Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hoàn thiện kế toán tại công ty địa ốc Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.28 KB, 73 trang )


1

MỞ ĐẦU

Tổng công ty nhà nước ở nước ta được hình thành trong quá trình sắp
xếp lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước nhằm tách chức năng
quản lý kinh doanh ra khỏi quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước,
khai thác ưu thế của hình thức liên kết tập trung, hình thành những tổ chức
kinh tế có quy mô lớn, đủ sức thực hiện liên kết, liên doanh với các đối tác
khác trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh
doanh của Doanh nghiệp nhà nước, góp phần thực hiện vai trò điều tiết
kinh tế của Nhà nước.
Hiện nay đã có 91 Tổng công ty nhà nước (17 Tổng công ty theo mô
hình 91 và 74 Tổng công ty theo mô hình 90). So với toàn bộ các Doanh
nghiệp Nhà nước, cáùc Tổng công ty Nhà nước chiếm khoảng 30% số lượng
doanh nghiệp hiện có, 72% về vốn, 49,8% doanh thu, 68% về lao động và
80% tỷ trọng nộp ngân sách. Nhìn chung, các Tổng công ty nhà nước đã
bước đầu phát huy tác dụng trên các mặt như : bảo lãnh vay tín dụng, mua
sắm thiết bò và đầu tư công nghệ mới, điều hòa vốn giữa các công ty thành
viên, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn…..Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại
về mô hình tổ chức, về cơ chế quản lý và nhất là về chế độ hạch toán kế
toán cho mô hình Tổng công ty .
Nghò quyết Hội nghò TW 4 (Đại hội VIII) đã xác đònh " tổng kết mô
hình Tổng công ty nhà nước, trên cơ sở đó có phương án xây dựng các tổng
công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao ,
thực sự là xương sống của nền kinh tế ". Tuy nhiên, đến nay chúng ta chưa
có một chỉ tiêu cụ thể để đánh giá một Tổng công ty hoạt động có hiệu
quả, một Tổng công ty có tình hình tài chính lành mạnh … Để đánh giá
được như vậy, trước tiên chúng ta phải dựa vào báo cáo tài chính hợp nhất
toàn Tổng công ty, nhưng hiện nay Nhà nước vẫn chưa có hướng dẫn về


phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời nhiều nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong các ngành kinh doanh đặc thù vẫn chưa được Bộ tài
chính hướng dẫn một cách cụ thể về phương pháp hạch toán kế toán, do đó
đã gây không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của các Tổng công ty.
Vì vậy, việc hoàn thiện và củng cố các Tổng công ty nhà nước nói chung
và hoàn thiện hệ thống kế toán tại Tổng công ty Đòa ốc Sài gòn nói riêng
vừa đáp ứng nhu cầu của Nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế của các
Tổng công ty nhà nước hiện nay và là yêu cầu cấp bách và cần thiết.

2
• Mục Đích nghiên cứu của luận văn :

+ Góp phần sửa đổi, bổ sung vào hệ thống kế toán tại Tổng công ty
Đòa ốc Sài gòn, đồng thời hoàn thiện hơn hệ thống kế toán cho
ngành kinh doanh đòa ốc, từ đó giúp Nhà nước, các nhà quản lý sử
dụng công cụ kế toán hiệu quả hơn trong việc quản lý doanh
nghiệp .
+ Hoàn thiện hệ thống kế toán tại Tổng công ty Đòa ốc Sài gòn,
góp ý về phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất trong toàn
Tổng công ty, đồng thời đề xuất một số báo cáo kế toán phục vụ
cho nhu cầu quản trò cấp Tổng công ty .
+ Vận dụng những quy đònh về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà
nước vào hệ thống kế toán trong ngành kinh doanh đòa ốc.

Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh và khảo sát thực
tiễn.
- Phương pháp thống kê và phân tích để giải quyết vấn đề.
- Kết hợp từ thực tế, lý luận và các chế độ, chính sách của nhà nước về
tài chính kế toán để tổng hợp trình bày sự sửa đổi, bổ sung vào hệ thống

kế toán áp dụng tại Tổng công ty và cho ngành kinh doanh đòa ốc ở Việt
Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
+ Nghiên cứu tình hình thực tế hệ thống kế toán tại Tổng công ty
đòa ốc Sài gòn.
+ Nghiên cứu các chế độ, thể lệ, quy đònh của Nhà nước ban hành
về kế toán tài chính, về đầu tư xây dựng, về luật đất đai.

+ Nghiên cứu các thông lệ, chế độ kế toán hiện hành và các chuẩn
mực kế toán, luật kế toán đang được Bộ tài chính dự thảo chuẩn
bò ban hành.

Bố cục của Luận văn :
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :
Chương I-Lý luận về Hệ thống kế toán .
Chương II- Thực trạng hệ thống kế toán tại Tổng công ty Đòa ốc Sài
Gòn.
Chương III-Hoàn thiện hệ thống kế toán tại Tổng công ty Đòa ốc Si
Gòn.

