Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt việc quản lí tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.85 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
* Cơ sở lý luận:
Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, nâng cao chất
lượng công tác quản lý tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp,
góp phần thực hiện tốt luật ngân sách nhà nước, đồng thời giúp đơn vị quản lý,
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp
một phần là do bộ phận kế toán thực hiện.
Tuy những đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) không trực tiếp sản xuất
ra của cải vật chất nhưng công tác kế toán cũng giữ một vị trí rất quan trọng. Bởi
vì đặc trưng cơ bản của các đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt
động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân
quỹ nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Kế toán HCSN là công cụ quản lý, là một bộ phận cấu thành hệ thống kế
toán Nhà nước. Có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình
tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân
quỹ Nhà nước, ngân quỹ công cộng. Thông qua đó thủ trưởng các đơn vị HCSN
nắm được tình hình hoạt động của tổ chức mình, phát huy mặt tích cực, ngăn
chặn kịp thời các khuyết điểm. Các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm soát,
đánh giá được chính xác, hiệu quả của việc sử dụng công quỹ.
Để giúp đơn vị quản lý tốt nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp
phát, giúp các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc kiểm tra,
kiểm soát việc chấp hành chế độ chi tiêu, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí
trong chi tiêu, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm kinh phí, thì
một trong những biện pháp phải làm là phải bao quát được các nội dung hoạt
động dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát.
* Cơ sở thực tiễn:
Để đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên của Tài chính ở Trường Tiểu
học Lại Sơn năm 2010 tôi nhận thấy việc sử dụng Tài chính còn gặp nhiều khó
khăn vướng mắc, đôi khi kinh phí không đủ để hoạt động nhất là trong những
Trang 1


tháng cuối năm… Làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó và nâng cao
chất lượng sử dụng kinh phí vừa đúng quy định của nhà nước vừa đảm bảo hoạt
động của đơn vị lại tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, công nhân viên, đó là lý
do vì sao tôi chọn làm đề tài “Một số biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện
tốt việc quản lí tài chính ở Trường Tiểu Học Lại Sơn”.
2. Mục đích đề tài:
- Giải quyết một số hạn chế trong vấn đề Tài chính còn thường xuyên
vướng mắc trong khâu quyết toán và vào sổ kế toán.
- Theo dõi Thu – Chi nhằm hạn chế thấp nhất lãng phí, thất thoát tài
chính, tránh tình trạng đầu năm kinh phí tập trung cuối năm không có kinh phí
hoạt động.
- Công khai minh bạch các khoản thu chi trước toàn thể cán bộ, giáo viên,
công nhân viên của trường nhằm tạo tính công khai dân chủ trong cơ quan.
3. Phạm vi đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Tài chính Trường TH Lại Sơn năm 2010-2011
Phương thức nghiên cứu:
- Phương thức trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong ngành và
ngoài ngành.
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Kinh nghiệm thực tế của bản thân.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG HỌC.
1. Thực trạng tình hình và hạn chế, khó khăn.
Trong thực tế làm việc cho tôi thấy quản lý tài chính trong trường học
năm 2010 đôi khi còn lỏng lẻo, chưa đúng quy trình của nguyên tắc tài chính.
Việc thanh quyết toán đôi khi còn làm chưa đầy đủ thủ tục, chứng từ kế toán còn
thiếu chữ kí, thiếu giấy thông báo triệu tập, ….
Trường Tiểu học Lại Sơn là đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo
100% kinh phí hoạt động. Kinh phí giao đầu năm được căn cứ vào biên chế có
mặt tháng 12 năm trước nhưng trong năm thực hiện quỹ lương của trường được
tăng lên do tăng lương hệ số hàng năm nhà trường phải lấy kinh phí hoạt động

