Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khối 4 học tốt vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.92 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề:
* Cơ sở lý luận:
Trước sự đổi mới và phát triển của đất nước và công cuộc công nghiệ
hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề
cao và phát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mĩ. Ngành giáo dục – đào tạo nói
chung và môi trường trường tiểu học nói riêng đang từng bước không ngừng
thực hiện giáo dục thế hệ trẻ có đủ các đức tính nói trên góp phần vào việc
xây dựng đất nước ta ngày một giàu mạnh hơn .
Môi trường giáo dục tiểu học được coi là nền tảng của sự phát triển
nhân cách của học sinh hình thành những kiến thức ban đầu về đức, trí, thể
mĩ. Trong đó môm mĩ thuật đóng một vai trò rất quan trọng. Mục tiêu của
giáo dục thẩm mĩ là giúp học sinh cảm nhận và nhận ra những giá trị thẩm mĩ
chân chính làm nền tảng cho sự phát triển đạo đức, nhân cách, trí tuệ … của
con người .
* Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế tại trường tiểu học Lại Sơn đa sồ học sinh là thế hệ thứ
nhất hoạc thứ hai được sinh ra tại đây lên việc liên hệ về quê hương với các
em rất hạn chế, các em còn nhỏ phụ thuộc vào gia đình và quê hương của các
em thi rất nhiều vùng khác nhau trên toàn quốc hội tụ về đây. Vì thế khi học
môn mĩ thuật phần vẽ tranh chủ đề quê hương nhiều em tiếp thu bài một cách
thụ động vì trong thực tế các em chưa được về quê một lần và những hình
ảnh, kỷ niệm về quê hương các em không có nên các em thể hiện tình cảm
của mình thông qua sự sao chép một cách máy móc, không có sự sáng tạo và
chưa thể hiện được tình cảm về con người với con người, con người với thiên
nhiên và con người với ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nhũng giá trị nhân
văn chân thực mà chính quê hương nhiều đời tổ tiên, ông cha ta sinh sống và
giày công vun đắp tạo dựng. Để khắc phục tình trạng học sinh vẽ tranh chủ đề
phong cảnh quê hương mà lại vô cảm trước trước bức tranh mình vẽ ra cũng
như vô cảm trước cảnh đẹp về con người , thiện nhiện nơi mà chính bản thân


các em hoặc ông cha các em đã gắn bó nhiều đời nơi có những thăng trầm của
lịch sử…, nơi đang điễn ra những thay đổi hàng ngày trên con đường công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và để giúp các em hiểu và tôn trọng, bảo vệ
những giá trị nhân văn, giá trị về thiên nhiên và có ý thức bảo vệ những giá trị
đó. Từ những lý do trên tôi chọn và tự nghiên cứu sáng kiến kinh nghệm:“
Một số biện pháp giúp học sinh khối 4 trường Tiểu Học Lại Sơn học tốt vẽ
tranh đề tài phong cảnh quê hương ”.
2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm :
Trên cơ sở lý luân và thực tiễn về dạy và học vẽ tranh phong cảnh quê
hương của khối 4 trường Tiểu Học Lại Sơn, tôi đề xuất một số biện pháp giúp
học sinh khối 4 trường Tiểu Học Lại Sơn học tốt vẽ tranh đề tài phong cảnh
quê hương, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề này đồng thời
nâng cao nhận thức của học sinh về vẻ đẹp chân chính thuần khiết của mĩ
thuật hiện đại và cái hay cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, từ đó học sinh
biết vẽ và vẽ đẹp, vẽ tranh có tâm hồn của quê hương Việt Nam nói chung và
của từng cá nhân học sinh với từng vùng miềm quê của các em nói riêng qua
đó các em có thái độ giữ gìn cái đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt
Nam, biết trân trọng những giá trị nhân văn và ra sức học tập để trở thành
người có ích cho xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp
hơn . Cũng qua nghiên cứu và áp dụng sáng kiến giúp giáo viên từng bước đổi
mới phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy cho phù hợp với đặc thù địa
phương và nâng cao hiệu quả giáo gục thẩm mĩ cho học sinh .
3. Lịch sử sáng kiến kinh nghiệm :
Sáng kiến kinh nghiệm được hình thành trong quá trình học tập, nghiên
cứu các tài liệu như phân phối chương trình mĩ thuật bậc tiểu học, chuẩn kiến
thức kỹ năng của môn học, của chủ đề vẽ tranh phong cảnh nói chung và vẽ
tranh phong cảnh quê hương nói riêng và đặc biệt là quá trình trực tiếp giảng
dạy tại khối 4 và khối 5 qua nhiều năm học. Từ đó tôi đã rút ra được những
kinh nghiệm giảng dạy phù hợp với nhận thức và điều kiện thực tế của học
sinh tại trường, nhận biết được giá trị của phong cảnh quê hương và có thái độ

