Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -1-
Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu
cho
Doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam
tại
các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ
Bản thảo 1
Tháng 11/2006
Cục Xúc tiến Thương mại
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -2-
Mục lục
Cục Xúc tiến Thương mại....................................................................................................................1
1. Giới thiệu ........................................................................................................................................... 5
2. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các nước phát triển, đặc biệt là Liên minh
Châu Âu (EU) ......................................................................................................................................... 7
2.1. Giới thiệu....................................................................................................................................7
2.2. Yêu cầu pháp lý..........................................................................................................................9
2.2.1. Yêu cầu về môi trường ....................................................................................................... 9
2.2.2. Khả năng phân huỷ và cấm các sản phẩm túi và chất không phân huỷ .......................... 10
2.2.3. Yêu cầu về bao gói thực phẩm ......................................................................................... 10
2.2.4. Nguồn gốc xuất xứ ........................................................................................................... 11
Yêu cầu thị trường .........................................................................................................................12
2.3.1. Đáp ứng tiêu chuẩn địa phương và yêu cầu đối với giấy chứng nhận địa phương ....... 12
2.3.2. Làm giả ............................................................................................................................ 13
2.3.3. Yêu cầu quản lý chất lượng ............................................................................................ 13
Các yêu cầu dán nhãn và ghi nhãn .................................................................................................15
2.1.1. Yêu cầu bắt buộc ............................................................................................................... 15
2.1.2. Yêu cầu tự nguyện ............................................................................................................. 16
3. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang Mỹ ............................................................. 19
Giới thiệu.........................................................................................................................................19
Yêu cầu về pháp luật.......................................................................................................................20
Yêu cầu về môi trường...............................................................................................................20
Các yêu cầu tiếp xúc thực phẩm................................................................................................22
Nguồn gốc xuất xứ.....................................................................................................................23
Làm giả.......................................................................................................................................23
3.1. Yêu cầu thị trường ..................................................................................................................... 24
Yêu cầu về quản lý chất lượng...................................................................................................24
3.2. Yêu cầu ký hiệu và dán nhãn .................................................................................................... 24
Ký hiệu vật liệu và hàm lượng tái chế.......................................................................................24
Ghi nhãn túi nhựa.......................................................................................................................26
Các cách ghi nhãn bao bì nhựa khác..........................................................................................26
Ghi nhãn cho vật liệu tổng hợp, dát mỏng và bao bì giấy.........................................................27
Các yêu câu bắt buộc..................................................................................................................27
Các yêu cầu tự nguyện...............................................................................................................28
4. Yêu cầu về xuất khẩu bao bì nhựa sang Nhật Bản ......................................................................... 30
4.1. Giới thiệu ................................................................................................................................... 30
4.2. Yêu cầu về pháp lý .................................................................................................................... 31
Yêu cầu về môi trường...............................................................................................................32
Các yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm............................................................................................33
Nguồn gốc xuất xứ.....................................................................................................................36
4.3. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác ............................................................................................ 37
5. Đánh giá nội tại ............................................................................................................................... 43
5.1. Sự hỗ trợ của các tổ chức ngành – Hiệp hội Nhựa Việt Nam .................................................. 44
5.2. “SWOT” cho công ty của bạn .................................................................................................. 45
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -3-
Giới thiệu và định nghĩa ............................................................................................................45
Đưa kết quả phân tích vào thực tiễn ..........................................................................................46
Tiếp cận bằng các câu hỏi để phân tích SWOT ........................................................................49
Khả năng cạnh tranh – hiểu biết về các đối thủ trên thị trường quốc tế ...................................49
Thực hiện xuất khẩu ..................................................................................................................51
Gợi ý các chiến lược trong từng trường hợp:............................................................................53
5.3. Lợi thế so sánh có thể xác định được ....................................................................................... 54
5.4. Chọn lựa thị trường tiềm năng – những sự hấp dẫn của thị trường ........................................ 54
Suy nghĩ về sự thống nhất..........................................................................................................56
6. Công cụ marketing ........................................................................................................................... 57
6.1. Sản phẩm và dòng sản phẩm .................................................................................................... 57
6.2. Giá cả ......................................................................................................................................... 59
6.3. Địa điểm ..................................................................................................................................... 59
Mạng lưới và dây chuyền hậu cần ............................................................................................59
6.3.2. Đại lý bán hàng và nhà phân phối ................................................................................... 60
6.4. Quảng bá ................................................................................................................................... 61
6.4.1. Tạo dựng hình ảnh và thông điệp của công ty ................................................................. 64
Hồ sơ công ty..............................................................................................................................64
Danh thiếp...................................................................................................................................64
Catalogue sản phẩm....................................................................................................................65
Website trên Internet..................................................................................................................65
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giao tiếp kinh doanh......................................................66
Liên hệ trực tiếp với khách hàng................................................................................................67
Hội chợ thương mại....................................................................................................................69
Trước hội chợ:............................................................................................................................71
Trong hội chợ ............................................................................................................................71
Việc tiếp theo..............................................................................................................................72
Chuẩn bị cho việc tìm kiếm thị trường .....................................................................................72
Hoạt động bán hàng hoàn hảo ...................................................................................................75
Bán hàng bắt đầu với sự thảo luận kỹ lưỡng ............................................................................75
7. Tiến tới một quy mô đủ lớn ............................................................................................................. 79
8. Các website tham khảo .................................................................................................................... 81
9. Hội chợ bao bì .................................................................................................................................. 82
9.1. Nhật Bản .................................................................................................................................... 82
Hội chợ bao bì Châu Á, Osaka ..................................................................................................82
Hội chợ bao bì quốc tế Tokyo....................................................................................................82
Buổi trưng bày máy móc bao bì quốc tế Nhật Bản....................................................................83
9.2. Hàn Quốc ................................................................................................................................... 83
9.3. Đông Nam Á. ............................................................................................................................ 83
Việt Nam.....................................................................................................................................83
Indonesia.....................................................................................................................................83
9.4. Trung Quốc ............................................................................................................................... 84
9.5. Châu Âu ..................................................................................................................................... 84
Interpack, Düsseldorf-Đức ........................................................................................................84
Salon de l’Emballage, Pa-ri, Pháp..............................................................................................84
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -4-
PAKEX, Birmingham-Anh Quốc..............................................................................................86
9.6. Hoa Kỳ ...................................................................................................................................... 86
DISTRIPAK, Chicago-Hoa Kỳ..................................................................................................86
PACK EXPO INT, Chicago- Hoa Kỳ........................................................................................86
9.7. Châu Phi .................................................................................................................................... 86
Propak, Johannesburg-Nam Phi ................................................................................................86
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -5-
1. Giới thiệu
Hướng dẫn marketing xuất khẩu này cùng với Chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa là một phần của
Dự án Vie/61/94 do chính phủ Thuỵ Sỹ và Thuỵ Điển tài trợ cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại
Việt Nam (thuộc Bộ Thương mại) và do Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) thực hiện nhằm “hỗ
trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam”.
