Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu về năng lượng thủy triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.74 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với những ảnh hưởng của nạn hâm nóng toàn cầu có thể
được nhìn thấy khắp nơi trên toàn thế giới, hiện tượng khí hậu thay đổi đã trở
thành mối lo ngại cho toàn thể nhân loại. Trong khi đó các nguồn năng lượng
truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt, giá thành tăng cao, nguồn
cung lại không ổn định, nên trong thời gian gần đây nhiều nguồn năng lượng
thay thế đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu; trong số đó, việc sử
dụng nguồn năng lượng thủy triều được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước quan tâm đặc biệt hơn cả. Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới
này không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng lượng cấp thiết của Việt
Nam nói riêng và của cả toàn xã hội nói chung mà còn giúp tiết kiệm điện năng
và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngoài ra, việc sử dụng một nguồn
năng lượng sạch như vậy còn góp phần tạo nên làn sóng kêu gọi sử dụng năng
lượng xanh đang được thực hiện trên hầu hết các hiện nay.
Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài hơn 3000km và hàng nghìn
đảo lớn nhỏ hiện đang có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi trong số đó chưa thể
đưa được mạng lưới điện đến được. Vì vậy, sử dụng các nguồn năng lượng tại
chỗ như năng lượng thủy triều , năng lượng mặt trời để thay thế cho các dạng
năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của các vùng dân cư này là một kế
sách rất có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Với nhiều vai trò tối quan trọng như vậy, nhưng hiện nay việc sản xuất
điện thủy triều và đưa vào sử dụng tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn
như: ngành khí tượng thủy văn chưa có số liệu đó bước sóng biển để làm cơ sở
cho các nhà đầu tư khảo sát tiềm năng thủy triều cũng như đầu tư vào hệ thống
sản xuât điện từ sóng biển.
Trong hoàn cảnh hạn chế như vậy, Việt Nam đã có những chính sách
cũng như hành động như thế nào để giải quyết được vấn đề này hiện này và
trong tương lai ? Ý nghĩa và kết quả của những hành động đó sẽ ra sao?
Trong bài tiểu luận này, chúng tối xin đưa ra một vài khái niệm làm rõ
quan điểm về nguồn năng lượng mới này, cũng như tạo ra một cái nhìn tổng thể
về những nguồn năng lượng xanh có sẵn hiện nay cần được đưa vào sử dụng.


Cũng trong bài tiểu luận, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị dưới góc độ
khách quan về chính sách và hành động trong tiến trình thực hiện áp dụng nguồn
năng nượng mới, năng lượng vô tận - Năng lượng Thủy triều.
PHẦN I : KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU VÀ NGUYÊN
LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ
1. Khái niệm :
Năng lượng thủy triều đơn giản là lượng điện thu được từ năng lượng chứa
trong các khối nước chuyển động do thủy triều. Hiện nay tại một số nơi trên thế
giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thủy triều.
Ví dụ, công ty Phần Lan AW Energy gần đây chế tạo một thiết bị động lực
thủy triều gọi là Waveroller (Máy cuộn sóng), dựa vào năng lượng của sóng
ngầm dưới biển để tạo điện lực. Đường lối của AW Energy sử dụng “hiện tượng
sóng đáy” hay sự chuyển động của nước dưới mặt biển. Để làm việc này
Waveroller hay những bảng kim loại được đóng chốt dưới đáy biển chuyển động
tới lui, theo lực điện lực bằng máy phát điện đặt trên bờ.
Ngoài ra, còn có các trạm điện thủy triều đang hoạt động ở Pháp, Nga, Trung
Quốc và Canada. Tuy nhiên, năng lượng thủy triều hiện nay không phải là một
nguồn năng lượng quan trọng trên thế giới, bởi vì chỉ có một số ít các vị trí có
mực nước triều dâng cao đủ để việc phát điện mang tính khả thi.