3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN


I- Khái Niệm về Kế toán :
Kế toán được xây dựng như một ngành khoa học, được giảng dạy

trong các trường đại học trên khắp các quốc gia, vai trò của kế toán bắt
đầu hình thành khi con người chú ý đến hoạt động thương mại. Có nhiều
quản điểm về kế toán :
Theo Ủûy ban thuật ngữ của Viện kế toán công chứng hoa kỳ đònh
nghóa kế toán như sau : “ Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, và tổng
hợp theo cách có ý nghóa và theo hình thái tiền tệ các giao dòch và các sự
kiện mà ít nhất có một phần đặc tính tài chính, và diễn giải các kết quả từ
chúng”.
Theo Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước Việt Nam đã đònh nghóa : “
Kế toán là công cụ ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trò,
hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thái giá trò để phản ánh
kiểm tra, tình hình vận động các tài sản, quá trình và kết quả hoạt động kinh
doanh, sử dụng vốn vàø kinh phí Nhà nước, cũng như các tổ chức, xí nghiệp”.
Theo một số tác giả khác thì:
“ Kế toán là toàn khối kiến thức liên hệ đến việc thu thập, ghi chép, tóm
lược và báo cáo các nghiệp vụ của một tổ chức”.
“Kế toán là một khoa học về ghi nhận có hệ thống những diễn tiến hoạt
động liên quan đến tài chính của một tổ chức kinh doanh, nhằm làm sáng tỏ
kết quả của các hoạt động đó ở một thời điểm nhất đònh, để từ đó Ban điều
hành tổ chức, xem xét, nhận đònh đưa ra các quyết đònh có lợi trong thời
gian kế tiếp”.
Gần đây, kế toán được đònh nghóa có liên quan với khái niệm thông
tin đònh lượng như sau :” kế toán là một hoạt động dòch vụ, chức năng của
kế toán là cung cấp thông tin đònh lượng, chủ yếu có bản chất tài chính về
những đối tượng kinh tế, mà mục tiêu là để ra quyết đònh kinh tế, lựa chọn
giữa các phương án kinh doanh khác nhau”.
Tóm lại, kế toán là sự ghi chép, phân loại, tóm lược số liệu một cách
có hệ thống với mục đích cung cấp thông tin nhằm đưa ra các quyết đònh
cho những người quan tâm ở trong và cả ở ngoài doanh nghiệp.



4
Hiện nay, kế toán được phân đònh thành kế toán tài chính và kế toán
quản trò theo đònh hướng xử lý và cung cấp thông tin gắn liền với yêu cầu
quản lý nội bộ và đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng khác ở bên
ngoài. Kết quả của kế toán quản trò là hệ thống báo cáo nội bộ phục vụ
cho nhu cầu hoạch đònh, kiểm soát và ra quyết đònh của bản thân đơn vò kế
toán.
Kế toán tài chính là sự ghi chép số liệu kế toán từ chứng từ gốc vào
sổ kế toán và tổng hợp số liệu trên báo cáo tài chính những công việc đã
làm ở doanh nghiệp, qua đó những người trong và ngoài doanh nghiệp thấy
được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán quản trò là một hệ thống chọn lọc, phân loại, tóm tắt phân
tích và cung cấp thông tin mà nó sẽ giúp người quaœn lý trong việc thực hiện
quyết đònh và kiểm soát hoạt động saœn xuất kinh doanh. Không như kế
toán tài chính, chuœ yếu báo cáo thông tin cho người bên ngoài doanh
nghiệp, Kế toán quản trò lập và kiểm soát hoạt động nội bộ, vì thế kế toán
quản trò yêu cầu sự chọn lọc và phân tích không chỉ tài liệu tài chính hay
chi phí mà còn tài liệu về giá caœ, dự trữ bán hàng, nhu cầu saœn phẩm,
nguồn năng lực, khối lượng và khaœ năng vật chất.
II- Vai trò của Kế toán :
Vai trò của kế toán là tạo ra thông tin về sự kiện kinh tế phát sinh từ
các hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường của nó. Kết quả của kế
toán được trình bày tốt nhất bởi mô hình thông tin, và được sắp xếp trên
báo cáo tài chính, với những ghi chú giải trình của quá trình lập báo cáo tài
chính và những thông tin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán.
Trong điều kiện nền kinh tế thò trường ở Việt Nam hiện nay, thông
tin kế toán không chỉ phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp,
đối tượng quản lý kiểm tra, kiểm soát Nhà nước mà còn phục vụ cho các
đối tượng bên ngoài như : các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, nhân viên,

người cho vay, nhà cung cấp và các tín chủ khác, khách hàng, nhà nước và
công chúng.
- Đối với Nhà nước : kế toán cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho
việc thực hiện các chức năng quản lý vó mô của Nhà nước đối với nền
kinh tế, giúp cho cơ quan tài chính nhà nước thực hiện việc kiểm tra đònh
kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ
sở cho việc tính thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối
với ngân sách Nhà nước.

5
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp : khi tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, nhà
quản lý doanh nghiệp thường cố gắng thuyết phục rằng họ sẽ mang lại
mức lợi nhuận cao nhất và rủi ro ít nhất cho các nhà đầu tư. Mặt khác,
nhà quản lý doanh nghiệp còn sử dụng báo cáo tài chính để điều hành,
quản lý doanh nghiệp của mình.

- Các nhà đầu tư : những người cung cấp vốn cần thông tin tài chính để
thực hiện các quyết đònh đầu tư .

- Các nhà cho vay : họ quan tâm đến những thông tin tài chính mà họ có
thể xác đònh được có nên cho vay hay không, tiền lãi và vốn có được trả
đúng hạn không.

- Nhân viên : Họ quan tâm đến thông tin về sự ổn đònh và khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp vì đó cũng chính là sự ổn đònh việc làm, thu nhập của
họ trong hiện tại và tương laiï.

- Các nhà cung cấp và các chủ nợ khác : họ quan tâm đến những thông tin
về kế toán nhằm xác đònh xem số tiền mà doanh nghiệp đang nợ họ sẽ
được trả khi đến hạn hay không.

