Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 133 trang )


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––




PHẠM NGỌC THUỶ





CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
CHỦ YẾU CỦA TỈNH QUẢNG NINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ









THÁI NGUYÊN - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––




PHẠM NGỌC THUỶ




CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
CHỦ YẾU CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Hằng






THÁI NGUYÊN - 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Phạm Ngọc Thuỷ


S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ của Quý Thầy, Cô, bạn bè.
Trƣớc tiên tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Bùi Thị Minh Hằng, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng các Thầy, Cô Khoa Kinh tế, Phòng QLĐT Sau Đại học đã
hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về các điều kiện trong quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và cán bộ, công chức Sở Công Thƣơng,
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Hải quan, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp
thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn.
Và sau cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trƣờng
Đại Học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên trong thời gian
qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, thực sự cần thiết cho công việc
của tôi trên cƣơng vị công tác đƣợc giao.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



Phạm Ngọc Thuỷ

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Những đóng góp của luận văn 4
6. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1:
5
1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 5
1.1.1. Khái niệm cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 5
1.1.2. Phân loại hàng hóa xuất khẩu 5
1.1.3. Vai trò của cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 8
1.2. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 9
1.2.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 9
1.2.2. Đánh giá chất lƣợng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 9
1.2.3. Những nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 13
1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 19
1.3.1. Phát huy thế mạnh địa phƣơng, từng bƣớc theo kịp tốc độ phát triển
của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc và thế giới 19
1.3.2. Tăng cƣờng hiệu quả xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân
thanh toán của địa phƣơng 20
1.3.3. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyên môn hóa, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng 22


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.4. Tạo áp lực buộc các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của địa phƣơng trên
trƣờng quốc tế 23
1.3.5. Nâng cao chất lƣợng lao động của địa phƣơng, góp phần vào quá
trình phân công lao động quốc tế 23
23
1.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của một số quốc gia
trên thế giới 24
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 24
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 32
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh 41
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN
CỨU 43
2.1. Cách tiếp cận 43
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận 43
2.2 44
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu 47
2.3.1. Đo lƣờng về mặt chất lƣợng của cơ cấu hàng xuất khẩu 47
2.3.2. Đo lƣờng về mặt số lƣợng của cơ cấu hàng xuất khẩu 49
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ
YẾU CỦA TỈNH QUẢNG NINH 52
3.1. Những lợi thế và khó khăn của tỉnh quảng ninh trong hoạt động xuất
khẩu 52
3.1.1. K , điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh 52
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 53

3.2. Các văn bản luật pháp và chính sách của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh
đối với hoạt động xuất khẩu 56
3.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách biên giới chung 57

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về cửa khẩu 59
3.2.3. Hệ thống văn bản pháp luật về chính sách thƣơng mại giới áp dụng
cho tỉnh Quảng Ninh 59
3.2.4. Chính sách về trao đổi hàng hóa cƣ dân biên giới 61
3.2.5. Hệ thống văn bản pháp luật về thanh toán biên mậu 61
3.3. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của tỉnh
Quảng Ninh 62
3 62
63
3.3.3. Đánh giá chung về quá trình CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh 82
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM
2015 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 92
4.1. Bối cảnh trong và ngoài tỉnh tác động tới CDCCHXK của tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 92
4.1.1. Những lợi thế 92
4.1.2. Những khó khăn, thách thức 93
Ninh đến năm 2020 95
4.3. Những quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh 96
4.3.1. Mục tiêu, quan điểm, định hƣớng chung phát triển kinh tế, phát triển
ngành và xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 97

4.3.2. Quan điểm, định hƣớng CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020 100
2020 104
4.4.1. Nhóm giải pháp chung 104
4.4.2. Nhóm giải
105