2. Nguyên lý hoạt động :
Để thu được năng lượng từ sóng, người ta sử dụng phương pháp dao động cột
nước. Sóng chảy vào bờ biển, đẩy mực nước lên trong một phòng rộng được xây
dựng bên trong dải đất ven bờ biển, một phần bị chìm dưới mặt nước biển. Khi
nước dâng, không khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một tua
bin. Khi sóng rút đi, mực nước hạ xuống bên trong phòng hút không khí đi qua
tua bin theo hướng ngược lại. Tua bin xoay tròn làm quay một máy phát để sản
xuất điện.
Điểm mấu chốt của hệ thống là việc sử dụng một thiết bị gọi là tua bin, có
các cánh quay theo cùng một hướng, bất chấp hướng chuyển động của luồng khí.
Máy Limpet hiện được xem là nền tảng tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển trong

công nghệ khai thác năng lượng từ sóng.
Hệ thống Limplet là một ví dụ điển hình về khai thác dạng năng lượng này.
Hệ thống hoạt động theo nguyên lí sau:
1. Lúc thuỷ triều thấp: chu trình nạp.
2. Thuỷ triều lên cao: chu trình nén.
3. Thuỷ triều xuống thấp: chu trình xả, kết thúc và nạp cho chu kỳ tiếp theo.
Sự thay đổi chiều cao cột nước làm quay tua bin tạo ra điện năng, mỗi máy
Limpet có thể đạt từ 250 KW đến 500 KW. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa
học đã cố công biến năng lượng sóng thành năng lượng có ích. Nhưng các con
sóng quá phân tán, nên rất khó khai thác một cách kinh tế.Hiện nay đã có công ty
lắp đặt hệ thống thương mại trên thế giới sản xuất điện trực tiếp từ sóng biển.
Chẳng hạn máy Limpet - có thể phát ra 500 kW, đủ cung cấp cho 400 gia
đình.
PHẦN II. CÁC ỨNG DỤNG TỪ NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU :
1. Một số loại máy chuyển hóa năng lượng từ thủy triều :
Con người không chỉ khai thác dầu mỏ, khí đốt từ lòng đại dương mà còn tận
dụng gió, ánh sáng mặt trời tạo nguồn năng lượng sạch đểphục vụ đời sống. Bên
cạnh đó, sư lưu chuyển của các dòng nước cũng không bị bỏ qua. Mới đây, một
số thiết bị khai thác năng lượng thủy triều trên thế giới đã được đưa vào ứng
dụng.
Công ty Marine Current Turbines (Anh) giữa tuần qua cho biết turbine phát
điện chạy bằng sóng thủy triều đầu tiên trên thế giới đã được kết nối với đường
dây tải điện ở Anh và trở thành một nguồn cung cấp năng lượng sạch cho nước
này.
Turbine này có tên SeaGen, là một tháp được neo dưới đáy biển, cách bờ
khoảng 400 m. Nơi lắp đặt là vịnh Strangford ở Bắc Ireland, một trong những
vùng biển có dòng thủy triều chuyển động nhanh nhất thế giới, với tốc độ có thể
lên đến 15 km/giờ.
Turbine sẽ phát điện khi có sự chuyển động lên xuống của thủy triều bằng
cách quay 2 rotor đường kính 16 m gắn trên một trục. Sẽ không có năng lượng

sinh ra nếu tốc độ chảy của nước dưới 3,5 km/giờ.
SeaGen hoạt động tương tự như nguyên lý hoạt động của các cối xay gió,
chỉ khác ở chỗ mọi thứ chuyển động đều đặt dưới nước. Khi hoạt động đầy đủ,
turbine này tạo ra năng lượng 1,2 megawatt, gấp 4 lần so với các turbine khác và
có thể cung cấp điện cho khoảng 1.000 hộ gia đình.
