Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Vận tải đa phương thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 38 trang )

NHÓM 7
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Khái niệm về vận tải đa phương thức
Khái niệm về vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức quốc tế là 1 phương pháp vận tải trong đó hàng hóa được vận chuyển bằng 2 hay nhiều phương thức vận
tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt
hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng ở nước này đến 1 điạ điểm giao hàng ở nước khác
Khái niệm về vận tải đa phương thức
Khái niệm về vận tải đa phương thức

Từ định nghĩa trên, ta thấy vận tải đa phương thức quốc tế có những đặc điểm khác biệt so với phương pháp vận tải truyền thống:

Có ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia

Trong hành trình vận tải đa phương thức chỉ sử dụng 1 chứng từ

Trong hành trình vận tải đa phương thức chỉ có 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước người gửi hàng đó là người
kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO)

MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo 1 chế độ trách nhiệm (regime of liability) nhất định. Chế độ trách nhiệm đó
có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liability System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liabity
System) tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên.

Nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng trong vận tải đa phương thức quốc tế thường ở những nước khác nhau

Trong vận tải đa phương thức hàng hóa thường được vận chuyển bằng những công cụ vận tải như container, trailer,
pallet…
Khái niệm về vận tải đa phương thức
Khái niệm về vận tải đa phương thức



Ưu điểm nổi bật của vận tải đa phương thức là khả năng vận tải từ của đến của (door to door transport) thông qua việc sử dụng
những công nghệ mới nhất trong vận tải và thông tin, một đầu mối duy nhất, một chứng từ duy nhất, những thủ tục xuất nhập
khẩu và hải quan đơn giản nhất nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí bỏ ra
Sự ra đời của vận tải đa phương thức
Sự ra đời của vận tải đa phương thức
a) Nhu cầu hoàn thiện hệ thống cung ứng, phân phối vật chất (Logistics) của các nhà máy, xí nghiệp, công ty…
Mua sắm nguyên vật
liệu
Lưu kho Sản xuất Dự trữ sản phẩm Phân phối
Bán
Bán
Bán
Bán
LOGISTIC
VẬN
TẢI
PHÂN
PHỐI
QUẢN LÝ
Marketing
Sự ra đời của vận tải đa phương thức
Sự ra đời của vận tải đa phương thức
b) Yêu cầu và điều kiện mà cuộc cách mạng Container tạo ra
)
Cuộc cách mạng Container trong những năm 60 thế kỷ XX, sự ra đời của tàu chuyên dụng chở container kiểu tổ ong (Cellular
container vesels) tàu Ro-Ro, cần cẩu giàn (gantry cranes)… đã tạo ra năng suất lao động cao trong ngành vận tải biển, giải quyết
được tình trạng ùn tàu tại các cảng nhưng lại gây ra tình trạng ùn container tại cảng và các đầu mối giao thông khác. Mặt khác,
quá trình container hóa, những tiến bộ khác của giao thông vận tải, thông tin là cơ sở, là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát
triển của vận tải đa phương thức.

)
Như vậy, vận tải đa phương thức ra đời là do nhu cầu hoàn thiện hệ thống logistics và cũng do yêu cầu và điều kiện mà cuộc
cách mạng container đã tạo ra.
Các hình thức của vận tải đa phương thức
Các hình thức của vận tải đa phương thức
a) Vận tải biển / Vận tải hàng không (Sea / Air)
Các hình thức của vận tải đa phương thức
Các hình thức của vận tải đa phương thức
b) Vận tải hàng không / Vận tải ô tô (Air / Road)
Các hình thức của vận tải đa phương thức
Các hình thức của vận tải đa phương thức
c) Vận tải đường sắt / Vận tải ô tô (Rail / Road)
Các hình thức của vận tải đa phương thức
Các hình thức của vận tải đa phương thức
d) Vận tải đường sắt / đường ô tô / vận tải thủy nội địa – Vận tải biển –Đường sắt / ô tô / vận tải thủy nội địa – Vận tải
biển – Đường sắt / ô tô / vận tải thủy nội địa
Các hình thức của vận tải đa phương thức
Các hình thức của vận tải đa phương thức
e) Land Bridge (Cầu lục địa)

Theo hệ thống này hàng hóa (container) được vận chuyển giữa hai vùng biển (đại dương) qua một lục điwạ như là 1 cầu đất liền
nối 2 vùng biển đó, nghĩa là theo hình thức đường biển – đường bộ - đường biển.
f) Mini – Bridge

Đó là việc vận chuyển các container bằng tàu biển từ một cảng của nước này đến một cảng của nước khác, sau đó lại vận chuyển
bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ 2 của nước đến theo 1 vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp. Hình
thức này thường được dùng để chuyên chở hàng hóa giữa Hoa Kỳ và vùng Viễn Đông, Hoa Kỳ và Châu Âu, Hoa kỳ và Úc…
g) Micro – Bridge