III- Hệ thống kế toán hiện hành tại Việt Nam :
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và tạo ra
sự ổn đònh của môi trường kinh tế, hệ thống pháp luật tài chính, lành mạnh
hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính, năm 1994 dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xây
dựng hệ thống kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp. Sau khi được thử
nghiệm thực tế, tiếp thu những ý kiến, những phương án, những giải pháp
hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp và được Thủ tướng cho phép,
Bộ tài chính đã ban hành Hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng
thống nhất trong cả nước từ ngày 1/1/1996 bằng Quyết đònh
1411/TC/QĐ/CĐKT ngày 11/11/1995. Hệ thống chế độ kế toán mới ban
hành đồng bộ cả về chế độ chứng từ, sổ , tài khoản kế toán và báo cáo tài
chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tế. Hệ thống chế
độ kế toán này bao gồm những nội dung cơ bản sau đây :




6
1- Chứng từ kế toán :
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ
kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành.
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, trong việc sử dụng kinh phí và thu chi ngân sách của mọi đơn
vò kế toán đều phải lập chứng từ. Chứng từ phải lập theo đúng quy đònh và
phải ghi chép đầy đủ, kòp thời đúng với thực sự nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh.
Hệ thống chứng từ kế toán gồm hai phần :
- Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc : là hệ thống chứng
từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu

quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Nhà nước tiêu
chuẩn hoá về quy cách mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp
lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các lónh vực, các thành phần
kinh tế .
- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn : chủ yếu là các chứng từ sử
dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu
đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế trên cơ sở đó vận
dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp.
Nội dung của hệ thống chứng từ kế toán gồm 5 chỉ tiêu : Lao động
tiền lương, Hàng tồn kho, Bán hàng, Tiền mặt, Tài sản cố đònh.
Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy đònh. Ghi
chép phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố. Không được tẩy xóa, sửa
chữ trên chứng từ.Chứng từ kế toán đã được sử dụng phải được sắp xếp,
phân loại, bảo quản và lưu giữ theo quy đònh.
Ngày 16/12/1998, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán
áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp theo quyết đònh
1864/1998/QĐ/BTC, ngoài 5 chỉ tiêu là lao động tiền lương, hàng tồn kho,
bán hàng, tiền mặt, tài sản cố đònh trên còn có thêm chỉ tiêu " Sản xuất" (
phiếu theo dõi ca xe máy thi công ) và sửa đổi chỉ tiêu “ tiền mặt” bằng chỉ
tiêu “ tiền tệ “.(Phụ lục 01)
2-Sổ kế toán :
Tất cả các Doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lónh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh và mọi thành phần kinh tế đều phải mở, ghi
chép, quản lý , lưu trữ và bảo quản sổ kế toán theo đúng quy đònh .
Sổ kế toán bao gồm :
- Sổ kế toán tổng hợp là sổ của phần kế toán tổng hợp, bao gồm sổ
nhật ký, sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác :

7


+ Sổ Nhật ký : dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán
theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các
nghiệp vụ đó . Số liệu kế toán trên sổ nhật ký phản ánh tổng số
phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử
dụng ở đơn vò.
+ Sổ Cái : dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong kỳ và trong niên độ kế toán theo các tài khoản kế
toán được quy đònh theo chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho
doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên sổ Cái phản ánh tổng hợp
tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Sổ kế toán tổng hợp khác như : chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ (hình thức chứng từ ghi sổ ); sổ nhật ký chung,
sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký bán hàng, sổ
nhật ký mua hàng (Hình thức nhật ký chung); sổ Nhật ký - sổ
cái (Hình thức Nhật ký - sổ cái); các Nhật ký chứng từ và các
bảng kê. (Hình thức nhật ký- chứng từ)
-
Sổ kế toán chi tiết : là sổ của phần kế toán chi tiết, bao gồm sổ và
thẻ kế toán chi tiết.
+ Sổ kế toán chi tiết : dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần
thiết phải theo dõi theo yêu cầu quản lý . Số liệu trên sổ kế toán
chi tiết cung cấp những thông tin phục vụ cho việc quản lý từng
tài sản, nguồn vốn, công nợ chưa được phản ánh trên sổ nhật ký
và sổ cái. Số lượng và kết cấu sổ kế toán chi tiết không quy đònh
bắt buộc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải căn cứ vào quy đònh
mang tính hướng dẫn trong chế độ kế toán của Nhà nước và yêu
cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần
thiết, phù hợp.

Các sổ kế toán chi tiết như : sổ tài sản cố đònh, sổ chi tiết vật
liệu (hàng hoá, sản phẩm), sổ chi phí sản xuất kinh doanh (dùng
cho các tài khoản 621,622,154,631,142,335..), sổ chi tiết thanh
toán với người mua (tài khoản 131) ,sổ chi tiết thanh toán với
người bán (tài khoản 331), sổ chi tiết doanh thu bán hàng (tài
khoản 511), số chi tiết chi phí sản xuất chung, và các số chi tiết
các tài khoản khác.
(tài khoản 136,336,338,138,333,333,311,344,334…).

8

Các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán,
các chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.
Mỗi đơn vò kế toán chỉ được mở và giữ một hệ thống chính thức và duy
nhất.
Các hình thức sổ sách kế toán qui đònh áp dụng thống nhất đối với
doanh nghiệp gồm :
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái;
- Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ ;
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những qui đònh cụ thể về số
lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ
kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào qui mô, đặc điểm hoạt động sản
xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán,
điều kiện trang bò kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù
hợp và nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế
toán đó về các mặt : Loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết
hợp giữa các sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.