Những bên được hưởng lợi chính từ bộ hướng dẫn này là các công ty sản xuất bao bì nhựa của Việt
Nam, đặc bịêt là các công ty vừa và nhỏ có ít hoặc chưa có kinh nghiệm xuất khẩu nguyên liệu và
sản phẩm bao bì nhựa. Bộ hướng dẫn này bao gồm 3 phần:
Phần thứ nhất trình bày các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các thị trường phát
triển, đặc biệt là sang Nhật, Châu Âu, Mỹ, bao gồm các yêu cầu bắt buộc theo pháp luật và các yêu
cầu riêng khác của khách hàng.
Phần 2 nhằm giúp các nhà sản xuất tiến hành phân tích nội bộ công ty để xem công ty mình có khả
năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường phát triển hay không và nếu được thì bằng các nào
Phần 3 giới thiệu các công cụ thị trường và các cách thức hiệu quả để marketing sản phẩm bao bì
nhựa ra thị trường quốc tế, tập trung chi tiết hơn vào các vấn đề xúc tiến như tổ chức các hội chợ
thương mại, internet, và liên hệ trực tiếp với các khách hàng tiềm năng.
Bộ hướng dẫn marketing xuất khẩu này phải được sử dụng cùng với Chiến lược xuất khẩu bao bì
nhựa. Qua khảo sát ngành và các hội thảo tiến hành cùng các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa
cho thấy cần xúc tiến xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa sang các thị trường chính đó
là thị trường Nhật, EU, và Mỹ.
Tóm lại, mục tiêu của bộ hướng dẫn marketing xuất khẩu là:
o Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường cho các nhà cung cấp các sản phẩm bao bì nhựa của
Việt Nam
o Đề suất các ưu tiên và việc phân bố nguồn lực (làm cái gì và làm như thế nào)
o Giúp xác định sản phẩm/mảng nào nên được đẩy mạnh
ở thị trường địa lý nào
bán với giá như thế nào
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -6-
áp dụng các hình thức khuyến mại và thông điệp nào đối với người mua và
người tiêu dùng cuối cùng
đưa ra đề xuất bán hàng độc đáo cho loại sản phẩm và phân đoạn thị trường
đang cân nhắc
tận dụng lợi thế cạnh tranh đã xác định
Bộ hướng dẫn này nhấn mạnh vào việc bán đặc trưng của bao bì nhựa ở Việt Nam ra nước ngoài,
đặc biệt thông qua việc tạo điểm mạnh, và sự kết hợp có hệ thống của các thuộc tính chính trong
ngành bao bì Việt Nam.
Hy vọng rằng nội dung trong quyển hướng dẫn này sẽ có ích đầu tiên là với các nhà sản xuất bao bì
nhựa Việt Nam để quyết định xem liệu có có nên nhà xuất khẩu và sau đó sẽ giúp các nhà sản xuất
này có thể đương đầu với các thách thức của thị trường xuất khẩu.
Những phản hồi của Hiệp hội Nhựa Việt Nam sẽ rất có ích để trong tương lai có thể đưa ra những
bộ hướng dẫn marketing hiệu quả hơn nữa.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -7-
2. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang các
nước phát triển, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU)
2.1. Giới thiệu
Nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa xuất khẩu sang các nước phát triển, đặc biệt sang Liên
minh Châu Âu (EU) phải đáp ứng hai yêu cầu, yêu cầu pháp lý và yêu cầu thị trường. Hiện nay
hầu hết các nước Châu Âu thuộc khối EU. Mặc dù Thuỵ Sỹ và Nauy vẫn chưa ra nhập EU
nhưng những yêu cầu về xuất khẩu bao bì sang hai nước này thì vẫn giống những yêu cầu của
liên minh đặt ra.
Luật của EU áp dụng hiện nay với mặt hàng bao bì được quy định trong Nghị định của Hội
đồng Châu Âu và được Uỷ Ban Châu Âu thông qua. Nghị định này được đưa vào luật của các
nước thành viên trong giai đoạn từ 2 tới 3 năm. Nghị định được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn bắt
buộc được xây dựng bởi CEN, Uỷ ban về hiện thực hoá của Châu Âu. Khi nghị định này ngay
lập tức được chuyển về cấp độ quốc gia và được áp dụng trong thời gian ngắn. Nghị định của
EU được coi là bản thay thế cho luật quốc gia và phục vụ mục đích tạo một thị trường chung, và
hạn chế rủi ro của luật phân biệt đối xử có thể tồn tại ở một quốc gia thành viên nào đó.
Luật Châu Âu về mặt hàng bao bì được đưa ra do nhu cầu phải quản lý chất thải bao bì chặt chẽ
hơn cũng như các lý do về an toàn và nguồn gốc hàng hóa để bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro
liên quan tới sức khoẻ. Điều này dẫn tới việc ra đời của các yêu cầu bắt buộc cũng như các nhu
cầu về nhãn mác, mã số, ghi nhãn, và các nhu cầu về các tiêu chuẩn và kế hoạch khác.
Cách thức an toàn nhất để đảm bảo có thể tiếp cận với thị trường của các nước thành viên EU lá
tuân thủ các Nghị định của EU (sẽ được các nước thành viên EU chấp nhận) liên quan tới các
quy tắc về sức khoẻ, an toàn và môi trường.
Bất kỳ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu trong nước nào marketing nguyên liệu hoặc sản phẩm
bao bì sang thị trường EU đều có trách nhiệm và phải có khả năng chứng minh rằng sản phẩm
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -8-
của mình phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu khi tiêu chuẩn này có hiệu lực hoặc phù hợp với luật
quốc gia hiện hành. Nhà sản xuất nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa Việt Nam có thể hoặc là
một nhà nhập khẩu trực tiếp tức là đóng vai trò là một nhà nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành
viên EU nào, hoặc sẽ kinh doanh thông qua công ty nhập khẩu trong nước, phải nhận thức được
các ràng buộc hoặc ở vị trí là chia sẻ với các nhà cung cấp Việt Nam nhận thức về các bắt buộc
này. Kết quả là, trước khi xâm nhập vào thị trường Châu Âu hoặc vào thị trường của một trong
các nước thành viên của Châu Âu, mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ các luật hiện hành và luật sắp
được áp dụng tại đây.
Ngoài ra, ngày càng nhiều công ty bên ngoài Châu Âu áp dụng các tiêu chuẩn Chây Âu trong
lĩnh vực kỹ thuật. Chẳng hạn như là một vài yêu cầu tối quan trọng đối với các sản phẩm đặc
biệt như sản phẩm túi dựng thức ăn liên quan đến nguồn gốc hàng hoá và nhãn mác.
Cách tiếp cận tương tự đối với Mỹ và Nhật Bản và sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo
trong bản bộ hướng dẫn này.
Cơ sở của các quy định của EU về mặt hàng bao bì xuất phát từ các vấn đề quản lý chất thải và
việc tìm kiếm biện pháp an toàn và bảo vệ người tiêu dùng tốt nhất. Trong những năm qua,
người ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của luật EU về thưc phẩm và bao gói.
Đối với thực phẩm, có các quy tắc vệ sinh chung đó là yêu cầu HACCP (Điểm kiểm soát then
chốt phân tích độc tính - Hazard Analysis Critical Control Point) quy định về nguồn gốc xuất xứ
và nhãn mác. Quy định này đề cập tới việc đóng gói, từ khi vận chuyển tới khi đóng gói lẻ, phù
hợp với các yêu cầu về môi trường. Một cách tốt nhất liên quan tới an toàn của sản phẩm bên
cạnh việc đánh mã hàng là việc thu hồi khỏi thị trường nếu thấy có rủi ro.
