Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.49 KB, 13 trang )

Phần I- LỜI NÓI ĐẦU
1-Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu chung của ngành giáo dục và tình tình đổi mới đất nước,
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của bộ giáo dục và đào tạo.
Có nhiều tác giả viết “Muốn đào tạo con người khi vào đời là con người tự chủ,
năng động sáng tạo do đó đổi mới phương pháp giảng dạy, phải hướng vào việc khơi
dậy, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ và làm một cách tự chủ,năng động và
sánh tạo trong lao động và học tập ở nhà trường.
Người học phải giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập và không còn ở
thế thụ động như trước kia dùng phương pháp thầy giảng trò nghe và ghi chép.
Xuất phát từ tình hình thực tế trong giảng dạy các em tiếp thu bài máy móc học
mau quên.
2-Sơ lược lịch sử vấn đề:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của
cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai trò
cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời sống của mỗi con người. Mục
tiêu của chương trình Tiếng việt tiểu học mới ngoài việc cung cấp kiến thức Tiếng Việt
và thái độ, tình yêu Tiếng Việt còn phải giúp học sinh giao tiếp tốt trong môi trường
hoạt động lứa tuổi.Vì thế việc sử dụng từ ngữ đúng, nắm rõ nghĩa của từ có ý nghĩa
quan trong trong giao tiếp, giúp học sinh tự tin tham gia vào hoạt động giao tiếp qua đó
bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu
đẹp của Tiếng Việt.
Muốn làm được điều này học sinh phải có kiến thức vững chắc về Tiếng Việt.
Đó không chỉ là kiến thức về ngữ pháp, về vốn từ mà còn phải nắm vững kiến thức về
nghĩa cuả từ. Trong chương trình Tiếng Việt 5 học sinh được học kiến thức về nghĩa
của từ: Các hiện tượng trái nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa và nhiều nghĩa. Trong các hiện
tượng đó thì kiến thức về từ nhiều nghĩa là phức tạp nhất. Là một giáo viên lớp 5, qua
hai năm kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn rất nhiều lúng túng, khó
khăn, khi học nội dung kiến thức này dẫn tới các tiết học nặng nề, không hứng thú,
không lôi cuốn được các em. Nguyên nhân nào dẫn tới những khó khăn đó? Làm thế
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa


1
nào để nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa? Đó là lý do tôi chọn đề tài: “
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa”.
*Mục đích nghiên cứu:
Nhằm góp phần nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh .
3-Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo và các loại sách nâng cao của nhà
xuất bản giáo dục, tài liệu bồi dưỡng chu kì III. Đối tượng nghiên cứu các tiết luyện từ
và câu về từ nhiều nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là tại cơ sở địa phương đang công tác, giáo viên
dạy lớp 5 tại đơn vị đang công tác.
-Tìm hiểu về hiện tượng nhiều nghĩa.
-Tìm hiểu những khó khăn mà học sinh còn gặp phải
-Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó.
-Đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn.
PHẦN II-THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.Thực trạng tình hình:
Trong giảng dạy đối với môn tiếng việt nói chung ở lớp 5 nói riêng phân môn
luyện từ và câu là những môn học cung cấp kiến thức cơ bản để học sinh hiểu đúng,
chính xác nghĩa đúng cá em vận dụng khi viết văn.
Trong từ vựng có những từ một nghĩa như: bươn, hiền, điềm tỉnh… tuy nhiên phổ
biến hơn là những từ nhiều nghĩa. Các từ đơn thường nhiều nghĩa hơn các từ phức. VD:
máy, làm, dắt…là những từ nhiều nghĩa nhưng máy may, máy tiện, máy nổ là những từ
một nghĩa. Tùy theo chức năng mà từ chuyển đảm nhiệm trong ý nghĩa của từ có những
thành phần ý nghĩa khác nhau:
-Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
-Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm.
-Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ngoài ra từ các có ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp trong câu.
Trước đây khi nghiên cứu về nghĩa của từ các nhà nghiên cứu thường vận dụng