Việc mở và ghi sổ kế toán phải phản ánh kòp thời, chính xác, đầy đủ,
trung thực, liên tục, có hệ thống tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh,
tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp
nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Về chế độ sổ kế toán áp dụng cho ngành xây lắp ban hành theo
quyết đònh 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tài
chính, cũng nội dung tương tự như chế độ kế toán ban hành theo quyết đònh
1411/TC/QĐ/CĐKT, tuy nhiên có sửa đổi và bổ xung thêm một số sổ chi
tiết cần thiết cho hoạt động xây lắp như : sổ giá thành công trình, hạng
mục công trình xây lắp, bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công….
3- Hệ thống tài khoản kế toán :
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành
theo quyết đònh 1411/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài
chính gồm 9 loại tài khoản ( phụ lục số 02 ).


9
-Tài khoản loại 1 -Tài sản lưu động : loại tài khoản này dùng để phản ánh
giá trò hiện có và tình hình biến động tài sản lưu động của
doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử
dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc một
chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có
thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật, dưới dạng đầu
tư ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
-Tài khoản loại 2 -Tài sản cố đònh : loại tài khoản này dùng để phản ánh
giá trò hiện có và tình hình biến động tài sản cố đònh hữu
hình và vô hình của doanh nghiệp (bao gồn cả tài sản cố

đònh đi thuê tài chính) theo chỉ tiêu nguyên giá và giá trò
đã hao mòn; phản ánh giá trò hiện có và tình hình tăng,
giảm các loại đầu tư tài chính dài hạn và tình hình thực
hiện công tác đầu tư XDCB đang diễn ra ở doanh nghiệp.
-Tài khoản loại 3 -Nợ phải trả : loại tài khoản này phản ánh mọi khoản nợ
phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ
nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải
trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và
các khoản phải trả khác.
-Tài khoản loại 4 -Nguồn vốn chủ sở hữu: loại tài khoản này phản ánh các
loại nguồn vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp, của các thành
viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong
công ty cổ phần….
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của chủ sở hữu mà doanh
nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở
hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc
hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó Nguồn vốn chủ sở
hữu không phải là một khoản nợ.
-Tài khoản loại 5 -Doanh thu : loại tài khoản này phản ánh toàn bộ doanh
thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp đạt được trong kỳ
hạch toán.
Doanh thu bán hàng là tổng giá trò thực hiện do hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,
dòch vụ, lao vụ cho khách hàng. Ngoài ra, loại tài khoản
này còn phản ánh doanh thu nội bộ của đơn vò.

10

-Tài khoản loại 6 -Chi phí sản xuất, kinh doanh : loại tài khoản này phản

ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, tính giá thành sản
phẩm, lao vụ, dòch vụ (trường hợp doanh nghiệp áp dụng
phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê đònh kỳ), phản ánh giá trò hàng hóa vật tư mua
vào, giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dòch vụ bán
ra; phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp của các đơn vò sản xuất kinh doanh .
-Tài khoản loại 7 -Thu nhập Hoạt động khác : loại tài khoản này phản ánh
các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài doanh
thu bán hàng. Những khoản thu nhập được phản ánh vào
tài khoản này bao gồm : Thu nhập hoạt động tài chính và
thu nhập bất thường.
-Tài khoản loại 8 - Chi phí hoạt động khác : loại tài khoản này phản ánh
các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động
sản xuất, kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Những
khoản chi phí được phản ánh vào tài khoản này bao gồm
: chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
-Tài khoản loại 9 -Xác đònh kết quả kinh doanh : Loại tài khoản này dùng
để xác đònh kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và
các khoản khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài
chính và kết quả bất thường.
Ngoài ra còn có tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0) : dùng để
phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vò nhưng không thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp như : Tài sản thuê ngoài; vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ,
nhận gia công; hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gởi. Đồng thời, phản ánh
các tài khoản đã phản ánh trong Bảng cân đối kế toán, nhưng cần theo dõi
để phục vụ yêu cầu quản lý như : Nợ khó đòi đã xử lý; Hạn mức kinh phí;
nguồn vốn khấu hao cơ bản.

Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết đònh
1411/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính đã đáp ứng
được những yêu cầu quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh tế của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống tài khoản kế toán chưa bao quát được
những đặc điểm của từng ngành, từng lónh vực, nhất là lónh vực xây lắp có
kết cấu sản phẩm đa dạng, phức tạp. Do đó để phù hợp với loại hình xây

11
lắp, ngày 16/12/1998 Bộ tài chính đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán
áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp theo quyết đònh 1864/1998/QĐ-BTC
(phụ lục số 03). Hệ thống tài khoản kế toán này bổ xung một số tài khoản,
tiểu khoản như : tài khoản 623 ( chi phí sử dụng máy thi công), mở tiểu
khoản cho các tài khoản : 141, 336,136,511, …đồng thời, bổ sung một số
phương pháp hạch toán đặc thù trong hoạt động xây dựng : hạch toán nhận
và thanh quyết toán giá trò thiết bò XDCB của bên A giao cho bên B lắp đặt
vào công trình, hạch toán hoạt động xây dựng công trình phụ trợ, nhà ở
tạm của công nhân xây dựng, hạch toán khoán nội bộ khối lượng xây
lắp……..
4- Hệ thống báo cáo kế toán :
a- Hệ thống báo cáo tài chính :
+ Mục đích của việc lập báo cáo tài chính :
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích
sau :
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài
chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán
trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho

việc đề ra những quyết đònh về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoặc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp,
chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh
nghiệp.
+ Nội dung cơ bản của báo cáo tài chính :
Báo cáo tài chính quy đònh cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo
cáo sau :
- Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-
DN (phụ lục số 04 )
- Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số
B02-DN (phụ lục số 05 )
- Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03
–DN (phụ lục số 06 )
- Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số
B09-DN (phụ lục số 07 )

12
Tuy nhiên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy đònh là báo
cáo bắt buộc, nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo
cáo này.