Quản lý chất thải bao bì cũng là một vấn đề chính. Nếu đóng gói các sản phẩm vẫn cần thiết và
yêu cầu thì việc quản lý chất thải là rất khó khăn. Nghị định số 2004/12/EC giới thiệu một định
nghĩa ngắn gọn về đóng gói như sau, “Đóng gói cấp 1” (Đóng gói để bán), “đóng gói cấp 2”
(đóng gói theo nhóm), “đóng gói cấp 3” (đóng gói vận chuyển); phân loại, bọc bên ngoài, dán
nhãn là một phần trong công tác đóng gói. Các khái niệm đó giúp việc hiểu luật này dễ dàng
hơn.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -9-
2.2. Yêu cầu pháp lý
Yêu cầu pháp lý EU đối với các sản phẩm là bắt buộc đối với tất cả các nguyên liệu và sản
phẩm bao bì nhựa được xuất khẩu sang EU. Các yêu cầu này bao gồm tiêu chuẩn về môi
trường, sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng. Các yêu cầu liên quan tới môi trường phải
được áp dụng cho tất cả các loại nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa để gói đồ ăn. Ví dụ, yêu
cầu hợp pháp về chất nguy hiểm như là việc sử dụng các loại mực chứa kim loại nặng.
2.2.1. Yêu cầu về môi trường
Yêu cầu pháp lý về môi trường, phần 4 cuả Nghị định 2004/12/EC hoàn thiện Nghị định số
94/62/EC kêu gọi đẩy mạnh việc tái chế tổng thể và các mục tiêu khôi phục với mục tiêu tái chế
nguyên liệu cùng với mỗi nguyên liệu đóng gói, 60% cho kính, giấy và bìa, 50 % cho kim loại,
22.5% cho nhựa, 15% cho gỗ. Cũng có thể cân nhắc việc đốt để lấy năng lượng như là một cách
để khôi phục (cũng được gọi là khôi phục năng lương). Bắt buộc phải ghi mác nguyên liệu đóng
gói. Việc các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ biết nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa được đặt ở
thùng tái chế hay thùng phục hồi năng lượng phụ thuộc vào loại bao bì nhựa được nói tới và nó
sẽ được thiết kế để tái chế. Nó cũng sẽ được thiết kế một cách thống nhất và rất nhẹ nhằm tiết
kiệm nguyên liệu.
Nghị định này quy định cụ thể trong Phụ lục II các yêu cầu cần thiết cần đáp ứng về bao bì để
đảm bảo tiếp cận được với thị trường EU có thể được tóm tắt như sau:
- Bao bì được sản xuất sao cho số lượng và cân nặng giới hạn ở mức tối thiểu để duy trì mức
độ an toàn, vệ sinh và chấp nhận đối với sản phẩm được đóng gói và với khách hàng.
- Bao bì phải được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá theo cách mà có thể sử dụng lại bao
gồm tái chế, và hạn chế tác hại đối với môi trường khi bao bì hoặc rác thải từ việc sản xuất
bao bì thải ra môi trường.
- Bao bì phải được sản xuất sao cho hạn chế sử dụng các chất và nguyên liệu độc hại, cũng
như hạn chế mùi, tro hoặc leachte của nguyên liệu và các chất cấu thành. Các chất thừa gói
hàng hoặc chất thải khi sản xuất bao bì phải được đốt hoặc lấp. Chú ý mỗi thành phần bao
gói phải tuân thủ theo giới hạn 100 ppm cho 4 kim loại nặng và hạn chế sử dụng các chất
nguy hiểm.
- Bao gói phải có thể tái sinh dưới dạng tái chế nguyên liệu, phục hồi năng lượng.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -10-
2.2.2. Khả năng phân huỷ và cấm các sản phẩm túi và
chất không phân huỷ
Một số quốc gia thành viên EU đã tiến hành các quyết định ở tầm Quốc hội để cấm sử dụng các
chất và túi không có khả năng phân huỷ để ngăn chặn việc gia tăng rác thải. Kết quả là một nghị
định ở cấp địa phương, có tác động lên từng quốc gia thành viên, không ảnh hưởng tới thương
mại tự do trong thị trường EU.
Gần đây nhất người ta kêu gọi phát triển loại chất phân huỷ sinh học, được áp dụng để kiểm tra
việc thực hiện này. Khả năng phân huỷ mà đã được chứng nhận dưới điều kiện phân huỷ được
kiểm soát được tiến hành cùng với tiêu chuẩn Châu Âu EN 13432.
Điều thú vị là các nguyên liệu đóng gói hay còn gọi là nguyên liệu có khả năng phân huỷ được
Tiêu chuẩn EN 13432 chứng thực lại được miễn phí rác thải ở Đức.
2.2.3. Yêu cầu về bao gói thực phẩm
Đề cập tới vấn đề an toàn, luật bao gói thực phẩm và Siêu luật đã đưa ra các Nghị định cụ thể
đặc biệt đề cập tới việc di chuyển của chất dẻo (Nghị định Nhựa 2002/72/EC) liên quan tới các
nguy cơ độc hại và sự ảnh hưởng của bao gói và thực phẩm về thời hạn sử dụng và khái niệm
rào cản chức năng (Quy định 2004/1935/EC cho biết bao bì đóng gói sản phẩm phải ghi rõ xuất
xứ). Các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam phải đảm bảo bao bì đóng gói thực phẩm phải
phù hợp với chứng nhận của các nhà cung cấp nhựa của họ, ví dụ, các công ty hoá chất
chính với các nhà cung cấp phụ gia và nguyên liệu thô khác của họ ví dụ công ty sản xuất mực
để đảm bảo rằng không có chất tái chế trong sản phẩm đóng gói thực phẩm và rằng quy trình
sản xuất được tiến hành rất chuyên nghiệp.
Quy tắc về bao bì đóng gói thực phẩm như trên đề cập tới giới hạn chuyển đổi là 60mg (chất
rắn) trên 1 kg thực phẩm hoặc loại giống như thực phẩm đề tất cả chất chuyển đổi từ nguyên
liệu vào thực phẩm. Danh sách chất tổng hợp và các chất ban đầu cùng với số lượng cho phép
sử dụng đều được cung cấp. Danh sách các chất phụ gia được sử dụng và số lượng cho phép sử
dụng cũng sẽ được cung cấp cụ thể. Bên cạnh đó cũng có danh sách cấp quốc gia các chất phụ
gia cho phép sử dụng cấp.
Nghị định 2002/72/EC được sửa đổi từ Nghị định 2004/1/EC mà đình chỉ việc sử dụng chất
azodicarbonamide từ ngày 2 tháng 8 năm 2005. Một Nghị định sửa đổi khác (2004/19/EC) cung
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -11-
cấp một danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng. Theo Nghị định 2004/19/EC thì đối với
số lượng chất phụ gia của nguyên liệu sản xuất bao bì gói thực phẩm chất mà được coi là chất
phụ gia thực phẩm trực tiếp thì giới hạn sử dụng sẽ chặt chẽ hơn. Chúng không có chức năng kỹ
thuật nào đối với thực phẩm.
