ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ĐÌNH THOẠI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY RỪNG TẠI XÃ SƠN LƯƠNG
HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Quốc Hưng
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN !
Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên có vị trí rất quan trọng không thể
thiếu trong chương trình đào tạo Đại học. Công việc này cũng giúp sinh viên
áp dụng kiến thức được học vào thực tế, bổ sung, củng cố kiến thức của bản
thân, tích lũy nhiều kinh nghiện quý báu cho kiến thức chuyên môn sau này đi
vào thực tế.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Sơn Lương huyện
Văn Chấn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2014”
Kết quả của khóa luận và sự nỗ lực của các nhân, sự giúp đỡ của tổ
chức, cá nhân trong và ngoài trường. Để khóa luận này được hoàn thành tôi
xin trân thành biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Quốc Hưng đã tận tình
giúp đỡ hướng dẫn và chỉ đạo em trong suốt quá trình làm đề tài. Trạm kiểm
lâm cùng với các cán bộ kiểm lâm và UBND xã Sơn Lương huyện Văn Chấn
đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp nhiều số liệu cần thiết để tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp. UBND xã Sơn Lương cùng một số người dân đã tạo điều kiện
thuận lợi, cung cấp thông tin, số liệu để tôi hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này tốt hơn.
Do trình độ bản thân hạn chế và địa bàn nghiên cứu rộng, giao thông đi
lại gặp nhiều khó khăn nên khóa luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Đình Thoại
ii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 3
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 5
2.2. Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới 6
2.3. Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam 8
2.4. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 11
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 11
2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Nghiên cứu xác định phân vùng trọng điểm cháy rừng 21
3.3.2. Thực trạng công tác PCCC 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 22
iii
3.2.2. Phương pháp thu thập 23
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Nghiên cứu xác định phân vùng trọng điểm cháy rừng 26
4.1.1 Xác đinh mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu 26
4.1.2. Khu vực dễ cháy 26
4.1.3. Thảm thực vật 26
4.2. Thự trạng công tác PCCC 27
4.2.1. Tình hình cháy rừng tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái 27
4.2.2. Công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo 28
4.2.3. Một số văn bản luật có liên quan đến công tác phòng cháy
chữa cháy rừng 34
4.2.4. Sự tham gia của người dân trong phòng chống cháy rừng 37
4.2.5 Quy hoạch vùng chăn thả gia súc, canh tác nương rẫy 40
4.3. Những mặt thuận lợi và khó khăn 44
4.3.1. Mặt thuận lợi 44
4.3.2. Mặt khó khăn 45
4.4. Đề xuất các giải pháp phòng chống cháy rừng hiệu quả ở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái. 46
4.4.1. Công tác thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng. 46
4.4.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục 46
4.4.3. Chính sách tài chính 46
4.4.4. Biện pháp hỗ trợ khác 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Kiến nghị 49
iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCHPCCCR : Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KTXH : Kinh tế xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ODB : Ô dảng bảng
OTC : Ô tiêu chuẩn
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
UBND : Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Lương năm 2014 14
Bảng 2.2. Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng
xã Sơn Lương năm 2014 16
Bảng 4.1. Tình hình cháy rừng tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, 27
tỉnh Yên Bái 27
Bảng 4.2. Trang thiết bị PCCCR ở xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn
tỉnh Yên Bái năm 2014 33
Bảng 4.3. Một số văn bản luật có liên quan đến công tác PCCCR 34
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp ý kiến người dân 37
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp ý kiến người dân 38
Bảng 4.6.Bảng tổng hợp ý kiến người dân 39
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:Tam giác lửa 6
Hình 3.1: Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 23
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức PCCCR huyện Văn Chấn 30
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là
cơ sở phát triển kinh tế- xã hội mà còn giữ chức năng duy trì chức năng sinh
thái cực kì quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo
chu trình chu chuyển O
2
và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì
tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn sói mòn
đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo toàn nguồn nước
và làm giảm mức ôi nhiễm không khí.