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
4.4.3. Nhóm giải pháp thu hút và sử dụng vốn cho phát triển nhóm ngành
hàng có hàm lƣợng công nghệ, kỹ thuật cao 107
4.4.4. Nhóm giải pháp tiếp tục dành ƣu đãi và khuyến khích doanh nghiệp
mạnh mẽ hơn nữa để xuất khẩu theo định hƣớng CDCCHXK của tỉnh 107
4.4.5. Nhóm giải pháp liên quan đến việc nâng cao khả năng tiếp cận thị
trƣờng (xúc tiến xuất khẩu) 108
4.4.6. Xây dựng các trung tâm, viện nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới
phục vụ cho nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và các khu
công nghiệp tập trung sản xuất hàng xuất khẩu 116
4.4.7. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ CDCCHXK 116
4.4.8. Tăng cƣờng liên kết chuỗi trong các ngành hàng tạo điều kiện xuất
khẩu đạt hiệu quả nhất 117
N 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ tiếng Anh
Tên đầy đủ tiếng Việt
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thƣơng mại song phƣơng
CCHXK

Cơ cấu hàng xuất khẩu
CDCCHXK

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
NICs
Newly Industrialized Country
Nƣớc công nghiệp mới
ASEAN

The Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
USD
The United States dollar
Đô la Mỹ
SITC
Standard International Trade
Classification
Danh mục tiêu chuẩn ngoại thƣơng
UN
United Nation
Liên Hợp Quốc
UNCED
United Nations Conference
on Environment and
Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi
trƣờng và Phát triển
HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Points
Phân tích môi nguy và điểm kiểm
soát tới hạn
ISO
The International
Organization for

Standardization
Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn
Hóa
RCAI
Revealed Comparative
Advantage Index
Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu
R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
VAT
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Vai trò của đặc khu kinh tế với ngoại thƣơng Trung Quốc, 2009 28
Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan 34
Bảng 1.3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan 2007-2010 36

63

(2005 - 2012) 63
Bảng 3
(2005 - 2012) 63
Bảng 3.4: Số lƣợng của c
(2010 - 2013) 71
Bảng 3.5a: Khoảng cách giữa các nhóm hàng trong cơ cấu xuất khẩu (tính
trung bình cho cả giai đoạn 2005 - 2012) 72
Bảng 3.5b: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 72
Bảng 3.6: RCA của một số mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 74
Bảng 3.7: Kết quả tính hệ số tƣơng quan giữa các RCA của 5 nhóm mặt hàng
xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 77
Bảng 3.8: RCA và hệ số tƣơng quan giữa hai nhóm hàng thô, sơ chế và nhóm
hàng chế biến theo VSIC 93 (2006-2011) 78
Bảng 3.9: EXPY cuả tỉnh Quảng Ninh 2006-2011 (Trƣờng hợp các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh) 78
Bảng 3.10: Cơ cấu hàng xuất khẩu tỉnh Quảng ninh phân loại theo PRODY 80
Bảng 3.11: Biến động về giá trị tuyệt đối của tỷ trọng xuất khẩu và EXPY của
các nhóm hàng phân loại theo chỉ số PRODY 81
Bảng 3.12: Tỷ trọng c
PRODY cao nhất (2006 - 2011) 81
Bảng 3.13: Hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng của tỉnh Quảng dƣới các góc
độ của phát triển bền vững 85

2020 95
Bảng 4.2: Dự
(2014 - 2020) 96
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 97
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trƣởng GDP theo ngành của tỉnh Quảng Ninh các giai đoạn 98


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

1. Hình

Hình 1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu theo hàm lƣợng chế biến 8
Hình 3.1: Cơ cấu hàng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất
khẩu của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2003 - 2012 65
Hình 3.2: Cơ cấu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của tỉnh Quảng
Ninh, giai đoạn 2005-2012 68
Hình 3.3: Cơ cấu nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp xuất
khẩu của tỉnh Quảng Ninh (tính cả giá trị xuất qua các cửa khẩu
của tỉnh) 71
Hình 3.4: Tỷ trọng của hai nhóm hàng thô, sơ chế và nhóm hàng chế biến và
tinh chế tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2006-2011 76
Hình 3.5: Xu hƣớng biến đổi của tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng thô, sơ
chế và nhóm hàng chế biến, tinh chế của tỉnh Quảng Ninh theo
SITC (2006-2011) 77


