Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tác động của triết học đến các khoa học xã hội và nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.57 KB, 3 trang )

Tác động của triết học đến các khoa học xã hội và nhân văn
Trong mối quan hệ giữa triết học và khoa học xã hội và nhân văn thì sự ra
đời và phát triển của triết học có tác động rất lớn đối với sự phát triển của
KHXHNV.
• Với tư cách là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế
giới, triết học cung cấp cho các khoa học thế giới quan đúng đắn và
phương pháp luận khoa học trong quá trình nghiên cứu đảm bảo tính
định hướng chính xác trong quá trình vận động và phát triển của các
khoa học; tạo ra những công cụ nhận thức để cho các khoa học khắc
phục những trở ngại gặp phải trên con đường đi của mình trong đó có cả
KHXHNV.
• Nói đến tác động của triết học đối với KHXHNV không thể không nói
đến triết học lịch sử.
Triết học lịch sử là triết học chuyên nghiên cứu những vấn đề ý nghĩa của
lịch sử, các quy luật của nó, phương hướng phát triển chính của nhân loại.
Triết học lịch sử bắt đầu từ thời cổ đại, phát triển đến giai đoạn cao nhất
là triết học lịch sử của Hêghen.
Trong tác phẩm Lutvich phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển
Đức Ăngghen nhận xét triết học lịch sử của Hêghen là duy tâm cho nên
“đem mối liên hệ do đầu óc các nhà triết học nghĩ ra thay cho mối liên hệ
hiện thực mà người ta phải vạch ra giữa các sự kiện”.
Trong triết học lịch sử vai trò của triết học không phải là giúp phát hiện ra
các quy luật khách quan của lịch sử mà là đem mối liên hệ do đầu óc con
người nghĩ ra thay cho các mối liên hệ hiện thực.
• Do có tính phổ quát cho nên triết học không tác động một cách trực tiếp,
công khai vào các quá trình nghiên cứu của các khoa học mà tác động
theo con đường gián tiếp phức tạp. Nghĩa là phải thông qua những
phương thức, hình thức và quan điểm thuộc các cấp độ phương pháp luận
khác nhau trước hết là cấp độ chung khoa học
• Triết học có ảnh hưởng tới nghiên cứu khoa học ở mỗi giai đoạn. Trong
khoa học tự nhiên mức độ ảnh hưởng lớn nhất là khi xây dựng các quan


niệm, quan điểm tư tưởng của các nhà nghiên cứu về đối tượng nghiên
cứu. Đó là các quan niệm, quan điểm đóng vai trò là cơ sở tư tưởng cho
mọi sự giải thích và giải quyết các vấn đề của nhà nghiên cứu. Điều này
thể hiện ở chỗ triết học tác động đến sự xác lập chỗ đứng, góc nhìn, cái
nhìn của nhà nghiên cứu khi xem xét đối tượng.
Ví dụ: các nhà lãng mạn bị ảnh hưởng bởi triết học duy tâm, giải thích
hiện thực bao giờ cũng bằng con mắt duy tâm. Ví dụ: chủ nghĩa tình
thương của Huygo… Các nhà hiện thực bị ảnh hưởng bởi triết học duy
vật.
• Triết học xây dựng bức tranh chung nhất về thế giới, xây dựng các mô
hình phổ quát về hiện thực. Thông qua bức tranh chung nhất về thế giới
đó các nhà khoa học nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của mình, xây dựng
các quan niệm khoa học của mình về đối tượng nghiên cứu trên cơ sở hòa
hợp với bức tranh chung nhất về thế giới mà triết học cung cấp.
Ví dụ: Komenski - nhà sp lỗi lạc của thế giới người Tiệp Khắc – chịu ảnh
hưởng của quan điểm triết học của Ph. Bêcon coi con người là sản phẩm
của tạo hóa và cảm giác là nguồn gốc của tri thức nên ông xây dựng hệ
thống quan niệm của ông về giáo dục:
- Giáo dục con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên
- Dạy học phải tuân theo nguyên tắc chủ quan
• Triết học đem lại cho các khoa học những PPL chung, những PPL này
không bộc lộ ra trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học dưới
hình thức rõ ràng.
Ví dụ: PPBC ảnh hưởng đến PPL chung của bộ môn chẳng hạn như
phương pháp hệ thống cấu trúc, ảnh hưởng đến phương pháp loại hình.
Nó có thể áp dụng một cách tự giác hoặc tự phát. Nó hoạt động trong các
khoa học dưới dạng các nguyên tắc điều tiết phổ biến, có ý nghĩa định hướng
nghiên cứu chứ không phải dưới dạng danh mục các quy tắc mà ta có thể liệt kê
ra được.
Khi được áp dụng một cách tự phát chúng có thể được hoạt động dưới

dạng các nguyên tắc định hướng ngầm – điều tiết ngầm - nhà khoa học chịu sự
chi phối của triết học một cách không ngờ.
• Triết học giúp các nhà khoa học lựa chọn các phạm trù, các nguyên tắc,
các khái niệm, các phương tiện nghiên cứu phù hợp với bộ môn khoa học
của mình. Đối với các khoa học xã hội và nhân văn thì triết học giúp nhà
nghiên cứu định hướng giá trị, định hướng lẽ sống và trang bị cho nhà
nghiên cứu tri thức về các quy luật chung của toàn bộ quá trình nhận thức
về bối cảnh văn hóa, xã hội của quá trình nhận thức…
Ví dụ: quan điểm duy vật định hướng các nhà hiện thực về các vấn đề
điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống. Quan điểm duy tâm định hướng quan
điểm của các nhà lãng mạn về các vấn đề tư tưởng.

×