Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.74 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Anh (chị) hãy tìm hiểu về tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với
các bậc tiền bối. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta hiện nay giải quyết như
thế nào? Hãy liên hệ với bản thân để đưa ra phương pháp giải quyết.

Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Lê Thị Hoa
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Hoài
Số thứ tự : 33
Mã SV : CQ513673
Lớp tín chỉ : Tư tưởng Hồ Chí Minh_33
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I.Lời nói đầu:
Có thể nói rằng không ai là người Việt Nam lại không biết đến Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng lại càng được giáo dục kỹ lưỡng về
Người. Những bài hát như trên là xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, dù Bác đã đi xa hơn
30 năm nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa các
cấp cũng luôn nói tới Hồ Chí Minh từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Tất cả đều
nhằm mục đích làm cho mọi người hiểu rằng: không bao giờ được quên công lao
to lớn của Người đối với dân tộc và kêu gọi hãy ‘‘Sống, chiến đấu, lao động và học
tập theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.’’. ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình
cho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh
chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ…’’
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,từ cách mạng dân chủ nhâm dân


đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạovà phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta , đông thời là sự kết tinh tinh
hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Mính đã soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân ta dành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng thân dân là một tư tưởng chủ
đạo, xuyên suốt là kết tinh những giá trị nhân nghĩa của dân tộc ta trong suốt quá
trình đấu tranh dựnh nước và giữ nước.Mỗi một chủ trương, mỗi một lời tuyên bố
với quốc dân của Hồ Chủ tịch biểu lộ quan điểm ấy rất rõ rệt
I. Nội dung:
A. Tư tưởng thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Sinh trưởng trong một gia dình nhà nho nghèo ở huyện nam đàn, tỉnh Nghệ
An, nơi có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, một miền quê
giàu truyền thống nhân ái, Nguyễn Sinh Cung sớm nhận được sự giáo dục tốt đẹp
của gia đình, quê hương, đặc biệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha Nguyễn
Sinh Sắc. Bài học khai tâm “ái quốc” mà cậu bé Cung thuở nhỏ tiếp thu được từ cha
mình: “Quốc dĩ lập dân. Dân dĩ quốc tồn. Vô dân tắc quốc hà do thành. Vô quốc tắc
dân hà sở tị?” (Nước do dân lập nên. Dân còn thì nước còn. Không có dân sao thành
được nước. Không có nước thì dân lấy đâu ra sự che chở).
Bắt nguồn từ những giá trị nhân nghĩa đó, hồ Chí Minh sớm chọn được cho mình
con đường cứu nước mới, nó hoàn toàn khác với con đường cứu nước của các nhà
cách mạng tiền bối. Hồ Chí Minh Dã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân
dân. Không chỉ dừng lại ở đó, người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của
nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là dành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh
phúc cho nhân dân “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Về thực chất đây chính là tư tưởng thân

dân. Lấy dân làm gốc là thân dân. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa là
thân dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có
ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên
hết, là thân dân. Tìm mọi cách xoá bỏ căn bệnh quan liêu, tham nhũng cũng là thân
dân… Xét cho cùng, dù nói gì hay làm gì Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nghĩ đến nhân
dân trước tiên, nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Vậy thì tại sao lại phải thân dân?
Sinh thời, Bác Hồ đã nói:” Nước lấy dân làm gốc; gốc có vững, cây mới bền. Xây
lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười
lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.Dân là gốc của nước.Dân
là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có
dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra
bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người
con ưu tú nhất. Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân
dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của
Đảng. Dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu
như không có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng
thành hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý
nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.Quan điểm nầy còn
được Chủ tịch Hồ chí minh phát triển thành lý tưởng dân chủ “Bao nhiêu lợi ích đều
vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Chính quyền từ xã đến chính phủ trung
ương đều do dân cử ra. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Đoàn
thể tư trung ương đén xã đều do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”. Với tư cách lãnh tụ Đảng và người đứng đầu nhà nước Người
chỉ rõ:” Nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể ta là phụng sự nhân dân và chịu
trách nhiệm trước dân”. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần
chúng. Quần chúng sẽ là người kiểm soát những chỉ thị đó; phải yêu dân, kính dân,
tin dân, gần gũi với dân.
Người khẳng định: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Khi sức dân được huy