Tuy nhiên hiện nay cháy rừng đang là một thảm họa gây tổn thất to lớn
về môi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ các sinh vật trong rừng và
thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng
nhà kính như CO, CO
2
, NO Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm
gia tăng quá trình biến đổi khí hậu biến đổi trái đất và các thiên tai hiện nay.
Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, điều đó được
khẳng định trong nhiều Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết
như CITES - 1973, RAMSA - 1998, UNCED - 1992, CBD - 1994, UNFCCC -
1994, UNCCD - 1998. Tuy nhiên, tài nguyên rừng đang ngày càng bị suy giảm.
Theo FAO, trong mấy chục năm qua trên thế giới đã mất đi trên 200 triệu ha
rừng tự nhiên, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị thoái hoá nghiêm
trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái. Nguyên nhân chủ yếu là do
công tác quản lý, sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý, không đảm bảo phát
triển bền vững, đặc biệt là về mặt xã hội và môi trường. (Phùng Ngọc Lan,
Phan Nguyên Hồng, 2010) [1]
Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến 1990 diện tích rừng liên tục giảm từ 14,3
xuống 9,2 triệu ha, độ che phủ còn 27,2% mà lý do chính là do quản lý và sử
2
dụng rừng không bền vững. Trong đó cháy rừng là hiện tượng phổ biến,
thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, đã gây nên những
tổn thất nhiều mặt về kinh tế, môi trường và cả tính mạng con người. Những
năm gần đây, bình quân hàng năm nước ta thiệt hại hàng chục nghìn ha rừng do
cháy rừng. Chỉ tính riêng năm 1998, cả nước có 1.685 vụ cháy rừng, tổng diện
tích rừng bị cháy là 20.375 ha, làm 12 người chết. Năm 2002, cháy rừng ở U
Minh Thượng, U Minh Hạ đã thiêu huỷ 5.500 ha rừng tràm, trong đó có 60% là
rừng tràm nguyên sinh. Những tổn thất do cháy rừng gây ra về kinh tế, xã hội
và môi trường là rất lớn và khó có thể tính được.
Huyện Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh
Yên Bái có 31 xã, thị trấn. Huyện Văn Chấn cách Trung tâm Kinh tế - Chính trị
của tỉnh 72 km, cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km, có Quốc lộ 32 chạy dọc theo
chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải
(tỉnh Yên Bái), Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và tỉnh Lai Châu, là điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế với các huyện bạn trong tỉnh và
các tỉnh giáp ranh. Huyện Văn Chấn có tổng diện tích tự nhiên 120.758,50 ha
trong đó: Diện tích đất có rừng: 61.988,81 ha (Rừng tự nhiên: 45.237,10 ha;
Rừng trồng: 16.751,71ha); Đất chưa có rừng là: 14.043,75 ha. Độ che phủ toàn
huyện là 51,3% (Theo QĐ 578/QĐ của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch 3 loại rừng).
Văn Chấn là một huyện có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giáp ranh với
một số huyện như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Phù Yên, Bắc Yên.
Qua theo dõi những năm gần đây, việc đốt nương làm rẫy là nguyên nhân chủ
yếu gây ra cháy rừng tại huyện Văn Chấn. Các hộ dân, đặc biệt là các hộ dân
vùng cao đốt nương làm rẫy không tuân thủ tốt các quy định về PCCCR đã gây
ra các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện. Mặt khác diễn biến thời tiết rất phức
tạp, huyện Văn Chấn được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng ngoài thường có
ii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 3
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 5
2.2. Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới 6
2.3. Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam 8
2.4. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 11
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 11
2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Nghiên cứu xác định phân vùng trọng điểm cháy rừng 21
3.3.2. Thực trạng công tác PCCC 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 22
4
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
Qua công tác phòng cháy chữa cháy rừng từ đó nắm bắt được tình hình
kinh tế về quản lý bảo vệ rừng tại địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp
thực tiễn nhất, phù hợp nhất với từng thôn bản, từng khu vực, từng điều kiện
cụ thể để công tác phòng cháy chữa cháy rừng được tốt hơn.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu
Theo tài liệu quản lý lửa rừng của tổ chức Nông Lương thế giới (FAO)
cháy rừng là “sự suất hiện và lan truyền các đám cháy trong rừng mà không
nằm trong sự kiểm soát của con người, gây nên những tổn thất về nhiều mặt, tài
nguyên, của cải và môi trường.”
