PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THẠCH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ KHỐI 2
Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU TOÁNTHỰC
HIỆN PHÉP CỘNG, TRỪ NHANH DẦN.
I. TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU:
Tình trạng chung đối với học sinh lớp Hai khi dạy phép cộng, trừ cho học sinh giáo
viên còn bắt gặp một số học sinh còn đếm ngón tay, ngón chân để tìm ra kết quả phép
toán. Có lớp năm, ba học sinh, có lớp một, hai học sinh,. . . . Hiện tượng đó chứng minh
rằng lớp đó còn một số học sinh chưa thuộc bảng cộng, trừ để vận dụng trong khi thực
hiện làm tính. Từ thực tế đó giờ dạy Toán của giáo viên gặp không ít khó khăn khi lên lớp
vì các học sinh này không đảm bảo được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của tiết học đề ra.
• Cụ thể học sinh khối lớp Hai gồm các em như sau :
_Hai
1
: Minh Nghĩa, Anh, Hoàng Khang.
_Hai
2
: Khang, Duy.
_Hai
3
: Thắm, Đạt, Phương.
_Hai
4
: Tiến, Hoàng Thuận, Sơn.
_Hai
5
: Nghĩa, Trung Hiếu, Ngọc Trường.
_Hai
6
: Tín, Trí, Thành
Tính tổng cộng cả khối gồm 17 học sinh/ 174 học sinh cả khối. Tỉ lệ 9,77% học sinh
còn yếu Toán.
II. CÁC BIỆN PHÁP CHUYỂN BIẾN ĐỐI TƯỢNG :
1. Đầu năm họp tổ chuyên môn lại, thống kê số lượng học sinh còn phải đếm ngón
tay, chân khi làm tính, điều ra nguyên nhân .
2. Thảo luận trong tổ, trao đổi kinh nghiệm và biện pháp để giúp những học sinh này
khắc phục dần hiện tượng đếm ngón tay ,ngón chân khi làm tính .Các biện pháp đó là :
a. Tăng cường cho học sinh làm toán trên bảng lớp trong giờ học có giáo viên
hướng dẫn .
b. Giao nhiệm vụ cho học sinh học thuộc bảng cộng, trừ sau từng tuần ,tháng ,có
kiểm tra của nhóm bạn bè và của giáo viên chủ nhiệm .
c. Họp PHHS ,thảo luận biện pháp phối họp trong việc giúp học sinh học thuộc
bảng cộng ,trừ đúng tiến độ theo lịch học phụ đạo giáo viên chủ nhiệm đề ra, giúp học sinh
làm thêm nhiều phép tính trong giờ tự học ở nhà .
d. Trong giờ học phụ đạo giáo viên ra đề kiểm tra việc rèn luyện cho học sinh, động
viên khen ngợi học sinh có tiến bộ
e. Sau mỗi tuần ,đối với học sinh chậm tiến bộ giáo viên cần kiên trì giúp học sinh
học lại bảng cộng trừ .Chỉ dẫn cách vận dụng là cố nhớ bảng cộng ,trừ khi thực hiện phép
tính .
f. Trong giờ học Toán chính khoá hoặc ôn tập :cần ra nội dung phù hợp với mức
độ của học sinh ,không áp đặt cho học sinh ,phải làm hết cả bài như học sinh khá giỏi .
g. Giáo viên cần đến tận bàn những học sinh này để hướng dẫn học sinh tập nhớ lại
bảng cộng ,trừ khi làm các phép tính .
h. Tập cho học sinh làm nhiều bài tính nhẩm .
i. Thời gian để giáo viên thực hiện kế hoạch giúp học sinh làm toán cộng, trừ
nhanh dần, thuộc lưu loát bảng cộng, trừ phải sắp xếp thực hiện xong khi kết thúc Học kì I
để sang Học kì II còn áp dụng các biện pháp tương tự cho học sinh khi làm nhân chia .
III. KẾT QUẢ :
Qua các biện pháp trên, cuối năm học Tổ khối 2 nhận thấy : các học sinh sau đây có thể
làm các phép tính cộng, trừ nhanh hơn vì các em đã không còn phải đếm tay khi làm
toán .Thái độ học tập của học sinh tự tin hơn, kết quả bài làm của học sinh tiến bộ rõ rệt .
Cuối năm 17 học sinh kỹ năng thuộc bảng cộng trừ để vận dụng trong thực hiện phép
tính . Cụ thể :
Hai
1
: Minh Nghĩa, Anh, Hoàng Khang .
Hai
2
: Khang, Duy
Hai
3
:Thắm, Đạt, Phương
Hai
4
:Tiến, Hoàng Thuận, Sơn
Hai
5
:Nghĩa, Trung Hiếu, Ngọc Trường
Hai
6
:Tín, Trí, Thành
Kết luận :Từ đó Tổ khối 2 xem đây là bài học kinh nghiệm để áp dụng cho việc rèn
học sinh yếu trong tính cộng, trừ ngày càng tiến bộ, bắt kịp mục tiêu của chương trình,
đảm bảo hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên tốt hơn .
BGH duyệt Thay mặt tổ khối hai
Tổ trưởng
TỪ THẾ DIỄM PHƯƠNG