Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nghiên cứu về tiền lương và trả tiền lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.65 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là
một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao
động. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động
biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con
người. Trong doanh nghiệp, lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức
lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia
sản xuất kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho
người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ
đã cống hiến. Tiến lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài
ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp,
phụ cấp, BHXH, tiền thưởng…Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là
một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra.
Pháp luật về tiền lương được ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao
động cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều
kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí
sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người
quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao
động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh.
1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1. Tiền lương
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất
nhằm tái sản xuất sức lao động.


Tuy vậy, qua các thời kỳ khác nhau thì tiền lương cũng được hiểu theo
những cách khác nhau. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền
lương là một phần của thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối một cách
có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Hay tiền
lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối, có kế hoạch và chịu sự
chi phối trực tiếp của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, bản chất của tiền lương đã thay đổi, nó thừa
nhận sự tồn tại khách quan của thị trường sức lao động nên tiền lương không chỉ
thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Tiền
lương là giá cả hàng hoá sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa
người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao
động trên thị trường.
Như vậy, từ chỗ coi tiền lương chỉ là yếu tố của phân phối, thì nay đã
coi tiền lương là yếu tố của sản xuất. Tức là chi phí tiền lương không chỉ để tái
sản xuất sức lao động, mà còn là đầu tư cho người lao động.
Tóm lại, tiền lương mang bản chất kinh tế - xã hội. Nó biểu hiện quan hệ
xã hội giữa những người tham gia quá trình sản xuất và biểu hiện mối quan hệ
lợi ích giữa các bên (Người lao động – Doanh nghiệp).
1.1.2. Đặc điểm của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản
xuất hàng hóa.
Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do người lao
động làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý, tiền lương có thể được xác định là một bộ
phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm hay được
xác định là một bộ phận của thu nhập, là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt
động sản xuất trong doanh nghiệp.
2
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích công
nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động nâng cao hiệu quả công tác.

1.1.3. Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh
nghiệp.
Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng
thời tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao
động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho
công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống.
Thực tế hiện nay, tiền lương còn được coi như một thước đo chủ yếu về
trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp, sự chuyên môn nghề nghiệp và sự
chuyên nghiệp trong công việc. Vì thế, người lao động rất mong muốn có được
một mức lương cao, muốn được tăng lương mặc dù tiền lương có thể chỉ chiếm
một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ trong thời kỳ kinh tế hội nhập ngày
nay.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản
xuất. Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển, hay tiền lương là
một đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt
khác, tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần
duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động của mình.
1.1.4. Nguyên tắc trả lương
a. Nguyên tắc “ Trả lương ngang nhau cho người lao động”
Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản trong phân phối theo lao động “Làm
theo năng lực, hưởng theo lao động”. Do đó, lao đông như nhau là lao động có
số lượng và chất lượng như nhau. Số lượng lao động hao phí có thể xác định
thông qua lượng Calorie tiêu hao hoặc số lượng lao động đảm bảo chất lượng.
Còn chất lượng lao động có thể xác định thông qua các kỹ năng nghề nghiệp,
trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, các phẩm chất khi làm việc.
Khi thực hiện nguyên tắc này, lao động như nhau sẽ được trả lương như
nhau, không phân biệt tuổi tác, màu da…Trong thực tế có thể lao động cá nhân
như nhau nhưng lao động tập thể khác nhau do sự phối hợp giữa các cá nhân
3

trong tập thể khác nhau. Điều đó sẽ dẫn tới lương cá nhân khác nhau. Vì thế lao
động như nhau không chỉ bao hàm cá nhân như nhau mà là cả tập thể. Do đó,
ngoài nhân tố cứng (trình độ văn hóa, kỹ thuật), việc đánh giá chất lượng lao
động còn phải xét đến các yếu tố mềm (ý thức trách nhiệm, quan hệ với các cá
nhân khác trong tập thể).
Đây là sự khác biệt cơ bản trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và cơ
chế thị trường liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này. Đảm bảo nguyên tắc
này nhằm chống lại các tư tưởng đòi hưởng thụ cao hơn cống hiến hay việc
“bình quân chủ nghĩa “ hay “ban ơn” trong trả lương.
b. Nguyên tắc “Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ
hơn tốc độ tăng năng suất lao động”
Đây là một trong những nguyên tắc nhằm đảm bảo hiệu quả của việc trả
lương. Theo nguyên tắc này, tiền lương được trả phải dựa vào năng suất lao
động đạt được và phải nhỏ hơn chúng. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và
tiền lương thành phẩm được thể hiện như sau:
Công thức: Z – ( ltl /lw – 1) * do
Trong đó: + Z: phần trăm tăng (+) hoặc giảm giá thành (-).
+ ltl : chỉ số tiền lương bình quân.
+ lw :chỉ số năng suất lao động.
+ do: tỷ trọng tiền lương trong giá thành.
Ý nghĩa: Việc đảm bảo cho tốc độ tăng tiền lương bình quân (ltl) nhỏ
hơn tốc độ tăng năng suất lao động (lw) làm cho Z luôn âm tức giá thành sẽ
giảm.Thực tế, doanh nghiệp nhà nước vi phạm nguyên tắc này trong trường hợp
cần thiết. Ví dụ: tăng lương tối thiểu cao hơn mức năng suất lao động tại thời
điểm đó nhằm cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, nếu thường
xuyên vi phạm hoặc vi phạm trong thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng đến tích
lũy, giảm hiệu quả kinh doanh.
Thực tế tại Việt Nam, mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất trong mỗi loại hình kinh doanh, mỗi ngành có nhiều
bất hợp lý.