Hình thức này tương tự như Mini Bridge, chỉ khác là nơi kết thúc hành trình không phải là 1 thành phố cảng mà là trung tâm công

nghiệp, thương mại trong nội địa
Hiệu quả của vận tải đa phương thức
Hiệu quả của vận tải đa phương thức

Tạo ra một đầu mối duy nhất trong việc vận chuyển từ cửa đến cửa

Tăng nhanh thời gian giao hàng

Giảm chi phí vận tải

Đơn giản hóa chứng từ và thủ tục

Vận tải đa phương thức tạo ra điều kiện tốt hơn để sử dụng phương tiện vận tải, xếp dỡ và cơ sở hạ tầng, tiếp nhận công nghệ vận
tải mới và quản lý hiệu quả hơn hệ thống vận tải

Vận tải đa phương thức tạo ra những dịch vụ vận tải mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội
Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức
Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức

Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức
quốc tế 1980

Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức, số phát hành 481,
đã có hiệu lực từ 01-01-1992
Định nghĩa người kinh doanh vận tải đa phương thức
Định nghĩa người kinh doanh vận tải đa phương thức

MTO theo công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải đa phương thức là bất kỳ người nào, tự mình hoặc thông qua một người
khác, ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng
vận tải đa phương thức


“Bản quy tắc” về chứng từ vận tải đa phương thức định nghĩa MTO một cách ngắn gọn hơn: “MTO là bất kỳ người nào ký kết 1
hợp đồng vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người chuyên chở”.
Các loại MTO
Các loại MTO
a) MTO có tàu
)
Loại này bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh, khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ vận tải đa phương
thức tức là đóng vai trò MTO. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt,
đường hàng không mà phải ký hợp đồng để thuê tàu chở trên các chặng đó
MTO
Các loại MTO
Các loại MTO
b) MTO không có tàu

Loại này có thể do những người sau đây cung cấp dịch vụ:

Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển như ô tô, máy bay… nhưng lại cung cấp dịch vụ
vận tải đi suốt. Tàu biển và loại phương tiện vận tải nào mà họ không có thì phải đi thuê.

Những người kinh doanh những dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng.

Những người chuyên chở công cộng không có tàu. Những người này không kinh doanh tàu biển nhưng lại cung cấp dịch
vụ vận tải đa phương thức thường xuyên, kể cả việc gom hàng, trên những tuyến đường nhất định

Người giao nhận (Frieght Forwader). Xu thế hiện nay là người giao nhận không chỉ làm đại lý mà họ còn cung cấp dịch vụ
vận tải, đặc biệt vận tải đa phương thức, tức là họ đóng vai trò MTO. Trong tương lai loại MTO này là đối thủ cạnh tranh
đáng gờm của VO-MTO.
Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá
Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá

a) Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility)

MTO coi như đã nhận hàng để chở kể từ khi anh ta nhận hàng từ:

Người gửi hàng hoặc người thay mặt người gửi hàng; hoặc

Một cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc quy tắc tại nơi nhận hàng để chở, hàng hoá phải
giao qua những người đó để vận chuyển

MTO coi như đã giao xong hàng khi:

Đã giao cho người nhận; hoặc

Đã đặt hàng hoá dưới sự định đoạt của người nhận phù hợp với hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc luật lệ, tập quán
buôn bán mặt hàng đó tại nơi giao hàng, trong trường hợp người nhận không nhận hàng từ MTO, hoặc

Đã giao cho một cơ quan có thẩm quyền hoặc một bên thứ ba khác theo luật lệ hoặc tập quán tại nơi giao hàng, hàng hoá
phải giao cho họ
Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá
Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá
b) Cơ sở trách nhiệm (Basic of Liability)

MTO phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát hoặc do hư hỏng hàng hoá, cũng như chậm giao hàng nếu sự cố gây ra
mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá còn thuộc trách nhiệm của MTO

Nếu hàng hoá không được giao trong vòng 90 ngày liên tục kể từ ngày thời hạn thoả thuận hoặc trong 1 thời gian hợp lý nói trên
thì có thể coi như hàng hoá đã mất
Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá
Trách nhiệm của MTO đối với hàng hoá


Theo công ước về vận tải đa phương thức thì giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR
cho mỗi kilogam hàng hoá cả bì bị mất tuỳ theo cách tính nào cao hơn

Nếu hành trình vận tải đa phương thức không bao gồm vận tải đường biển hoặc đường thuỷ nội địa thì trách nhiệm của MTO
không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kilogram hàng hoá bị mất cả bì bị mất hoặc hư hỏng