Một phản ứng cháy xảy ra khi đủ các yếu tố
- Vật liệu cháy có W< 25% (chất bị cháy)
- Oxy (chất duy trì sự cháy )
- Nguồn lửa (nguồn nhiệt gây cháy) Nguồn lửa gây cháy gây ra cháy
rừng có nhiều nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm: Lửa do các hiện tượng tự
nhiên và lửa do các hoạt động của con người.
+ Nguồn lửa do các hiện tượng tự nhiên gây ra như sấm sét, núi lửa,
động đất, v.v rất khó khống chế. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thấp 1-5% và
chỉ xuất hiện trong nhưng điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình phát sinh
nguồn lửa tiếp xúc với các vật liệu khô nhỏ trong rừng, đốt lửa sưởi ấm,v.v [2]
(Phạm Ngọc Hưng, 2005)
Theo thống kê nguồn lửa gây ra cháy rừng do các hoạt động của con
người chiếm trên 90%. Nếu thiếu một trong ba nhân tố trên quá trình cháy
không xảy ra, sự kết hợp ba nhân tố này tạo thành một tam giác lửa. [3] (Bế
Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002)
6
Nguồn lửa Oxy
Oxy
Vật liệu cháy
Hình 2.1:Tam giác lửa
Qua hình 2.1 nếu thay đổi giảm hoặc phá hủy 1 hoặc 2 cạnh thì “tam
giác lửa” sẽ thay đổi phá vỡ, điều đó có nghĩa là đám cháy bị suy yếu hoặc bị
dập tắt. Đây là cơ sở khoa học của công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
* Vấn đề phòng cháy chữa cháy rừng cần lưu ý cả ba yếu tố trên :
- Giảm bớt vật liệu cháy trước mùa khô hanh.
- Kiểm soát các nguồn lực.
- Ngăn sự tiếp xúc của Oxy với vật liệu cháy.
Để cháy rừng không xảy ra hoặc nếu khi đã xảy ra thì những thiệt hại về
tài nguyên rừng cũng hạn chế.
Tuy nhiên, đôi khi cháy rừng cũng có thể do những điều kiện tự nhiên
mang lại nhưng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, ở Việt Nam tỉ lệ này < 1%, những vụ
cháy rừng do thiên như: Sấm sét, đá đổ làm phát ra nguồn lửa, khi gặp vật liệu
cháy có độ ẩm thấp sẽ rất dễ xảy ra cháy rừng ( Lê Sỹ Trung, Đặng Kim
Tuyến, 2003) [4]
2.2. Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới
Công tác dự báo đã được tiến hành cách đây hàng trăm năm, đã được
đưa ra nhiều phương pháp với những kết quả ứng dụng khác nhau.
Ở Nga năm 1924 E.V.Valendic đã thống kê các nạn cháy rừng, ông đã
xác định mối quan hệ, diện tích rừng bị cháy và số vụ cháy rừng với 3 chỉ số:
7
Số ngày không mưa, lượng mưa và tốc độ gió, ông kết luận cháy rừng từ nơi
không vệ sinh, rừng gặp nhiều điều kiện khô hạn kéo dài, nguồn vật liệu cháy
tăng lên dẫn đến cháy rừng.
