Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Tổng hợp đề thi HSG Ngữ Văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.44 KB, 141 trang )

UBND HUYỆN
THANH SƠN
PHÒNG GD & ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm có 1 trang
Câu 1(4 điểm):
a) Hãy chép những dòng thơ có từ “trăng” trong bài thơ: Đồng chí của
Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b) So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ trên.
Câu 2(6 điểm):
Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm
Truyện Kiều.
Câu 3.(10 điểm )
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của
nhà văn
Nguyễn Thành Long
Hết
Họ và tên thí sinh Số báo danh
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH LỚP 9 THCS CẤP HUYỆNNĂM HỌC 2011-
2012
MÔN NGỮ VĂN

Câu Đáp án Điểm
Câu 1(4đ)
a)Hãy chép những dòng thơ có từ “trăng” trong bài thơ:
Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy


Cận.
b)So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ trên.
a. Chép chính xác những dòng thơ có từ trăng trong hai bài
thơ trên.
- Ở bài thơ Đồng chí, chép đúng dòng thơ:
+ Đầu súng trăng treo
- Ở bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, chép đúng các dòng thơ:
+ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
+ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
+ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
b. So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ.
- Giống: “Trăng” trong cả hai bài thơ đều là hình ảnh thiên
nhiên đẹp, trong sáng, gần gũi với con người trong cuộc
sống chiến đấu và lao động.
- Khác:
+ “Trăng” trong bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của tâm hồn
lãng mạn, gợi liên tưởng tới hoà bình…
+ “Trăng” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh của
cảm hứng lãng mạn, trăng góp phần vẽ nên bức tranh biển khơi
thi vị, lộng lẫy. Thể hiện niềm vui hào hứng trong lao động của
những ngư dân đi đánh cá.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 2(6đ) Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của
tác phẩm Truyện Kiều

Yêu cầu: Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh
về một tác giả, tác phẩm văn học và những hiểu biết về
Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
a. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia
văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh
cao chói lọi của nghệ thuật thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt.
0,5 đ
0,5 đ
b. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn
Du :
- Thân thế: xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm
quan và có truyền thống văn học.
- Thời đại: lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội.
- Con người: có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ
côi sớm, có những năm tháng gian truân trôi dạt. Như vậy,
năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp
trong trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn
Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn,
có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm.
c. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công,
tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca
ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền
sống của con người.

* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương
diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây dựng nhân vật Truyện
Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.
0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
Câu 3(10
đ)
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người trong tác phẩm Lặng lẽ Sa
Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long
*Yêu cầu chung: Bài làm phải đảm bảo yêu cầu cơ
bản sau đây
-Làm đúng kiểu bài nghị luận về truyện, xác định đúng yêu
cầu, phạm vi đề.
-Cảm nhận được vẻ đẹp về con người qua các nhân vật trong
tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, biết liên hệ mở rộng phù hợp.
-Hành văn trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc, bố cục hợp lí,
luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
*Yêu cầu cụ thể
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm bảo
các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và khái quát
luận đề.

2. Vẻ đẹp của các nhân vật:
1 đ
a. Nhân vật anh thanh niên:
-Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
-Yêu đời, giàu nghị lực, ham đọc sách, biết sắp xếp tạo
cuộc sống phong phú …
-Hiếu khách, chân thành, cởi mở, quan tâm đến mọi người,
khiêm tốn
Nhận xét chung: nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho con
người lao động có vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quý;
gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa …
b. Các nhân vật khác:
+ Ông hoạ sĩ già:
-Có tâm hồn nhạy cảm cái đẹp và khao khát đi tìm cái đẹp
– đối tượng của nghệ thuật
-Tâm huyết, say mê sáng tạo nghệ thuật
+ Cô kỹ sư trẻ:
- Có tâm hồn đầy nhiệt huyết, khao khát được cống hiến;
- Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về lẽ sống đẹp và
vững tin vào con đường mà cô đang đi tới.
+ Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét…
đều là những người lao động thầm lặng, hết mình
- Liên hệ mở rộng…
1. Đánh giá chung:
-Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể
chuyện tự nhiên, kết hợp độc đáo giữa tự sự, trữ tình với
bình luận… Qua đó, nhà văn Nguyễn Thành Long đã
khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của
những công việc thầm lặng.
-Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với người đọc.