2. Biểu đồ

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1985-2009) 25
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu Thái Lan trong giai đoạn 1990-2010 32


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam nói chung và nền kinh tế của các địa
phƣơng trong cả nƣớc có một nhiệm vụ chiến lƣợc hết sức quan trọng trong giai
đoạn hiện nay và các năm tiếp theo. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đã coi cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trƣớc
mắt và lâu dài, đƣa Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện
đại vào năm 2020. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các
ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng, các địa phƣơng; thúc đẩy cơ cấu lại
doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng; tăng nhanh giá trị nội địa, giá
trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế;
phát triển kinh tế tri thức; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, phát triển
kinh tế xanh. Đối với tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển
kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách đồng bộ, với thế mạnh của
ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp tổng hợp, thuỷ hải sản, dịch vụ du lịch sinh
thái và những sản phẩm đặc sản, có giá trị xuất khẩu lớn. Nghị quyết Đảng bộ
Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định nhiệm vụ nhƣ
sau: Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng
động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh
tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Tuy nhiên, hiện tại cơ cấu kinh tế của Tỉnh vẫn còn chƣa phù hợp và chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng của nền kinh tế trọng điểm ở phía Đông bắc Việt Nam. Việc
cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay
và tầm nhìn đến năm 2020.
Theo nhiều nghiên cứu kinh tế, bên cạnh việc thúc đẩy về mặt số lƣợng của
xuất khẩu, thì điều quan trọng hơn rất nhiều mà các quốc gia nói chung và các địa

phƣơng nói riêng đều hƣớng tới đó là việc hình thành một cơ cấu xuất khẩu có chất
lƣợng bao gồm c , có hàm lƣợng công nghệ cao và
chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ hàng hoá xuất khẩu. Cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo
hƣớng nâng cao chất lƣợng của cơ cấu hàng xuất khẩu có ảnh hƣởng tới tăng trƣởng
kinh tế của một địa phƣơ
Kassicieh, Suleiman (2002) nếu một quốc gia, một địa phƣơng có cơ cấu hàng xuất
khẩu có chất lƣợng tức là tỷ trọng của các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
trong rổ hàng hoá xuất khẩu thì sẽ chịu rủi ro thấp hơn từ những biến động thƣơng
mại toàn cầu. Thêm vào đó, nguồn lợi thu đƣợc từ xuất khẩu sẽ đƣợc nâng cao và
duy trì trong thời gian dài. Có thể nói đây mới là điều kiện đủ và là mục tiêu cần
hƣớng tới của xuất khẩu.
Thực tế đã cho thấy, các nƣớc tham gia vào thƣơng mại quốc tế đều hƣớng
tới sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của mình nhằm đạt đƣợc
lợi thế trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, một trong những khó khăn lớn nhất mà xuất
khẩu của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải là sự đến ngƣỡng của sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và sự đe dọa từ lợi thế so sánh trong xuất
khẩu sẽ không tồn tại mãi. Nhƣ vậy, tỉnh Quảng Ninh sẽ gặp khó khăn rất lớn trong
thời gian tới nếu không có sự cải tiến mạnh về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Đây
đƣợc xem là một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất trong chiến lƣợc cải cách
xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Mặt khác, có nhiều nhân tố tác động tới việc cơ cấu lại nền kinh tế của Tỉnh
và để cơ cấu lại nền kinh tế đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế, trong đó cần phải chú ý đến chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu. Mặc dù trong những năm qua tỉnh Quả
,

khả năng cạnh tranh yếu hoặc hiệu quả xuất khẩu rất thấp.
Vì vậy, phân t
Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của tỉnh Quảng Ninh
phƣơng pháp ph
cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, xây dựng các
phƣơng án và giải pháp chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhằm của
tỉnh theo hƣớng phù hợp đến năm 2020; góp phần quan trọng trong chiến lƣợc
phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2030.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tác động của các nhân tố tới chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
(CDCCHXK)
năm 2020.

- Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ cấu và chuyển dịch
cơ cấu mặt hàng xuất khẩu;
- ;
- Sử dụng các mô hình phân tích kinh tế, phƣơng pháp phân tích định lƣợng
để xác định mức độ tác động của các nhân tố tới CDCCHXK chủ yếu của tỉnh
Quảng Ninh; và dự báo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020;
- Đề xuất các nhóm giải pháp và các điều kiện cụ thể để áp dụng các giải
pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020; Khuyến nghị về mặt chính sách đối với Nhà nƣớc và Lãnh đạo tỉnh

để thực hiện thành công phƣơng án chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
trong điều kiện cụ thể đến năm 2020.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và
các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh
Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập dữ liệu liên quan
đến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2012; các giải pháp đến năm 2020.
Phạm vi về nội dung: Chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu
và các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
(phân theo nhóm các mặt hàng) của tỉnh Quảng Ninh; so sánh với một số tỉnh khác
trong nƣớc.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
5. Những đóng góp của luận văn
- Bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mang tính lý luận và thực
tiễn về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
- Phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với chuyển dịch cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất đƣợc hệ thống giải pháp hữu hiệu nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh, các điều kiện để thực hiện có hiệu
quả các giải pháp đó.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu quan trọng cho Lãnh đạo
tỉnh Quảng Ninh để xây dựng định hƣớng và chiến lƣợc đẩy mạnh xuất khẩu; tài

liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan.
6. Kết cấu của luận văn
4 chƣơng, nhƣ sau:
Chương 1. Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chương 2. Phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh
Chương 4. Định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1

1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Có nhiều nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất khẩu trong nƣớc cũng nhƣ ngoài
nƣớc, tuy nhiên khái niệm về cơ cấu hàng xuất khẩu ít đƣợc đƣa ra một cách
chính thống. Theo Nguyễn Hữu Khải (2007), thì có thể hiểu “Cơ cấu hàng xuất
khẩu là tổng thể các nhóm hàng, các mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim
ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tƣơng ứng và mối liên hệ hữu cơ tƣơng đối
ổn định hợp thành” [14].
Thực chất có thể hiểu nếu coi tổng thể hàng hóa xuất khẩu của một nƣớc là
một “rổ hàng hóa xuất khẩu”, trong rổ hàng hóa này có nhiều loại hàng hóa với
chủng loại, mẫu mã, và đặc tính sản phẩm khác nhau. Mỗi loại hàng hóa có vai trò
nhất định đóng góp về mặt số lƣợng cũng nhƣ giá trị cho rổ hàng hóa xuất khẩu.
Cũng phải nói thêm rằng ở đây ta chỉ xét đến cơ cấu hàng hóa hữu hình. Do vậy, có
thể hiểu cơ cấu hàng xuất khẩu là một tổng thể bao gồm nhiều loại hàng hóa hoặc
nhóm hàng xuất khẩu chiếm một tỷ lệ nhất định về mặt số lƣợng cũng nhƣ một tỷ