Trên thế giới đã đưa ra được nhiều phương pháp khác nhau và áp dụng
ở nhiều nơi tùy từng quốc gia khác nhau về dự báo cháy rừng ( Lê Sỹ Trung,
Đặng Kim Tuyến, 2003) [4].
Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự mất rừng chính là do cháy
rừng gây ra. Số liệu thống kê cho thấy hàng năm trên thế giới trung bình có
khoảng từ 10-15 triệu ha rừng bị cháy, có những năm con số này còn tăng lên
gấp đôi. Những đám cháy rừng điển hình đã xảy ra ở một số nước như sau:
Trong hai năm 1993 - 1994 hàng chục nghìn vụ cháy rừng đã thiêu huỷ
khoảng 1.590.000 ha. Riêng năm 2000 ở Mỹ bị cháy 2,8 triệu ha, đã phải trả
chi phí 15 triệu USD/ ngày trong vòng hơn hai tháng. Tại Hy Lạp liên tục xảy
ra cháy từ năm 1998 tới tháng 7 năm 2000 đã gây nên sự quan tâm của thế
giới. Riêng tháng 7 và tháng 8 năm 1998 có tới 9.000 vụ cháy lớn nhỏ, thiêu
huỷ khoảng 150.000 ha rừng và hàng trăm ngôi nhà bao gồm cả bệnh viện,
tiệm ăn, nhà máy, trường học. Trong vòng vài tuần của tháng 7 năm 2000 đã
có tới 70.000 ha rừng bị cháy, hai vùng trọng điểm về đa dạng sinh học và
vùng Pindo và bán đảo Samos bị tàn phá, tuy nhiên những ảnh hưởng khác tới
trường học chưa tính được. Ở Australia, năm 1976 - cháy rừng thiêu huỷ 1,7
triệu ha rừng. Ngày 16/2/1983, một vụ cháy đã thiêu huỷ hơn 335.000 ha rừng
và đồng cỏ ở bang Victoria làm chết 73 người, hơn 1000 người bị thương và
gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD. Trung Quốc, năm 1987 khoảng 3 triệu ha
rừng đã bị cháy ở Nga cũng có nhiều nhà nghiên cứu về cháy rừng, nổi bật là
ông V.G.nesterop (1939) đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố, khí tượng thuỷ văn
và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cháy rừng và đề ra phương pháp dự báo
cháy rừng theo phương pháp tổng hợp. Ông đưa ra yếu tố là nhiệt độ lúc 13h
iii
3.2.2. Phương pháp thu thập 23
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Nghiên cứu xác định phân vùng trọng điểm cháy rừng 26
4.1.1 Xác đinh mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu 26
4.1.2. Khu vực dễ cháy 26
4.1.3. Thảm thực vật 26
4.2. Thự trạng công tác PCCC 27
4.2.1. Tình hình cháy rừng tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái 27
4.2.2. Công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo 28
4.2.3. Một số văn bản luật có liên quan đến công tác phòng cháy
chữa cháy rừng 34
4.2.4. Sự tham gia của người dân trong phòng chống cháy rừng 37
4.2.5 Quy hoạch vùng chăn thả gia súc, canh tác nương rẫy 40
4.3. Những mặt thuận lợi và khó khăn 44
4.3.1. Mặt thuận lợi 44
4.3.2. Mặt khó khăn 45
4.4. Đề xuất các giải pháp phòng chống cháy rừng hiệu quả ở huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái. 46
4.4.1. Công tác thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng. 46
4.4.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục 46
4.4.3. Chính sách tài chính 46
4.4.4. Biện pháp hỗ trợ khác 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Kiến nghị 49
9
- Cháy rừng làm mất đi tầng che phủ cho đất, làm cho đất bị sói mòn, rửa
trôi, cằn cỗi
- Mùa cháy rừng xác định bằng biểu đồ giá trị trung bình về lượng mưa
tuần trong nhiều năm (10-20 năm) liên tục.