* Cách cho điểm:
- Điểm 9-10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên
- Điểm 7-8: Bài àm đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, song
đôi chỗ chưa thật thuyết phục, còn vài lỗi chính tả, dùng
từ…
- Điểm 5-6: Bài làm tương đối đầy đủ các yêu cầu về nội
dung, kĩ năng, song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3-4: Bài làm có nội dung nhưng chưa chặt chẻ,
nhiều chỗ sa vào kể, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, cảm nhận chung chung, mắc
nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc viết vài câu chưa rõ ý.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Ghi chú:
Hướng dẫn chấm trên đây chỉ có tính chất định hưóng, tổ chấm có
thể linh động cho phù hợp với thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích
những bài viết có sáng tạo.
Câu 1 ( 4điểm )
Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ sau :
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Quê hương - Ngữ văn 8, Tập hai)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá - Ngữ văn 9, Tập một)
Câu 2 ( 4 điểm )
Tuyệt vời
Ba bảo tôi rất tuyệt vời. Tôi tự hỏi như thế có đúng không?
Để rất tuyệt vời bạn Sa-ra bảo cần có mái tóc đẹp như bạn ấy. Tôi thì
chẳng có.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 -VÒNG 2
Năm học :2012-2013
Môn thi :Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút(Không kể thời gian giao
đề)
(Đề thi gồm 02 trang)
Để rất tuyệt vời Dát-xtin bảo cần có răng trắng khoẻ như răng bạn
ấy. Tôi thì chẳng có.
Để rất tuyệt vời bạn Dếch-xi-ca bảo mặt phải không tàn nhang. Tôi lại
bị tàn nhang đầy mặt.
Để rất tuyệt vời bạn Mác bảo phải là học sinh thông minh nhất lớp.
Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Xti-phơn bảo phải biết pha trò kể chuyện tiếu
lâm. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Lau-ren bảo phải sống trong một căn nhà đẹp ở
trong một khu phố sang trọng. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Mát thêu bảo phải mặc quần áo và đi giầy thật

xịn. Tôi lại không.
Để rất tuyệt vời bạn Xa-ma-tha bảo phải sinh ra trong một gia đình
giàu sang. Tôi lại không.
Nhưng mỗi tối khi ba ôm hôn tôi và chúc tôi ngủ ngon thì người bảo: “
Con rất tuyệt vời và ba yêu con”. Ba tôi hẳn biết định nghĩa thế nào là rất
tuyệt vời mà các bạn tôi không biết.
( CarlaO’Brien, theo chúng ta sẽ ổn thôi mà, bộ sách
Những tấm lòng cao, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005).
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 3 ( 12 điểm )
Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết :
“ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta
sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn
chúng ta đọc.”
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài thơ đã học trong chương
trình ngữ văn lớp 9
( SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục 2005, trang 15)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9- vòng 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi : Ngữ văn
Câu 1
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
Có những hiểu biết cơ bản về 2 tác giả và 2 tác phẩm
Cần thấy được:
* Đây là khúc ca về thiên nhiên, về lao động:

