Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG tác CHUYỂN QUYỀN sử DỤNG đất tại xã BÌNH THUẬN HUYỆN đại từ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2011 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.66 KB, 69 trang )

đại học tháI nguyên
trờng đại học nông LÂM

-----------

-----------

HONG C DNG

Tờn ti:

NH GI CễNG TC CHUYN QUYN S DNG T TI
X BèNH THUN - HUYN I T - TNH THI NGUYấN
GIAI ON 2011 N 2014

H o to

: Chớnh quy

Chuyờn ngnh

: a chớnh mụi trng

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khúa hc

: 2011 - 2015


Ging viờn hng dn

: TS. Nguyn c Nhun

Thỏi Nguyờn, nm 2015


i

Lời cảm ơn
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế” là phương thức quan trọng
giúp học sinh sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học trên lớp,
học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên
môn của chính mình.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
em được phân công về thực tập tại UBND xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - Tỉnh
Thái Nguyên. Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
thầy giáo TS Nguyễn Đức Nhuận là người trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt
nghiệp của em, đã luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã dạy dỗ chúng
em trưởng thành như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các cô, các anh chị đang công tác tại UBND
xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn
thành tốt kỳ thực tập và khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp em trong suốt quá
trình học tập và trong thời gian thực tập.
Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức còn hạn chế nên chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô giáo và

bạn bè đóng góp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên,ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên

Hoàng Đức Dương


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng thống kê tình hình dân số, lao động của xã Bình Thuận năm 2014 ....
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Thuận năm 2014 ........................................
Bảng 4.3: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận 20112014 ...............................................................................................................................
Bảng 4.4: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận 2011-2014 ...........
Bảng 4.5: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận 2011-2014.............
Bảng 4.6: Kết quả thế chấp bằng quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận....................
Bảng 4.7. Kết quả chuyển QSDĐ theo các trường hợp ................................................
Bản 4.8. Kết quả chuyển QSDĐ theo diện tích ............................................................
Bảng 4.9: Hiểu biết của người dân và cán bộ xã Bình Thuận về những vấn đề
chung về chuyển quyền sử dụng đất .............................................................................
Bảng 4.10: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về chuyển đổi QSDĐ ..
Bảng 4.11: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về chuyển nhượng
QSDĐ ............................................................................................................................
Bảng 4.12: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về cho thuê, cho thuê

lại QSDĐ .......................................................................................................................
Bảng 4.13: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về tặng cho QSDĐ ......
Bảng 4.14: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về để thừa kế
QSDĐ…………………………………………………………………………..
Bảng 4.15: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về thế chấp bằng giá
trị QSDĐ .......................................................................................................................
Bảng 4.16: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về bảo lãnh bằng giá
trị QSDĐ .......................................................................................................................
Bảng 4.17: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về góp vốn bằng giá trị
QSDĐ ............................................................................................................................


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Sự hiểu biết của người dân xã Bình Thuận về các hình thức chuyển
QSDĐ ............................................................................................................................
Hình 4.2:Sự hiểu biết về các hình thức chuyển QSDĐ theo nhóm đối tượng tại xã
Bình Thuận ....................................................................................................................


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

CBQL


Cán bộ quản lý

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

PNN

Phi nông nghiệp

NN

Nông nghiệp

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân


-1-

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy

định “Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý ”. Điều đó
cũng được khẳng định trong khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2003. Đất đai là tài sản
chung của quốc gia, mọi người dân đều có quyền sinh sống và làm việc trên đất đó
theo quy định của pháp luật. Về mặt chính trị - xã hội đất đai tạo nên lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia, tạo nên dân tộc và cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa
đặc trưng. Trong thực tế đất đai còn được coi là hàng hóa đặc biệt được trao đổi từ
người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển quyền.
Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của người sử
dụng đất. Trên thực tế, hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là một hoạt động diễn
ra từ xưa đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến luật
đất đai năm 1993 chuyển quyền sử dụng đất mới được quy định một cách có hệ
thống về các hình thức chuyển quyền, cũng như trình tự thủ tục thực hiện các quyền
đó. Theo luật Đất đai 1993, người sử dụng đất có thể tham gia 5 hình thức chuyển
quyền sử dụng đất đó là: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp
quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện và sau 2 lần sửa đổi, bổ xung (vào
năm 1998, 2001) hoạt động chuyển quyền sử dụng đất thu được những thành tựu
đáng kể góp phần hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về đất đai, thúc đẩy nền
kinh tế Việt Nam phát triển. Song, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo các
hoạt động trong lĩnh vực đất đai ngày càng sôi động và đa dạng hơn mà luật đất đai
1993 bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Chính vì vậy, Luật Đất đai 2003 ra đời
nhằm khắc phục những tồn tại của Luật đất đai 1993. Vấn đề về chuyển quyền sử
dụng đất được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn Luật Đất đai 1993 cả về số hình thức
chuyển quyền (thêm 3 hình thức chuyển quyền sử dụng đất là tặng cho, góp vốn và
bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất) và thủ tục chuyển nhượng cũng như nhiều
vấn đề liên quan.
Xã Bình Thuận là xã trung du miền núi nằm ở sát trung tâm huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Xã có 19 xóm, 1.767 hộ, dân số 6.413 người, với tổng diện tích