cách phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng hoặc nghĩa hẹp và nghĩa rộng để phân biệt các
nghĩa hiện dùng của một từ .
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
2
Theo SGK Tiếng Việt 5: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay
một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ có mối liên hệ với
nhau.
Theo cách phân chia này nghĩa của từ được chia làm hai loại: Nghĩa gốc và nghĩa
chuyển. Nghĩa gốc là cái nghĩa chỉ vật, khái niệm mà những người trong một cộng
đồng ngôn ngữ thường hiểu đối một từ nào đó khi nó đứng một mình, ít bị phụ thuộc
vào những từ đi trước hoặc sau nó. Nghĩa chuyển là nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa
gốc .Ví dụ: Đối với từ chân nghĩa “chi dưới của động vật”, đối với từ nhà nghĩa
“công trình kiến trúc để ở”, đối với từ chạy nghĩa :“dời chổ bằng chân với tốc độ
cao”, đối với chín nghĩa “chỉ trạng thái của quả cây” là nghĩa gốc thì các nghĩa còn
lại của mỗi từ đều là nghĩa chuyển.
Mặt khác các từ trong cùng một phạm vi biểu vật thường chuyển nghĩa theo một
hướng nên nghĩa gốc và nghĩa chuyển có tính chất giống nhau.
Ví dụ: Nếu xem nghĩa “ bộ phận cơ thể người, động vật” là nghĩa gốc của từ tay
thì đó cũng là nghĩa gốc của từ: đầu, mặt,cổ, chân, cánh, lưng, bụng….và các nghĩa
của các từ trên trong các tổ hợp sau đây là nghĩa chuyển của chúng: tay ghế, tay áo,
đầu bút, đầu sóng, mặt bàn, tai mũ, tai chén, cổ áo, cổ chai, cánh quạt lưng áo, lưng
quần, lưng ghế, chân bàn, chân mây, ruột bút, ruột máy…
Từ có thể chuyển nghĩa dựa trên sự giống nhau về vị trí hoặc hình thức của các
sự vật như: lòng sông, đầu làng, ngọn núi. Từ cũng có thể chuyển nghĩa dựa trên sự
giống nhau về chức năng của sự vật như: bến trong bến xe, bến tàu điện giống với bến
đò, bến sông vì cùng chỉ chức năng đầu mối giao thông.
Có khi người ta dùng tên gọi của những giác quan này để gọi tên những cảm
giác của những giác quan khác hay những cảm giác trí tuệ, tình cảm như: “chua”,
“nhạt”, “mặn”, “chát” là những cảm giác vị giác được dùng để gọi tên các cảm giác
thính giác : “nói chua loét”, “lời nói ngọt ngào”, “pha trò nhạt quá”, “nói cay quá”…

Cũng có nhiều khi từ chuyển nghĩa bằng cách lấy tên gọi bộ phận cơ thể thay
cho cả cơ thể, cho cả người hay cả toàn thể . Ví dụ: chân, tay, miệng là tên gọi bộ phận
cơ thể nhưng trong các tập hợp sau: “có chân trong đội bóng đá”, “ một tay cờ xuất
sắc”, “ gia đình bảy tám miệng ăn” chúng chỉ cả người hay cả cơ thể trọn vẹn.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
3
Cũng có khi lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian. Ví dụ
xuân là tên gọi một mùa nhưng nó có thể để chỉ năm “ bảy mươi xuân”.
Trong Tiếng Việt lại có hiện tượng đồng âm, đó là những từ giống nhau về âm
nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ từ chín trong “lúa chín” và trong “suy nghĩ
chín chắn” là từ nhiều nghĩa và nó đồng âm với chín trong “số chín”.
Như vậy dạy học từ nhiều nghĩa ở tiểu học rất phức tạp. Là giáo viên giảng dạy
lớp 5 giáo viên cần phải nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa, các cách thức chuyển
nghĩa của từ để từ đó có thể lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh học tập phù
hợp.
Đối với học simh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững các
thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học sinh phải
giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc
và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ
về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
2. Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề trong thực tế
.Những khó khăn mà học sinh thường gặp phải
Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ nhiều nghĩa đều gặp rất
nhiều khó khăn. Cụ thể là:
-Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng
và còn lủng củng.
-Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ: học sinh còn làm sai đến
40-45%.
-Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính.
-Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa: chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu.