Trang 2
lên trả trước rồi làm đề nghị cấp bổ sung sau trong khi đó đề nghị tăng bổ sung
của trường không được cấp có thẩm quyền duyệt ngay bên cạnh đó hoạt động
các phong trào của trường nhiều… dẫn đến kinh phí cuối năm thiếu khiến cho
chứng từ tồn qua năm sau không quyết toán được.
Ví dụ: Đơn vị được nhà nước giao kinh phí năm 2010 với tổng số tiền là
1.095.000 đồng. Tổng nhân sự có mặt là 20 người. Kế toán lập dự toán chi năm
2010 như sau:
Trang 3
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH QUÝ I NĂM 2010
Đơn vò : TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠI SƠN
CHƯƠNG : 3.022 LOẠI : 14 KHOẢN : 02
MSĐV: 1017625. Tài khoản: 8113. 8235
Căn cứ Quyết đònh /QĐ-UBND, ngày tháng năm 2010
MỤC CHI
NỘI DUNG CHI
Dự toán chi CHIA RA

M TM QUY I/2010́ THÁNG 01 THÁNG 02 THÁNG 03

KINH PHÍ TỰ CHỦ
269.129.250 87.667.710 90.730.770 90.730.770

I. Phần tạm ứng
23.400.000 7.800.000 7.800.000 7.800.000
Tiểu nhóm 0132 : Các khoản chi khác
23.400.000 7.800.000 7.800.000 7.800.000
7750 7799
Chi khác
23.400.000 7.800.000 7.800.000 7.800.000


Phần Thực Chi
245.729.250 79.867.710 82.930.770 82.930.770
Tiểu nhóm 0132 : Chi thanh toán cá nhân
245.729.250 79.867.710 82.930.770 82.930.770
6000 Tiền lương
109.707.000 34.983.000 37.362.000 37.362.000
6001 Lương Ngạch bậc
109.707.000
34.983.000 37.362.000 37.362.000
6049 Lương hợp đồng dài hạn
6100 Phụ cấp lương
112.093.800 37.234.600 37.429.600 37.429.600

6101 Phụ cấp chức vụ
1.950.000 520.000 715.000 715.000

6102 Phụ cấp khu vực
21.450.000 7.150.000 7.150.000 7.150.000

6113 Phụ cấp trách nhiệm
780.000 260.000 260.000 260.000
6116 Phụ cấâp đặc biệt 30%
34.269.300 11.423.100 11.423.100 11.423.100
6112 Phụ cấp ưu đãi của ngành
53.644.500 17.881.500 17.881.500 17.881.500
6253 Phúc lợi tập thể
6253 Tàu xe nghỉ phép năm
6300 Các khoản đóng góp
23.928.450 7.650.110 8.139.170 8.139.170

6301 Bảo hiễm xã hội ( 16% )
17.865.120 5.680.480 6.092.320 6.092.320
6302 Bảo hiễm Y tế ( 3% )
3.349.710 1.065.090 1.142.310 1.142.310
6303 Kinh Phí Công đoàn ( 2% )
2.713.620 904.540 904.540 904.540
6349 Bảo Hiểm thất nghiệp 1%
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM 2010
Đơn vò : TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠI SƠN
CHƯƠNG : 3.022 LOẠI : 14 KHOẢN : 02
MSĐV: 1017625. Tài khoản: 8113. 8235
Căn cứ Quyết đònh 29 /QĐ-UBND, ngày 12 tháng 01 năm 2010
MỤC CHI NỘI DUNG CHI Dự toán
chi

Chia ra
Trang 4

M TM NĂM/2010 Quý I Quý II Quý III Quý IV

KINH PHÍ TỰ CHỦ
1.095.475.000 269.129.250 277.119.310 272.612.310 276.614.130

I. Phần tạm ứng
94.221.820 23.400.000 23.400.000 24.000.000 23.421.820
Tiểu nhóm 0132 : Các khoản chi khác
94.221.820 23.400.000 23.400.000 24.000.000 23.421.820
7750 7799
Chi khác
94.221.820 23.400.000 23.400.000 24.000.000 23.421.820


Phần Thực Chi
1.001.253.180 245.729.250 253.719.310 248.012.310 253.792.310
Tiểu nhóm 0132 : Chi thanh toán cá nhân
909.104.380 245.729.250 248.704.310 248.012.310 253.792.310
6000 Tiền lương
445.965.000 109.707.000 112.086.000 112.086.000 112.086.000
6001 Lương Ngạch bậc
445.965.000 109.707.000 112.086.000 112.086.000 112.086.000
6100 Phụ cấp lương
360.958.400 112.093.800 112.200.800 111.508.800 112.288.800