-1-



-2-

đất tự nhiên là 942,10 ha (Số liệu năm 2014).Trong những năm qua, đặc biệt là
nhiều năm trở lại đây việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong
quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều
khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Đất đai. Do đó, để thấy được những mặt
tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong
việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý và
sử dụng đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan trong những kết quả đã đạt
được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách
hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu
Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác chuyển quyền sử
dụng đất trên địa bàn xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, giai đoạn
2011 - 2014”..
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng của công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Bình
Thuận giai đoạn 2011 - 2014, nhằm đẩy mạnh những thành quả đạt được và phát
hiện những hạn chế còn tồn tại trong công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa
phương.
- Tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc
chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được tính đa dạng của các hình thức chuyển quyền (theo 8 hình
thức) trên địa bàn xã Bình Thuận.
- Xác định được tình hình triển khai về trình tự thủ tục trong hoạt động
chuyển QSDĐ trên địa bàn xã Bình Thuận.
- Xác định được sự hiểu biết của người dân và cán bộ về hoạt động chuyển
QSDĐ thông qua bộ câu hỏi điều tra.


-2-


-3-

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu giúp sinh viên củng cố và nắm chắc hơn
các kiến thức được học trong nhà trường, thông qua đó giúp tác giả khi ra trường
không bỡ ngỡ với công việc.
Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất sẽ giúp
sinh viên hiểu rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó có thể
đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp theo.

-3-


-4-

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việc chuyển QSDĐ là cơ sở cho việc thay đổi quan hệ pháp luật đất đai.
Trong quá trình sử dụng đất đai từ trước đến nay luôn có sự biến động do chuyển
QSDĐ. Mặc dù, trong Luật Đất đai 1987 Nhà nước chỉ quy định phạm vi hạn hẹp
trong việc chuyển QSDĐ như chỉ quy định cho phép chuyển quyền sử dụng với đất
nông nghiệp, như chuyển đổi, còn chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế
các loại đất hầu như bị cấm đoán. Nhưng thực tế các quyền này vẫn diễn ra rất sôi
động và trốn tránh sự quản lý của Nhà nước.

Đến Luật Đất đai 1993, Nhà nước đã ghi nhận sự thay đổi mối quan hệ đất đai
toàn diện. Nhà nước đã thừa nhận QSD đất đai có giá trị và coi nó là một hàng hóa
đặc biệt, cho phép người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế QSDĐ.
Tuy vậy Luật Đất đai 1993 đã được soạn thảo với tinh thần đổi mới của hiến
pháp 1992 và trong quá trình thực hiện đã được bổ sung hai lần(vào năm 1998 và
năm 2001) cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Sau 10 năm thực hiện đã thu được
những kết quả đáng kể, góp phần to lớn vào công tác quản lý đất đai của Nhà nước
trong thời kỳ đổi mới, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Song trong quá
trình thực hiện Luật Đất đai năm 1993 cũng bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với sự
đổi mới đất nước trong thời kì CNH- HĐH. Để khắc phục những tồn tại của Luật
Đất đai năm 1993, đồng thời là hành lang pháp lí điều chỉnh các quan hệ về đất đai,
tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Đất đai 2003.
Luật Đất đai 2003, Nhà nước vẫn tiếp tục mở rộng quyền được chuyển QSDĐ
của người sử dụng đất như Luật Đất đai 1993 nhưng mở rộng thêm hình thức cho
tặng QSDĐ, góp vốn và bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ.