động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì thành vô địch".
"Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm
được... Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và
làm được tốt". Sức mạnh đoàn kết của nhân dân là vô cùng to lớn, nó có thể chiến
thắng được mọi kẻ thù, dẹp tan mọi thế lực, và thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được điều đó. Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”
Theo Bác Hồ, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng nhân dân và
hướng dẫn nhân dân, tổ chức thành lực lượng, thành phong trào hành động cách
mạng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, có kế hoạch thật tốt để
phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Còn các tầng lớp của nhân dân phải tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
về chính trị tư tưởng và tổ chức. Nhân dân là nguồn bổ sung vô tận cho Đảng và
luôn luôn tràn trề sức xuân. Trọng dân là thương dân, vì nhân dân mà phục vụ và
biết coi trọng sức mạnh vĩ đại của nhân dân. Biết bao những phần tử ưu tú trong giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động
khác, đã trở thành đảng viên của Đảng. Quần chúng còn tham gia góp ý, phê bình sự
lãnh đạo của Đảng với mong muốn Đảng luôn luôn trong sạch và vững mạnh để lãnh
đạo sự nghiệp cách mạng đến đích cuối cùng.
Bên cạnh đó phải tin ở dân, gần gũi dân và biết dựa vào dân. Phải ý thức rõ “dân
chúng rất khôn khéo,rất hăng hái, rất anh hùng”. Muốn hoàn thanh nhiệm vụ, muốn
biến đường lối, chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng,thành sức mạnh
cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên phải liên lạc mật
thiết với dân chúng,xa rời dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”. Cán
bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo được
dân.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, thân dân là một tư tương quan trọng, bởi vì
nhân dân là đối tượng phục vụ của con người ở bất kì cương vị xã hội nào,do đó cần

phải toàn tâm toan ý phục vụ nhân dân. Đồng thời, mọi chủ trương chính sách đều
do nhân dân thực hiện, vì vậy đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân
Thân dân là như thế nào?
Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được
cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì,
trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác,
nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu
cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn
cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi
với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi
ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân.
Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của
Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh
việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền
thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính
ta”.
Theo Người thì cần phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích
chính đáng của dân. Người thường nhắc tới những câu của người xưa:”có thực mới
vực được đạo” ‘ dân dĩ thực vi thiên”, nhắc nhở cán bộ đảng viên “Đối với nhân dân
không thể lý luận suông”. Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm lo
cho đời sống của dân “ Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi. Nếu dân rét . Nếu
dân dốt, là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân ốm, là Đảng và Chính phủ có lỗi.”
Cán bộ, đảng viên phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân.Người dạy: Việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân
thì phải hết sức tránh. Mục đích hoạt động của các cấp, các ngành, của mọi cán bộ,