6101 Phụ cấp chức vụ
8.385.000 1.950.000 2.145.000
2.145.000 2.145.000

6102 Phụ cấp khu vực
85.800.000 21.450.000 21.450.000 21.450.000 21.450.000

6113 Phụ cấp trách nhiệm
3.032.000 780.000 692.000 780.000 780.000
6116 Phụ cấâp đặc biệt 30%
102.807.900 34.269.300 34.269.300 34.269.300 34.269.300
6112 Phụ cấp ưu đãi của ngành
160.933.500 53.644.500 53.644.500 53.644.500 53.644.500
6253 Phúc lợi tập thể
5.000.000 5.000.000
6253 Tàu xe nghỉ phép năm
5.000.000 5.000.000
6300 Các khoản đóng góp

97.180.980 23.928.450 24.417.510 24.417.510 24.417.510
6301 Bảo hiễm xã hội ( 16% )
72.696.000 17.865.120 18.276.960 18.276.960 18.276.960
6302 Bảo hiễm Y tế ( 3% )
13.630.500 3.349.710 3.426.930 3.426.930 3.426.930
6303 Kinh Phí Công đoàn ( 2% )
10.854.480 2.713.620 2.713.620 2.713.620 2.713.620
6349 Bảo Hiểm thất nghiệp 1%
Cộng nhóm III : Chi mua sắm, sửa chữa
lớn TSCĐ
5.015.000 5.015.000
9050 Mua sắm TSCĐ
5.015.000 5.015.000


Hàng tháng kế tốn rút kinh phí hoạt động theo dự tốn nhưng đến tháng
9 năm 2010 tiền lương và các khoản bảo hiểm tăng lên 33.376.572 đồng do tăng
lương ngạch bậc và tăng lương hệ số nhà trường có làm đề nghị các cấp cấp bổ
sung nhưng đến cuối năm 2010 vẫn chưa được cấp dẫn đế kinh phí hoạt động
quý IV khơng có.
2. Ngun nhân:
Trang 5
Sở dĩ còn gặp một số hạn chế nêu trên là do khâu lập dự toán ngay từ đầu
năm còn chưa khoa học, kế toán căn cứ vào số tiền được giao chia đều cho 12
tháng nên dẫn đến khi thực tế chi lương phát sinh tăng do tăng lương nhân sự,
tăng lương hệ số do tăng bậc, hoặc có một số tháng tham gia hoạt động nhiều
phong trào, … làm cho tài chính không đủ hoạt động vào cuối năm.
Khâu kiểm tra chứng từ kế toán rất quan trọng. Đôi khi trong khâu kiểm
tra do tính chủ quan, không cẩn thận, dẫn đến nhiều chứng từ kế toán còn một số
thiếu sót như: thiếu chữ kí, thiếu giấy thông báo, triệu tập.

Công tác tham mưu của kế toán với Thủ trưởng đơn vị đôi lúc chưa kịp
thời dẫn đến điều tiết tài chính còn gặp một số khó khăn.
Tài chính trường học chưa được cấp trên kiểm tra giám sát thường xuyên
nên việc chi xuất đôi khi còn sai sót.
III. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ:
1. Giải pháp nhằm đạt được hiệu quả cao:
Đề khắc phục những hạn chế trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
sau:
1.1 LẬP DỰ TOÁN NĂM:
Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng như
để chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải
lập dự toán cho từng khoản chi của đơn vị mình và dựa vào dự toán này ngân
sách nhà nước cấp phát cho đơn vị.
1.1.1/ Muốn lập dự toán thu, chi quí phải :
- Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đã được xét duyệt
- Căn cứ vào khối lượng công tác và đặc điểm hoạt động của từng quý
- Căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước
- Căn cứ vào ước thực hiện dự toán quý này năm trước.
1.1.2/ Phương pháp lập :
Tính toán kế hoạch thu,chi từng tháng cho từng mục ( có chi tiết từng tiểu
mục ) sau đó tổng hợp kế hoạch 3 tháng thành dự toán cả quí.
1.1.3/ Tổ chức thực hiện dự toán chi quí :
Trang 6
- Phải đảm bảo tiền nào dùng cho việc ấy theo đúng dự tốn đã được xét
duyệt.
- Nếu đơn vị có những khoản chi đột xuất vượt q khả năng thì đơn vị
lập dự tốn bổ xung để cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính xét duyệt, cấp
lệnh chi tiền cho đơn vị .
Năm 2011 Trường Tiểu học Lại Sơn được cấp kinh phí hoạt động 1.357.620.000
đồng. Tổng biên chế có mặt được duyệt : 23 người.