-4-


-5-

Như vậy, việc thực hiện các quyền năng cụ thể không chỉ đối với đất nông
nghiệp mà còn với mọi loại đất. Nhà nước chỉ không cho phép chuyển quyền sử
dụng đất trong 3 trường hợp sau:
Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp;
Đất giao cho tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử
dụng;
Đất đang có tranh chấp.
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài

- Hiến pháp 1992;
- Luật đất đai 2003;
- Bộ luật dân sự 2005;
- Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 quy định về lệ phí
trước bạ
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 quy định bổ sung
về cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 tháng 04 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường huớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

-5-


-6-

181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
luật đất đai năm 2003.
- Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng chính phủ V/v
Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan

hành chính nhà nước địa phương.
- Quyết định 140/2007/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc Ban hành mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp
QSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 141/2007/QĐ- UBND ngày 18/01/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên ban hành mức thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn
tỉnh.
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Cùng với sự phát triển của Thế Giới, Việt Nam cũng đang dần đổi mới với xu
thế hiện địa hóa đất nước để hội nhập quốc tế. Xã hội ngày càng phát triển, thị
trường đất đai ngày càng trở nên sôi động. Vì vậy nhu cầu chuyển QSDĐ của người
sử dụng cũng như công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này là một tất yếu khách
quan nhằm đạt tới sự phát triển cao hơn, phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người sử dụng cũng như toàn xã hội.
Xã Bình Thuận là một đơn vị hành chính nằm ở sát trung tâm huyện Đại Từ,
là nơi dân cư đông đúc, nền kinh tế phát triển của huyện.
Xã nằm trên ĐT 261 tuyến đường Thái Nguyên – Phổ Yên. Vì vậy đất đai của
xã cũng trở nên có giá cao hơn, nhu cầu sử dụng đất cho mục đích an ninh quốc
phòng, cho phát triển các ngành nghề cũng tăng nhanh chóng. Chính nhu cầu thực
tiễn này mà chuyển QSDĐ đã trở thành vấn đề quan tâm lớn không chỉ của người
dân mà còn của cả các cấp, các ngành nhất là cơ quan quản lý đất đai ở địa phương.
Thực tế cho thấy rằng trong thời gian qua, kể từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và có
hiệu lực, đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc quản lý và sử dụng đất trên cơ sở
hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng như hoàn thiện điều chỉnh
các mối quan hệ về đất đai. Các cấp lãnh đạo cũng như UBND xã Bình Thuận cùng

-6-


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng thống kê tình hình dân số, lao động của xã Bình Thuận năm 2014 ....
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Thuận năm 2014 ........................................
Bảng 4.3: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận 20112014 ...............................................................................................................................
Bảng 4.4: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận 2011-2014 ...........
Bảng 4.5: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận 2011-2014.............
Bảng 4.6: Kết quả thế chấp bằng quyền sử dụng đất của xã Bình Thuận....................
Bảng 4.7. Kết quả chuyển QSDĐ theo các trường hợp ................................................
Bản 4.8. Kết quả chuyển QSDĐ theo diện tích ............................................................
Bảng 4.9: Hiểu biết của người dân và cán bộ xã Bình Thuận về những vấn đề
chung về chuyển quyền sử dụng đất .............................................................................
Bảng 4.10: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về chuyển đổi QSDĐ ..
Bảng 4.11: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về chuyển nhượng
QSDĐ ............................................................................................................................
Bảng 4.12: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về cho thuê, cho thuê
lại QSDĐ .......................................................................................................................
Bảng 4.13: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về tặng cho QSDĐ ......
Bảng 4.14: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về để thừa kế
QSDĐ…………………………………………………………………………..
Bảng 4.15: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về thế chấp bằng giá
trị QSDĐ .......................................................................................................................
Bảng 4.16: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về bảo lãnh bằng giá
trị QSDĐ .......................................................................................................................
Bảng 4.17: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về góp vốn bằng giá trị
QSDĐ ............................................................................................................................