đảng viên là nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, cả đời
sống vật chất và cả đời sống tinh thần. Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
là tiêu chí số một đánh giá năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người,
trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Gần gũi với nhân dân là phải quan tâm, chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân,
tìm cách thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của nhân dân, trước hết là những nhu cầu
thiết yếu nhất theo tinh thần: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Phải: “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân
có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”. Phải biết kết hợp các
loại lợi ích khác nhau: Lợi ích gần và lợi ích xa, trước mắt và lâu dài; lợi ích của
Trung ương và lợi ích của địa phương; lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội, làm
cho ai cũng cảm nhận được rằng họ đang là đối tượng được phục vụ.
Không những thế, cần phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì
dân mà làm việc.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nếu ai nói chúng ta không dân
chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế”.
Tôn trọng dân, trước hết là tôn trọng quyền làm chủ của dân, tôn trọng ý kiến của
dân. Không được tự cao, tự đại, khinh rẻ dân, chê bai dân. Bởi vì, so với nhân dân
thì số đảng viên chỉ là số ít. Cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng đắn rằng Đảng
và Chính phủ cũng chỉ mưu giải phóng cho nhân dân, đem lại hạnh phúc, tự do cho
dân. Vì vậy, mỗi cán bộ đảng viên cũng phải xác định vừa phụ trách trước Đảng và
Chính phủ vừa phụ trách trước nhân dân, “Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn
phụ trách trước Đảng và Chính phủ”. Cán bộ không phụ trách trước nhân dân, tức là
không phụ trách trước Đảng và Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ cũng chỉ là công
bộc của dân.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thân dân nghiã là còn phải hướng dẫn nhân dân tự chăm lo cho đời sống của
mình.Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Sự hướng dẫn này được thực hiện bằng nhiều
con đường khác nhau, chủ yếu là tập trung vào những nội dung cơ bản: Hướng dẫn
nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất; hướng dẫn nhân dân biết cách thực hành tiết

kiệm; hướng dẫn nhân dân phân phối cho công bằng những phúc lợi xã hội theo
phương châm “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ
lòng dân không yên”.
Phải đề ra được các chủ trương, chính sách đúng đắn, vì lợi ích của nhân dân.Chủ
trương, chính sách phải xuất phát từ các điều kiện thực tế và quan tâm tới nguyện
vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, ngay cả cấp cơ sở. Người dạy: “Vì vậy, cách
tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị
lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì
dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi
báo cáo sau, miễn là được việc”.
Về cách làm việc,Hồ Chí Minh nhắc nhở phải nhận thức sâu sắc phương pháp
“Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Việc to, việc nhỏ đều phải phù
hợp với lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, thì mới có thể phục
vụ được quần chúng. “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải
quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị
quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến
của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
Không những thế mã còn phải luôn luôn quán triệt cán bộ là công bộc, là đày tớ
của dân.Hồ Chí Minh dạy: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của
nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt
đời mới thuộc được”. Làm đày tớ thì phải học dân, hỏi dân, hiểu dân. “Không học
hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy
học dân”.Đày tớ là phục vụ dân; có cái gì lo thì lo trước dân, có cái gì vui thì vui sau
dân. Tự phê bình trước dân và nếu có khuyết điểm thì nhận; đồng thời hoan nghênh
nhân dân phê bình mình. ý thức phục vụ nhân dân không phải nằm ở nghị quyết, chỉ
thị, kêu gọi, hô hào, nói suông. Người yêu cầu “các vị bộ trưởng nên luyện cho mình
có đôi chân hay đi, đôi mắt hay nhìn, cái óc hay nghĩ, không nên chỉ ngồi ở bàn
giấy”; hoặc “hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết mà không làm”.
Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần phê phán cách làm thiếu dân chủ, tác phong độc
đoán, chuyên quyền trong cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ quan liêu, độc đoán,