yêu quê hương, đất nước và con người .
4. Phạm vi đề tài:
Đề tài được nghiện cứu và áp dụng vào giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
khối 4 từ năm hoc 2010-2011 và 2011-2012 tại trường Tiểu Học Lại Sơn –
Kiên Hải - Kiên Giang trong các bài học vẽ tranh phong cảnh và vẽ tranh
phong cảnh quê hương .
********************
PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng đê tài :
Thông qua việc áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy cho
học sinh khối 4 tại trường trong hai năm học 2010-2011 và 2011-2012 kết quả
số học sinh được đánh giá năm học sau cao hơn năm học trước cả về số lượng
và chất lượng: Các em đã cảm nhận được phong cảnh quê hương qua quan sát
, tìm hiểu các thông tin nhất là thông tin từ phía gia đình cung cấp từ đó bài vẽ
của các em đã thể hiện được tình cảm và ý thức của minh trước quê hương,
đất nước con người. Kết quả được thể hiện như sau :
Năm học : 2010-2011 Năm học : 2011-2012
Tổng số học sinh 43 Tỷ lệ 49 Tỷ lệ
Hoàn thành tốt 10 23,26 19 38,8
Hoàn thành 33 76,74 30 61,2
Chưa hoàn thành
Thái độ
Nhận biết về quê hương, biết thể
hiện
tranh quê hương mình


Nhận biết về quê hương vẽ được
tranh phong cảnh quê hương và có
thái độ yêu thương, trân trọng, bảo

vệ phong cảnh của quê hương,
bảo vệ cái đẹp
2. Nội dung cần giải quyết:
Theo mạch nội dung kiến thức của chương trình mĩ thuật tiểu học nói
chung và chủ đề vẽ tranh phong cảnh quê hương nói riêng. Học sinh khối lớp
4 của trường đã hiểu biết đề tài vẽ tranh phong cảnh, các em biết cách vẽ
tranh phong cảnh và vẽ tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng .
- Do học sinh từ khắp mọi miền của đất nước theo gia đình đi làm ăn
mà lớn lên và học tập tại trường hoặc sinh ra ngay tại địa phương lên khái
niệm về quê hương cũng như việc quan sát thực tế và được sống, gắn bó cùng
quê hương của học sinh không có, từ đó các em chưa thể hiện được tình cảm
hoặc nhận xét tình cảm của bạn được thể hiện trong bài vẽ.
Ví dụ :
Khi yêu cầu các em kể về một cảnh đẹp hoặc một kỷ niệm về quê
hương của mình thì các em rất lúng túng hoặc không kể được do các em
không được trải nghiệm .
- Số lượng học sinh được sinh ra là thế hệ thứ nhất tại địa phương khá
đông, hoàn cảnh kinh tế gia đình các em khó khăn nên gia đình ít hoặc chưa
có điều kiện về thăm quê, trong khi đó cha, mẹ các em không kể về những di
sản văn hóa, những tinh hoa văn hóa, những giá trị nhân văn của quê hương
mình cho con, cháu nghe nên khi các em thể hiện những kiến thức về phong
cảnh quê hương còn nhiều sai lệch .
Ví dụ :
Khi vẽ về phong cảnh biển, đảo các em vẽ cả những chú trâu và những
em bé đang cùng tắm dưới biển .
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế lại không đồng bộ, sự chủ
quan của giáo viên các lớp chưa được phân công giáo viên dạy các môn
chuyên, chưa đầu tư nhiều cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, sự quan
tâm và đầu tư chưa thỏa đáng cho môn học của các bậc phụ huynh, họ chỉ coi
đây là môn học phụ, miễn sao các em vẽ được là được rồi. Từ đó dẫn đến tình