- Ca ngợi sự thanh bình và êm ả của sông nước, của biển trời đã tạo điều
kiện lí tưởng cho người dân chài có thể ra khơi đánh cá (trời trong, gió nhẹ;
sóng đã cài then ).
- Ca ngợi sự mạnh mẽ, khỏe khoắn và sự hào hứng, nhiệt tình của con
người trong lao động (dân trai tráng; hăng như con tuấn mã; phăng mái
chèo; câu hát căng buồm )
* Mỗi đoạn thơ mang một vẻ đẹp riêng:
- Về nội dung:
+ Nếu như thiên nhiên trong đoạn thơ của Tế Hanh hiện lên với vẻ đẹp
của một buổi sáng trong trẻo, mát lành thì trong đoạn thơ của Huy Cận lại là
vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên mặt biển với ánh mặt trời đỏ rực
+ Vẻ đẹp lao động trong đoạn thơ của Tế Hanh được tô đậm ở sức mạnh
thể chất (dân trai tráng; bơi thuyền; phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt) còn
trong đoạn thơ của Huy Cận lại được tô đậm ở sức mạnh tinh thần (câu hát
căng buồm)
- Về nghệ thuật:
+ Đoạn thơ của Tế Hanh làm người đọc ấn tượng bởi thể thơ tám chữ với
cách dùng các động từ mạnh (hăng, phăng, vượt) và cách so sánh bất ngờ
(chiếc thuyền - con tuấn mã)
+ Đoạn thơ của Huy Cận lại hấp dẫn người đọc bởi thể thơ bảy chữ với
cách miêu tả độc đáo (mặt trời xuống biển, câu hát căng buồm), cách dùng
hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi (sóng cài then, đêm sập cửa)
* Qua sự miêu tả, người đọc còn có thể nhận ra được cái không khí của
từng thời đại:
+ Đoạn thơ của Tế Hanh được sáng tác trong thời kì người dân Việt Nam
đang sống trong cảnh nô lệ. Do vậy, sự ra khơi ở đây tuy mạnh mẽ nhưng yên
lặng (chỉ một chiếc thuyền ra khơi ).
+ Đoạn thơ của Huy Cận được sáng tác vào thời kì cả miền Bắc bước
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, không khí lao động tập thể và niềm
vui của con người sống trong xã hội mới được thể hiện khá rõ (cả đoàn

thuyền ra khơi trong câu hát ngân vang ).
Biểu điểm:
3,5-4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt
2,5-3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
1,5-2 điểm : Cảm nhận được nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn
đạt
0,5- 1 điểm: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
0 điểm : Làm lạc đề, bỏ giấy trắng.
Câu 2
Bài làm cần đáp ứng những yêu cầu sau :
I. Về nội dung
1. Xác định được ý nghĩa của câu chuyện:
Dưới hình thức trò chuyện, câu chuyện là lời thắc mắc rất ngây thơ,
đáng yêu của em bé về khái niệm thế nào là “rất tuyệt vời”.Theo cách hiểu
về “ rất tuyệt vời” của các bạn thì em thấy mình chẳng có một điều gì là rất
tuyệt vời cả. Nhưng với cha mình em lại là người “rất tuyệt vời”. Vậy “rất
tuyệt vời”, với người cha, không phải là đứa con xinh đẹp, thông minh giỏi
giang, sống trong một căn nhà giàu có, sang trọng, mà đơn giản chỉ vì đó là
đứa con ngoan, ngoãn, hiếu thảo. Chỉ thế là đủ để một mái nhà lúc nào cũng
ấm áp tình yêu thương và đối với người cha điều đó mới thật là rất tuyệt
vời.
2. Rút ra bài học :
Câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa khá sâu sắc.Tuyệt vời là hết sức
hoàn hảo không có gì sánh được song đây là một khái niệm khá trừu tượng
nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quan niệm “ tuyệt vời”.
Rất tuyệt vời không phải là khi ta thật xinh đẹp, giàu sang Nó không
phải là cái gì quá cao siêu mà có khi chỉ là những điều rất bình dị nhưng có
ý nghĩa đối với ai đó hoặc với mọi người trong cuộc sống.
Ai cũng có thể là người “rất tuyệt vời” nếu biết sống đẹp, biết làm
những điều có ý nghĩa và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