chuyên quyền là mặt đối lập của dân chủ, là kẻ thù của dân chủ, nhưng lại là căn
bệnh dễ mắc phải của lãnh đạo. Cán bộ xa dân, thiếu niềm tin ở quần chúng, đồng
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thời những cán bộ đó cũng chưa đủ phẩm chất, năng lực làm việc, thực hiện dân chủ,
không sẵn sàng chịu sự kiểm tra, giám sát, phê bình trực tiếp của dân, không lắng
nghe ý kiến của dân. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở bệnh quan liêu, mệnh
lệnh chỉ đưa đến kết quả là hỏng việc và thực hành dân chủ rộng rãi cũng là cách
chống quan liêu tích cực. Để chống quan liêu, xây dựng tác phong dân chủ, Hồ Chí
Minh yêu cầu mỗi người phải quán triệt và thực hiện theo đúng đường lối nhân dân
với 6 điều là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Việc
gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Có khuyết điểm thì phải
thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. Sẵn
sàng học hỏi nhân dân. Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân
dân noi theo”.
Người luôn tin vào lực lượng, trí tuệ và cách làm đầy sáng tạo của quần chúng.
Người khẳng định: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm
cũng được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết
nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những
đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” .Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ nhất là cán
bộ lãnh đạo phải thường xuyên giữ mối liên hệ với quần chúng. Hồ Chí Minh cho
rằng, người lãnh đạo, cán bộ dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy được tất cả
mọi mặt. Họ nhìn vấn đề từ trên xuống. Còn dân chúng, rất thông minh, sáng tạo
nhưng lại nhìn vấn đề từ dưới lên. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề một cách đúng
đắn, chính xác phải phối hợp sự xem xét đánh giá của cả hai bên từ trên xuống và từ
dưới lên. Người cảnh báo không học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân
chúng, đó là sự sai lầm nguy hiểm, sẽ luôn luôn thất bại. Như vậy điểm nổi bật của
cách lãnh đạo dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc gì cũng phải học hỏi và
bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng và tuyệt đối
không theo đuôi quần chúng, nhưng việc gì cũng phải từ trong quần chúng mà ra

Cán bộ là gốc của mọi công việc như Hồ Chí Minh đã khẳng định, thì sự nêu
gương về đạo đức của người lãnh đạo là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng, tác
động mạnh mẽ đến niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Người lãnh đạo có đức thì cán bộ, nhân viên mới có đức, và toàn xã hội sẽ có đức.
Như Hồ Chí Minh đã nói: Nếu bản thân mình không chính mà đòi người khác phải
chính là vô lý. Người luôn luôn nhắc nhở nói phải đi đôi với làm. Việc gì dù là nhỏ
đã hứa với dân phải làm cho bằng được. Người dân đã tin và sẽ tin hơn khi những
điều cán bộ nói được chứng thực trong thực tiễn. Nói nhiều làm ít, nói mà không
làm, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả là mất lòng tin của dân.
Dân vận khéo là phương pháp thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ là việc của cả dân chúng chứ không
phải việc của một, hai người. Người lưu ý mọi cán bộ, đảng viên rằng: “Dân chúng
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không
nên” .
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng
với dân; các quyết định chủ trương được thông qua phải lấy lợi ích đa số nhân dân
làm mục đích, các chính sách ban hành phải có mục tiêu vì dân; cán bộ, Đảng viên,
công chức phải là công bộc của dân. Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên
thực sự có năng lực làm tròn chức năng người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân;
tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí; thực hiện triệt để phương tram “Dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời, trong nội bộ Đảng cần tích cực chống tệ
quan liêu, xa rời quần chúng. Phải dựa vào quần chúng, tạo mọi điều kiện để quần
chúng tham gia có hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng được thể hiện rất cụ thể ở đạo đức, thái
độ, tác phong trong quan hệ với dân ở từng cán bộ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh
căn dặn: "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước
quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải kính yêu nhân dân. Phải tôn
trọng thật sự quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt "quan cách