Bảng cân đối kế toán :
Cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trò tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất đònh.
Số liệu trên bảng cân đối cho biết toàn bộ giá trò tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu của nguồn
vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ bảng Cân đối kế toán có thể
nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần : Phần tài sản và phần
nguồn vốn.
Phần tài sản : phản ánh toàn bộ giá trò tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại một thời điểm báo cáo theo cơ cấu của tài sản và hình thức
tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Tài
sản được chia thành 02 phần :
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: phản ánh tổng giá trò giá tài
sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo
cáo, bao gồm : vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản
phải thu và giá trò tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh,
chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán.
- Tài sản cố đònh và đầu tư dài hạn : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
toàn bộ giá trò còn lại của tài sản cố đònh, các khoản đầu tư tài chính
dài hạn, chi phí xây dựng dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài
hạn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Phần nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện
trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và
sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn cũng được chia ra 2 phần :
- Nợ phải trả : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải
trả tại thời điểm báo cáo, bao gồm : nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nguồn vốn chủ sở hữu : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của
doanh nghiệp, bao gồn nguồn vốn kinh doanh, quỹ phát triển

13
sản xuất kinh doanh, qũy dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng
phúc lợi ………

Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh :


Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh khái quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế
toán của doanh nghiệp, chi tiết hoạt động kinh doanh chính và các
hoạt động khác ; tình hình thực hiện nghóa vụ với Nhà nước về thuế và
các khoản phải nộp khác. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh gồm
2 phần :
Lãi (lỗ) : phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong
một kỳ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm : kết quả hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác.
Tình hình thực hiện nghóa vụ với Nhà nước :
phản ánh tình hình thực
hiện nghóa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác ,
bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn….)


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo kế toán tổng hợp tình hình lưu
chuyển tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo này
cho biết dòng tiền tăng lên và giảm xuống liên quan đến các hoạt
động khác nhau cũng như những nhân tố tác động đến sự tăng giảm
của dòng tiền lưu chuyển.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân
tích và đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư, khả năng tạo
ra tiền cũng như việc giải quyết các mối quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp. Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương
pháp trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền
tệ tương tự như trong quy đònh.
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần như sau ;

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

14
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ
thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và
bổ xung thông tin về tình hoạt động sản hình xuất kinh doanh, tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính khác không thể giải trình rõ ràng và chi tiết được.

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp; nội dung chế độ kế toán được doanh nghiệp
lựa chọn để áp dụng ; tình hình và lý do biến động của một số đối
tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài
chính chủ yếu và các kiến nghò của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy
đònh trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính , ngoài ra doanh
nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích
chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Để phù hợp với loại hình xây lắp, Ngày 16/12/1998 Bộ tài chính đã
ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, hệ thống
báo cáo tài chính cũng gồm 4 biểu tương tự như trong chế độ kế toán ban
hành theo quyết đònh 1411/TC/QĐ/CĐKT, gồm các biểu sau :
Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNXL
Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNXL
Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03 -DNXL
Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNXL

Trong hệ thống báo cáo tài chính này có một số sửa đổi và bổ xung
cho phù hợp với hoạt động xây lắp, như trong biểu báo cáo Kết quả hoạt
động kinh doanh bổ xung thêm : Phần Giá thành, doanh thu công trình ,
hạng mục công trình xây lắp. (phụ lục số 08 )
Tuy nhiên, từ khi ban hành quyết đònh 1411/TC/QĐ/CĐKT đến nay ,
Bộ tài chính đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi, bổ xung về chế độ kế
toán doanh nghiệp cho phù hợp với chính sách tài chính và các luật thuế
mới như : Thuế giá trò gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, chênh lệch tỷ
giá, hạch toán các khoản dự phòng… Do đó có một số quy đònh về kế toán
doanh nghiệp theo quyết đònh ban hành số 1411/TC/QĐ/CĐKT đã thay đổi
và nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa được hệ thống, gây nhiều
khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và cho cả doanh nghiệp. Chính
vì thế, Bộ tài chính đã ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
mới theo quyết đònh số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/200, thay thế chế độ

15
báo cáo tài chính cũ đã ban hành theo quyết đònh số 1411/TC/QĐ/CĐKT.
Chế độ báo cáo tài chính mới này cũng bao gồm 4 biểu mẫu sau :
- Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-
DN
- Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số
B02-DN
- Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03
-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN
Chế độ độ báo cáo tài chính này cũng có nội dung và phương pháp
lập tương tự như chế độ báo cáo tài chính ban hành theo quyết đònh
1411/TC/QĐ/CĐKT. Tuy nhiên có một vài sửa đổi như : Biểu kết quả kinh
doanh bổ xung thêm phần thuế Giá trò gia tăng được khấu trừ, được hoàn
giảm, miễn giảm phù hợp với luật thuế giá trò gia tăng hiện hành, và trong

