nữa cấu
trúc tài chính của các DN này thiên về nợ ngắn hạn.
Do đặc trưng của phương thức kinh doanh và của ngành bán lẻ hiện đại với
việc bán lẻ hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng và vốn đầu tư ban đầu của
chủ sở hữu bỏ ra không lớn đã khiến cho các doanh nghiệp trong ngành tìm đến
huy động từ nợ và có khuynh hướng sử dụng cấu trúc vốn nợ cao hơn vốn chủ
sở hữu. Đây cũng là khuynh hướng chung của ngành do hiện tại các doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại có thể tìm đến nợ vay ngắn hạn hoặc trung dài hạn từ
ngân hàng bằng cách cầm cố ngay chính hàng hoá mà họ mua về để kinh doanh
cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tận dụng nợ ngắn hạn từ tín dụng thương mại
do nhà cung cấp hàng hàng cấp cho các doanh nghiệp này là tương đối phổ biến
nhất do trên thương trường và trong cùng ngành hiện nay có rất nhiều nhà cung
cấp hàng tiêu dùng, hàng điện máy, …. cho các doanh nghiệp bán lẻ theo loại

×