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH QUÝ I NĂM 2011
Đơn vò : TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠI SƠN
CHƯƠNG : 3.022 LOẠI : 14 KHOẢN : 02
MSĐV: 1017625. Tài khoản: 8113. 8235
Căn cứ Quyết đònh 25 /QĐ-UBND, ngày 04 tháng 01 năm 2011
MỤC CHI
NỘI DUNG CHI
Dự toán chi CHIA RA

M TM QUÝ I/2011 THÁNG 01 THÁNG 02 THÁNG 03

KINH PHÍ TỰ CHỦ
355.321.099 206.890.066 15.700.000 132.731.033

I. Phần tạm ứng
47.100.000 15.700.000 15.700.000 15.700.000
Trang 7
Tiểu nhóm 0132 : Các khoản chi khác
47.100.000 15.700.000 15.700.000 15.700.000
7750 7799
Chi khác
47.100.000 15.700.000 15.700.000 15.700.000

Phần Thực Chi
308.221.099 191.190.066 117.031.033
Tiểu nhóm 0132 : Chi thanh toán cá nhân
286.785.099 101.190.066 95.595.033
6000 Tiền lương
130.524.000 87.016.000 43.508.000
6001 Lương Ngạch bậc

130.524.000
87.016.000 43.508.000
6049 Lương hợp đồng dài hạn
6100 Phụ cấp lương
127.512.750 85.008.500 42.504.250

6101 Phụ cấp chức vụ
1.752.000 1.168.000 584.000

6102 Phụ cấp khu vực
25.185.000 16.790.000 8.395.000

6113 Phụ cấp trách nhiệm
876.000 584.000 292.000
6116 Phụ cấâp đặc biệt 30%
39.682.800 26.455.200 13.227.600
6112 Phụ cấp ưu đãi của ngành
60.016.950 40.011.300 20.005.650
6300 Các khoản đóng góp
28.748.349 19.165.566 9.582.783
6301 Bảo hiễm xã hội ( 16% )
21.164.160 14.109.440 7.054.720
6302 Bảo hiễm Y tế ( 3% )
3.968.280 2.645.520 1.322.760
6303 Kinh Phí Công đoàn ( 2% )
2.389.290 1.592.860 796.430
6349 Bảo Hiểm thất nghiệp 1%
1.226.619 817.746 408.873
Cộng nhóm III : Chi mua sắm, sửa chữa lớn
TSCĐ

21.436.000 21.436.000
9050 Mua sắm TSCĐ
21.436.000 21.436.000
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM 2011
Đơn vò : TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠI SƠN
CHƯƠNG : 3.022 LOẠI : 14 KHOẢN : 02
MSĐV: 1017625. Tài khoản: 8113. 8235
Căn cứ Quyết đònh 25 /QĐ-UBND, ngày 04 tháng 01 năm 2011
MỤC CHI
NỘI DUNG CHI
Dự toán
chi
CHIA RA



M TM NĂM/2011 Quý I Quý II Quý III Quý IV

KINH PHÍ TỰ CHỦ
1.357.620.000 355.321.099 333.885.099 333.885.099 334.528.703

I. Phần tạm ứng
189.228.294 47.100.000 47.100.000 47.100.000 47.928.294
Tiểu nhóm 0132 : Các khoản chi khác
189.228.294 47.100.000
47.100.000 47.100.000
47.928.294
7750 7799
Chi khác
189.228.294 47.100.000

47.100.000 47.100.000 47.100.000

Phần Thực Chi
1.168.391.706 308.221.099 286.785.099 286.785.099 286.600.409
Trang 8
Tiểu nhóm 0132 : Chi thanh toán cá nhân
1.146.955.706 286.785.099 286.785.099 286.785.099 286.600.409
6000 Tiền lương
522.096.000 130.524.000 130.524.000 130.524.000 130.524.000
6001 Lương Ngạch bậc
522.096.000 130.524.000 130.524.000 130.524.000 130.524.000
6049 Lương hợp đồng dài hạn
6100 Phụ cấp lương
510.051.000 127.512.750
127.512.750 127.512.750 127.512.750