II. Về hình thức :
Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ.
Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp.
Biểu điểm :
- Điểm3,5- 4 :
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức,
có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài
viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
- Điểm 2,5-3:
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác
lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1,5-2:
Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức, lập luận chưa thật chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 0,5- 1:
Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: Để giấy trắng.
Lưu ý : Vì tính đa nghĩa của câu chuyện nên thí sinh chọn phương án nào
hợp lí, thuyết phục đều có thể chấp nhận được.
Câu 3
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học, có lí lẽ thuyết phục và
thể hiện được sự cảm thụ thơ tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có

các ý cơ bản sau:
a. Bài thơ hay và việc đọc một bài thơ hay(2 điểm)
+ Bài thơ hay có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức
nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với
người đọc.
+ Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến ta không thể chỉ đọc
một lần. Thơ hay đánh thức mĩ cảm trong ta khiến ta yêu thích, ngâm ngợi, ta
như được chia sẻ, giãi bày.
+ Đọc nhiều lần để khám phá sự phong phú về nội dung tình cảm cũng
như chiều sâu ý nghĩa của thơ (nhất là khi bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa luôn
khiến ta trăn trở, suy nghĩ)
+ Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm,
phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “tất cả tâm hồn” để
cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ.
b.Làm sáng tỏ nhận định ( 10 điểm)
- Bài thơ được chọn thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9 đã dược học.
- Bài thơ thực sự là một tác phẩm văn chương có giá trị.
- Học sinh cần làm rõ bài thơ hay ở cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật.
( Phần làm sáng tỏ nhận định phải gắn với ý giải thích ở trên một cách hợp
lý)
. Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi giải thích,
chứng minh nhận định bằng những ý kiến riêng, diễn đạt lưu loát, văn viết
giàu cảm xúc, sáng tạo.
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn
mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết
có cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.
- Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, song

trình bày chưa có sức thuyết phục, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt,
trình bày.
- Điểm 3 - 4: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng
túng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 1 - 2: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều
lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.
Lưu ý : Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm
tròn.
Bài 2: Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ trên.
Gợi ý : Khác nhau và giống nhau
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà
nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động
thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa
được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết
được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước
nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc
đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là
biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

- Cụ thể vẻ đẹp hai đoạn thơ:
+ Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các
điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha
thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm
lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc ạch những tâm niệm của
mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một
cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những
câu thơ của Thanh Hải là đè cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời
sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
+ Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa
phải với điệp từ muốn làm, giộng điệu phù hợp với nội dung tình cảm,
cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha thể
hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng
lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng
mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm
con chim cất tiếng hót
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)
Câu 1 (1,5 điểm)
Trình bày ngắn gọn chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long.
Câu 2 (3,5 điểm)
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)

Câu 3 (5 điểm)
Trong bài “Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam”, nhà nghiên
cứu văn học Nguyễn Khánh Toàn viết:
“Một tâm hồn không bị sóng gió vùi dập, một trái tim không hồi hộp
trước những nỗi cay đắng của bức tranh thế sự, một lương tâm không phẫn
nộ trước những thói đời vô nhân bạc nghĩa, thì nghệ sĩ, dẫu có tài lỗi lạc đến
đâu cũng không tìm ra được những âm điệu, những vần thơ khiến cho người
trong cuộc nghe như khóc, như than, như uất ức, như oán hờn. Làm sao mà
rung động và gợi lên một tiếng dội trong lòng hàng triệu người? Lời văn chỉ
là lời văn, có thể rất thanh tao, hào nhoáng, nhưng không thể làm cho đất
bằng nổi sóng, nếu từ trong đáy lòng nghệ sĩ không bốc lên một nhiệt tình
sâu sắc, một ngọn lửa căm thù.”
(Trích " Tập nghị luận và phê bình văn học", NXBGD 1973-Trang 195)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích một số đoạn trích trong tác
phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý kiến đó.
HẾT
UBND HUYỆN THỦY
NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN
HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để
đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt
đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những
bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng đựoc các yêu

cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

u
ý Néi dung §iÓm
1
Chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:
1,5
1
2
3
4
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng .
- Vẻ đẹp của các nhân vật với tình cảm, cảm xúc suy nghĩ về con
người, cuộc sống, nghệ thuật, niềm tin yêu cuộc đời; mối quan hệ
giữa người với người và giữa mỗi người với toàn xã hội.
- Tình huống truyện tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ để lại bao dư vị
trong lòng các nhân vật.
- Ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất tạo hình, chất nhạc; giọng văn
mượt mà trau chuốt, sâu lắng
0,25
0,5
0,25
0,25
2
Nghị luận về câu nói
3,5
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải

thích, phân tích, chứng minh.
- Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có
các ý cơ bản sau:
1 - Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những
chông gai thử thách, đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy
tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai và khẳng định ý nghĩa của
câu nói.
0,25
2
a/Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc
việc xảy ra dữ dội . Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ
0,5
vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản
trong kinh doanh
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan
nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian
nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
0,25
0,25
3
b/Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách,
nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên,
vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở
ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e
sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi

đầu trước giông tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng
phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với nhiều
chông gai, thử thách, thậm chí là cả thất bại.
+ Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi
luyện cho ý chí ta thêm vững bền. Gian nan, thử thách chính là
môi trường tôi luyện con người. Nhiều khi thử thách, chông gai lại
làm con người trưởng thành hơn.Những khó khăn, gian khổ mà
con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản
thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững
vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng
sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin
vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm
được gì.
+ Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
1,25
0,5
0,5
0,25
4
c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong
thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không
sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Nhận định về một số hành động tiêu cực, sống vội của giới trẻ,
của những con người tự ti để làm rõ hơn trong XH vẫn còn nhiều
hiện tượng đáng lên án.
1,25
0,25
0,25

0,25
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc
sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời
không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp
ngã không được chán nản bi quan. Để có được điều này thì cần
phải làm gì?
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
0,25
0,25
5
- Khẳng định ý nghĩa của câu nói và lời nhắn nhủ của mình với
mọi người và nhất là với các bạn trẻ trong XH ngày nay
0,25
3
Nghị luận văn học
5,0
1. Về kĩ năng:
- Phải hiểu đúng ý kiến của Nguyễn Khánh Toàn.
- Phải làm sáng tỏ ý kiến đó bằng việc phân tích tác phẩm
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, câu chữ, đoạn văn rõ ràng, mạch
lạc; bài viết giàu sức gợi cảm, câu từ trau chuốt, trong sáng;
không mắc các lỗi chính tả.
- Các dẫn chứng được trích dẫn hợp lí, phù hợp với nhận định
2. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có
các ý cơ bản sau:
1
- Dẫn dắt hợp lí.
- Nêu được nhận định ở đề bài và đánh giá khái quát nhận đính đó.

0,25
0,25
2
a) Nêu khái quát hoàn cảnh lịch sử xã hội thế kỉ XVIII, XIX có tác
động đến tư ưởng tình cảm Nguyễn Du và nội dung tư tưởng của
"Truyện Kiều".
- XH phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, cuộc sống của nhân
dân cực khổ, loạn lạc. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp
nơi. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền thống trị làm mâu
thuẫn XH càng trở lên căng thảng và số phận con người gặp nhiều
bất hạnh
0,5
3
b) Giải thích ý kiến của Nguyễn Khánh Toàn:
- Ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Khánh Toàn là
nhằm khẳng định: Người nghệ sỹ với kiến thức sâu rộng, phong
phú, từng trải cùng một trái tim giàu cảm xúc nhân đạo mới tạo
nên tâm hồn người nghệ sỹ yêu thương tha thiết với cuộc đời. Đây
cũng chính là quan hệ giữa "Tâm và Tài" của người nghệ sỹ. Bởi
vì người nghệ sỹ có thể rất tài hoa "lời lẽ có thể rất thanh tao hào
nhoáng" nhưng sẽ không đem lại sự xúc động lòng người nếu như
trong tâm hồn người nghệ sỹ không có những rung động, "không
bốc lên một ngọn lửa nhiệt tình sâu sắc", một sự cảm thông với
cuộc đời. Ở đây vai trò của người nghệ sỹ (nhà thơ) phải là người
nói lên tiếng nói mong muốn, khát vọng của quảng đại quần
chúng, của nhân loại. Tiếng nói ấy phải "rung động và gơị lên một
tiếng dội trong lòng hàng triệu người".
- Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du cái "tiếng kêu đứt ruột" ấy
có gì vui đâu, đọc những trang viết ấy, người đọc xót xa cho thân
Kiều nhơ nhớp, đau đớn trong những xấu xa bỉ ổi của xã hội.