Cụ thể, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước tăng quá
nhanh so với tốc độ tăng năng suất lao động: tăng 8,2% so với 16,9%.Trong khi
4
đó, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lợi nhuận tăng 41,2%, năng
suất lao động tăng 13,8% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng 12,6%,
đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, lợi nhuận tăng 54,3%, năng suất lao động
tăng 10,3% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng 3%.
c. Nguyên tắc “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các
ngành, các vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”
Đây là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất: trả lương khác
nhau cho lao động khác nhau. Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau
thì tiền lương phải trả cũng khác nhau. Chất lượng lao động của mỗi người là
khác nhau, nó được thể hiện qua :
+ Trình độ lành nghề bình quân khác nhau: Trong các ngành khác
nhau thì trình độ lành nghề bình quân có thể khác nhau, thông thường những
ngành công nghiệp nặng có trình độ lành nghề cao hơn trình độ lành nghề trong
các ngành công nghiệp nhẹ. Vì thế, tiền lương bình quân ngành công nghiệp
nặng cao hơn tiền lương bình quân ngành công nghiệp nhẹ.
+ Điều kiện lao động khác nhau: Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố
bên ngoài (ánh sáng, độ rung, tiếng ồn,mức độ ô nhiễm, nhiệt độ…) xung quanh
con người tác động đến con người. Khi điều kiện bên ngoài khác nhau thì hao
phí lao động của con người sẽ không giống nhau. Để đảm bảo tái sản xuất sức
lao động như nhau đòi hỏi phải trả lương khác nhau.
+ Vị trí của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân: Thông thường những
ngành có tầm quan trọng càng lớn càng được xếp vào những vị trí hàng đầu. Ví
dụ như: Ngành Công nghiệp nặng luôn được xếp vào vị trí hàng đầu, thường có
hệ số lương cao. Ngành luyện kim hóa chất có hệ số lương bậc một từ 1,40 đến
1,62 trong khi Ngành Thương mại ăn uống có hệ số lương bậc một là 1,16 đến
1,40. Mục đích trả lương cao đối với Ngành Công nghiệp nặng là để thu hút lao
động vào các ngành đó.

1.2. Tiền lương tối thiểu
1.2.1. Khái niệm
Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được tính cho người lao động
đơn giản nhất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự xác định mức lương này
nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.
5
Trong thực tế các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể quyết định trả lương
cho nhân viên cao hơn, ngang bằng hoặc thấp hơn giá thị trường. Điều này còn
phụ thuộc vào:
+ Triết lý và quan điểm của nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp.
+ Quy mô của doanh nghiệp.
+ Lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.2.2. Đặc điểm của tiền lương tối thiểu
- Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.
- Tiền lương tối thiểu đảm bảo những nhu cầu thiết yếu ở mức tối thiểu.
- Mức lương tối thiểu là cơ sở nền tảng để xác định mức lương trả cho
các loại lao động khác nhau.
- Là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức
lao động.
- Nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh doanh.
1.3. Quy chế trả lương
Quy chế trả lương là những quy định liên quan đến việc xếp lương, tăng
lương, trả lương…cho các đối tượng người lao động khác nhau trong doanh
nghiệp. Bao gồm hai loại quy chế cơ bản sau:
+ Quy chế xếp lương, tăng lương và các quy định cụ thể về hình thức trả
lương, đồng tiền sử dụng để trả lương, cách tính lương trong các điều kiện khác
nhau của công việc và môi trường làm việc.
+ Quy chế trả lương cho các cá nhân người lao động có trình độ lành
nghề, thâm niên, năng suất lao động, trình độ học vấn khác nhau, cùng làm một
công việc như nhau.

Về cơ bản, các quy chế này được dựa theo nguyên tắc: Những người có
thâm niên cao hơn, trình độ học vấn cao hơn, khả năng hoàn thành công việc tốt
hơn…thường được trả lương cao hơn và ngược lại. Việc trả lương cho cá nhân
người lao động theo quy chế thường được dựa vào các yếu tố như: (1)Kết quả
thực hiện công việc, (2)Kinh nghiệm công tác, (3)Tiềm năng phát triển...
6
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TIỀN LƯƠNG
Nhằm đảm bảo cho sự công bằng trong lao động và hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp diễn ra thông suốt thì Nhà nước ta đã đề ra một số
quy định chung mang tính pháp luật về công tác trả lương cho nhười lao động
tại các doanh nghiệp.
2.1. Mức lương tối thiểu
Theo điều 56 - Bộ luật lao động:
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người
lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù
đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở
rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động
khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối
thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao
động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền
lương thực tế.
Trên cơ sở đó, ngày 04/04/2011, Chính phủ đã ban hành: Nghị Định
22/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung, có hiệu lực
từ ngày 01/05/2011 (Nghị Định xem phần phụ lục). Theo Nghị Định này, mức
lương tối thiểu tăng từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng.
2.2. Quy chế trả lương

Theo Bộ luật lao động, quy chế trả lương trong doanh nghiệp được quy
định tại các điều khoản sau:
Điều 58:
1 - Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo
thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì
hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho
người lao động biết;
7
2 - Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ,
ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15
ngày phải được trả gộp một lần;
3 - Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần
hoặc nửa tháng một lần;
4 - Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả
lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì
hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng;
Điều 59:
1 - Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại
nơi làm việc.
Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, người sử dụng lao
động không được trả chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền
bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do
ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
2 - Lương được trả bằng tiền mặt: Việc trả lương một phần bằng séc
hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thoả thuận với điều kiện
không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động.
Điều 61:
1 - Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau:
a) Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương
giờ của ngày làm việc bình thường;

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng
200% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường;
- Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định
tại khoản 2 Điều này;
- Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử
dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày
làm việc bình thường;
2 - Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ
luật này, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban
ngày;
8

×