trạng là chính học sinh cũng còn coi nhẹ môn học này lên các em cũng chưa
thực sự yêu thích và chuẩn bị dụng cu học tập.
Ví dụ :
Cứ đến khi giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập đầu giờ thì các em mới
phát hiện mình quên sách hoặc đã hết đồ dùng học tập, trong khi đó gia đình
chỉ cho đủ tiền ăn sáng hoặc uống nước vào buổi chiều mà không kiểm tra đồ
dùng học tập của các em trước khi đền lớp, khi thực hành các em không có
đồ dùng học tập, phải đi mượn làm mất thời gian và ảnh hưởng đến bạn d ẫn
đến chất lượng bài vẽ còn thấp .
3. Biện pháp thực hiện:
Để khắc phục những nhược điểm đã nêu trên nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn mĩ thuật và khả năng cảm nhận cái đẹp và trân trọng
giá trị đích thực của cái đẹp. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập
trung nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sau :
- Nắm chắc mục tiêu của giáo dục tiểu học nói chung và môn mỹ thuật
nói riêng để tìm ra các biện pháp, phương pháp thích hợp. Cải tiên các
phương pháp dạy học nhằm đưa học sinh thực hành trong môi trường tự nhiên
nhằm khai thác các cảnh đẹp ngay tại địa phương và cung cấp các phim ảnh
tư liệu về phong cảnh quê hương mọi miền trong cả nước nhằm giúp các em
nhận biết cái đẹp một cách trọn vẹn cả về hình thức bên ngoài và giá trị ẩn
chứa bên trong.
Ví dụ: Khi dạy các em vẽ tranh đề tài phong cảnh, tôi đã chuẩn bị một
số tranh, ảnh phong cảnh và cho các em quan sát, tự khai thác, nhận xét, nêu
cảm nhận riêng trước vẻ đẹp của các bức tranh thông qua các nội dung có
trong bức tranh và ảnh. Sau đó tôi cung cấp thêm cho học sinh những thông
tin về nội dung bức tranh, cảm hứng khi vẽ những bức tranh bằng trí nhớ,
bằng cảm nhận, bằng sự đam mê, bằng tình yêu quê hương của các tác giả;
cách vẽ những bức tranh đó bằng chính những bước cơ bản như các em đã và
đang được học học.
PHONG CẢNH ĐỒNG QUÊ


ẢNH PHONG CẢNH HÒN SƠN ẢNH THÁP RÙA TRONG HỒ GƯƠM
- Để tăng cường giáo dục vể ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể, có ý thức bảo vệ môi trường và giá trị nhân văn gắn liền với tình
yêu quê hương, đất nước, con người và thiên nhiên.
Ví dụ: Trước các tiết học dạy vẽ tranh phong cảnh tôi thường cho học
sinh tự quan sát các đi tích văn hóa có tại địa phương như Dinh Ông Nam Hải
tại Bãi Giếng, Đình thần Lại Sơn tại Bãi Nhà – Lại Sơn. Qua các tiết học đã
lồng ghép việc giáo dục bảo vệ các di tích văn hóa và ý nghĩa của việc ngư
dân thờ thần Cá Ông ( cá voi) cho học sinh, từ đó đã nâng cao được ý thức
bảo vệ và trân trọng phong tục này.

ẢNH DINH ÔNG NAM HẢI ẢNH ĐÌNH THẦN LẠI SƠN
- Tham gia làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức của các bậc phu huynh về vai trò, vị trí của môn mỹ thuật trong nhà
trường và những ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó học sinh
được giáo dục thẩm mỹ không chỉ trong nhà trường mà chính các em tự nhận
thức thông qua sự giáo dục của gia đình và toàn xã hội.
Ví dụ: Một số ứng dụng của mĩ thuật trong cuộc sống mà một số phụ
huynh không quan tâm đến mà chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng.


PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Sau quá trình nghiên cứa và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với học
sinh khối 4 trường Tiểu Học Lại Sơn năm học 2010- 2011 và 2011-2012 tôi
rút ra được những kinh nghiệm như sau :
- Gíao viên dạy môn mĩ thuật phải không ngừng học hỏi nâng cao trình
độ lí luận về mĩ thuật và rèn luyện tay nghề nhằm tìm ra những phương pháp ,
hình thức tổ chức học tập và truyền thụ kiến thức, kĩ năng kĩ xảo trong cảm

nhận và thực cho học sinh; giúp các em biết cảm nhận cái đẹp của quê hương,
đất nước, con người, qua đó các em có thái độ đúng đán trước cái đẹp chân
chính và trong sáng.
- Nhà trường, gíao viên, học sinh và toàn xã hội cần quan tâm đúng
mức với vai trò vị trí của cấp học nói chung và môn mĩ thuật nói riêng vì học
sinh biết trân trọng cái hay, cái đẹp thông qua vẽ tranh đặc biệt là vẽ tranh
phong cảnh quê hương “nơi châu nhau, cắt rốn” nơi mà mỗi chúng ta chỉ có
một “ Như là chỉ một mẹ thôi ” từ đó sẽ từng bước hình thành lên nhân cách
của con người, nhất là trong xã hội với xu hướng thị trường hóa, cha, mẹ học
sinh mải lo toan với cuộc sống thị một số thanh, thiếu niên đang bị mất
phương hướng khi hình thành nhân cách.
- Đầu tư xứng đáng cho môn, không coi nhẹ môn mĩ thuật là môn phụ
trong trường học vì đây là môn học mang tính ứng dụng cao. Trong thực tế
cuộc sống hàng ngày ai cũng thích cái đẹp; cái đẹp có ngày trong bữa ăn,
quần áo, lới ăn tiếng nói, đồ vẫt, vật dụng trong gia đình… nhưng mấy ai hiểu
được bản chất của nó chính là nhờ ứng dụng mĩ thuậtmà có. Vì thế đầu tư cho
giáo dục chính là đầu tư cho phát triển và đầu tư cho môn mĩ thuật chính là
đầu tư cho sự phát triển nhân cách đẹp, đầu tư cho cái đẹp chân chính.
- Gíao dục thẩm mĩ cho học sinh phải gắn liền giáo dục tư tưởng tình
cảm và giáo dục thái độ đúng đắn trước cái đẹp cả về hình thức và nội dung
như các em nghe, nhớ, quan sát và vẽ được bức tranh phong cảnh quê hương
mà các em hiểu được nơi đó tổ tiên, ông cha ta đã sinh ra và gắn bó nhiều đời,
nơi mà mỗi khi đi xa ta lại mong ngày trở lại. Có như vậy các em mới vẽ bằng
chính sự yêu quý, sự đam mê, và sự tự hào của của người con đã sinh ra từ
đó.
2. Kiến nghị :
- Đối Nhà trường và ngành giáo dục: Đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho môn học đủ và đồng bộ xứng đáng ngang tâm với các
môn học khác.
- Đối với xã hội: Tăng cường đầu tư khôi phục, xây dựng cảnh quan,

nơi công cộng, bảo vệ môi trường bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể, các giá trị nhân văn.
- Đối với các bậc phụ huynh: Nhận thức đúng vai trò vị trí của môn
học và giáo dục tình cảm đối với quê hương cho con em mình qua việc kể về
quê hương mình hoặc trực tiếp cho các em về quê tham quan, cùng sống và
trải nghiệm .
Phần mở đầu
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề:
* Cơ sở lý luận:
Bậc tiểu học là bậc học quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, nó là một bậc học đặt nền móng cho học sinh tiếp tục học lên các bậc học cao hơn
Vì thế, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành và phát triển những tri thức, kĩ năng cơ bản để học sinh tham gia vào cuộc sống cộng đồng. Với mục tiêu đó, môn Toán cũng như các môn học khác đã góp phần to lớn cho mục tiêu Giáo dục là vì:
- Giúp học sinh có những tri thức, những cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, đo lường, yếu tố hình học, yếu tố thống kê và tỷ lệ bản đồ, về các bài toán có lời văn nhằm giúp học sinh phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa, có khả
năng tư duy tốt và qua đó hình thành nhân cách của các em.
-Hình thành kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực vào cuộc sống thực tế. Thông qua việc suy luận, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, viết ở dạng khái quát.
- Cũng như các môn học khác, môn toán còn góp phần rèn luyện các đức tính kiên trì, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, tìm tòi, sáng tạo,…Các đức tính cần thiết của người lao động mới trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
* Cơ sở thực tiển:
Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên của môn toán ở Tiểu học nói chung và môn toán ở lớp 4 nói riêng. Tôi nhận thấy việc dạy và học về đo lường của học sinh còn chưa tốt, có nhiều khó khăn, vướng mắc.Vì vậy, để học sinh học tốt về “ đo lường”
là một vấn đề rất khó. Làm thế nào để hạn chế được những khó khăn của thầy và khắc phục những sai sót của trò, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học về nội dung đo lường, đó chính là lý do vì sao tôi chọn làm đề tài này.
2. Mục đích đề tài:
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học về đo lường.
- Phát hiện những khó khăn trong quá trình dạy của giáo viên và những sai sót mà học sinh thường gặp, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
- Thông qua tìm hiểu có một số biện pháp cải tiến, khắc phục những tồn tại trong dạy và học về “ đo lường”.
- Để nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và về đo lường ở học sinh lớp 4 nói riêng.
3. Lịch sử đề tài:
Đề tài này được hình thành qua việc nghiên cứu các giáo trình về phương pháp giảng dạy môn toán. Bên cạnh đó tôi đã đi sâu thống kê thực trạng, tìm nguyên nhân, thể nghiệm những giải pháp cụ thể với học sinh lớp 4 tại địa phương tôi đang công tác
( Trường Tiểu học Lại Sơn), nhằm giúp các em học tốt về đo đại lượng theo đúng yêu cầu, mục tiêu của bậc Tiểu học.
4. Phạm vi đề tài:
Với đề tài này tôi nghiên cứu và áp dụng năm học 2010- 2011 và năm học 2011- 2012 với học sinh lớp 4B, lớp 4A Trường Tiểu học Lại Sơn- Kiên Hải- Kiên Giang.
Phân nội dung