-8-


Chuyển đổi QSDĐ là hình thức đơn giản nhất của việc chuyển QSDĐ. Hành
vi này chỉ bao hàm hành vi “ đổi đất lấy đất ” giữa các chủ thể sử dụng đất, nhằm
mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng manh
mún, phân tán đất đai hiện nay.
- Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp phải là người
cùng một xã, phường thị trấn với người chuyển đổi (Khoản 2 Điều 113 Luật Đất đai
2003).
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước giao đất hoặc do
chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho QSDĐ hợp pháp từ
người khác thì được chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp đó cho hộ gia đình cá nhân
khác trong cùng một xã, phường, thị trấn để thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp
(Điều 102 Nghị định 181/2004/NĐ - CP).
Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp theo chủ trương chung
“dồn điền đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển QSDĐ, lệ phí
trước bạ, lệ phí địa chính (Điều 102 Nghị định 181/2004/NĐ – CP).
2.4.2. Quyền chuyển nhượng QSDĐ
Chuyển nhượng QSDĐ là hình thức phổ thông nhất của việc chuyển QSDĐ,
nó là việc chuyển QSDĐ cho người khác trên cơ sở có giá trị. Trong trường hợp này
người được nhận đất phải trả cho người chuyển quyền sử dụng một khoản tiền hoặc
hiện vật ứng với mọi chi phí mà họ đã bỏ ra để có được QSDĐ và tất cả chi phí làm
tăng giá trị của đất đó.
Hiện nay, Luật Đất đai 2003 cho phép chuyển nhượng QSDĐ rộng rãi khi có
đủ 4 điều kiện đã nêu ở Điều 106.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng QSDĐ trừ
các trường hợp quy định tại điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP như sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng
cho QSDĐ đối với trường hợp mà nhà nước không cho phép chuyển nhượng, tặng
cho QSDĐ.

-8-



-9-

+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSDĐ đối với đất chuyên
trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ
trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo qui hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được phê duyệt.
+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ chuyên trồng lúa nước.
+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
QSDĐ đối với đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu
phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ nếu không
sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng QSDĐ
trong khu công nghiệp, khu khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2.4.3. Quyền cho thuê và cho thuê lại QSDĐ
Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là việc người sử dụng đất nhường QSDĐ của
mình cho người khác có sự thỏa thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng
theo quy định của pháp luật.
Cho thuê khác cho thuê lại là đất mà người sử dụng nhường quyền sử dụng
cho người khác là đất không phải có nguồn gốc từ thuê còn đất mà người sử dụng
cho thuê lại là đất có nguồn gốc từ thuê. Trong Luật Đất đai 1993 thì việc cho thuê
lại chỉ diễn ra với đất mà người sử dụng đã thuê của Nhà nước trong một số trường
hợp nhất định, còn trong Luật Đất đai 2003 thì không cấm việc này.[4].
2.4.4. Quyền để thừa kế QSDĐ
Thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất khi chết để lại QSDĐ của mình cho
người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung
của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị xã hội.

Từ Luật Đất đai 1993 trở đi Nhà nước thừa nhận QSDĐ có giá trị và cho phép
người sử dụng đất được chuyển QSDĐ rộng rãi theo quy định của pháp luật. Từ đó,
QSDĐ được coi như một tài sản dân sự đặc biệt nên người sử dụng đất có quyền để

-9-


- 10 -

thừa kế. Vì vậy, quyền này chủ yếu tuân theo qui định của Bộ Luật Dân sự về thừa
kế. Dưới đây là một số quy định cơ bản về thừa kế.
- Nếu những người được hưởng thừa kế QSDĐ của người đã chết mà không tự
thỏa thuận được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào di chúc mà
chia.
- Nếu toàn bộ di chúc hợp pháp hoặc phần nào của di chúc hợp pháp thì chia
theo di chúc.
- Nếu không có di chúc hoặc toàn bộ di chúc không hợp pháp hoặc phần nào
của di chúc không hợp pháp thì chia những phần không hợp pháp theo pháp luật.
- Chia theo pháp luật là chia theo 3 hàng thừa kế, người trong cùng một hàng
được hưởng như nhau, chỉ khi không còn người nào hàng trước thì những người
hàng sau mới được hưởng;
- Hàng 1 gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ , con nuôi
của người đã chết ;
- Hàng 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoài, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người đã chết;
- Hàng 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, gì ruột của người đã chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, gì ruột. (Nguyễn Khắc Thái Sơn,2007)[3]
2.4.5. Quyền tặng cho QSDĐ
Tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ

tình cảm mà chủ sử dụng không thu lại tiền hay hiện vật nào. Nó thường diễn ra
theo quan hệ huyết thống, tuy nhiên cũng không loại trừ ngoài quan hệ này.
Tặng cho QSDĐ là hình thức chuyển quyền không phải là mới nhưng trước
đây không có trong luật nên khi thực tiễn phát sinh người ta cứ áp dụng những qui
định của hình thức thừa kế sang để thực hiện.
Đây cũng là một hình thức đặc biệt của chuyển nhượng QSDĐ mà người
chuyển quyền không thu lại tiền hoặc hiện vật. Tuy nhiên, để tránh lợi dụng trường
hợp này để trốn thuế nên Nhà nước quy định cụ thể những trường hợp nào thì được

- 10 -


- 11 -

phép tặng cho không phải chịu thuế chuyển quyền hoặc thuế thu nhập và những
trường hợp nào vẫn phải chịu loại thuế này. (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)
2.4.6. Quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ
Thế chấp QSDĐ là việc người sử dụng đất mang QSDĐ của mình đến thế
chấp cho một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế nào đó theo qui định của pháp luật
để vay tiền hay mua chịu hàng hóa trong một thời gian theo thỏa thuận.Vì vậy,
người ta còn gọi thế chấp là chuyển quyền nửa vời.
Hiện nay, trong Luật Đất đai cho phép thế chấp rộng rãi nhưng quy định là chỉ
được thế chấp cho một tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Riêng
người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước thì phạm vi được thế chấp
rộng hơn là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân được phép hoạt động tại Việt Nam.
(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)
2.4.7. Quyền bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ
Là quyền mà người sử dụng đất sử dụng giá trị QSDĐ của mình để bảo lãnh
cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hóa khi chưa có tiền trả ngay. Do
đó những quy định về quyền bảo lãnh tương tự như thế chấp.

2.4.8. Quyền góp vốn bằng giá trị QSDĐ
Là việc người sử dụng đất coi giá trị QSDĐ của mình như một tài sản dân sự
đặc biệt để góp vốn với người khác cùng sản xuất kinh doanh.
Việc này có thể xẩy ra giữa hai hay nhiều đối tác và rất linh động, các đối tác
có thể góp đất, tiền, hoặc sức lao động, máy móc… theo thỏa thuận.
Quy định này tạo cơ hội cho sản xuất hàng hóa phát triển. Đồng thời, các đối
tác có thể phát huy các sức mạnh riêng của mình, từ đó hình thành sức mạnh tổng
hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và sản xuất, kinh doanh nói chung.
2.5. Một số quy định chung về chuyển quyền sử dụng đất
2.5.1. Điều kiện để được thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất
Khi người sử dụng đất thuộc vào các đối tượng được chuyển quyền muốn
thực hiện các quyền chuyển QSDĐ thỉ phải đảm bảo 4 điều kiện quy định tại Điều
106 Luật Đất đai 2003 như sau:

- 11 -


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Sự hiểu biết của người dân xã Bình Thuận về các hình thức chuyển
QSDĐ ............................................................................................................................
Hình 4.2:Sự hiểu biết về các hình thức chuyển QSDĐ theo nhóm đối tượng tại xã
Bình Thuận ....................................................................................................................


- 13 -

4- Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ

theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp được miễn nghĩa vụ tài
chính theo quy định của pháp luật được xác định từ khi có quyết định giao đất, ký
hợp đồng thuê đất.
5- Thời điểm người thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà để bán và cho
thuê được chuyển nhượng QSDĐ thực hiện như sau: Tổ chức kinh tế, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất
thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê chỉ được
phép chuyển nhượng QSDĐ đối với diện tích đất đã hoàn thành việc đầu tư xây
dựng nhà ở theo dự án được xét duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở có
dự án thành phần thì được phép chuyển nhượng QSDĐ sau khi đã hoàn thành việc
đầu tư theo dự án thành phần của dự án đầu tư được xét duyệt; không cho phép
chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức bán nền nhà mà chưa xây dựng nhà ở.[2]
2.5.3. Một số quy định về nhận chuyển QSDĐ.
Điều 99 Nghị định 181/2004 quy định về người nhận chuyển QSDĐ như sau:
1) Người nhận chuyển nhượng QSDĐ được quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận QSDĐ nông nghiệp thông qua chuyển đổi
QSDĐ quy định tại khoản 2 điều 114 của Luật Đất đai và điều 102.
b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển QSDĐ thông qua
nhận chuyển nhượng QSDĐ trừ trường hợp quy định tại điều 103 của nghị định
này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận QSDĐ thông qua nhận
chuyển nhượng QSDĐ trong khu công nghệ cao, khu kinh tế;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận QSDĐ thông
qua nhận tặng cho QSDĐ theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 101 và khoản 6
điều 113 của Luật Đất đai năm 2003 trừ trường hợp được quy định tại điều 103;
d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận QSDĐ thông qua
nhận thừa kế QSDĐ;