Công ty Minesto, Thuỵ Điển đã phát triển một thiết bị để khai thác nguồn
năng lượng từ các đại dương. Đó là diều tua bin- dưới nước với phần trên là một
chiếc diều, mang theo ở phía dưới một tuabin vận hành nhờ thuỷ triều
Các chuyên gia của công ty đã thử nghiệm tại biển Strangford Lough, Bắc
Ireland. Diều, có sải cánh 8 - 14 mét, mang theo một tuabin phía dưới. Chúng
được neo bởi một dây cáp ở đáy biển. Diều "bay" trong dòng thuỷ triều, theo
hình số 8 để tăng tốc độ dòng chảy qua tuabin lên 10 lần. Tuabin quay sẽ phát ra
dòngđiện.
Thiết bị phát điện diều – tuabin phát ra năng lượng tái tạo nhờ các dòng
thủy triều là thế hệ đầu tiên có quy mô thương mại lớn, mạnh hơn 4 lần các máy
phát điện dung năng lượng thủy triều khác. Diều lơ lửng trong nước biển và
miệng tua-bin được bảo vệ không cho cá lọt qua.
Ander Jansson, giám đốc điều hành của Minesto nói: “Diều làm việc trong
dòng chảy có tốc độ 1 - 2,5 m/ giây, Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của
diều, mỗi tuabin có công suất từ 150 đến 800 kW, và hoạt động ở các vùng nước
sâu 50-300m.
Thiết bị có tên gọi AK1000 được chế tạo bởi hãng khai thác tài nguyên
Atlantis, lắp đặt tại Trung tâm năng lượng hải dương châu Âu ở Orkney,
Scotland.
2. Một số dự án sử dụng năng lượng thủy triều trên thế giới:
Trong lĩnh vực năng lượng xanh, việc khai thác sử dụng năng lượng gió và mặt
trời được nghiên cứu đưa vào sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng hiện
nay tại một số quốc gia trên thế giới lại đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng
nguồn năng lượng điện được khai thác từ thủy triều.
2.1. Nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới ở Scotland

Chính quyền Scotland đã chính thức phê chuẩn dự án này với tổng
trị giá đầu tư 40 triệu bảng Anh (64 triệu USD). Nhà máy phát điện này sẽ có
tổng công suất 10MW/năm. Nhà máy điện thủy triều của Scotland sẽ được
đặt ngoài khơi đảo Islay nằm ở phía Tây Scotland, bao gồm một tổ hợp 10
turbin phát điện có khả năng cung cấp nhu cầu điện sinh hoạt cho hơn 5.000
hộ gia đình ở hai đảo Islay và Jura. Chủ dự án là Scottish Power Renewables,
một công ty năng lượng tái sinh hàng đầu ở Anh. Khi hoàn thành, dự án Islay
sẽ là nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới và sẽ giúp tăng 3 lần công
suất các dự án sản xuất điện hải dương ở Anh hiện nay.
2.2. Dự án xây dựng nhà máy điện thủy triều đầu tiên của Ấn Độ tại Gujarat
Mới đây Ấn Độ đã ghi tên mình vào danh sách các nước đầu tư nghiên cứu
và sử dụng nguồn năng lượng điện từ thủy triều.
Việc xây dựng sẽ được bắt đầu trong năm nay, đây là kết quả của của sự hợp
tác giữa Tổng công ty tài nguyên Atlantis có trụ sở tại LonDon và Tổng công ty
điện Gujarat. Các nhà máy có công suất 50MW, được xây dựng tại vịnh Kutch
-ngoài khơi bờ biển Gujarat. Nhà máy sẽ được vận hành vào năm 2013 giúp Ấn
Độ trở thành nước đầu tiên tại Châu Á khai thác thành công loại năng lượng này
(nhà máy điện thủy triều của Hàn Quốc sẽ hoàn thành và đưa vào sử dựng dự
kiến vào năm 2015).Theo nghiên cứu thì tại Vịnh Kutch nhà máy điện thủy triều
có thể mở rộng công suất lên 250MW. Tổng chi phí xây dựng ước tính vào
khoảng 165 triệu USD, một con số khá lớn. Tuy nhiên giá trị sử dụng đạt được
sau 8 đến 12 năm lại là một lợi thế lớn sự phát triển bền vững của khu vực này.