Nguyễn Du phơi bày "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" ấy
đã động vào nơi sâu thẳm của lòng người rung động trước cái khổ
đau để rồi căm thù cái bạc ác xấu xa… Có lẽ điều sai khiến nhà
thơ cầm bút là lòng yêu thương, ông muốn bày tỏ một chữ "tâm",
cái lương tâm không thể làm ngơ trước số phận con người.
- Cách nói phủ định của phủ định là nhằm khẳng định (không thế
này… không thế này… thì không thế kia; cái này chỉ là cái này…
nếu không …). Cách nói ấy làm tăng sức nặng, tạo ra được ấn
tượng mạnh mẽ, hấp dẫn của vấn đề cần trình bày với người đọc,
người nghe.
1,5
1
1
0,5
4
c) Làm sáng tỏ ý kiến: Để làm sáng tỏ ý kiến trên, thí sinh phải
phân tích "Truyện Kiều" và chỉ ra được:
- Tác phẩm "Truyện Kiều" là sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du
về cuộc đời của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Thuý Kiều. Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau và có thể có những
2,0
1,5
ý kiến riêng, miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù lựa
chọn cách nào thí sinh cũng cần trình bày được một số yêu cầu
sau:
+ Tiếng nói ca ngợi những giá trị, phẩm chất đẹp đẽ của con
người.
+ Tiếng nói đồng tình với những khát vọng công bằng, giải phóng
con người, tình yêu trong sang thủy chung vượt trên lễ giáo phong
kiến

+ Tiếng nói đồng cảm với những số phận bi kịch của con người
nhất là người phụ nữ.
- Tiếng nói lên án những thế lực bạo tàn, sức mạnh của đồng tiền
làm đảo điên XH và đày đọa con người.
0,5
0,5
0,5
0,5
5
- Đánh giá chung nhận định của Nguyễn Khánh Toàn và khái quát
lại vấn đề vừa chứng minh.
- Liên hệ văn học và nêu cảm nghĩ của người viết.
0,25
0,25
Thang điểm:
Điểm 4-5: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có
cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có
thể còn có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3- dưới 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu
trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được
trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2- dưới 3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn
chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng
tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót
nhỏ.
Điểm 1- 2: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu
như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của
đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục
lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương

pháp.
L u ý : - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát
hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh… và cho
điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. Học sinh có thể có cách
trình bày khác miễn là đảm bảo những ý trên. Khuyến khích những bài viết có
những cảm nhận riêng, giàu sức thuyết phục.
HẾT
UBND HUYỆN THỦY
NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2điểm):
Trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng ( viết về những
người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến- sáng tác năm 1948) có câu thơ;
“…Heo hút cồn mây súng ngửi trời…”
Trong bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu cũng có câu;
“…Đầu súng trăng treo…”
Em thử so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu
thơ trên. Qua sự giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng
người lính trong thơ ca Việt Nam.
Câu 2( 3 điểm):
Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về
câu nói của nhà văn Nguyễn Khải:
“ Ở đời này, không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Điều cốt
yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”.
Câu 3: ( 5 điểm):

“ Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một
nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn
luôn thấm đượm tình người” ( Hoài Thanh).
Qua các trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du mà em đã học và đã
đọc, hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
HẾT
UBND HUYỆN THỦY
NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN
HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu Đáp án Điểm
Nét giống nhau:
Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền
1
với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu của người
lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều
trong thi ca Việt nam.
Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ
trên không gợi lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh mà
vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bình
thản.
0,25
- Nét khác:
- Ở câu thơ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hình ảnh
người lính với cây súng được đặt trong không gian
cao, rộng với “ cồn mây, trời”, gợi cho người đọc sự

hình dung: người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian
khổ để lên được đỉnh núi rất cao.
Hình ảnh “ súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa gợi cho
người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút,âm u, mù
mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài
hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt
qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.
Cách thể hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn
nhiên, phóng khoáng mà tài hoa.
0,75
Câu thơ “ Đầu súng trăng treo” gợi một không gian yên
tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà trăng treo đầu
súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí
chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Người lính
chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể
hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và
của nhân dân ta.
Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong
phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị , mộc mạc mà
không kém phần tinh tế.
-
0,75
Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính
trong thơ ca Việt nam: đó là những con người hồn nhiên,
bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi
sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc
0,25
2
+ Giải thích:
Con đường cùng: Là hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát.

