Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi tu hoài.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 18 trang )

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TU HÀI
I
KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
www.mcdvietnam.org
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
MCD
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển
& Phát triển Cộng Đồng (MCD)
II
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
THAM GIA XÂY DỰNG
A- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY
B- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TU HÀI

2. KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
1.1 Phân bố
1.2 Hình dạng và cấu tạo cơ thể
1.3 Dinh dưỡng
1.4 Sinh trưởng
1.5 Sinh sản
1.6 Sự phát triển vòng đời:
1.7 Tập tính sống
2.1 Lựa chọn địa điểm nuôi
2.2 Mùa vụ nuôi và thời gian nuôi
2.3 Chuẩn bị nguyên vật liệu
2.3.1 Dụng cụ nuôi
2.3.2 Cát nuôi tu hài


2.3.3 Con giống
2.4 Vận chuyển giống
2.5 Kĩ thuật thả giống
2.5.1 Ương giống từ cấp 1 lên cấp 2
2.5.2 Nuôi tu hài thương phẩm
2.6 Quản lý, chăm sóc
2.7 Thu hoạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
10
11
11
11

12
12
13
13
15
15
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
1
LỜI NÓI ĐẦU
V
ạn Hưng là một xã ven biển thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa, với các ngành nghề truyền thống là khai thác và nuôi trồng
thủy sản. Mặt khác, Vạn Hưng nằm trong khu vực vịnh Vân
Phong, với nhiều ốc đảo, rạn san hô là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển các hoạt động thủy sản. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, do việc khai thác thủy sản quá mức và nuôi trồng
thủy sản thiếu quy hoạch dẫn đến hậu quả là nguồn lợi ngày
càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ngày càng lan
rộng. Do đó, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng
đồng (MCD) đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành các
hoạt động nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người
dân ven biển thông qua hỗ trợ phát triển sinh kế bổ trợ và cải
thiện sinh kế truyền thống theo hướng bền vững hơn.
Từ năm 2008, MCD đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn nuôi
trồng thủy sản cho Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững, với
đối tượng lựa chọn là tu hài – loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ăn
lọc, thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên,
kĩ thuật nuôi tu hài còn mới mẻ với đại đa số người dân làm
thủy sản ở các tỉnh miền Trung. Vì vậy, cuốn Sổ tay hướng dẫn
kỹ thuật nuôi tu hài được biên soạn dựa trên cơ sở đúc rút kinh

nghiệm từ mô hình nuôi tu hài tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh,
tỉnh Khánh Hòa của Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững.
Tài liệu này ra đời nhằm cung cấp các thông tin tham khảo về kỹ
thuật nuôi tu hài hiệu quả, mang tính thân thiện với môi trường
cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà tổ hợp tác nuôi thủy
sản Vạn Hưng thực hiện trong quá trình nuôi.
2
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Giống cấp 1: Giống được sản xuất từ các trại giống, khi xuất bể có
chiều dài vỏ từ 2-3mm.
Giống cấp 2: Giống được ương từ giống cấp 1 lên, có chiều dài vỏ
từ 10-15mm
Chiều dài vỏ: Khoảng cách từ mút cuối đầu đến mút cuối vỏ
Chiều cao vỏ: Khoảng cách lớn nhất của mép ngang vỏ.
ĐVTM: động vật thân mềm
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
Tổ hợp tác nuôi tu hài tại Vạn Hưng
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
3
THAM GIA XÂY DỰNG
Tài liệu này được xây dựng với sự tham gia của Tổ hợp tác nuôi
trồng thủy sản bền vững tại xã Vạn Hưng thông qua các buổi họp
chia sẻ, đóng góp ý kiến và những kinh nghiệm thu được trong quá
trình nuôi. Đồng thời tài liệu còn có sự tư vấn, góp ý của cán bộ thủy
sản, các chuyên gia thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức:
• Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
• Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vạn Hưng
• Ban quản lý Khu bảo vệ Hệ sinh thái Biển Rạn Trào
• Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3
• Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Khánh Hoà

• Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – UBND huyện Vạn Ninh
4
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
A- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY
- Đối tượng sử dụng: các hộ dân có mong muốn, nguyện vọng thực
hiện mô hình nuôi tu hài hoặc đang nuôi tu hài. Các đơn vị, tổ chức,
cá nhân có nhu cầu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình nuôi
tại Vạn Hưng – Vạn Ninh.
- Mục đích sử dụng: Cung cấp thông tin cơ bản về mô hình nuôi, kĩ
thuật nuôi tu hài tại Vịnh Vân Phong; đáp ứng nhu cầu của người
dân về việc mở rộng các đối tượng nuôi trồng thủy sản.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI
5
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TU HÀI
B- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TU HÀI
1.1 Phân bố


Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1858) phân bố ở vùng
biển ấm. Ở Việt Nam, tu hài phân bố tập trung chủ yếu ở miền Bắc
(Quảng Ninh, Hải Phòng) và rải rác ven các tỉnh miền Trung từ
Thanh Hoá vào đến Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tu hài là loài động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ, rộng muối,
chúng có thể sống bình thường ở nhiệt độ 18
0
-33
0
C, độ mặn từ 20-
34‰, tuy nhiên khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp cho tu hài là

18
0
-30
0
C và 25-30‰.
Chất đáy phù hợp cho đời sống của chúng là cát pha xác san hô
hoặc mảnh vụn vỏ nhuyễn thể. Tu hài ít phù hợp ở những nơi có
dòng chảy mạnh, chúng phân bố ở những nơi có dòng chảy từ 0,2-
0,5m/s. Tu hài sống vùi trong đáy, lỗ vùi của chúng thường sâu 20-
30cm.
Tu hài sống ở độ sâu cách mặt nước 5 – 10m, đôi khi còn bắt gặp ở
độ sâu 20m. Để tránh kẻ thù ban ngày, tu hài thụt vòi vào bên trong
vỏ hoặc chỉ thò 1/3 ra ngoài, ban đêm chúng vươn dài vòi siphon
để hút lọc thức ăn trong môi trường. Vòi tu hài rất nhạy cảm chỉ cần
chạm nhẹ hoặc gặp kẻ thù chúng co vòi lại rất nhanh và chui sâu vào
lỗ. Đây là bản năng tự vệ giúp tu hài tránh được kẻ thù.

×