2.3. Dự án điện năng lượng thủy triều ở Canada
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter McKay cho biết nước này sẽ chi 20
triệu đôla Canada (hơn 19,8 triệu USD) cho dự án năng lượng thủy triều tại vịnh
Fundy thuộc tỉnh Nova Scotia, một trong những bước đi nhằm biến Canada trở
thành một "siêu cường năng lượng sạch."
Theo dự án, một hệ thống bốn đường cáp ngầm sẽ được lắp đặt dưới đáy biển
trong khu vực vịnh Fundy để truyền tải điện từ các tuốcbin thủy triều hòa vào
mạng lưới điện của tỉnh Nova Scotia. Mỗi đường cáp sẽ truyền tải tới 16MW

điện, tương đương với nguồn điện đủ cung cấp cho hơn 20.000 hộ gia đình. Khi
hoàn thành, dự án này sẽ là công trình cung cấp điện năng lượng thủy triều lớn
nhất thế giới.
Được biết Canada có kế hoạch chi khoảng 800 triệu CAD (hơn 793,3 triệu
USD) để phát triển năng lượng sạch trong vòng 5 năm tới
3. Việc đưa vào sử dụng hệ thống điện thủy triều tại Việt Nam :
Đó là dự án điện thủy triều ở Bình thuận
Đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Bình Thuận xin được triển khai
dự án sản xuất năng lượng từ sóng biển (điện thủy triều), tuy nhiên tỉnh vẫn chưa
thể trả lời vì đây là lĩnh vực khá mới mẻ.
Bên lề Hội nghị Tổng kết tình hình triển khai Luật điện lực do Bộ Công
thương tổ chức sáng 24-6, ông Hồ Sơn Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương
Bình Thuận cho biết, Bình Thuận rất có tiềm năng khai thác cả 3 nguồn năng
lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện thủy triều.
Tuy nhiên việc sản xuất điện thủy triều tại Việt Nam nói chung và Bình
Thuận nói riêng vẫn khó khăn bởi theo ông Hùng, ngành khí tượng thủy văn
chưa có số liệu đo bước sóng biển, làm cơ sở cho nhà đầu tư khảo sát tiềm năng
điện thủy triều cũng như đầu tư hệ thống sản xuất điện từ sóng biển.
Theo tính toán sơ bộ, suất đầu tư điện thủy triều dao động khoảng 18 tỉ
đồng/MW, thấp hơn mức đầu tư khoảng 24 tỉ đồng/MW của dự án thủy điện.
Ở nước ngoài, sản xuất điện từ sóng biển đã có từ lâu, nhưng tại Việt Nam
thì lĩnh vực này quá mới mẻ.
PHẦN III : NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TỪ VIỆC KHAI
THÁC NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU
1. Thuận lợi :
- Lợi ích và thuận lợi của năng lượng Sóng
+ Năng lượng Sóng cắt giảm lượng khí thải Carbon
Các nhà máy năng lượng Sóng thực tế đều rất thân thiện với môi trường.
Không cần đầu vào là các dạng nguyên liệu hóa thạch và không xả thải các chất
độc hóa học, các trạm năng lượng sóng như “Vịt” và “Rắn biển” không gây ôi

nhiễm bầu không khí của chúng ta hay cần dựa vào nhiên liệu không thể tái chế
như xăng dầu hay than đá… Đồng thời các nhà máy trên hoạt động với rất nhiều
turbines nhưng độ ồn thì nhỏ hơn 1 chiếc máy hút bụi, vậy nên chắc chắn sẽ
không có ôi nhiễm tiếng ồn.