- Mùa cháy rừng xác định bằng biểu độ giá trị trung bình theo tuần về
ngày khô hạn liên tục,dự báo cháy rừng trong 10-20 năm liên tục.(Tài liệu tập
huấn công tác PCCCR, 2007) [6]
Theo tác giả Bế Minh Châu tính đến năm 1999, nước ta còn 10,9 triệu
ha rừng, chiếm 32,2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 9,4 triệu
ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng. Diện tích rừng dễ cháy có khoảng
6 triệu ha, bao gồm rừng thông, tràm, bạch đàn, phi lao, samu, pơmu.
Việt Nam trung bình mỗi năm mất khoảng gần 100.000 ha rừng, trong
số đó có khoảng 10% là do hậu quả của cháy rừng, chủ yếu ở các tỉnh: Quảng
Ninh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Huế, các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.
Trong khi đó, Từ những năm 1960 tới năm 1999 chúng ta mới trồng được 1,5
triệu ha rừng.
Đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2002 các vụ cháy rừng Tràm ở
Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau) đã
làm thiệt hại trên 5.500 ha rừng. Chưa kể những tổn thất về tài nguyên, môi
trường, chỉ riêng chi phí cho công tác chữa cháy đã lên tới 7-8 tỷ đồng.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Mường La là lực lượng chuyên trách
trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, để nâng cao hiệu
quả phòng cháy, chữa cháy rừng cần nâng cao năng lực cho các cán bộ kiểm
lâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực lửa rừng của các cán bộ ở hạt còn
ít, đặc biệt việc đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
chưa được quan tâm nên chưa có sự đầu tư thỏa đáng. (Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn, 2004) [7]
10
* Nguyên nhân cháy rừng ở Việt Nam
- Nguyên nhân khác quan:
+ Do điều kiện khí hậu hàng năm có mùa khô kéo dài, nhiều năm mùa
khô tới sớm. Vì vậy tạo nên nguồn vật liệu cháy khổng lồ nên rất dễ xảy ra
cháy và cháy lớn.
+ Do loại hình thực bì: thực bì có liên quan tới mọi vật liệu cháy, và
khối lượng vật liệu cháy do các loại thực bì quyết định.
+ Do địa hình: địa hình cũng là một nguyên nhân của cháy rừng, nó có
tác dụng gián tiếp và chi phối cháy rừng. Địa hình có tác dụng ngăn chặn các
hệ thống gió, hình thành các trung tâm khô hạn. Độ cao của địa hình cũng tạo
ra các địa hình khô hạn kéo dài, lượng mưa ít, nắng nhiều và dao động nhiệt
độ lớn.
+ Thời tiết và các nhân tố khí tượng là điều kiện không thể thiếu trong
sự phát sinh, phát triển của cháy rừng. Nó bao gồm các yếu tố: gió, độ ẩm,
nhiệt độ.
- Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chính gây ra cháy rừng là do sự thiếu ý thức trong dùng
lửa của con người gây nên. Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính
gây cháy rừng là do đốt nương làm rẫy gây cháy lan vào rừng khoảng 50 -
60%, ở các tỉnh miền Trung nguyên nhân chính lại là do đốt rừng để tìm phế
liệu chiến tranh. Sau đó là do vô ý thức khi sử dụng lửa để đun nấu, sưởi ấm,
bắt ong, ngoài ra còn do trẻ em nghịch lửa, do người đi săn bắn, du lịch,
nghiên cứu vô ý gây cháy rừng. Có một số vụ cháy do đốt trả thù, đốt với mục
đích cá nhân, tuy nhiên rất ít.
* PCCC ở Việt Nam
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến ở nước ta cũng như các nước
trên thế giới. Vì vậy muốn bảo vệ được rừng một cách chủ động và hiệu quả
thì công tác dự báo cháy rừng cần phải được chú ý và đẩy mạnh.