6101 Phụ cấp chức vụ
7.008.000 1.752.000 1.752.000 1.752.000 1.752.000

6102 Phụ cấp khu vực
100.740.000 25.185.000 25.185.000 25.185.000 25.185.000

6113 Phụ cấp trách nhiệm
3.504.000 876.000 876.000 876.000 876.000
6116 Phụ cấâp đặc biệt 30%
158.731.200 39.682.800 39.682.800 39.682.800 39.682.800
6112 Phụ cấp ưu đãi của ngành
240.067.800 60.016.950 60.016.950 60.016.950 60.016.950
6300 Các khoản đóng góp
114.808.706 28.748.349 28.748.349 28.748.349 28.748.349

6301 Bảo hiễm xã hội ( 16% )
84.656.640 21.164.160 21.164.160 21.164.160 21.164.160
6302 Bảo hiễm Y tế ( 3% )
15.432.200 3.968.280 3.968.280 3.968.280 3.968.280
6303 Kinh Phí Công đoàn ( 2% )
9.813.390 2.389.290 2.389.290 2.389.290 2.389.290
6349 Bảo Hiểm thất nghiệp 1%
4.906.476 1.226.619 1.226.619 1.226.619 1.226.619
Cộng nhóm III : Chi mua sắm, sửa chữa
lớn TSCĐ
21.436.000 21.436.000
9050 Mua sắm TSCĐ
21.436.000 21.436.000
Cộng nhóm IV


- Đến Tháng 9/ năm 2011 tăng lương và tăng nhân sự cuả trường là
81.000.000 đồng, trường làm bản đề nghị lên các cấp để được cấp bổ sung.
Trang 9
PHÒNG GD KIÊN HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Tiểu Học Lại Sơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /THLS Lại Sơn, ngày 01 tháng 10 năm 2011
BẢN ĐỀ NGHỊ
(V/v cấp bổ sung kinh phí do tăng nhân sự, tăng lương ngạch bậc)
Kính gửi: Lãnh Đạo Phòng GD&ĐT huyện Kiên Hải.
Lãnh đạo Phòng TC-KH huyện Kiên Hải
Lãnh đạo UBND huyện Kiên Hải.
Căn cứ vào danh sách hợp đồng viên chức ngành giáo dục ngày
13/10/2011 giữa Phòng GD&ĐT huyện Kiên Hải, Phòng Nội vụ, UBND huyện
Kiên Hải.

Căn cứ vào các quyết định của UBND huyện Kiên Hải V/v tăng lương
ngạch bậc cho CB, CNVC ngày tháng năm 2011.
Căn cứ vào tình hình thực tế của Trường Tiểu Học Lại Sơn.
Trang 10
Lãnh đạo Trường Tiểu Học Lại Sơn kính đề nghị lên lãnh đạo các cấp bổ
sung kinh phí do tăng nhân sự cụ thể như sau: (kèm theo các quyết định tuyển
dụng và quyết định tăng lương).
+Lương và PC lương : 64.000.000 đồng
+BHYT,BHXH : 17.000.000 đồng
Cộng : 81.000.000 đồng
Số tiền bằng chữ: (Tám mươi mốt triệu đồng)
Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm xem xét.
Hiệu Trưởng
(Đã ký)
Nguyễn Thị Bích Thủy
Kết quả:
- Năm 2011 kinh phí cuả trường đảm bảo hoạt động và tiết kiệm tăng thu
nhập cho CB,GV,CNV theo nghị định 43 của chính phủ với số tiền tăng thêm là
19.000.000 đồng tăng hơn so với năm 2010 là 10.000.000 đồng.
2. Lập chứng từ, kí chứng từ, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế
toán:
2.1 Lập chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến hoạt động của đơn vị
đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh.
Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh.
Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt.
Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định của chứng từ.

Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo
cùng một nội dung bằng máy tính, máy đánh chữ hoặc viết lộng bằng giấy than.
Trang 11
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung
quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm
căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.
2.2 Kí chứng từ kế toán:
Mọi chứng từ kế toán phải có đầy đủ chữ kí theo chức định trên chứng từ
mới có gía trị thực hiện. Tất cả các chữ kí trên chứng từ kế toán đều phải kí bằng
bút bi hoặc bút mực, không được kí bằng mực đỏ, bằng bút chì, hoặc dấu khắc
sẵn chữ kí, chữ kí trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải kí từng liên. Chữ
kí trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ kí
đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ kí thì chữ kí lần sau
phải thống nhất với chữ kí các lần trước đó.
Không được kí chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung
chứng từ theo trách nhiệm của người kí.
2.3 Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến
đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra
toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của
chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân
chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
-Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
-Kế toán kiểm tra và kí chứng từ kế toán hoặc trình thủ trưởng đơn vị kí
duyệt theo quy định từng mẫu chứng từ (nếu có)
-Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
-Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
-Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép
trên chứng từ kế toán.

-Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi
trên chứng từ kế toán. Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên
quan.
Trang 12
-Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
* Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát sinh có hành vi vi phạm chính
sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế tài chính, phải từ chối thực hiện
(xuất quỹ, thanh toán…) đồng thời báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị biết để
xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ
số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại,
yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó làm căn cứ ghi sổ.
Khâu kiểm tra chứng từ rất quan trọng đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ và
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng mới tránh được những sai phạm không đáng
có. Giúp cho đơn vị hạn chế những sai sót thấp nhất trong vấn đề chi tiêu, quản
lý tài chính.
Kết quả:
Tháng 11 năm 2011 Trường Tiểu học Lại Sơn được Thanh tra tài chính
mặc dù còn vướng một số sai sót như không có giấy đề nghị thanh toán, chứng
quyết toán chưa thống nhất số tiền nhưng đơn vị đã sử dụng tài chính đúng mục
đích, không tham ô lãng phí, không bị kỷ luật.
3. Công khai tài chính thể hiện tính dân chủ:
Mọi khoản Thu-Chi phải được công khai trước toàn thể cán bộ, giáo viên,
công nhân viên trong trường nhằm thể hiện tính dân chủ, khách quan, minh
bạch. Vừa tạo tính dân chủ vừa cùng nhau giải quyết những khúc mắc còn tồn
đọng sao cho vừa đảm bảo chế độ của anh em, vừa tạo điều kiện tốt nhất về cơ
sở vật chất để mọi hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt nhất.
Trang 13
PHẦN KẾT LUẬN:
1.Bài học kinh nghiệm:

Qua quá trình công tác tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
Công tác tài chính là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm việc sử dụng tài
chính có hiệu quả, công khai, minh bạch đòi hỏi:
- Người làm kế toán phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực,
liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về
kế toán.
- Thủ trưởng đơn vị phải biết về lĩnh vực tài chính, công tâm, minh bạch
mọi khoản chi trong đơn vị.
- Mọi thu – chi phải được công khai tài chính trước hội đồng sư phạm, tạo
nên tính dân chủ trong cơ quan.
- Công tác kiểm tra, giám sát việc chi – xuất nên làm thường xuyên để hạn
chế những sai sót không đáng có.
- Kế toán cần chủ động tham mưu với thủ trưởng đơn vị để sử dụng tài
chính đạt kết quả cao hơn.
2.Kiến nghị:
Trang 14
+ Các cấp lãnh đạo nên xem xét và cấp bổ sung kinh phí kịp thời do tăng
lương ngạch bậc và tăng nhân sự để nhà trường điều tiết kinh phí hoạt động,
tránh tình trạng tồn chứng từ sang năm sau.
+ Cấp trên thường xuyên tới cơ sở để kiểm tra tài chính hoặc tổ chức các
buổi giao lưu kế toán giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm, học tập và giúp
đỡ lẫn nhau.
Trên đây là toàn bộ quá trình nghiên cứu, kinh nghiệm của bản thân. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để giúp đề tài được hoàn
thiện tốt hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn.
Lại Sơn, Ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người viết đề tài
1
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Xếp loại:……………………………
Trang 15
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Xếp loại:……………………………
Trang 16

×