mạng", ra lệnh, ra oai... phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo.
Khi chọn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải lựa chọn "những người liên lạc
mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng.
Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án gay gắt chủ nghĩa cá nhân. Người nói: "Hiện nay chủ
nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ
xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mà chỉ muốn làm thầy quần
chúng. Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền giáo dục quần chúng. Họ mắc bệnh
quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu
họ. Chung quy là họ không làm nên trò trống gì"
Khi Quốc hội tín nhiệm bầu Người làm Chủ tịch nước - Người trả lời các nhà
báo: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào. Bây giờ gánh
vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người
lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận" . Người căm ghét thói cậy quyền, cậy thế,
chia rẽ, kiêu ngạo, tham ô, lãng phí, quan liêu, móc ngoặc, tham nhũng... vì nó "là kẻ
thù của nhân dân, của dân tộc, của Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó
không mang gươm, mang súng, nó nằm trong tổ chức của ta, nó là giặc nội xâm để
làm hỏng công việc của ta. Người dạy: "Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc,
vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta
phải đền ơn xứng đáng cho nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét,
dân khinh, dân không ủng hộ". Trước lúc đi xa Bác Hồ đã căn dặn toàn Đảng cũng
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
như mỗi cán bộ, đảng viên rằng: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng coi việc "làm
đầy tớ" của nhân dân, phục vụ nhân dân, chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần của
nhân dân là trách nhiệm, là vinh dự và niềm hạnh phúc.
B.Tư tưởng thân dân của các bậc tiền bối trước Hồ Chí Minh:
Tư tưởng thân dân không phải là một tư tưởng mới xuất hiện ở thời đại Hồ Chí
Minh mà đó là tư tưởng truyền thống của người phương Đông, nó cũng được các vị

vua của nước ta trong thời kỳ phong kiến vận dụng để lãnh đạo đất nước, được đề
cập đến trong tư tưởng của các nhà hiền triết xưa và cũng dễ dàng được nhận thấy
trong tư tưởng của các nhà cách mạng trước Hồ Chí Minh. Song rõ ràng, “thân dân”
trong tư tưởng của Bác co nét tiến bộ vượt bậc so với những tư tưởng cũ.
Đầu tiên, cần phải bàn đến khái niệm “Dân” Các nhà tư tưởng phong kiến
phương Đông dùng khái niệm “Dân” là để chỉ những người thuộc đẳng cấp thấp
kém nhất trong xã hội, để phân biệt với vua quan và giới quý tộc. “Dân” là những
người bị trị. Vua là con trời và các “quan phụ mẫu” là cha mẹ dân có trách nhiệm
thay trời “nuôi dân”, “chăn dân”.Sự sướng khổ hay vui buồn của người dân đều dựa
vào lòng tốt, sự ban phát của “người trên” - thiên tử và các quan, đối với “kẻ dưới” -
muôn dân bách tính. Quan niệm của các nhà tư tưởng tư sản phương Tây về “Dân”
đã có bước tiến hơn khi cho rằng dân uỷ quyền cho chính phủ để phục vụ lợi ích của
dân và dân có quyền thay đổi chính phủ nếu chính phủ không làm tròn nhiệm vụ.
Tuy vậy, trên thực tế vị thế “Dân” này chỉ thuộc về những người có của, những nhà
tư sản - số ít người trong xã hội; còn số đông vẫn là những kẻ bị trị, có địa vị thấp
kém. Với Hồ Chí Minh thì nhân dân có vị trí quý nhất trong bầu trời và là lực lượng
mạnh nhất trong thế giới.Hơn nữa,Người còn cho rằng, chẳng những “Dân” không
phải là những người bị trị mà còn là những người có vị thế là chủ và làm chủ. Những
người làm việc trong bộ máy nhà nước, từ một nhân viên bình thường cho đến Chủ
tịch nước cũng chỉ là và phải là “công bộc”, là “đày tớ” của dân, có trách nhiệm tận
tình phục vụ dân, chứ không phải là những kẻ đè đầu cưỡi cổ dân, ban phát ân huệ
cho dân như trong xã hội cũ. Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất
là dân, vì dân là chủ.
Mặt khác,với quan niệm cũ thì “Dân” chỉ là một bộ phận người trong dân tộc
(những người bị trị). Tuy nhiên, đối với Hồ Chí Minh, “Dân” là toàn bộ con dân
nước Việt, con Lạc cháu Hồng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, miễn là
những người có tinh thần yêu nước. “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư
sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”. Quan niệm rộng rãi về nội
hàm của khái niệm “Dân” như vậy đã tạo cơ sở phương pháp luận quan trọng để
9

×