11
- Xác định màu cháy rừng: được xác định bằng một biểu đồ giá trị
trung bình về lượng mưa tuần trong nhiều năm (10-20 năm) liên tục và sử
dụng chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng đã đưa ra một số chỉ số khô
hạn, số tháng hạn, số tháng kiệt trong một năm.
X = S,A,D
Trong đó: X là chỉ số khô hạn
S là số tháng khô với các tháng có lương mưa bình quân Ps ( mm )
< 2t ( t là nhiệt độ bình quân của các tháng khô)
A là số tháng hạn hán, với các tháng có lượng mưa bình quân, Pa ( mm ) <
t
D là số tháng kiệt có lượng mưa bình quân Pd< 5 mm
Căn cứ vào chỉ số khô hạn để xác định các bước dự báo cháy rừng.
2.4. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Sơn Lương là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Văn Chấn, có
đường Quốc lộ 32 chạy qua. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2147,79 ha, vị trí
địa lý như sau:
Phía bắc giáp xã Nậm Mười và Sùng Đô
Phía nam giáp Liên Sơn và Suối Quyền
Phía đông giáp xã Suối Quyền và Sùng Đô
Phía tây giáp xã Nậm Lành
- Tổng diện tích tự nhiên 2.147,79 ha
- Diện tích đất có rừng 890,65 ha
Trong đó: + Rừng tự nhiên 240,20ha
+ Rừng trồng 650,45ha
12
+ Đất trống 66,85 ha
+ Đất khác 1.182,44ha
+ Độ che phủ rừng 42,92 %
Nhìn chung xã Sơn Lương có vị trí địa lý khá thuận lợi, tiếp giáp với
nhiều đơn vị hành chính. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy việc giao
lưu buôn bán giữa xã với đơn vị bạn.
Hệ thống giao thông thuận tiện, có đường từ quốc lộ 32 đến trung tâm xã
dài 5 km đang được nâng cấp đổ bê tông. Các tuyến giao thông nông thôn dài 8
km vào các khu dân cư, các thôn đã được nâng cấp 60 % bằng Bê tông hoá tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao lưu vận chuyển hàng hoá.
2.4.1.2. Địa hình
Địa hình xã Sơn Lương rất đa dạng, trên địa bàn có địa hình dạng núi cao,
đồi bát úp và địa hình bằng, độ cao trung bình khoảng 400 m so với mặt nước
biển. phía đông bắc của xã là những dãy núi cao khoảng từ 500 - 600 m so với
mặt nước biển, vùng trung tâm xã và dọc theo trục tỉnh lộ là các đồi gò có độ cao
trung bình nằm xen kẽ giữa các khu dân cư và những cánh đồng có diện tích khá
lớn. Địa hình của xã nghiêng dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam.
Sơn Lương có địa hình phức tạp và hiểm trở, có nhiều đồi núi và núi
cao xen lẫn cánh đồng lúa.
Đất núi chiếm 35% tổng diện tích đất tự nhiên, có độ cao trùng bình từ
500 – 600 m so với mặt nước biển. Đất núi được hình thành do phong hoá các
loại đá: đá mắcma, đá biến chất, đã trầm tích, loại đất này rất thích hợp cho
việc trồng rừng.
Đất đồi chiếm 60% tổng diện tích đất tự nhiên, có độ cao trùng bình từ
350 – 400 m so với mặt nước biển, chủ yếu được hình thành trên can kết, bột
kết, phiến sét, đất Feralit đỏ vàng là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích. Đây
là nơi xen kẽ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, có độ dốc từ 10 đến 45%
nên rất phù hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp đặc biệt là bồ đề và keo lai.
iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCHPCCCR : Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KTXH : Kinh tế xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ODB : Ô dảng bảng
OTC : Ô tiêu chuẩn
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
UBND : Ủy ban nhân dân
14
+ Rừng trồng: 650,45 ha.
- Đất trống: 66,85 ha.