các khoản giảm trừ của tổng doanh thu không có mục chiết khấu ; trong
phần Nguồn vốn, quỹ của biểu Cân đối kế toán không có quỹ dự phòng trợ
cấp việc làm. So với chế độ báo cáo tài chính ban hành theo quyết đònh
1411/TC/QĐ/CĐKT, chế độ báo cáo tài chính này nhiều ưu điểm hơn như
sau :
- Chế độ báo cáo tài chính không quy đònh tất cả
các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống báo
cáo tài chính cứng nhắc, theo mẫu quy đònh như
trước đây, các Tổng công ty, công ty có thể căn
cứ vào chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp,
tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng
hệ thống chế độ báo cáo tài chính phù hợp với
đặc điểm sản xuất, kimh doanh, yêu cầu quản
lý từng ngành, từng lónh vực hoạt động và áp
dụng sau khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn
bản của Bộ tài chính.
- Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế,
tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành, các
ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản
xuất, liên hiệp xí nghiệp, các công ty liên
doanh …có thể quy đònh thêm các báo cáo tài
chính chi tiết khác.



16
b- Hệ thống báo cáo kế toán quản trò :
Hiện nay Nhà nước chưa có văn bản nào quy đònh bắt buộc phải lập
báo cáo kế toán quản trò. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích các doanh
nghiệp xây dựng hệ thống kế toán quản trò phục vụ cho yêu cầu quản lý.

Mục đích và Vai trò của Báo cáo kế toán quản trò :

Báo cáo kế toán quản trò cung cấp những thông tin kế toán cho các
nhà quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra. Nhà quản lý nhận
được thông tin này dưới các hình thức như : báo cáo doanh thu, báo cáo giá
thành, báo cáo chi phí, các dự toán, các báo cáo hoạt động hàng
tháng…..Báo cáo kế toán quản trò cung cấp những thông tin phục vụ cho
hai chức năng : hoạch đònh và kiểm soát.
Mục đích của báo cáo kế toán quản trò doanh nghiệp phải gắn liền
với mục tiêu hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp và các chức năng
quản lý nội bộ của nhà quản lý. Do mỗi loại hình hoạt động khác nhau,
nên việc quản lý những hoạt động này sẽ cần những thông tin phù hợp đối
với từng loại hoạt động, nhằm hướng đến mục tiêu đã xác đònh. Như vậy
có thể nói rằng, mục đích của báo cáo kế toán quản trò là nhằm cung cấp
những thông tin hữu ích phục vụ cho việc hoạch đònh, kiểm soát và ra
quyết đònh của nhà quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau trong sự phù hợp với
đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp.

Nội dung cơ bản của báo cáo kế toán quản trò :

Tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của từng doanh nghiệp, từng
đơn vò nội bộ của doanh nghiệp mà hệ thống báo cáo quản trò có thể khác
nhau về số lượng mẫu biểu, danh mục các chỉ tiêu cũng như kết cấu của
báo cáo. Tuy nhiên hệ thống báo cáo quản trò phải phản ánh được những
thông tin cho quản lý doanh nghiệp theo các lónh vực hoạt động khác nhau,
phù hợp với mục tiêu hoạt động và chức năng quản lý của nhà quản trò. Vì
vậy, xét theo những góc độ khác nhau của việc quản trò doanh nghiệp,
thông tin trên báo cáo kế toán quản trò có thể được trình bày trên các loại
báo sau đây :


Các báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch
:
Dự toán về : tiêu thụ, sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chungï, thành phẩm tồn kho
cuối kỳ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lưu chuyển
tiền tệ, thu nhập,bảng cân đối kế toán.


17
Các báo cáo phục vụ cho chức năng kiểm soát :
- Các báo cáo về chi phí và phân tích tình hình
thực hiện chi phí : Báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo tình hình thực
hiện đònh mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp, báo cáo tình hình thực hiện đònh mức chi phí chung khả
biến, báo cáo tình hình thực hiện đònh mức chi phí chung bất biến,
báo cáo giá thành sản phẩm.

- Báo cáo bộ phận.
- Báo cáo trung tâm trách nhiệm.
- Báo cáo phản ánh các thông tin thích hợp cho việc ra quyết đònh.




























18

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG
TY ĐỊA ỐC SÀI GÒN

I-Giới Thiệu sơ lược về Tổng công ty đòa ốc Sài gòn:
Tổng công ty Đòa ốc Sài gòn được thành lập theo quyết đònh số
7363/QĐ-UB-KT ngày 23/12/1997 của UBND Thành phố. Hồ Chí Minh.
Tổng công ty Đòa ốc Sài gòn hoạt động theo quyết đònh 90/TTg ngày
07/03/1994 và Điều lệ số 3326/QĐ-UB-KT ngày 26/06/1998, có tư cách
pháp nhân, có các quyền và nghóa vụ theo luật đònh, tự chòu trách nhiệm về

toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn Tổng công ty quản lý,
có tài sản, có quỹ tập trung, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc nhà
nước và các ngân hàng trong và ngoài nước.
Tổng công ty Đòa ốc Sài gòn có tên giao dòch là “ Real Estate
Corporation”, viết tắt là RESCO, trụ sở tại 94-96 Nguyễn Du Q1 TP. Hồ
Chí Minh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chủ yếu là kinh
doanh nhà, xây lắp, cho thuê kho bãi, kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngoài
ra còn có các hoạt động khác như : thiết kế, tư vấn, dòch vụ và cho thuê
văn phòng…..
Tổ chức quản lý điều hành hoạt động của Tổng công ty gồm có : Hội
đồng quản trò, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc ( văn
phòng Tổng công ty). Hội đồng quản trò thực hiện chức năng quản lý toàn
bộ hoạt động của Tổng công ty. Ban Tổng giám đốc thực hiện chức năng
điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty. Ban kiểm soát
thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trò giao về việc kiểm tra, giám sát
văn phòng Tổng công ty và các đơn vò thành viên trong hoạt động tài
chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, các Nghò quyết và quyết
đònh của Hội đồng quản trò. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của
Tổng công ty và chòu trách nhiệm trước Hội đồng quản trò và trước pháp
luật về điều hành hoạt động Tổng công ty.
Tổng công ty gồm 20 đơn vò thành viên là những đơn vò hạch toán
độc lập, có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính nhằm tăng cường
tích tụ, tập trung điều phối, phân công chuyên môn hóa và hợp tác liên
doanh để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Nhà nước giao, góp

19
phần ổn đònh thò trường, nâng cao khả năng quy mô và thực lực của các đơn
vò thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Ngoài ra, Tổng công ty còn có

các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài như : Cao ốc văn phòng cho thuê :
Habour View-35 Nguyễn Huệ, Ocean Palace - 80 Đông Du, Indochine Park
Tower- Xô Việt Nghệ Tónh, Sài gòn Sky -20 Lê Thánh Tôn, Sài gòn
Centre, Liên doanh điện VAV-UNION. Hiện nay đang xúc tiến thành lập
Công ty cổ phần phát triển hạ tầng và công ty quản lý nhà.
Những thuận lợi, khó khăn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty những năm vừa qua :
Thuận lợi
:
Tổng công ty được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
nhà ở và tham gia quá trình đô thò hóa của Thành phố, do đó được sự
quan tâm sâu sát và sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân Tp. HCM, của
Bộ Xây dựng như được giao nhiều dự án, quỹ đất, trực tiếp thực hiện
các chương trình nhà ở theo kế hoạch của Thành phố.
Mặt khác, các công ty thành viên đã có quá trình và kinh
nghiệm trong lãnh vực xây dựng và lập dự án đòa ốc, do đó đã tạo
nhiều thuận lợi trong việc đònh hướng và phát triển Tổng công ty .

Khó khăn
:
Vào thời điểm Tổng công ty ra đời, cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ trong khu vực làm cho đầu tư trong lẫn ngoài nước giảm sút,
thò trường đòa ốc bò chựng lại, sức tiêu thụ bò giảm sút, khả năng
thanh toán của các tổ chức lẫn người dân chậm, chính vì thế đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty .
Các công ty thành viên tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, một
số công ty trực thuộc quận, huyện, một số công ty trực thuộc Sở nhà
đất nên có sự khác biệt rất lớn về trình độ quản lý, cán bộ, nguồn
vốn, cơ sở vật chất và quy mô hoạt động.
Vốn ít, vừa hạn chế các công ty thành viên trong việc đầu tư các

dự án đòa ốc có quy mô lớn, đồng thời cũng khó khăn trong công tác
đấu thầu xây lắp.
Cơ chế chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi trong lónh
vực đất đai, kinh doanh đòa ốc và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.



20


+ Một số chỉ tiêu mà Tổng công ty đã đạt được trong các năm qua :

Chỉ Tiêu Đơn vò tính 1998 1999

2000
1. Doanh Thu
2. Lợi nhuận thuần
3. Nộp ngân sách
4. Thu nhập bình
quân

1.000.000 đ
1.000.000 đ
1.000.000 đ
đ/người/tháng
860.380
57.295
115.998
1.117.000
791.000

53.900
85.600
1.250.000
996.000
55.600
75.500
1.300.000

II-Thực trạng hệ thống kế toán tại Tổng công ty đòa ốc Sài Gòn :
Bộ máy kế toán tại văn phòng Tổng công ty và các đơn vò thành viên
được tổ chức theo phòng, có kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kế toán chòu
trách nhiệm điều hành công tác tài chính kế toán tại đơn vò . Số lượng cán
bộ kế toán tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của từng đơn vò. Trình độ kế
toán tại các đơn vò thành viên không đồng đều . Tổ chức kế toán tại các
đơn vò thành viên chủ yếu là tập trung.
Chế độ kế toán được áp dụng tại Tổng công ty và các đơn vò thành
viên :
- Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Đơn vò sử dụng trong ghi chép kế toán : Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Phương pháp kế toán TSCĐ :
. Nguyên tắc đánh giá : theo nguyên giá.(giá mua thực tế+chi phí
vận chuyển, lắp đặt ban đầu)
. Phương pháp khấu hao : thực hiện theo Quyết đònh 166/1999/QĐ
-BTC của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao cơ bản TSCĐ. Đa số các công ty thành viên đều khấu hao
theo đường thẳng, ngoại trừ các Xí nghiệp bê tông tươi khấu hao
theo khối lượng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
. Nguyên tắc đánh giá : sử dụng giá thực tế trong ghi chép kế
toán đúng theo quy đònh của Nhà nước.

. Phương pháp xác đònh hàng tồn kho cuối kỳ : một số công ty
dùng phương pháp LiFo, một số dùng phương pháp FiFo.
. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên.