- 13 -



- 14 -

e) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều
121 của Luật Đất đai năm 2003 được nhận QSDĐ thông qua mua nhà ở, nhận thừa
kế nhà ở, được tặng cho nhà ở gắn liền với QSDĐ ở;
f) Tổ chức kinh tế là pháp nhân mới được hình thành thông qua góp vốn bằng
giá trị QSDĐ được nhận QSDĐ từ người tham gia góp vốn;
g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận QSDĐ thông qua việc Nhà nước giao đất;
h) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được nhận QSDĐ thông qua việc
Nhà nước cho thuê đất;
i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận
QSDĐ thông qua việc Nhà nước công nhận QSDĐ đối với đất đang sử dụng ổn
định;
k) Tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được nhận
QSDĐ theo kết quả hòa giải về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền
công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để xử lý nợ, quyết định
hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai,
khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của tòa án nhân, quyết định thi
hành án của cơ quan thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù
hợp với pháp luật; văn bản về chia tách QSDĐ phù hợp với pháp luật đối với hộ gia
đình hoặc nhóm người có chung QSDĐ;
l) Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sát
nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia
tách hoặc sát nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận QSDĐ từ các tổ
chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sát nhập.
2) Người nhận chuyển QSDĐ phải sử dụng đúng mục đích đã được xác định
trong thời hạn sử dụng đất.


- 14 -


- 15 -

3) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng QSDĐ tại nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú và tại địa phương khác trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 và
4 Điều 104.
Tổ chức kinh tế có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh thì được nhận
chuyển nhượng QSDĐ tại nơi đăng kí kinh doanh và tại địa phương khác trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 103.
Người nhận chuyển nhượng QSDĐ quy định tại khoản này được cấp giấy
chứng nhận QSDĐ mà không phụ thuộc vào điều kiện nơi đăng kí hộ khẩu, nơi
đăng kí kinh doanh.[4]
2.6. Những quy định về trình tự, thủ tục chuyển QSDĐ theo cơ chế một cửa tại
xã, phường, thị trấn
2.6.1. Trình tự thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ; quyền
sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất
* Quy định về hồ sơ
a) Hồ sơ chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (bản chính)
+ Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (có
xác nhận của UBND cấp xã)
+ Trích lục thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất đối với những nơi chưa có bản đồ địa
chính (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
+ Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp thửa)

có xác nhận của UBND cấp xã (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2009) [10].
b) Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (bản chính)
+ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (2 bản có xác nhận của UBND cấp xã)
+ Sơ đồ thửa đất (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)

- 15 -


- 16 -

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
+ Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp thửa)
có xác nhận của UBND cấp xã (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2009).[10].
c) Hồ sơ tặng cho QSDĐ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (bản chính)
+ Hợp đồng tặng cho QSDĐ (có xác nhận của UBND cấp xã)
+ Sơ đồ thửa đất (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)
+ Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu (bản sao)
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
+ Đơn xin tách thửa, hợp thửa (Đối với trường hợp phải tách thửa, hợp thửa)
có xác nhận của UBND cấp xã (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2009). [10].
d) Hồ sơ thừa kế QSDĐ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (bản chính)
+ Di chúc

+ Biên bản phân chia tài sản thừa kế hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh
chấp về thừa kế QSDĐ của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật (có xác nhận
của UBND cấp xã).
+ Đơn đề nghị của người nhận thừa kế (đối với trường hợp người nhận thừa
kế là duy nhất).
+ Tờ trình của UBND cấp xã
+ Đơn xin cấp giấy cấp giấy chứng nhận QSDĐ
+ Sơ đồ thửa đất (Bản chính có xác nhận của UBND cấp xã)
+ Giấy khai sinh (bản sao)
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất

- 16 -


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa


PNN

Phi nông nghiệp

NN

Nông nghiệp

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân


- 18 -

Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kiểm tra, thẩm định hồ sơ
trình Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch theo ủy quyền) UBND huyện ký giấy chứng nhận
đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận QSDĐ. Thời gian thực hiện
không quá 2 ngày làm việc.
Bước 6: Chủ tịch (Phó chủ tịch) UBND huyện ký giấy chứng nhận QSDĐ
và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp cấp mới, chuyển kết quả cho
Văn phòng đăng ký QSDĐ. Thời gian thực hiện không quá 3 ngày làm việc.
Bước 7: Văn phòng đăng ký QSDĐ vào sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ và
tài sản khác gắn liền với đất sau đó chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định và
chuyển hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nơi nhận hồ sơ. Thời gian thực
hiện không quá 2 ngày làm việc.

Bước 8: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào sổ; thu phí, lệ phí và trả giấy
chứng nhận QSDĐ và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá nhân. Thời
gian thực hiện theo giấy hẹn trả kết quả.
Thời gian giải quyết không quá 18 ngày làm việc, không kể tời gian người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.(Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên,2007).[2].
2.6.2. Trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ
* Quy định về hồ sơ bao gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh (02 bản);
+ Văn bản ủy quyền nếu có;
+ Hợp đồng thế chấp QSDĐ và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Giấy chưng nhận QSDĐ được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2003.
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng và
các loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất, nếu pháp
luật có quy định;
* Trình tự giải quyết
+ Bước 1: Hộ gia đình cá, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả UBND huyện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra, xem xét hồ sơ, nếu hồ
sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy

- 18 -


- 19 -

đủ rồi thì viết giấy nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Thời gian thực hiện trong ngày
làm việc.
+ Bước 2: Văn phòng đăng ký QSDĐ thực hiện việc đăng ký thế chấp vào hồ
sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận QSDĐ; chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả. Thời gian thực hiện 1 ngày.
+ Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thu phí, lệ phí(nếu có) và trả kết quả

cho hộ gia đình, cá nhân. Thời gian thực hiện theo giấy hẹn trả kết quả.
Thời gian thực hiện không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.(Sở TN&MT
tỉnh Thái Nguyên,2007).[11].
2.6.3. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ
Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ bên thé chấp, bên đã bảo lãnh bằng
giá trị QSDĐ nộp 01 bộ hồ sơ
* Quy định về hồ sơ bao gồm:
+ Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp
+ Văn bản ủy quyền (nếu có)
+ Giấy chứng nhận QSDĐ
+ Giấy chứng nhận sở hữu tài sản
* Trình tự giải quyết
+ Bước 1: Hộ gia đình cá, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả UBND huyện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra, xem xét hồ sơ, nếu hồ
sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy
đủ rồi thì viết giấy nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Thời gian thực hiện trong ngày
làm việc.
+ Bước 2: Văn phòng đăng ký QSDĐ nghiên cứu hồ sơ, thực hiện xóa đăng
ký thế chấp trong hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận QSDĐ; chuyển kết quả cho
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thời gian thực hiện 1 ngày.
+ Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả cho hộ gia đình, cá
nhân. Thời gian thực hiện theo giấy hẹn trả kết quả. (Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên,
2007) [11].

- 19 -


- 20 -

2.6.4. Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ

* Quy định về hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ (đã công chứng hoặc chứng thực)
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định
tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.
* Trình tự giải quyết
+ Bước 1: Bên cho thuê, cho thuê lại QSDĐ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của UBND huyện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra, xem xét
hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho bên nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ, nếu
hồ sơ đầy đủ rồi thì viết giấy nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến
Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện. Thời gian thực hiện trong ngày làm việc.
+ Bước 2: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm thực hiện thủ
tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy
chứng nhận QSDĐ đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận.
2.6.5. Trình tự, thủ tục đăng ký góp vốn bằng giá trị QSDĐ
* Quy định về hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ (đã công chứng hoặc chứng thực)
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định
tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.
* Trình tự giải quyết
+ Bước 1: Bên góp vốn bằng giá trị QSDĐ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của UBND huyện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra, xem xét hồ
sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho bên nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ, nếu hồ
sơ đầy đủ rồi thì viết giấy nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến
Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện.
+ Bước 2: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đối với trường

- 20 -



×