- Diện tích đất khác: 1.182,44 ha.
- Độ che phủ rừng: 42,92 %.
2.4.1.5. Tiềm năng, thực trạng sử dụng đất và nguồn tài nguyên rừng tại xã
Sơn Lương
Địa hình xã Sơn Lương chủ yếu là đồi núi dốc, địa hình khá phức tạp.
Nền nông nghiệp phát triển theo hướng tự phát, khai phá nương rẫy. Chăn
nuôi chủ yếu theo hình thức chăn thả rông.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Lương năm 2014
TT CHỈ TIÊU Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
ĐẤT TỰ NHIÊN 2147,79
A- ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2002,75
93,24
1 Đất sản xuất nông nghiệp 450,21
20,96
1.1 Đất trồng cây hàng năm 195,38
1.1.1 Đất trồng lúa 108,97
1.1.2 Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 86,41
1.2 Đất trồng cây lâu năm 254,83
2 Đất lâm nghiệp 1551,17
72,22
2.1 Đất rừng sản xuất 1401,67
2.2 Đất rừng phòng hộ 149,50
2.3 Đất rừng đặc dụng
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,37
0,06
B- ĐẤT KHÁC 145,04
6,76
Qua bảng 2.1 cho chúng ta thấy đất tự nhiên của xã Sơn Lương có diện
tích đất tự nhiên 2.147,79 ha. Trong đó đất lâm nghiệp với diện tích là
15
1.551,17 ha chiếm 72,22%, đất nông nghiệp có diện tích là 450,21 ha chiếm
20,96%, đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 1,37ha chiếm 0,06%, đất phi
nông nghiệp có diện tích là 145,04 ha, chiếm 6,76%.
Như vậy ta thấy xã Sơn Lương có nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp khá
lớn với những nguồn tài nguyên đa dạng phong phú.
Với diện tích đất lâm nghiệp lớn, chính quyền địa phương cùng với các
cấp các ngành và người dân cần phải đầu tư kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư
thâm canh cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao
động. Có như vậy mới đảm bảo tốt được nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã
Sơn Lương dồi dào và đa dạng. Nâng cao đời sống kinh tế cho người dân
trong xã giảm được đói nghèo ổn định cuộc sống.
2.4.1.6. Nguồn tài nguyên rừng ở xã Sơn Lương
Xã Sơn Lương với diện tích đất lâm nghiệp 1.551,17 ha chiếm 72,22% so
với tổng diện tích đất tự nhiên ở đây có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.
Những năm qua được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp chính quyền
từ trung ương đến địa phương xã cùng phối hợp với hạt Kiểm lâm huyện, cán
bộ kiểm lâm xã đã triển khai công tác bảo vệ rừng và đưa vào các chương
trình dự án 661, dự án trồng rừng kinh tế đã tiến hành trồng cây mới để phủ
xanh đất trống đồi núi trọc. Khoanh nuôi được bảo vệ nâng cao độ che phủ
cho toàn xã hiện nay là 43%. Đây là sự chứng minh cho tiềm năng của nguồn
tài nguyên trong địa bàn xã. Song song với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng và phong phú như vậy không tránh khỏi việc lén lút khai thác vào rừng
nhằm chiếm đoạt ít nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng đó của
nhiều đối tượng.
Những tác động xâm hai chủ yếu như phá rừng làm nương rẫy, khai
thác gỗ lâm sản, săn bắn, bẫy động vật rừng, do vậy nhiệm vụ quản lý bảo vệ
16
rừng và công tác phòng chống cháy rừng đối với UBND xã Sơn Lương và lực
lượng kiểm lâm là vấn đề cấp bách và cần thiết.