21
- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, trích lập và hoàn nhập
dự phòng : được thực hiện theo Thông tư 64-TC/TCDN ngày
15/09/1997 của Bộ tài chính.
- Phương pháp hạch toán doanh thu : theo quy đònh của Thông tư
63/1999/TT-BTC ngày 7/06/1999 về việc hướng dẫn quản lý doanh
thu và chi phí , giá thành sản phẩm, dòch vụ tại DNNN.
Văn phòng Tổng công ty và các đơn vò thành viên thực hiện chế độ
kế toán theo quyết đònh số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995
của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Một số công ty thành viên có hoạt động xây
lắp thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp được
ban hành theo quyết đònh 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính.
1 -Chứng từ kế toán :
Các công ty thành viên và văn phòng Tổng công ty thực hiện chế độ
chứng từ kế toán theo chế độ kế toán ban hành tại quyết đònh số 1141-
TC/QĐ/CĐKT, chứng từ kế toán lưu trữ tương đối khoa học, dễ theo dõi,
dễ kiểm tra, tuy nhiên còn một số tồn tại cần chấn chỉnh ở một số công ty
thành viên :
- Chứng từ gốc còn chưa đầy đủ, hoặc có nhưng chưa đảm bảo
tính pháp lý.
- Chưa lập đầy đủ chứng từ kế toán như : Biên bản giao nhận
Tài sản cố đònh, Thẻ Tài sản cố đònh, thẻ kho.
- Ở một số công ty thành viên, phiếu thu, phiếu chi đánh số thứ
tự theo công trình, hoặc chưa đầy đủ chữ ký.

- Chưa có bảng chấm công đối với nhân viên quản lý, chứng từ
ghi sổ không đánh số mà chỉ ghi ngày, hoặc không ghi đầy đủ
các nội dung theo mẫu quy đònh.
- Không đònh khoản trên phiếu thu, chi do đó rất khó khăn trong
công tác kiểm tra, kiểm soát.
- Tại một số công trình, khi thi công vật tư được xuất nhập trước,
sau đó mới lập phiếu nhập xuất vật tư sau.
- Chứng từ kế toán thanh toán ( hóa đơn mua hàng, phiếu nhập..)
ở đội thi công không đúng với khối lượng thực tế thi công. Hầu
hết các đơn vò có chức năng xây lắp đều khoán cho đội ( theo
tỷ lệ % giá trò dự toán công trình) .




22
2-Sổ sách kế toán :
Các công ty thành viên đều mở sổ sách kế toán theo chế độ kế toán
ban hành tại quyết đònh số 1141-TC/QĐ/CĐKT. Sổ sách được ghi chép,
cập nhật, cụ thể, rõ ràng. Đa số các công ty thành viên mở sổ sách phù hợp
với loại hình hoạt động của mình, do đó dễ dàng trong việc ghi chép sổ
sách kế toán. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều hình thức kế toán trong Tổng
công ty, một số công ty thành viên mở sổ sách kế toán theo hình thức
chứng từ ghi sổ, một số là hình thức nhật ký sổ cái, nhật ký chung.
Tuy có mở sổ tổng hợp và chi tiết để theo dõi, nhưng công tác ghi
chép và quản lý sổ sách kế toán ở các công ty thành viên còn tồn tại như
sau :
- Sổ kế toán chưa được đánh số, chưa đầy đủ chữ ký và đóng dấu giáp
lai theo quy đònh, do đó dễ dàng trong việc chỉnh sửa số liệu kế toán.
Một số công ty thành viên mở sổ kế toán không theo mẫu quy đònh.

- Mở chưa đầy đủ các sổ chi tiết như : sổ chi tiết tài sản cố đònh, sổ chi
tiết theo dõi công nợ…hoặc số liệu ghi chép sổ chi tiết không khớp
với sổ tổng hợp, sổ chi tiết không ghi đònh khoản nên rất khó kiểm
tra.
- Sổ tổng hợp có mở nhưng chưa ghi chép đầy đủ nội dung theo mẫu
quy đònh, có đơn vò không mở sổ cái hoặc có nhưng thiếu nhiều tài
khoản.
- Tuy có mở sổ theo dõi các khoản doanh thu, chi phí và tính toán kết
quả sản xuất kinh doanh theo chế độ Nhà nước quy đònh, song việc
phản ánh , ghi chép, hạch toán còn nhiều sai sót nên chưa phản ánh
đúng kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chưa lập bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sử
dụng máy thi công hoặc phân bổ chưa đúng theo quy đònh.
- Các công ty thành viên có hoạt động xây lắp
chưa mở đầy đủ các sổ như : sổ giá thành công trình, hạng mục
công trình xây lắp; sổ chi tiết sử dụng máy thi công, hoặc mở nhưng
không đúng theo biểu mẫu quy đònh.
- Mở sổ chi tiết công nợ theo từng công trình mà không quản lý công
nợ theo từng đối tượng (người mua, người bán).
- Cuối kỳ kế toán, chưa khóa sổ kế toán theo quy đònh (ngoại trừ sổ
quỹ), dẫn tới dễ dàng trong việc chỉnh sửa sổ sách kế toán theo ý
muốn chủ quan.


23
- Do chưa có sổ theo dõi chi tiết giá thành, doanh thu của từng dự án,
nên khó khăn trong việc theo dõi chi phí thực hiện đầu tư, xác đònh
lãi lỗ của từng dự án đòa ốc.

3-Hệ thống tài khoản kế toán :

Hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán kế toán được
các công ty thành viên áp dụng tương tự như trong ngành công nghiệp
được ban hành theo quyết đònh số 1141-TC/QĐ/CĐKT.


25

• Thực trạng hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòa ốc tại các công ty thành viên :




621,622,623 154 632 911 511 111,131,112..


(2)


(4)
(5) (7) (8)


627



(
1’)




112,111…
(1)





3331



335,338

641,642

(6)



(4’)


331


(3)










×