+ Năng lượng Sóng “kín đáo”
Một trong những lợi ích lớn nhất của năng lượng Sóng là địa điểm đặt
máy hoạt động. Trong khi rất nhiều nhà máy năng lượng chiếm một lượng lớn
đất quý giá đồng thời cản trở khu vực sinh sống hay ảnh hưởng đến cảnh quan
thiên nhiên, máy phát năng lượng Sóng nằm dọc ven biển và sử dụng không gian
trên biển nơi mà rất ít các công trình xây dựng được thực hiện cho tới nay. Điều
này có nghĩa rằng sẽ có nhiều đất hơn cho nhà cửa hay nông thôn.
- Nhận xét :
Có rất nhiều lợi ích khác từ năng lượng sóng, nhưng tới thời điểm hiện tại
các vấn đề kĩ thuật như việc đối phó với sự ăn mòn của nước biển hay vấn đề về
thời tiết xấu như dông bão… đã kìm giữ sự phát triển của năng lượng sóng. Tới
nay, năng lượng gió hay năng lượng mặt trời cung cấp một giải phát đơn giản
hơn (và đôi khi còn rẻ hơn) giúp chúng ta giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu mỏ.
Giải pháp tốt nhất cho năng lượng tương lai có lẽ là sự tận dụng sự kết hợp của
năng lượng gió, sóng và cả mặt trời. Trong tương lai, năng lượng sóng có thể trở
thành một nguồn năng lượng thay thế lớn, nhưng không phải là lúc này. Có thể
tóm tắt những thuận lợi từ năng lượng sóng như sau :
• Năng lượng sóng là nguồn năng lượng có khả năng thay thế.
• Năng lượng sóng là nguồn nhiên liệu sạch.
• Năng lượng sóng thân thiện với môi trường – nó không hủy diệt môi trường.
• Sóng thì vô tận và có rất nhiều.
• Sóng hay thủy triều thì luôn luôn dự đoán được.
• Bạn luôn có thể sản xuất một lượng đáng kể năng lượng.
• Không cần nhiên liệu do vậy nó không tốn quá nhiều.
• Sóng miễn phí và vô tận do vậy chi phí chỉ là xây nhà máy.
• Năng lượng sóng không tạo ra hiệu ứng nhà kính.

• Có rất ít nguy hiểm với nhà máy năng lượng sóng.
• Mỗi ngày có hai đợt thủy triều và có thể tận dụng điều đó để sản xuất năng
lượng.
• Các turbines xa bờ và turbines trục thẳng thì không quá đắt để xây dựng và
không cần không gian môi trường quá lớn.
• Một nhà máy có thể sản xuất điện từ 75 đến 100 năm.
• Có thể bảo vệ bờ biển trước thiệt hại do sóng thần và đồng thời cung cấp một cây
cầu sẵn sàng cho việc làm đường.
Liên hệ tại Việt Nam :
Tiềm năng của Việt Nam là có đường bờ biển dài cùng hàng ngàn đảo lớn
nhỏ, vậy nên việc áp dụng năng lượng thủy triều là rất tiềm năng, đặc biệt là khu
vực miền Trung và các đảo. Theo các chuyên gia, sóng, gió và các điều kiện địa
lý của Việt Nam thì năng lượng thu được trên một mét vuông là lớn nhất trên thế
giới. Vài cuộc hội thảo về năng lượng sóng đạ được tổ chức tại Việt Nam nhưng
vẫn chưa đủ để làm sáng tỏ. Chúng ta vẫn đang tập trung vào thủy điện, năng
lượng gió và gần đây là năng lượng nguyên tử.
Vậy cần làm gì để phát triển năng lượng sóng tại Việt Nam ? Đầu tiên, các
đảo như Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Cù Lao Chàm (Quảng
Nam), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hòn Me (Thanh Hóa) có thể nhập khẩu các máy
nhỏ, chuyển năng lượng sóng thành điện năng để phần nào cung cấp cho như cầu
trên các đảo. Nếu hiệu quả, chúng ta sẽ nhân rộng trên quy mô lớn. Chính phủ
cần phải có chiến lược lâu dài để khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu.