Bảng 2.2. Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng xã
Sơn Lương năm 2014
TT Loại rừng
Tổng
cộng
Phân theo chức năng
Đặc
dụng
Phòng
hộ
Sản
xuất
Tổng diện tích tự nhiên 2147,79
150,20 1997,59
Diện tích đất có rừng 991,82
107,30
884,52
1 Rừng tự nhiên 240,20
89,60
150,60
1.1 Rừng gỗ 240,20
89,60
150,60
1.1.1 Cấp trữ lượng rừng nghèo 189,00
89,60
99,40
1.1.2 Rừng non có trữ lượng 51,20
51,20
1.2 Rừng tre, nứa
1.2.1 Rừng tre
1.2.2 Rừng nứa
1.3 Rừng hỗn giao
2 Rừng trồng 751,62
17,70
733,92
2.1 Rừng trồng có trữ lượng 646,82
17,70
629,12
2.2 Rừng trồng chưa có trữ lượng 104,80
104,80
Đất chưa sử dụng 433,00
42,90
390,10
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn)
Qua bảng 2.2 cho ta thấy diện tích đất có rừng trong toàn xã là 991,82 ha.
Trong đó chủ yếu là rừng trồng 751,62 ha, diện tích rừng trồng hiện nay đang
sinh trưởng tốt, đây là nguồn bổ sung vào rừng hiện có cần chăm sóc, bảo vệ.
Rừng trồng có 2 loại chính: Rừng trồng có trữ lượng 646,82 ha và rừng
trồng chưa có trữ lượng 104,8 ha.
17
Qua đó ta thấy được nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn xã Sơn Lương
cũng rất phong phú và đa dạng. Một số chủ trương chính sách phát triển luật
của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng đang được áp dụng
tại địa phương xã Sơn Lương.
Nước ta là một nước có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm
3/4 lãnh thổ toàn quốc. Miền núi là nơi tập trung cư trú của các dân tộc ít
người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với trình độ dân trí thấp, trình
độ thâm canh lạc hậu,. phong tục tập quan du canh, du cư vẫn còn tồn tại, tình
trạng thiếu lương thực vẫn còn xảy ra cho nên nạn chặt phá rừng bừa bãi làm
nương rẫy vẫn còn xảy ra thường xuyên. Săn bắn khai thác lâm sản, động vật,
thực vật rừng vẫn là thói quen của dân tộc miền núi, nguyên nhân dẫn đến sự
khai thác bừa bãi là xuất phát từ nghèo đói và dân trí lạc hậu. Chính vì thế mà
diện tích rừng hiện nay ngày càng bị thu hẹp và nguồn tài nguyên rừng ngày
càng cạn kiệt. Do vậy những diện tích rừng, đất rừng hiện còn lại cần được
khoanh nuôi, bảo vệ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng thêm các khu rừng
đệm trong khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng.
Trước tình hình đó Đảng và nhà nước trong những năm gần đây đã ban
hành nhiều chủ trương chính sách về công tác quản lý bao gồm nhiều văn
kiện, Nghị định, chỉ thị và luật mang tính pháp chế về đường lối chính sách về
công tác quản lý bảo vệ rừng đối với ngành lâm nghiệp nói riêng và các
ngành, các cấp có liên quan nói chung nhằm góp phần quản lý và bảo vệ vốn
rừng ngày một tốt hơn đặc biệt là những khu rừng đặc dụng những khu bảo
tồn thiên nhiên, đã được Đảng, nhà nước và Chính phủ có những chính sách
kịp thời bảo vệ vốn rừng và phát triển rừng ngày càng tốt hơn.
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Lương năm 2014 14
Bảng 2.2. Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng
xã Sơn Lương năm 2014 16
Bảng 4.1. Tình hình cháy rừng tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, 27
tỉnh Yên Bái 27
Bảng 4.2. Trang thiết bị PCCCR ở xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn
tỉnh Yên Bái năm 2014 33
Bảng 4.3. Một số văn bản luật có liên quan đến công tác PCCCR 34
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp ý kiến người dân 37
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp ý kiến người dân 38
Bảng 4.6.Bảng tổng hợp ý kiến người dân 39