Sự tác động giữa thực phẩm và nguyên liệu đóng gói là các dạng dưới đây
Sự di chuyển hay chuyển đổi thành phần của bao gói sang thực phẩm,
Sự thẩm thấu các khí, hơi nước, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi qua bao gói và thoát ra
ngoài hoặc thấm vào trong thực phẩm,
Chuyển đổi thành phần trong thực phẩm vào nguyên liệu bao gói.
2.2.4. Nguồn gốc xuất xứ
Nguồn gốc xuất xứ phải được xem xét trong ngữ cảnh toàn cầu, xem xét các hoàn cảnh khác
nhau đặc biệt trong 2004/1953/EC (mục 17). Có ảnh hưởng lớn của các quy định xuất xứ về bao
bì nói chung và bao bì nhựa.
Nguồn gốc xuất xứ của các nhà sản xuất bao bì nhựa có nghĩa là việc theo dõi xem các sản
phẩm được sản xuất thông qua các dụng cụ gia đình và việc sắp xếp nhằm đảm bảo niềm tin của
khách hàng về mặt hàng bao gói thực phẩm, có nghĩa là thực hiện một hệ thống nguồn gốc xuất
xứ tin cậy nhằm đảm bảo và có thể sửa chữa đúng lúc. Lí do của việc áp dụng nguốn gốc xuất
xứ cũng giống như đối với các sản phẩm thực phẩm, nghĩa là nhanh chóng rút sản phẩm trong
trường hợp bao gói bị nhiễm bẩn. Ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là bắt buộc theo Luật thực phẩm
chung của EU có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005.
Các nhà sản xuất được yêu cầu là phải trang bị hệ thống xác định nguồn gốc xuất xứ của nguyên
liệu bao gói vào ngày 27 tháng 10 năm 2006. Đó là một phần trong chính sách an toàn thực
phẩm yêu cầu xác định nguồn gốc thực phẩm và nguyên liệu bao gói sản phẩm.
Yêu cầu mới là một mục của Nghị định EC 1935/2004 quy định về nguyên liệu và chất bao gói
thực phẩm. Quy định này được cộng đồng thông qua năm ngoái để cập nhật cho một Nghị định
trước đây của EU về nguyên liệu sản xuất bao gói thực phẩm. Quy định này có hiệu lực tự ngày
3 tháng 12 năm 2004, trừ Mục 17 quy định về xác định nguồn gốc xuất xứ có hiệu lực ngày 27
tháng 10. Ngày 27 tháng 10 mục 17 mới có hiệu lực thì các nhà sản xuất mới có nhiều thời gian
để áp dụng hệ thống xác định xác định nguồn gốc xuất xứ.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -12-
Quy định mới được áp dụng trực tiếp thông qua EU và sẽ giúp các nhà quản lý và các nhà sản
xuất trong việc quản lý và thu hồi các mặt hàng lỗi. Việc xác định nguồn gốc yêu cầu các nhà
sản xuất phải có khả năng cung cấp các ghi chép cho nhà quản lý để họ theo dõi được một
nguyên liệu hay phụ kiện trong suốt các khâu sản xuất, chế biến và phân phối. Các ghi chép cho
phép xác định được các bao bì đóng gói và các bao gói thực phẩm có nguồn gốc từ đâu và sẽ
được cung cấp đi đâu.
Quy định này đề cập tới các nguyên liệu như cao su, gốm, nhựa, giấy, kim loại, mực, dệt may,
sáp, phao, và gỗ.
Năm ngoái luật thực phẩm chung EU có hiệu lực. Những yêu cầu cụ thể được trình bày trong
văn bản hướng dẫn bao gồm xác định nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, rút các sản phẩm nguy
hiểm khỏi thị trường, trách nhiệm của người sản xuất, yêu cầu áp dụng cho các mặt hàng xuất
nhập khẩu. Yêu cầu xác định nguồn gốc bắt buộc mới áp dụng cho tất cả các thực phẩm, thức ăn
cho vật nuôi, động vật cung cấp thịt, và tất cả các loại chuỗi thức ăn từ khi ỏ trang trại tới khi
chế biến, vận chuyển, bảo quản, phân phối và bán đến tay người tiêu dùng. Văn bản hướng dẫn
quy định chi tiết các quy tắc thực hiện đối với những người sản xuất.
Thông tin về tên, địa chỉ của nhà sản xuất, tính chất của sản phẩm, ngày giao phải được đăng ký
một cách có hệ thống trong mỗi hệ thống xác định nguồn gốc của các nhà sản xuất. Các thông
tin này phải được lưu giữ trong vòng 5 năm và khi được yêu cầu thì có thể trình ngay cho các cơ
quan nhà nước xem xét.
Nếu nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam bán sản phẩm, thành phần và nguyên liệu cho nhà máy
đóng gói xuất khẩu trong nước, thì nhà sản xuất nên tuân thủ các yêu cầu nêu trên và trình các
chứng nhận phù hợp cho cơ quan chức năng.
Yêu cầu thị trường
2.3.1. Đáp ứng tiêu chuẩn địa phương và yêu cầu đối với
giấy chứng nhận địa phương
Việc các nhà sản xuất địa phương bảo vệ thị trường địa phương đã dẫn đến những tiến triển về cấp
giấy chứng nhận do các hiệp hội ngành quản lý ở một số quốc gia thành viên, được ủng hộ bởi cơ
quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và tổ chức thử nghiệm chính thức ví dụ như giấy chứng nhận NF 170
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -13-
của Pháp cho túi rác và đến bây giờ được xem xét lại cho chất thay thế chế biến thành phân bón hữu
cơ. Ngoài các yêu cầu pháp lý, hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, các nhà sản xuất phải đối mặt với các
yêu cầu thêm được đặt ra bởi mỗi người mua tại các quốc gia phát triển. Họ không tham gia chính
thức vào xây dựng luận pháp và không cần có cơ sở pháp lý. Nói chung, người mua muốn có thông
tin thêm từ phía nhà sản xuất, ví dụ về điều kiện làm việc tại các cơ sở sản xuất. Các yêu cầu thị
trường như vậy có thể liên quan tới chất lượng sản phẩm, quy trình và các khía cạnh môi trường,
hay các khía cạnh xã hội của sản xuất.
Ví dụ, vì lý do đề phòng an toàn chẳng hạn như ngăn ngừa nguy cơ gây nghẹt thở của túi đối với trẻ
em, người ta tạo thêm các lỗ hổng.
Bao bì chức năng là các vật liệu bao bì, thành phần, và sản phẩm mà có thêm nhiều chức năng ví dụ
như bao bì có chức năng báo trộm, tránh xa trẻ em, nhằm ngăn trẻ em mở bao bì như bao bì đựng
chất lỏng gia dụng hay đựng dược phẩm. Ví dụ, các bao bì chức năng khác có chức năng hút ẩm.
Chúng ta nên xem xét việc bảo vệ bằng sáng chế cho các bao bì như thế này và không cho phép làm
giả các bao bì.
2.3.2. Làm giả
Làm giả, liên quan đến việc đầu độc có chủ ý của một sản phẩm, hoặc khiến cho sản phẩm không
phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của con người bằng cách xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì.