2. Khó khăn :
- Vốn đầu tư ban đầu cao đập thủy triều đòi hỏi đầu tư lớn để xây dựng một đập
nước hoặc đập qua cửa sông.Điều này sông có thể so sánh để xây dựng một con
đập lớn cho Hydro Power.Điều này có lẽ là bất lợi lớn nhất của công nghệ này .
Đập trên một cửa sông là rất tốn kém để xây dựng. Năng lượng thủy triều là đắt
tiền hơn để tạo ra hơn so với năng lượng truyền thống hoặc từ nhiều nguồn tái
tạo khác.
- Địa điểm hạn chế - Bộ Năng lượng Mỹ ước tính rằng chỉ có khoảng 40 địa điểm

trên thế giới có khả năng hỗ trợ Đập nước.Điều này thủy triều là bởi vì công
nghệ Năng lượng thủy triều đòi hỏi Thủy triều khá lớn cho các nhà máy điện
được xây dựng.The giới hạn số lượng địa điểm là một trở ngại lớn, . Nó chỉ có
thể được sử dụng ở những nơi có dòng chảy thủy triều phù hợp hoặc chuyển
động sóng Chỉ có sẵn trong một số lượng nhỏ của khu vực - nó đòi hỏi một lưu
vực hoặc vịnh có một biên độ triều trung bình 7 mét trở lên. Cũng cần bán nhật
triều, nơi có hai thủy triều cao và thấp mỗi ngày Vì vậy, nó không có thể được
sử dụng nội địa.
- Ảnh hưởng đến sinh vật biển - Các hoạt động của các trạm điện thủy triều
thương mại đã được biết đến vừa ảnh hưởng đến các sinh vật biển xung quanh .
điện dẫn đến sự gián đoạn trong phong trào và tăng trưởng của các loài cá . Phù
sa tích tụ phía sau đập . các hệ thống đập có những nhược điểm làm gián đoạn di
cư của cá và giết chết cá đi qua các tuabin, do đó, có nguy cơ phá hủy các hệ
sinh thái dựa trên đến và đi của thủy triều. hệ sinh thái bị phá vỡ trong quá trình
xây dựng xây dựng hàng rào thủy triều. điều này ảnh hưởng đến các loài cá và
ngư dân người phụ thuộc của họ trên đó. Độ đục giảm như là một kết quả của
khối lượng nhỏ nước được trao đổi giữa các lưu vực sông và biển. Độ mặn trung
bình bên trong giảm lưu vực, cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái ảnh hưởng đến
một khu vực rất rộng - môi trường là thay đổi nhiều dặm phía thượng lưu và hạ
lưu. Nhiều loài chim dựa vào thủy triều phát hiện ra các bãi bùn để họ có thể ăn.
Phá vỡ sự di cư của những sinh vật 'trong đại dương.
- Chưa trưởng thành Công nghệ - Ngoại trừ Đập nước thủy triều, các hình thức
khác của công nghệ tạo ra điện thủy triều hay sóng khá non nớt, tốn kém và chưa
được chứng minh.
- Khó khăn trong việc truyền dẫn của điện thủy triều - Một số hình thức điện thủy
triều phát điện khá xa từ việc tiêu thụ của điện năng.Vận chuyển của năng lượng
thủy triều có thể được khá khó khăn và tốn kém.
- Hiệu ứng thời tiết - Thời tiết nghiêm trọng như bão, cơn bão có thể được khá tàn
phá trên các thiết bị điện thủy triều đặc biệt là những nơi trên tầng biển .
- Chỉ sản xuất điện trong thời gian triều cường. Chỉ cung cấp năng lượng cho

khoảng 10 giờ mỗi ngày, khi thủy triều là thực sự di chuyển. Thủy triều không
ổn định.
- Hệ thống Barrage yêu cầu các bộ phận rất nhiều khả năng chịu muối và bảo trì.