. Các bài tập trong SGK tiếng Việt 5:
1/ Tìm nghĩa của từ.
2/So sánh các nghĩa của từ: giống nhau và khác nhau.
3/Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một số từ thông qua một só câu cụ thể.
4/Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ: Vd: lưng, cổ, miệng, lưỡi…
5/Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ hoặc tính ví
dụ như: đi, đứng, chín
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
4
6/Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
3. Nguyên nhân củ những khó khăn:
Như trên đã nói từ nhiều nghĩa là một khái niệm rất khó đối với học sinh tiểu
học lứa tuổi mà vốn kiến thức ngữ nghĩa còn ít. Mặt khác do các bài tập trong SGK
nhiều, đa dạng và cấu tạo tương đối khó đối với học sinh.
Mặt khác do giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh nắm
vững hiện tượng nhiều nghĩa của từ, còn lúng túng trong việc giải nghĩa các từ nhiều
nghĩa, chưa nắm vững bản chất của từ nhiều nghĩa, giáo viên còn truyền thụ kiến thức,
chưa đổi mới phương pháp.
PHẦN III . MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
Xuất phát từ việc nghiên cứu bản chất của từ nhiều nghĩa, xuất phát từ những
khó khăn mà học sinh còn gặp phải khi học các tiết học về từ nhiều nghĩa và nguyên
nhân của những khó khăn đó, để nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa trong
chương trình Tiếng Việt lớp 5, qua nghiên cứu và thử nghiệm tôi xin đề xuất một số
giải pháp sau:
A-Về mặt lí luận, phương pháp:
1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa:
Phương pháp dạy học mới không cho phép giáo viên cung cấp kiến thức cho học
sinh theo kiểu truyền thụ một chiều song lại yêu cầu giáo viên phải nắm vững kiến thức
sâu sắc để hướng dẫn, làm trọng tài khoa học cho học sinh. Đối với các tiết luyện từ và
câu về từ nhiều nghĩa vốn kiến thức của giáo viên lại đặc biệt quan trọng. Muốn có điều

này giáo viên phải bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu kĩ, đặc biệt phải nắm rõ các nghĩa của
từ một cách chính xác.
VD: Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa” SGK đưa ra hai nghĩa của từ: tai, răng, mũi thì
giáo viên còn phải nắm thêm một số nét nghĩa nữa.
Ví dụ: Từ “ mũi” có một số nét nghĩa sau:
1. Bộ phận củ cơ quan hô hấp.
2. Phần trước của tàu thuyền.
3. Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi súng.
4. Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi đất, mũi cà Mau.
5. Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có mũi thính.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
5
6. Đơn vị quân đội: mũi quân bên trái.
2. Thiết kế hệ thống bài tập:
Phiếu học tập cho nhóm hoặc cá nhân là một trong những hình thức học tập rất
hữu hiệu giúp học sinh có thể tích cực, chủ động trong học tập.Mặt khác nó còn giúp
giáo viên nắm được kết quả ngược từ học sinh một cách chính xác, từ đó giáo viên có
thể linh hoạt trong việc giảng dạy, học sinh nắm vững nội dung bài học. Phiếu học tập
cần được thiết kế bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan như: nối, đúng- sai,
nhiều lựa chọn…
3. Phương pháp dạy học mới:
Để dạy tốt các tiết học về từ nhiều nghĩa giáo viên cần đưa các phương pháp dạy
học mới như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
phương pháp trò chơi…
-Phương pháp thảo luận nhóm: Nhằm giúp học sinh tham gia tính cực chủ động
vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để cùng giải
quyết một vấn đề khó khăn nào đó.
-Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Nhằm mục đích đưa học sinh và tình
huống có vấn đề, từ đó kích thích sự hứng thú học tập của học sinh vào việc giải quyết
vấn đề đưa ra.