1. Thực trạng đê tài :
Qua việc khảo sát chất lượng với các tiết học về đo lường như yến, tạ,
tấn hay Bảng đơn vị đo khối lượng,…của học sinh lớp 4B năm học 2010-
2011 và lớp 4A năm học 2011- 2012 ở Trường Tiểu học Lại Sơn có kết quả
như sau:
* Năm học 2010- 2011, tổng số học sinh 12 em.
- Làm bài đạt điểm 9, 10: 2/12 học sinh.
- Làm bài đạt điểm 7, 8: 2/12 học sinh.
- Làm bài đạt điểm 5, 6: 3/12 học sinh.
- Làm bài đạt điểm dưới 5: 5/12 học sinh.
* Năm học 2011- 2012, tổng số học sinh 33 em.
- Làm bài đạt điểm 9, 10: 6/33 học sinh.
- Làm bài đạt điểm 7, 8: 9/33 học sinh.
- Làm bài đạt điểm 5, 6: 8/33 học sinh.
- Làm bài đạt điểm dưới 5: 10/33 học sinh.
2. Nội dung cần giải quyết:
Bên cạnh học sinh đạt điểm khá, giỏi còn có những học sinh đạt điểm
yếu thường do các nguyên nhân sau:
- Do mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng không giống nhau,
không theo một quy luật nhất định( nhất là các đơn vị đo thời gian).
Ví dụ: 75 phút = …giờ…phút.
- Do học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa đơn vị giờ với phút,
nên khi đổi học sinh còn nhằm hiểu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo này cũng
giống như mối quan hệ giữa hai đơn vị do khối lượng hoặc hai đơn vị đo độ
dài liền nhau nên không ít học sinh điền ngay kết quả sai là:
75 phút = 7 giờ 5 phút
- Khi gặp dạng bài toán đó có liên quan đến việc chuyển đổi các đơn vị
đo về cùng một đơn vị đo mới giải, học sinh do không để ý đổi về cùng một
đơn vị đã áp dụng làm ngay hoặc do quá trình chuyển đổi sai dẫn đến giải sai
kết quả.