Nhiều nước ban hành các quy định nhằm đảm bảo các sản phẩm chẳng hạn như thuốc bán không
cần đơn bác sĩ hoặc các thiết bị y tế sẽ được đóng gói trong bao bì chống giả mạo đặc biệt.
Do lĩnh vực bao bì thực phẩm quá phức tạp với rất nhiều loại kết hợp sản phẩm/ bao bì nên hiện nay
chưa có quy định nào dành cho các sản phẩm thực phẩm.
Thay vào đó, các nhà chức trách có xu hướng dựa vào các nỗ lực tự nguyện của ngành để cố gắng
và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Như có thể chế biến phân hữu cơ được đang phát triển
nhanh chóng, với sự phổ biến nhãn mác ở Liên Minh Châu Âu. Song song là thỏa thuận tự nguyện
về giấy chứng nhận sản phẩm.
2.3.3. Yêu cầu quản lý chất lượng
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -14-
Để chắc chắn các nhà cung cấp sản phẩm và nguyên liệu bao bì nhựa có khả năng cung cấp sản
phẩm và vật liệu theo một chất lượng nhất định thì các tổ chức mua quốc tế và các nhà mua riêng lẻ
thường yêu cầu nhà cung cấp đạt được các loại giấy chứng nhận chất lượng nhất định. Hệ thống
quản lý chất lượng được sử dụng rộng rãi nhất đó là ISO 9001:2000.
Các tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đưa ra một khuôn khổ cho các thủ tục tiêu chuẩn hóa và các phương
thức làm việc, không chỉ liên quan đến quản lý chất lượng mà liên quan đến toàn bộ tổ chức: từ việc
mua đến xử lý, quản lý chất lượng, bán, và quản lý hành chính. ISO 900:2000 yêu cầu nhà cung cấp
mô tả chính xác các quy trình, các hoạt động và triển khải thủ tục mà theo đó các quy trình và hoạt
động nào nên được thực hiện và sau đó tuân thủ các thủ tục này trong các hoạt động kinh doanh
hàng ngày. Quy trình này đảm bảo rằng nhà sản xuất luôn thực hiện mọi công việc theo cùng một
cách và sản xuất các sản phảm có chất lượng ổn định. Có hàng loạt lợi ích đi kèm với một hệ thống
quản lý ISO 900:2000.
√ Sản phẩm, quy trình và quản lý chất lượng được cải thiện.
√ Các mức độ thỏa mãn khách hàng được nâng cao.
√ Năng suất được cải thiên và ít lãng phí và
√ Kỳ vọng từ phía người mua.
Một số nhà cấp giấy chứng nhận ISO hiện đang hoạt động tại Việt Nam chẳng hạn như AFAQ-
ASCERT của Pháp, BVQI của Anh, DNV của Na Uy, QMS của ÚC, QUACERT của Việt Nam,
SGS của Thụy Sĩ, TüV Rheinland và TüV CERT của Đức. Một số lượng đáng kể các sản phẩm và
vật liệu bao bì nhựa cho đến nay được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, cần phải xem xét khả năng
truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Đối với thực phẩm, hệ thống HACCP (Điểm kiểm soát quan trọng Phân tích nguy hiểm) dựa trên
khoa học và có tính hệ thống được áp dụng. Hệ thống này cho phép đánh giá các mối nguy hiểm và
đo được mức độ kiểm soát để đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng hệ thống này cũng được áp dụng
cho bao bì thực phẩm. Đây là một hệ thống phòng ngừa thay cho việc thanh tra thành phẩm truyền
thống. Hệ thống này được nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến thực phẩm công nhận là hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm hữu hiệu nhất.
Tuy nhiên, cho đến nay không có hệ thống chuyển nhựa nào được đánh giá là được cấp chứng nhận
ISO 14000. Hàng loạt ISO 14000 được triển khai và ban hành để kiểm soát một loạt các đề tài như
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -15-
quản lý môi trường, đánh giá môi trường, kiểm định vòng đời, dán nhãn môi trường và kết quả hoạt
động môi trường.
Giấy chứng nhận ISO hiện có thể được thêm vào dịch vụ truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, đại diện
bởi các yêu cầu ISO 22000:2005
Các yêu cầu dán nhãn và ghi nhãn
Có hai loại yêu cầu dán nhãn, bắt buộc và tự nguyện.
2.1.1.Yêu cầu bắt buộc
Điều này ngầm chỉ rằng loại nhựa polime cấu thành nên vật liệu và sản phẩm bao bì nhựa đưa ra thị
trường nên được ghi nhãn.
- Ghi nhãn lên vật liệu nhựa tổng hợp hiện giờ là bắt buộc.
Và các sản phẩm bao bì để chứa thực phẩm hoặc tiếp xúc với thực phẩm sẽ được ghi nhãn về chức
năng này. Nó về vật liệu và vật phẩm vẫn chưa tiếp xúc với thực phẩm khi được đưa ra thị trường.
Chúng nên đi kèm với dòng chữ “dành cho tiếp xúc thực phẩm” hoặc chỉ dẫn cụ thể cách dùng ví
dụ cái thìa; biểu tượng là một cái dĩa và cái cốc.
- Ghi nhãn cho các bao bì phù hợp với tiếp xúc với thực phẩm.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -16-
2.1.2.Yêu cầu tự nguyện
Người tiêu dùng tại các nền kinh tế phát triển cần có nhiều thông tin hơn, chẳng hạn ghi nhãn nguồn
gốc, nhãn, tên sản phẩm và các thông tin tiêu dùng khác. Nhận thức cần cung cấp thông tin cho
người tiêu dùng về việc mua hàng hiện tại và tương lai ngày càng tăng. Ghi nhãn nguồn gốc có
nghĩa là tên của nước xuất xứ nên được đề cập đến. Không cho phép đề cập tên một nước khác
ngoài tên của nước xuất xứ.
1.1.1.1.Khả năng chế biến phân hữu cơ
Các khuynh hướng phát triển hiện nay đang hướng tới khả năng phân hủy sinh học. Báo cáo
kết quả hoạt động về nhựa có thể phân hủy sinh học được vẫn còn khiêm tốn. Việc đảm bảo cấp
giấy chứng nhận hoạt động chế biến phân hữu cơ theo tiêu chuẩn ngành đang thịnh hành đặc biệt ở
Châu âu là rất quan trọng. OK Compost Home là môt chứng chỉ do viện chứng nhận quốc tế, AIB,
Bỉ ban hành.
1.1.1.2.Các hệ thống dán nhãn khác
Ghi nhãn “CE”
Chứng nhận phù hợp với các yêu cầu cần thiết
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -17-
Biểu tượng “e”
Có thể được áp dụng cho các bao bì bởi các máy đóng gói trước ở Châu Âu, nhờ đó nhà sản xuất và
nhà nhập khẩu chứng nhận rằng các bao bì trước tuân thủ yêu cầu pháp lý về cân đo và được thanh
tra bởi một cơ quan Liên Minh Châu Âu có thẩm quyền.
Biểu tượng “chấm xanh”
Có nghĩa rằng “nhà sản xuất” nhà cung cấp hàng hóa được đóng gói) trả phí cho công ty hợp đồng
quốc gia liên quan chẳng hạn như công ty Eco-Emballages ở Pháp hoặc Dual System Deutschland ở
Đức.