VD: Bài “ Luyện tập về từ nhiều nghĩa” trang 73.
* Đặt một câu có từ chạy .
- Học sinh đặt câu.
* Từ chạy trong câu trên có nghĩa là gì?
- Học sinh không giải thích được. Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 SGK
4. Cần chuẩn bị tốt tư thế học tập cho học sinh
Giáo viên cần phải giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, kích thích hứng thú học
tập của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng. ngoài ra giáo viên cần kiểm tra
bài vở học sinh kể cả học sinh yếu lẫn học sinh khá, giỏi để tất cả các em cùng học tập,
tránh tình trạng vì kiến thức quá khó nên một vài học sinh không học tập hoặc học tập
không hiệu quả.
B- Về mặt thực tiễn
1. Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa”:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
6
Mục tiêu của bài học này là giúp học sinh nắm vững khái niệm về từ nhiều
nghĩa, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Xác định được nghĩa gốc và nghĩa
chuyển của từ nhiều nghĩa. Tìm được nghĩa chuyển của một số danh từ chỉ bộ phận cơ
thể người, động vật.
Để giúp học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh từ
nhận xét 1, học sinh có thể nêu ra một số ví dụ về nghĩa của từ đó. Ví dụ: răng em bé,
răng sữa, răng mèo…Để đến nhận xét 2, học sinh tìm thêm được từ chứa tiếng mới:
răng cào, từ đó giúp học sinh hiểu được răng của chiếc cào không nhai được như răng
người hay động vật nhưng vẫn gọi là răng vì chúng chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau
thành hàng. Sau đó yêu cầu học sinh tìm thêm các từ chứa tiếng răng có nghĩa như răng
cào: răng lược, răng bừa…Tiếp theo đó yêu cầu học sinh nhận xét được từ răng qua
nhận xét 1 và 2 có 2 nghĩa:
- Nghĩa ở nhận xét 1 là nghĩa gốc.
- Nghĩa ở nhận xét 1 là nghĩa chuyển.
Hai nghĩa này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Sau khi học sinh nắm vững nhận xét 1 và 2 cần đặt câu hỏi vấn đáp để giúp học
sinh nhớ khái niệm từ nhiều nghĩa, yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa. Giáo
viên cùng học sinh phân tích từ vừa tím được. Nếu học sinh còn lúng túng, giáo viên có
thể lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa trong các kết hợp từ khác nhau.
Ví dụ: Đi
- Nó chạy còn tôi đi.
- Chân nó không đi giày.
- Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
Đối với ví dụ này giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét được từ đi trong câu 1
có nghĩa là di chuyển từ nơi này sang này sang nơi khác bằng những bước chân. Từ đi
trong câu thứ 2 có nghĩa là mang hay đeo vào. Từ đi trong câu thứ 3 có nghĩa là chuyển
động của cá phương tiện giao thông. Để rút ra kết luận đi trong câu 1 là nghĩa gốc vì nó
chỉ hoạt động của cơ thể người, từ đi trong câu 2, câu 3 là nghĩa chuyển vì nghĩa của nó
được suy ra từ nghĩa gốc và nó có mối liên hệ về nghĩa với từ đi trong câu 1.
-Với bài tập có dạng tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong các câu văn
giáo viên nên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến của mình sau khi học sinh đã rút
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
7
ra được kết quả đúng. Giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm thêm một số câu hay từ chứa
tiếngđó mang nghĩa chuyển.
Ví dụ với từ: - Mắt: mắt kính, mắt tre, mắt lưới,mắt xích…
-Chân: chân bàn, chân lưới, chân núi, chân mây…
-Đầu: chải đầu, đầu tàu hỏa, đầu đũa, đầu người( thành viên trong một gia
đình)…
-Với bài tập 2 của phần luyện tập của tiết học yêu cầu học sinh tìm sự chuyể
nghĩa của từ cổ, tay, lưng, lưỡi, miệng. Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ được nhận xét
các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật là những từ nhiều nghĩa và nó luôn là nghĩa
gốc của từ.
2. Khi dạy các tiết “Luyện tập về từ nhiều nghĩa”:
Trong SGK Tiếng Việt 5, sau khi học bài khái niệm từ nhiều nghĩa có 3 tiết