- Ranh giới: Là những khó khăn trở ngại.
- Sức mạnh: là ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống
0,5
của con người.
Câu nói của Nguyễn Khải đã đề cao vai trò của ý chí
nghị lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong
cuộc sống.
+ Bàn luận:
- Trong cuộc sống , con người thường gặp nhiều khó
khăn, trở ngại, thậm chí thất bại( có đẫn chứng cụ thể).
- - Không có hoàn cảnh nào bế tắc , tuyệt vọng nếu con
người có ý chí, nghị lực( dẫn chứng).
1,25
+ Mở rộng, nâng cao:
- Phê phán những con người yếu đuối, dễ gục ngã trước
hoàn cảnh khó khăn,
- Cần có niềm tin vào cuộc sống, thường xuyên rèn
luyện ý chí, nghị lực trước những thử thách trong cuộc
sống “ không có hoàn cảnh tuyệt vọng ,chỉ có con
người tuyệt vọng trước hoàn cảnh”.
0,75
3
2.1. Nội dung
a.Giới thiệu
- Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương trong kho tàng
văn học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy
được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua
những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng
những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật.
- Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả

vừa là phương tiện biểu hiện. Vì thế, có ý kiến cho rằng :
“Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân
vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy
khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người”
( Hoài Thanh).
0,5
b. Giải thích
- Khi nói thiên nhiên là một nhân vật, nhà phê bình Hoài
Thanh có lẽ muốn nói đến sự có mặt xuyên suốt, chân thực,
sinh động và ấn tượng với bạn đọc như những gì Nguyễn Du
xây dựng về con người. Điều đó có nghĩa là, thiên nhiên
không chỉ là cái bình phong, là hình thức để Nguyễn Du ngụ
tình, mà thiên nhiên là đối tượng thứ nhất, có vẻ đẹp tự thân,
hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện tình yêu cái đẹp và tạo
vật của thi hào Nguyễn Du.
- Có thể thấy hai điểm cơ bản từ ý kiến của Hoài Thanh:
Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên,
tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với
1,0
cuộc sống, con người
c. Chứng minh
c1. Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong
Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế,
thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du
Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên
trong sáng tác của mình.
Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”:
Bức hoạ của đường nét, màu sắc, vẻ non tơ, sự sinh động
giao hoà thắm thiết cùng nhau trong không gian và thời gian.
Đó là bức tranh thiên nhiên bát ngát, hoang vắng, đượm

buồn ở Lầu Ngưng Bích.
Đó là cảnh vườn đào nới Kim Trọng gặp gỡ Thuý Kiều.
đó là cảnh thu đã nhuộm màu quan san khi Thuý kiều chia
tay Thúc Sinh
*HS cần chọn được dẫn chứng để bình, tránh sa vào sự bề
bộn.
Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm
hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang
mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác
thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở
rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết
sống yêu đời.
c.2. Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm
của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm
tình người
- Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen
thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay.
Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành
một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ sô
sphận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan
vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự
đồng cảm sâu sắc.
- Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng
Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh
phúc, sự bằng an. ( Phân tích làm rõ cách Nguyễn Du tả hình
ảnh chim én, hình ảnh cỏ non, hình ảnh hoa lê trắng, cảnh lễ
hội , nỗi buồn tan cuộc, cõi lòng vấn vương một cách đặc
biệt gợi cảm, thấm thía qua đảo ngữ, qua dùng từ láy, dùng
các phó từ , qua cách chấm phá, điểm xuyết )
- Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng

thốt, rợn ngợp để đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi,
1,25
1, 5

×