Chi phí bảo trì máy móc cao (do tiếp xúc với nước biển nên dễ bị ăn mòn).
- Kỹ thuật lắp ráp khó khăn, phức tạp:Stephen Wyatt, chuyên gia năng lượng sinh
vật biển của Công ty thúc đẩy nền kinh tế ít cacbon của Chính phủ Anh cho biết,
công việc lắp ráp các thiết bị là một trong những bước khó khăn nhất.
Liên hệ tại Việt Nam :
Những ngày đầu tháng 12/2009, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học toàn quốc về
“Điều tra, khảo sát tiềm năng năng lượng biển Việt Nam” đã được tổ chức. Có
nhiều báo cáo đề cập đến tất cả các dạng năng lượng biển, nhằm điều tra, khảo
sát để xây dựng những đề án xây dựng nhà máy phát điện tại chỗ, cho vùng biển,
hải đảo. Việt Nam có cả nghìn hòn đảo khó có thể kéo điện lưới đến được.
- Đặc điểm thủy triều, có hai vùng có biên độ thủy triều đủ lớn là Quảng Ninh và
Trà Vinh có khả năng sử dụng năng lượng thủy triều.
* Chưa được quan tâm rộng rãi:
Ở nước ngoài, sản xuất điện từ sóng biển đã có từ lâu, nhưng tại Việt Nam thì
lĩnh vực này quá mới mẻ
Ở VN đã có một số hội nghị cùng các đề tài nghiên cứu về vấn đề tạo ra điện
sóng, nhưng chưa được quan tâm đúng mức để có thể triển khai vào thực
tế. Chúng ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào nhiệt điện, thủy điện, điện gió và
mới đây là điện hạt nhân.
* Chưa đủ cơ sở hạ tầng :
Theo TBKTSG đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Bình Thuận xin
được triển khai dự án sản xuất năng lượng từ sóng biển (điện thủy triều), tuy
nhiên tỉnh vẫn chưa thể trả lời vì đây là lĩnh vực khá mới mẻ.
Ông Hồ Sơn Hùng, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận cho biết, Bình
Thuận rất có tiềm năng khai thác cả 3 nguồn năng lượng tái tạo gồm điện gió,
điện mặt trời và điện thủy triều.
Tuy nhiên việc sản xuất điện thủy triều tại Việt Nam nói chung và Bình Thuận

nói riêng vẫn khó khăn bởi theo ông Hùng, ngành khí tượng thủy văn chưa có số
liệu đo bước sóng biển, làm cơ sở cho nhà đầu tư khảo sát tiềm năng điện thủy
triều cũng như đầu tư hệ thống sản xuất điện từ sóng biển.
* Chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể :
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phong điện Fuhrlaender Việt Nam Trần Việt
Tuấn cho rằng, Chính phủ đã có rất nhiều các chỉ thị, nghị định về ưu tiên phát
triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… nhưng chưa có văn bản hướng dẫn
cụ thể. Nói cách khác, phát triển năng lượng tái tạo là chính sách lớn nhưng tính
đến nay cơ quan quản lý nhà nước mới có Quyết định 130/2007/QĐ- TTg về cơ
chế sản xuất, phát triển sạch nhưng đã hết hiệu lực thi hành – Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kinh tế – ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Trần Khang Thụy chỉ rõ. Theo TS Dương Duy Hoạt, đã đến lúc phải có cơ chế
riêng, thậm chí phải sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo.
* Chưa có chi phí đầu tư :
Theo tính toán sơ bộ, suất đầu tư điện thủy triều dao động khoảng 18 tỷ
đồng/MW, thấp hơn mức đầu tư khoảng 24 tỷ đồng/MW của dự án thủy điện
Cũng theo ông Hùng, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận hết sức lúng túng trong
việc kêu gọi đầu tư phát triển điện gió do những bất cập từ khâu qui hoạch, đầu
tư đến giá bán điện, cơ chế chính sách hỗ trợ nhà đầu tư.