dành để luyện tập về từ nhiều nghĩa. Ở các tiết luyện tập này giáo viên cần củng cố cho
học sinh về khái niệm về từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển. mối liên hệ về
nghĩa của từ nhiều nghĩa.
* Để tránh sự nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, đối với các bài tập tìm
nghĩa ở cột A ứng với nghĩa ở cột B giáo viên nên tổ chức các trò chơi học tập như trò
chơi: “Nhà giải nghĩa giỏi”, “ Ai nhanh hơn”, “Ai giỏi hơn”. Đồng thời sau khi học
sinh chơi phải yêu cầu học sinh nêu lí do vì sao em làm như vậy.
* Đối với các bài tập yêu cầu học sinh đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa là
động từ hay tính từ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm từ ứng với từng nghĩa rồi đặt
câu với những từ vừa tìm được. Nên khuyến khích học sinh tìm được nhiều từ, có khi
đó là những từ có nghĩa khác với yêu cầu nhưng như vậy cũng tốt vì như thế học sinh
sẽ nắm vững nghĩa hơn sau khi được giải thích từ giáo viên.
Ví dụ : Đi Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng hai chân: đi bộ, tập đi
Nghĩa 2: Mang, xỏ vào chân hoặc tay để che, giữ.
Học sinh có thể đặt câu: Nghĩa 1: Em đi bộ đến trường.
Bé Na đang tập đi.
Nghĩa 2: Em đi dép quai hậu đến trường
Mùa đông phải đi tất để giữ ấm đôi chân.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
8
Nhận xét: Đi nghĩa 1 mang nghĩa gốc vì nó chỉ hoạt động di chuyển bằng hai
chân của con người. Còn đi nghĩa 2 là nghĩa chuyển, mặc dù nó không chỉ hoạt động di
chuyển bằng hai chân của con người nhưng đều chỉ hoạt động mang, xỏ cái gì đó vào
chân, tay.
Song song với biện pháp trên đối với dạng bài tập này để giúp học sinh phân
biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển, giáo viên nên sử dụng một số câu hỏi để giúp học sinh
hình dung ra nghĩa ban đầu của nó.
Ví dụ:
Hỏi: Nhắc đến ngọt ta có cảm giác thế nào?(ngọt của đường, mật)
Hỏi: Từ ăn gợi cho ta hoạt động gì của bộ phận nào?(hoạt động đưa thức ăn vào

miệng)
Hỏi: Từ đi gợi cho ta hoạt dộng của cái gì?(sự di chuyển của hai chân)
Nhờ thế học sinh sẽ dễ dàng nhận ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong
dạng bài tập này và cũng nhờ thế nên chắc chắn học sinh sẽ dễ dàng đặt câu theo yêu
cầu bài tập hơn rất nhiều.
* Dạng bài tập yêu cầu phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa là một dạng bài
tập khó đối với học sinh vì học sinh rất khó khăn trong việc gọi ra nét nghĩa của từng từ
trong các kết hợp khác nhau. So sánh nó với các kết hợp bên cạnh để xác đinh nó là
đồng âm hay nhiều nghĩa.
Trước khi làm bài tập giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu khái niệm về từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa. Mối quan hệ về ý nghĩa của từ đồng âm (khác nhau hoàn toàn),
nghĩa của từ nhiều nghĩa( bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau).
Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập này giáo viên nên sử dụng phiếu học tập
cho nhóm, cá nhân hoặc cả lớp để học sinh tìm nghĩa của nó cho phù hợp rồi nêu nhân
xét đó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: a) Chín
Câu có từ chín Nghĩa của từ chín trong câu
- Lúa ngoài đồng chín
vàng.
1. Suy nghĩ kĩ càng.
- Tổ em có chín học sinh. 2. Hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được.
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói. 3. Số 9.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
9
Chín…. với chín … là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín….
b) Đường
Câu có từ đường Nghĩa của từ đường trong câu
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. 1. Chất kết tinh vị ngọt.
-Các chú công nhân đang chữa đường dây điện
thoại.

2. Vật nối liền hai đầu.
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. 3.Chỉ lối đi lại.
Đường … với đường … là từ nhiều nghĩa, đồng âm với đường …
* Sau mỗi tiết luyện tập để củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể đưa
ra thêm một số dạng bài tập mới. mục đích của các bài tập này là củng cố, mở rộng kiến
thức từ nhiều nghĩa.
Dạng bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa có tể thay thế từ nhiều nghĩa trong các câu
văn.
Ví dụ : Tìm từ có thể thay thế từ ăn trong câu sau:
- Cả nhà ăn tối chưa? (dùng bữa)
- Loại ô tô này ăn xăng lắm. (tốn, hao)
- Tàu ăn hàng ở cảng. (tiếp nhận)
- Bà Đào ăn lương rất cao (hưởng)
- Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm. (chịu)
- Da cậu ăn nắng quá. (bắt)
- Hồ dán không ăn. (dính)
- Hai màu này rất ăn với nhau. (hợp)
- Rễ tre ăn ra tới ruộng. (lan)
Dạng bài tập 2: Cho từ trong các kết hợp từ, tìm nghĩa của nó tương ứng.
Ví dụ: Trong thành ngữ: “ Chạy thầy chạy thuốc” dòng nào dưới đây nêu đúng
nét nghĩa của từ chạy? Chọn câu trả lời đúng:
a) Di chuyển nhanh bằng chân.
b) Hoạt động của máy móc.
c) Lo liệu khẩn trương để được cái mình cần.
d) Khẩn trương tránh những điều không may xảy đến.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
10
Dạng bài tập 3: Cho nghĩa của từ trong kết hợp từ, câu văn tìm câu có từ dùng
với nghĩa đó.
Ví dụ : Câu nào dưới đây từ đánh được dùng với nghĩa “ xoa hoặc xát lên bề