Cuối cùng, nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam, cung cấp vật liệu, thành phần và sản phẩm cho một
công ty địa phương, đóng vai trò như nhà xuất khẩu, sẽ phải thương lượng với khách hàng về thông
tin sẽ phải được in trên bao bì và điều này liên quan đến luật dán nhãn, dán mã và ghi nhãn.
Một trong những chức năng chuyên dụng của bao bì đó là biểu thị tất cả các thông tin liên quan cho
người tiêu dùng và người sử dụng cuối cùng thông qua sử dụng hình thức ghi nhãn, dán mã và dán
nhãn phù hợp. Thông tin được cung cấp trên các dòng chữ được in hoặc trên nhãn nên được viết
bằng ngôn ngữ của nước liên quan, với các biểu tượng hoặc mã được quốc tế công nhận.
Mục đích là cung cấp thông tin về sản phẩm và xử lý phù hợp. Các lĩnh vực liên quan gồm có phân
định, lưu kho, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng v.v..
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -18-
Bao bì cũng có thể gắn thông tin được yêu cầu để thực thi các quy định hiện hành liên quan đến sản
phẩm hoặc chính bao bì. Các biểu tượng phổ biến được sử dụng nhằm giúp người tiêu dùng phân
loại đúng các loại bao bì; cũng trong bao bì bán lẻ, đối với các sản phẩm gia dụng nguy hiểm đề cập
đến tên các hóa chất, biểu tượng nguy hiểm và chỉ dẫn tương ứng về nguy hiểm, những cụm từ đề
cập đến nguy hiểm, và an toàn. Trong khi các loại dán nhãn áp dụng cho bao bì với mục đích
chuyên chở, trên đó sản phẩm (tên hoặc thương hiệu và nguồn gốc) nhà máy đóng gói và/ hoặc nhà
phân phối, nơi đến (tên và địa chỉ), các thông số thương mại (tham khảo và mã đặc biệt) phải được
liệt kê. Đặc biệt đây là trường hợp đối với bao bì có mục đích chuyên chở hàng hóa nguy hiểm phải
được ghi nhãn với số UN tương ứng với sản phẩm, dán nhãn hình viên kim cương chỉ rõ loại nguy
hiểm và dán các nhãn liên quan đến vận chuyển (trên hai phía đối diện của gói hàng).
Từ năm 1977, dán nhãn sinh thái được thiết lập ở Liên minh Châu Âu, Áo, Brazil, Canada, Trung
Quốc, Pháp, Nhật, Hà Lan, Niu Zilan, Nauy, Cộng hòa Nam Triều Tiên, Thụy Điển, Đài Loan, Thái
lan, và Mỹ áp dụng đối với sản phẩm hữu cơ liên quan đến hệ sinh thái. Phần lớn các hệ thống này
được phân nhóm theo GEN (Mạng lưới dán nhãn sinh thái toàn cầu). Hệ thống dán nhãn sinh thái
Châu Âu (1992) tồn tại song song với các hệ thống quốc gia nhưng vẫn có sự phối hợp.
Mã hóa theo vạch (Bar coding) là cần thiết đối với việc theo dõi các sản phẩm được đóng gói. Nó
đóng vai trò như phân định sản phẩm, được sản xuất khi nào, ở đâu, nơi phân phối cho mục đích tồn
kho. Mã thanh hóa ngày nay được chấp nhận rộng rãi. Thông tin thêm có thể được đảm bảo từ các
website khác nhau như
/>Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -19-
3. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang
Mỹ
Giới thiệu
Các yêu cầu đối với xuất khẩu bao bì nhựa sang Mỹ tương tự với các yêu cầu được miêu tả đối
với Châu Âu, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt. Từ quan điểm của các nhà xuất khẩu của các
nước đang phát triển, việc xuất khẩu sang Mỹ ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Trước tiên, có vô số các quy định mới với giấy chứng nhận đòi hỏi khắt khe và các yêu cầu
điều tra an ninh. Thứ hai, rất nhiều thông tin do các nhà chức trách Mỹ yêu cầu phải được xử lý
và được nhà xuất khẩu trình lên theo đường điện tử. Có rất nhiều quy định do mỗi bang của Mỹ
đặt ra. Do đó, các nhà nhập khẩu không chỉ phải chú ý đến luật pháp của liên bang, mà còn đến
luật pháp của mỗi bang riêng biệt nơi mà sản phẩm được bán ra. Một đánh giá các luật bao bì
của bang chỉ ra rằng các bang Florida, Connecticut, và California đặt ra quy định khắt khe nhất
đối với các loại bao bì. Bao bì của các sản phẩm được nhập khẩu từ các nước đang phát triển
phải đáp ứng các yêu cầu về luật « xử lý chất thải rắn » ở cả cấp bang và cấp liên bang.
Hơn nữa, các nhà chức trách Mỹ ngày càng quan tâm đến việc nhập và bán các sản phẩm giả,
và các sản phẩm đóng gói trong bao bì giả hay mang nhãn hiệu giả. Ngoài việc gian lận tài
chính có liên quan, bao bì và nhãn mác giả mạo cũng có thể được sử dụng để che dấu các bản
sao không an toan và không hiệu quả của các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng tại Mỹ. Các nhà
sản xuất của Mỹ khẳng định rằng họ đang phải chịu tổn thất to lớn gây ra bởi việc nhập khẩu
hàng hóa có bao bì giả mạo và đang yêu cầu hành động của chính phủ chống lại sản phẩm, bao
bì và nhãn mắc giả.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -20-
Hơn một nửa số bang cấm các bao bì có nguy hiểm và độc hại tiềm tàng và bao bì mà không
thể được tái chế. Các mặt hàng thường xuyên bị cấm là các đai nhựa không thể tái sinh được và
không thể phân hủy được, đôi lúc được sử dụng để phân nhóm các hộp đồ uống vào nhiều túi
và can với các thiết bị dễ mở và có thể tháo ra được. Các vật liệu bị nghiêm cấm chặt chẽ nhất
đó là polysterne và PVC, đặc biệt khi chúng được sử dụng trong bao bì đóng gói thực phẩm.
Yêu cầu về pháp luật
Các vấn đề về y tế, an toàn và môi trường hiện đang được quan tâm hơn bao giờ hết tại Mỹ. Có
vài mối lo ngại ngày càng tăng về y tế công cộng và sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 có
nghĩa rằng các nhà chức trách Mỹ phải đối mặt với mọi nguy cơ có thể và có thể nhận thấy về
hành động khủng bố đang đe dọa tới an toàn cộng cộng, đặc biệt liên quan đến việc nhập khẩu.
Tại Mỹ, các điều luật ảnh hưởng tới bao bì phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Luật dán
nhãn, Luật chất thải rắn; Các yêu cầu cơ cấu, Luật điều chỉnh; Luật sở hữu trí tuệ; Luật địa
phương, bang, liên bang, Các quy định hàm lượng bao bì; Các quy định vật liệu bao bì.