Mặt khác chi phí đầu tư cho 1 kWh điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo
đang ở mức khá cao so với việc đầu tư các nguồn năng lượng truyền thống.
PHẦN IV – KẾT LUẬN :
Ngày nay, khi những ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể
nhìn thấy khắp nơi trên thế giới, hiện tượng khí hậu thay đổi đã trở thành mối
quan tâm lớn cho mọi người, và việc đốt nhiên liệu hóa thạch như là than đá để
phát điện là một nguồn nguyên nhân lớn gây ra khủng hoảng môi sinh. Máy phát
điện đốt than sản xuất lượng khí thải rất lớn. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ mà thôi, 40%
tổng số khí thải là đến từ các nhà máy này. Tuy nhiên, vô số nguồn năng lực
xanh, bền vững không làm hại địa cầu hiện đang có sẵn. Một trong những kỹ
thuật bền vững đó là Năng lượng Thủy Triều ( hay năng lượng Sóng).

Năng lượng Sóng với những lợi ích và thuận lợi như: là một nguồn nguyên
liệu sạch có khả năng thay thế, dễ dự đoán, giúp cắt giảm lượng khí thải Carbon,
không làm thay đổi cảnh quan môi trường, không quá đắt để xây dựng cũng như
không chiếm diện tích môi trường, giúp bảo vệ bờ biển trước thiệt hại do sóng
thần … Tuy nhiên, không thể không nhắc tới những hạn chế làm cản trở sự mở
rộng áp dụng của năng lượng Sóng, ví dụ như vẫn còn hạn chế về địa điểm xây
dựng, turbins chỉ có thể được lắp ráp ở những nơi có dòng chảy thủy triều hay
chuyển động sóng phù hợp, việc lắp đặt các turbin có thể gây ảnh hưởng đến các
sinh vật biển, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài cá, làm chết cá khi vô
tình bơi ngang qua turbin, gây tích tụ phù sa sau đập, làm giảm độ mặn của
nước, phá vỡ sự di cư trong đại dương của các loài sinh vật… do đó có thể ảnh
hưởng đến hệ sinh thái và đồng thời làm ảnh hưởng đến ngư dân, những người
mà cuộc sống phụ thuộc nhiều vào biển, vẫn còn nhiều hạn chế như khó khăn và
tốn kém trong việc truyền dẫn , turbins trên biển ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết
cũng như chịu sự ăn mòn của nước biển dẫn tới chi phí bảo trì rất cao, kĩ thuật
lắp đặt khó khăn, khó có thể áp dụng với những nước trình độ còn kém phát
triển.
Tới nay, năng lượng gió hay năng lượng mặt trời cung cấp một giải phát đơn
giản hơn (và đôi khi còn rẻ hơn) giúp chúng ta giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu
mỏ. Giải phát tốt nhất cho năng lượng tương lai có lẽ là sự tận dụng sự kết hợp
của năng lượng gió, sóng và cả mặt trời. Trong tương lai, năng lượng sóng có thể
trở thành một nguồn năng lượng thay thế lớn, nhưng không phải là lúc này.
Việt Nam có đường bờ biển dài cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ, vậy nên việc
áp dụng năng lượng thủy triều là rất tiềm năng, đặc biệt là khu vực miền Trung
và các đảo. Theo các chuyên gia, sóng, gió và các điều kiện địa lý của Việt Nam
thì năng lượng thu được trên một mét vuông là lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên
tại Việt Nam, năng lượng Sóng hay năng lượng Thủy Triều vẫn chưa được quan
tâm rộng rãi để triển khai vào thực tế, cơ sở hạ tầng thực tế ở Việt Nam là còn
quá yếu kém cũng như việc nhà nước chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ hay
thúc đẩy sự dụng năng lượng Thủy Triều và còn thiếu hụt chi phí đầu tư.

×