mặt của vật để vật sạch sạch, đẹp”
a) Bọn trẻ chơi trò đánh trận giả.
b) Các bác nông dân đang đánh trâu ra đồng.
c) Sau bữa tối, ông và bố thường đánh cờ.
d) Hàng tuần vào ngày nghỉ, bố thường đánh giày.
Kết quả thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm bài dạy này trên hai lớp
-Lớp 5A: Lớp thực nghiệm: 26 học sinh
-Lớp 5B: Lớp đối chứng: 27 học sinh
Kết quả như sau:
Lớp
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ Lệ
%
SL Tỷ Lệ
%
SL Tỷ lệ
%
Lớp 5A 10 38,4% 12 46,2% 4 15,4% 0 0
Lớp 5B 3 11,1% 10 30,0% 14 51,9% 0 0
Qua kết quả trên ta thấy nếu giáo viên khéo léo trong việc sử dụng các biện pháp
dạy học mới, kích thích được hứng thú học tập của học sinh thì kết quả học tập của các
em sẽ tốt hơn từ đó nâng cao kết quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung và chất lượng
giáo dục tiểu học nói riêng.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy học từ nhiều nghĩa ở tiểu học là một vấn đề rất khó và phức tạp. Việc nắm
vững các kiến thức về từ nhiều nghĩa góp phần quan trọng nâng cao kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt cho học sinh để từ đó học sinh có thể giao tiếp tôt trong môi trường hoạt

động lứa tuổi. Thực tế hiện nay chất lượng các tiết học về từ nhiều nghĩa chưa cao, học
sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong những tiết học. Giáo viên chưa lôi
cuốn thu hút được học sinh vào hoạt động học tập tích cực. Nguyên nhân của vấn đề
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
11
này có từ hai phía: giáo viên và học sinh. Qua nghiên cứu tôi cũng nhận thấy rằng nếu
trong quá trình dạy học giáo viên sử dụng khéo léo các phương pháp dạy học, các hình
thức dạy học khác nhau có thể phát huy được tính tích cực của học sinh và kích thích,
lôi kéo các em vào quá trình học tập, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Qua 1 năm nghiên cứu thử nghiệm tôi nhận thấy để dạy các tiết học về từ nhiều
nghĩa có kết quả cao, hạn chế được những khó khăn của học sinh khi học từ nhiều
nghĩa đồng thời kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học tập của học sinh,
tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:
1.Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ SGK, tài liệu tham khảo về hiện tượng nhiều nghĩa
của từ để từ đó nắm vững, giải nghĩa từ một cách chính xác.
2. Giáo viên cần phải nghiên cứu tình hình học tập của học sinh, xác định những khó
khăn mà học sinh lớp mình gặp phải để từ đó có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu
quả các tiết học.
3. Với mỗi tiết học giáo viên cần phải phân loại các dạng bài tập, lựa chọn các phương
pháp dạy học khác nhau để kích thích hứng thú học tập của học sinh.
4. Sau mỗi bài học giáo viên nên đưa ra một số dạng bài tập khác nhau để củng cố, mở
rộng kiến thức cho học sinh., kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, thời gian và điều kiện
nghiên cứu hạn chế nên đề tài chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong quý
thầy(Cô), các bạn đồng nghiệp đọc và góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Minh Thuận, ngày 03 tháng 05 năm 2010
Xác nhận của Hiệu Trưởng Người viết





Lương Thanh Tùng


Xác nhận Phòng GD&ĐT U Minh Thượng


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
12









Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về từ nhiều nghĩa
13

×