Luật và quy định hiện hành cũng được kiểm định từ một số cơ sở dữ liệu (chẳng hạn, Công báo
liên bang và các ấn phẩm của Cục in ấn
Chính Phủ,
Yêu cầu về môi trường
Câu hỏi chính trong lĩnh vực môi trường đó là làm sao có thể thiết kể, sản xuất, phân phối, sử
dụng và thải bỏ sản phẩm, đặc biệt sản phẩm được đóng gói, theo cách thân thiện với môi
trường nhất. Người tiêu dùng và nhà bán buôn lẻ chủ yếu ở các nước công nghiệp hóa ngày
càng đưa ra quyết định mua dựa trên không chỉ các khía cạnh chính về chất lượng sản phẩm,
giá và sự sẵn có mà còn dựa trên các ảnh hưởng tới môi trường của sản phẩm trước, trong, và
sau khi sản xuất – có thể nói rằng trong suốt toàn bộ vòng đời sản phẩm.
Hơn nữa, ảnh hưởng môi trường trở nên hiển nhiên ở bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời sản
phẩm (ví dụ trong suốt giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ) được
xem xét khi đánh giá ảnh hưởng tổng thể tới môi trường của một sản phẩm nhất định. Đánh giá
này được biết đến như là “phân tích vòng đời” hoặc “phân tích trọn đời” và là một công cụ hữu
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -21-
hiệu để đo mức độ phù hợp với môi trường của một sản phẩm; để so sánh các sản phẩm khác
nhau; để đo các mức cải thiện; và duy trì các yêu cầu về độ thân thiện môi trường.
Một khái niệm xa hơn nữa về phân tích “ban đầu” được đưa ra tại Mỹ nhằm thừa nhận nhu cầu
về khả năng tái sử dụng và sản xuất bền vững. Trong trường hợp này, việc đánh giá so sánh các
vòng đời và số lần sử dụng lại có thể đạt được với các sản phẩm và vật liệu thay thế và các hệ
thống bao bì khi đưa ra quyết định lựa chọn.
Hai cơ quan liên bang giải quyết các khía cạnh môi trường của bao bì tại Mỹ đó là Hội Đồng
Thương Mại Liên Bang (FTC) và Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA). Mặc dù cả hai cơ quan
đều không thể ban hành các đạo luật bao gồm cả luật bắt buộc, nhưng cả hai cơ quan đều có
quyền đem ra tòa kiện thay mặt cho chính phủ liên bang. Hơn nữa, mỗi cơ quan liên quan đến
việc ban hành Bộ hướng dẫn không bắt buộc liên quan đến bao bì mà mỗi bang chọn hoặc có
thể không chọn để chấp hành.
Theo Đạo Luật Hội Đồng Thương Mại Liên Bang, FTC được trao quyền để theo đuổi các vụ
kiện ở cấp liên bang mà có sự cạnh tranh không công bằng, quảng cáo không công bằng hoặc
không có căn cứ, giả mạo, và thúc đấy các quy định thương mại, và ban hành Bộ hướng dẫn
bao bì đối với cả khu vực tư nhân và cả khu vực cộng cộng.
Giống như FTC, Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường không có quyền ban hành quy định thi hành
luật đối với việc đóng gói. Tuy nhiên, cơ quan EPA triển khai Bộ hướng dẫn cho các công bố
tiếp thị về môi trường và việc thu mua của chính phủ đối với các sản phẩm làm từ các vật liệu
đuợc tái tạo. Sau đó, Bộ hướng dẫn đối với các công bố tiếp thị về môi trường được thông qua
bởi cơ quan FTC. Bộ hướng dẫn về nguyên vật liệu được tái tạo áp dụng khi các cơ quan địa
phương, bang, và liên bang sử dụng quỹ tài trợ liên bang để mua lượng hàng hóa nhất định mà
phải có phần trăm cao nhất các nguyên vật liệu tái tạo được.
Bao bì là mục tiêu của rất nhiều các dự luật và điều luậtt giải quyết vấn đề rác thải từ bao bì. Do
đó, các nhà xuất khẩu các sản phẩm được đóng gói nên quan tâm đến các điều luật “chất thải
rắn” ở cấp bang và cấp liên bang bởi vì trong nhiều trường hợp các luật này quyết định các lựa
chọn bao bì.
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -22-
Mỗi bang riêng biệt cũng thiết lập Bộ hướng dẫn đóng gói bao bì liên quan, ví dụ bang
California đưa ra các phương thức tiếp cận sau đối với bao bì: xóa bỏ, giảm, tái sử dụng; có thể
tái chế và sử dụng các vật liệu tái chế. là một nguồn thông tin bổ
ích.
Các ví dụ về quy định môi trường hiện hành là các yêu cầu hàm lượng tái chế tối thiểu cho bao
bì nhựa ở California, Oregon, và Wisconsin và luật ký thác đối với bao bì tiêu dùng tại 11 bang.
Cũng có những hạn chế về mức độ kim loại nặng độc hại trong các nguyên vật liệu bao bì. Bao
bì được nhập khẩu có thể được yêu cầu đáp ứng luật “hàm lượng tái chế tối thiểu” ở một vài
bang. California, Oregon, và Wisconsin đưa ra các luật hàm lượng tái chế nghiêm khắc nhất.
Các bang này yêu cầu hàm lượng tái chế tối thiểu ở trong thủy tinh và các bao bì nhựa cứng.
Phần lớn các bang đều thiết lập một số loại mục tiêu tái chế. Phần lớn các bang đều thông qua
luật yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện các chương trình tái chế - mặc dù vài trong số
biện pháp này bị hạn chế đối với việc đưa ra các động lực hơn là các hình thức xử phạt. Trong
khi các chương trình này chủ yếu nhằm vào khuyến khích tái chế trong một bang, thì các nhà
xuất khẩu sang Mỹ nên nhận thức về bất kỳ một mục tiêu tái chế nào có thể ảnh hưởng tới tính
chất chấp nhận bao bì của họ trên các thị trường này.
Các nhà xuất khẩu nên quan tâm đến luật pháp trong tương lai yêu cầu các nhà sản xuất hoặc
các nhà phân phối chịu trách nhiệm về sản phẩm và bao bì sau khi sử dụng, phù hợp với nguyên
tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm đảm bảo một phương tiện tái chế hoặc thải bỏ
đối với chúng. Trên thực tế, mức độ can thiệp của bang không chắc được chấp nhận ở Mỹ. Hơn
nữa, trả lại bao bì được nhập khẩp cho cho nước sản xuất được cho là không khả thi. Do vậy
các nhà phân phối tại Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm này cũng giống như ở một số nước Châu
Âu.
Các nhà xuất khẩu có thể đối mặt với vấn đề về cấm xả rác của mỗi bang riêng biệt. Các luật
cấm này không nên ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm và bao bì của họ, nhưng có thể bắt họ
tăng giá nếu các nhà phân phối của họ phải trả phí cho việc tái chế bao bì đã qua sử dụng.
Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, và Wisconsin ban hành các luật cấm thải bỏ sản
phẩm và bao bì rộng rãi nhất.
Các yêu cầu tiếp xúc thực phẩm
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -23-
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm (FDA) thuộc sở nông nghiệp của Mỹ (USDA) chịu trách
nhiệm thi hành các quy định liên quan đến việc làm giả sản phẩm và dán nhãn sai. Sự tương tác
giữa thực phẩm và các vật liệu bao bì nói chung là về các loại sau:
· Di chuyển các yếu tố cấu thành nên bao bì vào thực phẩm.
· Thấm các khí ga, hơi nước và/ hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thông qua bao bì.