- Do học sinh chỉ học thuộc lòng bảng đơn vị đo rồi vận dụng giải bài
tập một cách máy móc theo các dạng cơ bản. Vì vậy trong quá trình chuyển
đổi các đơn vị đo ngay trong cùng một bảng, học sinh còn làm sai nhiều.
Ví dụ: 1032m = …km…m
140dm² = …m²…dm²
- Do ở chương trình môn toán lớp 4( Chương trình cải cách Giáo dục)
bố trí các tiết dạy về “ đo lường” ít có tiết Luyện tập. Đối với học sinh vùng
hải đảo khi học về đo lường gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là nội dung dạy
đo lường gồm:
Tiết 1: Bảng đơn vị đo độ dài
Tiết 2: Bảng đơn vị đo khối lượng
Tiết 3: Bảng đơn vị đo thời gian
Tiết 4 : Luyện tập
- Do trình độ học sinh vùng biển đảo chưa đồng đều, điều kiện gia đình
còn khó khăn, ít quan tâm đến việc học của con em. Đồ dùng trực quan còn
hạn chế, học sinh khó hiểu và khó vận dụng làm các bài tập cũng như vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống.
3. Biện pháp giải quyết:
* Tiến trình thực hiện:
- Vào đầu năm học giáo viên nhận lớp, tiếp xúc với học sinh, khảo sát
học sinh thông qua cho lớp làm bài tập về đo lường mà các em đã học.
- Chấm bài để nắm rõ tình hình của lớp, từ đó nắm được nhược điểm
chung của học sinh trong lớp và sai sót riêng của từng em.
- Giáo viên tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó.
- Giáo viên có kế hoạch sửa chữa, áp dụng biện pháp thiết thực để giúp
học sinh khắc phục có trọng tâm, có yêu cầu dứt điểm trong từng thời gian.
- Giáo viên có thái độ kiên trì nhắc lại kiến thức cũ, kèm theo sự động
viên khuyến khích kịp thời với học sinh.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về nội dung và phương pháp
dạy học về “ đo lường” cụ thể là: đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo

diện tích( từ m² đến mm²).
- Đưa ra những biện pháp khắc phục khó khăn mà giáo viên và học sinh
thường gặp.
- Tổ chức dạy thử nghiệm hai lớp 4B và 4A.
* Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về đo đại lượng ở lớp 4:
a) Lựa chọn phương pháp phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Khi dạy về phương pháp đo đại lượng phải gắn bó chặt chẽ với các kiến
thức về số học, hình học( ví dụ: 32km =….m). Phải củng cố các kiến thức về
hệ số ghi ( hệ thập phân) nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất của các đơn
vị đo, mối quan hệ giữa chúng. Từ đó biết vận dụng kiến thức vào việc giải
toán và ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Con gà cân nặng 2kg, 2000kg thóc = …tạ thóc,…
b) Dạy học một cách có hệ thống từ lớp 1, phải chú trọng hình thành
biểu tượng về các đơn vị đo. Giúp học sinh phân biệt, nắm vững tên gọi, ký
hiệu về các đơn vị đo( Ví dụ: 2cm + 5cm = 7cm). Song song với việc cung
cấp khái niệm phải đi đôi với việc thực hành( hoạt động cá nhân, hoạt động
nhóm trên mô hình tham quan hoặc trong trong thực tế).
c) Phải sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chổ. Lấy nhiều ví dụ trong
thực tiễn để học sinh phân biệt giữa các đơn vị đo, từ đó học sinh sẽ nhớ lâu,
không nhầm lẫn.
Ví dụ: Khi dạy về các đơn vị đo độ dài giáo viên phải sử dụng đến
thước có vạch chia cm để giới thiệu về cm hoặc thước dây để cho học sinh
thực hành đo.
d) khi dạy chuyển đổi đơn vị đo nhất là đổi các đơn vị đo từ nhỏ đến
các đơn vị lớn ta có thể giúp học sinh dịch chuyển mỗi chữ số ứng với một
hàng đơn vị đo.
Ví dụ: 3245m = …km…m
Ở đây số 5 ứng với m, số 4 ứng với đơn vị dam, số 2 ứng với hm, số 3
ứng với km. Vậy 3245 = 3km245m.
e) Trong quá trình dạy học phải coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo

viên hướng dẫn và tổ chức mọi hoạt động tìm ra kiến thức mới; Hình thành
biểu tượng, nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo, vận dụng làm bài vào
thực tế tốt.
f) Động viên khuyến khích học sinh khi các em có nhiều tiến bộ,tổ
chức trò chơi thi đua điền nhanh, điền đúng cho học sinh.
g) Giáo viên cần phát hiện kịp thời và chính xác những sai sót của học
sinh về đo lường để sửa chữa, uống nắn một cách hợp lý và có kiên trì.
Ví dụ: Khi cung cấp cho học sinh biểu tượng về đơn vị đo diện
tích(cm²) hoặc sau khi giới thiệu về đơn vị đo diện tích m², giáo viên cho học
sinh tính diện tích của phòng học hoặc diện tích của cái bảng theo nhóm để
học sinh thực hành đo chiều dài, chiều rộngcủa vật đến tính diện tích.
Phần kết luận
1. Bài học kinh nghiệm:
Muốn học sinh học tốt về đo lường, trước tiên giáo viên phải trao dồi
về chuyên môn, phát triển thêm kinh nghiệm của mình, tăng cường dự giờ
học hỏi kinh nghiệm tìm ra phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh trong việc chuyeẻn đổi các đơn vị đo độ dài, khối
lượng và diện tích. Đặc biệt cần có sự tuyên dương, khích lệ học sinh, kiên trì
gợi lại kiến thức cũ để học sinh nhớ lại và làm bài đúng.
Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân sai sót của học sinh lớp mình nhất là
các em học yếu. Tùy vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên có biện pháp
giúp đỡ, rèn luyện cho học sinh cách nhẩm, cách làm bài để đạt kết quả.
2. Kiến nghị( chưa có)
Trên đây là toàn bộ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nội dung và
phương pháp dạy học đo đại lượng. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm của
bản thân chưa nhiều, những nhận định không tránh khỏi sự chủ quan. Vì vậy
tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung, sự động viên, khuyến khích của hội
đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm nhà trường để đề tài thêm giá trị và đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của dạy học đo đại lượng nói riêng, môn toán nói
chung.

Tôi xin chân thành cám ơn.
Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Lại Sơn, ngày…tháng…năm…
nhà trường. Người thực hiện
Vũ Thị Hà
Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc
sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ
nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên 5 mặt " Đức, trí,
lao, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục.
Vậy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá
trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo
đức làm cho con người đồng hoà được những giá trị đó để có được một trình
độ văn hoá cao, một nhân cách hài hoà. Mà như chúng ta đã biết mục tiêu của
việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói
riêng chủ yếu không phải là dạy kĩ năng vẽ, mà thông qua dạy vẽ để giáo dục
cho học sinh cảm nhận cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, học
tập, sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để tiết học Mĩ thuật trở nên lôi cuốn
hấp dẫn ? Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi này lần đầu
tiên tiếp xúc với nghệ thuật, tuy không phải dễ nhưng cũng không phải quá
khó khăn. Dễ ở chỗ nghệ thuật không phải là những con số hay định lí toán
học nên không có đáp án cụ thể nên đối với nghề dạy học đã đòi hỏi tính nghệ
thuật rồi thì dạy nghệ thuật càng đòi hỏi tính nghệ thuật cao hơn. Phải làm sao
để học sinh được thể hiện cá tính và bộc lộ hết khả năng, sở thích của mình,
có khát vọng hoàn thiện bản thân như hoàn thiện các nhu cầu vươn tới cái
đẹp.
Để đạt được mục tiêu trên, khi giảng dạy môn Mĩ thuật giáo viên không
nên biến tiết học thành những bài học công thức cứng nhắc mà cần tìm hiểu
phương pháp giảng dạy, học nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng. Phải làm sao
cho học sinh được tiếp xúc ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác làm sao để
các em say sưa với môn học, để các em tự tìm đến với kiến thức và kĩ năng
cần thiết trong quá trình học tập. Có như vậy mới thực sự thúc đẩy học sinh

tích cực, tư duy, sáng tạo……Tạo ra được những bài vẽ tốt, có chất lượng
cao, phù hợp với cuộc sống hàng ngày đi lên của xã hội.
Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học đã lâu, tôi nhận thấy
những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học. Vậy muốn
phát huy chỗ đứng của bộ môn Mĩ thuật trong sự nghiệp nói chung và hình
thành tính chất thẩm mĩ ở trường tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức
khó khăn và trọng tâm là chất lượng dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình
hình dạy học Mĩ thuật ở trường tôi hiện nay nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài,
tôi cần phải làm một việc gì đó để giờ vẽ tranh đề tài thực sự có hiệu quả. Từ
lí do trên tôi chọn đề tài " Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt
hiệu quả cao" để nghiên cứu. Tôi thấy đây là một đề tài có ý nghĩa rất thiết
thực nhằm nâng cao chất lượng học mĩ thuật cho học sinh.

×