Với tư cách là người chuyên chở, MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi lỗi lầm của người làm công hoặc đại lý của
mình, khi người làm công hoặc đại lý đó hành động trong phạm vi công việc được giao hoặc bất cứ người nào khác mà MTO sử
dụng dịch vụ như thể hành vi và lỗi lầm đó là của mình

Nếu áp dụng chế độ trách nhiệm từng chặng, khi có tổn thất có 2 trường hợp xảy ra:

Biết được tổn thất đã xảy ra ở chặng vận chuyển nào thì sẽ áp dụng chế độ trách nhiệm của phương thức vận tải tương ứng

Không xác định được tổn thất xảy ra là ở chặng nào thì tuỳ theo thoả thuận chế độ trách nhiêm của 2 bên trong hợp đồng
Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO
Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO
a) Thông báo tổn thất
)
Tổn thất rõ rệt: phải gửi thông báo bằng văn bản cho MTO không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người
nhận.
)
Tổn thất không rõ rệt: người nhận gửi thông báo tổn thất cho MTO trong vòng 6 ngày liên tục sau ngày hàng hoá được giao cho
mình.
)
Chậm giao hàng: thông báo phải gửi trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng hoá được giao cho người nhận hoặc sau ngày
người nhận nhận được thông báo là đã giao hàng
b) Khiếu nại với MTO
)
Thời hạn để khiếu nại MTO là 6 tháng( theo Công ước) và 9 tháng( theo Bản Quy Tắc) kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hàng

hoá đáng lẽ ra phải được giao cho người nhận. Việc thụ lý các vụ kiện có thể được tiến hành trong 2 năm.
Chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức
a) Định nghĩa

Chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ chứng minh cho 1 hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để
chở của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của hợp đồn
b) Việc cấp và hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức

Khi MTO nhận hàng để chở, MTO hoặc người được MTO uỷ quyền cấp một chứng từ vận tải đa phương thức.

Nếu là chứng từ lưu thông được thì nó sẽ được ký phát theo lệnh hoặc cho người cầm chứng từ( Bearer).

Nếu là theo lệnh thì chứng từ có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu( Endorsement). Nếu là bearer thì thì có thể chuyển
nhượng cho người thứ 3 mà không cần ký hậu.

Khi phát hành một bộ chứng từ gốc, phải ghi rõ mấy bản gốc trong một bộ. Nếu phát hành các bản sao thì trên từng bản sao phải
có dấu là không lưu thông được, nếu là chứng từ không lưu thông được thì trên chứng từ ghi rõ tên người nhận hàng.
Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức

Tính chất chung của hàng hoá, những ký mã hiệu chính để nhận dạng hàng hoá.

Tình trạng bên ngoài của hàng hoá

Tên và trụ sở kinh doanh chính của MTO

Tên người gửi hàng

Người gửi hàng, nếu do người gửi hàng chỉ định


Ngày và nơi mà MTO nhận hàng để chở.

Nơi giao hàng

Ngày và thời hạn giao hàng nếu có thoả thuận giữa các bên

Ngày và nơi cấp chứng từ đa phương thức

Chữ ký MTO hoặc người được MTO uỷ quyền.

Hành trình vận tải đa phương thức, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải.

Điều nói về áp dụng Công ước.

Mọi chi tiết khác mà các bên thoả thuận đưa vào nếu không trái với luật pháp của nước mà ở đó chứng từ vận tải đa phương thức
được cấp.
Các chứng từ vận tải đa phương thức
Các chứng từ vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức với INCOTERM và UCP
Vận tải đa phương thức với INCOTERM và UCP

Bản “Điều lệ và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) bổ sung Điều 25: Nếu thư tín dụng yêu cầu hoặc
cho phép một chứng từ vận tải sử dụng trong hành trình vận tải đa phương thức bao gồm cả vận tải biển thì các
ngân hàng sẽ chấp nhận, trừ khi có quy định khác trong thư tín dụng, một chứng từ dù tên gọi thế nào, nhưng:

Trên mặt phải ghi tên người vận tải và đã được ký hoặc xác nhận bằng cách khác;

Phải ghi là hàng hoá đã được gửi đi, đã nhận để chở hoặc đã xếp lên tàu;


Phải ghi rõ nơi nhận hàng để chở mà nơi này có thể khác với cảng xếp hàng và/ hoặc nơi đến cuối cùng mà
nơi này có thể khác cảng dỡ hàng;

Phải có một chứng từ vận tải gốc duy nhất, hoặc đã phát hành nhiều bản gốc thì gồm cả bộ gốc đã phát hành;

Có ghi các điều khoản, điều kiện vận chuyển;

Về các mặt khác phải đáp ứng những quy định của thư tín dụng.

×