· Chuyển các yếu tố cấu thành thực phẩm vào trong vật liệu bao bì.
Liên minh về Đặc Trách về Giảm Nguồn Lực của thống đốc các bang Tây Bắc (CONEG) đã
triển khai Bộ hướng dẫn mà 18 bang của Mỹ đã sử dụng như là một nền tảng cho các điều luật
về vấn đề độc tố với mục đích xóa bỏ chì, thủy ngân, catmi, và độc tố hexavalent chromium,
trước đó được sử dụng trong bao bì kim loại và mực in.
Nguồn gốc xuất xứ
Khả năng truy nguyên nguồn gốc đề cầp đến khả năng của các nhà chế biến và nhà phân phối
và các nhà khác theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi cung cấp sản phẩm từ điểm xuất xứ đến
điểm bán hàng. Các yêu cầu ngày càng tăng đối với việc truy nguyên nguồn gốc đầu tiên phát
sinh từ khách hàng và chính phủ quan tâm đến vệ sinh, an toàn thực phẩm và tính chất xác thực.
Kiểm soát nguồn bệnh, khả năng thu hồi nhanh và khả năng xác định nguồn gốc xuất xứ về vấn
đề an toàn thực phẩm là những động lực chính đằng sau các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Đến
bây giờ các quy định cũng đi vào ổn định ví dụ như Khủng Bố Sinh Học Mỹ - Giam cầm, Đăng
ký, Duy trì các hồ sơ, Chú ý ưu tiên, khả năng truy nguyên nguồn gốc Quebec 2005 và AAFC
2008 và các quy định Luật thực phẩm EU (điều 18).
Làm giả
Làm giả được giải quyết bởi Đạo Luật Chống Giả Mạo năm 1983 mà theo đó, như đã đề cập
trước đó, việc báo giả được yêu cầu đối với các loại thuốc không cần đơn bác sĩ, hoặc OTC.
Hơn nữa, bao bì tránh xa trẻ em được Đạo Luật Bao Bì Phòng Chống độc yêu cầu. Đó là một
yêu cầu pháp lý đối với các sản phẩm đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, nó có thể là một lựa
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -24-
chọn cho các loại bao bì khác, trong trường hợp nào nó trở thành một yêu cầu thị trường chỉ
định bởi người mua. Nó đóng vai trò như là một sự công nhận về các yêu cầu nhằm thỏa mãn
người tiêu dùng. Tuy nhiên việc làm giả thuộc về yêu cầu bắt buộc hơn là yêu cầu thị trường.
3.1.Yêu cầu thị trường
Các yêu cầu thị trường có thể được đặt ra bởi tổ chức mua hàng.
Yêu cầu về quản lý chất lượng
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) có trụ sở tại Thụy Sỹ, thúc đẩy sự phát triển và thực
thi các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, cho các sản phẩm đặc biệt và các vấn đề quản lý môi
trường. Tiêu chuẩn ISO được triển khai bởi các đại diện nước thành viên thông qua các phương
thức tiếp cận dựa trên tự nguyện và đồng thuận.
Các tiêu chuẩn chất lượng như vậy thường được quy định bởi các khách mua quốc tế và bên
bán nên tuân thủ.
3.2.Yêu cầu ký hiệu và dán nhãn
Ký hiệu vật liệu và hàm lượng tái chế
Rất nhiều loại bao bì được sử dụng ở Mỹ được phân định bằng số hoặc các mã khác mà xác
định vật liệu và chỉ ra hàm lượng tái chế của vật liệu. Hình dưới đây chỉ ra biểu tượng phân
định đặc biệt được sử dụng cho các vật liệu bao bì nhựa trong ngành điện tử.
Biểu tượng phân định nhựa
Hàm lượng tái chế sau sử dụng
Tổng Hàm lượng tái chế
Tam giác góc tròn không có mũ
tiên hay ngắt quãng
Mã SPI
Xác nhận vât liệu ISO 1043
Hướng dẫn Marketing Xuất khẩu - Ngành bao bì nhựa Việt Nam – Tháng 10, 2006
_______________________________________________________________ -25-
Biểu tượng A và B ghi hàm lượng tái chế phần trăm của vật liệu; “A” chỉ ra phần trăm tái chế
trước tiêu dùng và “B” chỉ ra hàm lượng tái chế tổng. Mục tiêu của biểu tượng này là thể hiện
hàm lượng tái chế của một phần hoặc bao bì trong các thuật ngữ mơ hồ và giảm phạm vi các
công bố tiếp thị sai lạc. Ý nghĩa của các mã được sử dụng trong biểu tượng này như sau:
“A”: 25 % hàm lượng tái chế sau tiêu dùng
“B”: 40% hàm lượng tái chế tổng. Do đó, bằng phép trừ, vật liệu cũng chứa 15% vật liệu tái
chế công nghiệp và 60 % vật liệu thô nguyên.
“C” Chỉ ra đường nét của biểu tượng, một tam giác cân với các cạnh tròn. Ngoại trừ không có
các mũi tên lưu thông tuần hoàn, hình này giống với hình do Hiệp Hội Ngành Nhựa (SPI) phát
minh ra. Cỡ khỗ có khác nhau ít là nhằm tránh sự nhầm lẫn với biểu tượng mũi tên của SPI.
Trái lại, biểu tượng SPI đơn giản phân định vật liệu nhựa khuyến khích tái chế được chỉ ra ở
hình trên có ghi hàm lượng tái chế;:
“D” Là sự ấn định số học tiêu chuẩn SPI đối với vật liệu nhựa và
“E” Là từ cầu tạo bằng những chữ cái đầu tiên phù hợp với tiêu chuẩn ISO 1043-1. Việc sử
dụng số mã SPI “7” – các vật liệu khác – không còn được khuyến khích bởi vì nó quá mơ hồ.
Tiêu chuẩn ISO 1043-1: 2001 (nhựa – biểu tượng và các thuật ngữ viết tắt – phần 1: nhựa
polymer và các đặc tính đặc biệt) trở nên lỗi thời.
Phần lớn các bang Mỹ yêu cầu các bao bì nhựa rắn (8 ounces) 240 ml hoặc hơn, và các chai
nhựa 16 ounce (482ml) và hơn nữa được viết mã nhằm tạo điều kiện phân loại cho việc tái chế.
Gắn mã được sử dụng đó là phương pháp do hiệp hội nghành nhựa phát minh ra và bao gồm
biểu tượng hình tam giác có ba mũi tên đuổi nhau với một số xác định nhựa polymer bên trong,
được đặt trên hoặc gần đáy bao bì.
Hơn nữa, các nhà xuất khẩu sang Mỹ nên thận trọng các điều luật của bang, ví dụ như luật của
bang California, nghiêm cấm sử dụng gắn mã nhựa. Ở bang California, tiêu chuẩn gắn mã nhựa
SPI có thể chỉ được sử dụng nếu nhựa liên quan được tái chế với tỷ lệ 25% hoặc hơn ở trong
bang. Bởi vì mỗi bang ngoại trừ Connecticut sử dụng tiêu chuẩn gắn mã nhựa SPI. Người ta
khuyến khích các nhà xuất khẩu tuân theo các tiêu chuẩn này. Thông tin chi tiết đầy đủ có thể
lấy từ tài liệu ITC’s PACKit Plastics.