trọng nhất định trong tổng giá trị xuất khẩu của cả cơ cấu.
1.1.2. Phân loại hàng hóa xuất khẩu
1.1.2.1. Phân loại hàng hoá xuất khẩu căn cứ theo tiều chuẩn phân loại thế giới
Thứ nhất, hàng hóa đƣợc phân loại theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa
hàng hóa, gọi tắt là Hệ thống Hài hòa, viết tắt là HS (Harmoized Commodity
Description and Coding System) do tổ chức Hải quan thế giới (WCO) xây dựng để
phân loại hàng hóa hải quan vào năm 1972, đƣợc sửa đổi và ban hành chính thức
vào tháng 6/1983. Cơ sở của phân loại hàng hóa xuất khẩu của HS là dựa vào bản
chất của hàng hóa và đƣợc sắp xếp theo thứ tự mức độ sản xuất chế biến: nguyên
liệu thô, sản phẩm chƣa gia công chế biến, sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn
chỉnh [29]. Năm 1992, cơ quan thống kê của Việt Nam là Tổng cục Thống kê đã
ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phân theo tiêu chuẩn
HS chữ số và bổ sung sửa đổi ở cấp độ 8 chữ số vào năm 1997.
Thứ hai, phân loại theo Danh mục hàng hóa đƣợc phân loại theo tiêu chuẩn
ngoại thƣơng (Standard International Trade Classification- SITC) đƣợc ra đời vào
năm 1950 do Ban Thƣ Ký Liên Hợp Quốc xuất bản và đã qua ba lần sửa đổi vào các
năm 1969, 1975 và 1986. Hệ thống này ra đời nhằm mục đích sử dụng cho phân

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
tích thống kê kinh tế của các nƣớc, các tổ chức kinh tế cũng nhƣ so sánh về thƣơng
mại quốc tế giữa các quốc gia. Cơ sở của phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo
tiêu chuẩn SITC là dựa vào một số điều kiện nhƣ bản chất của hàng hoá và nguyên
vật liệu đƣợc sử dụng để sản xuất hàng hóa đó, qui trình sản xuất sản phẩm, thực tế
thị trƣờng và công dụng của sản phẩm, vai trò của hàng hoá trong thƣơng mại quốc
tế và sự thay đổi của công nghệ [9].
Ở cấp độ SITC 1 chữ số, hàng hóa xuất khẩu đƣợc chia làm 3 nhóm (United
Nation Statistic):

- Hàng thô mới sơ chế, gồm 5 nhóm: (i) Lƣơng thực, thực phẩm và động vật
sống; (ii) Đồ uống và thuốc lá; (iii) Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên
liệu; (iv) Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan; (v) Dầu mỡ, chất béo, sáp
động, thực vật
- Hàng chế biến hoặc đã tinh chế, gồm các nhóm: (i) Nhiên liệu, dầu bôi trơn
và những vật liệu liên quan; (ii) Dầu ăn, chất béo, sáp từ động vật, thực vật; (iii)
Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu; (iv) Hóa chất và các sản phẩm liên quan;
(v) Máy móc và các phƣơng tiện vận tải; (vi) Các loại hàng sản xuất nhƣ giầy dép,
đồ dùng sinh hoạt trong gia đình (chăn, đệm…), các dụng cụ để đựng (túi xách tay,
va ly,…), các thiết bị nghiên cứu chuyên dụng…
- Hàng hóa không thuộc các nhóm trên.
Ở Việt Nam, cơ quan thống kê đã áp dụng cách phân loại theo tiêu chuẩn
ngoại thƣơng (SITC REV 3) để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phân tích kinh tế
trong và ngoài nƣớc.
Có thể thấy, cách phân loại theo tiêu chuẩn SITC là phù hợp với mục đích
phân tích và so sánh về thƣơng mại quốc tế, cụ thể hơn là các phân tích về cơ cấu
hàng xuất khẩu, tính toán lợi thế so sánh.
Thứ ba, hàng hóa phân loại theo danh mục phân ngành hoạt động kinh tế tiêu
chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification of All Economic
Activities- ISIC) đƣợc cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc ban hành lần đầu tiên vào
năm 1954 và đƣợc sửa đổi vào các năm 1958, 1968 và 1989. Danh mục phân loại
này qui định rõ nội dung, phạm vi của từng ngành, từng lĩnh vực tham gia vào các
hoạt động kinh tế, làm căn cứ để xác định qui mô, vai trò đóng góp của từng ngành
và cơ cấu kinh tế của một quốc gia, và trong thống kê thƣơng mại nó đƣợc sử dụng
để phân loại hàng xuất khẩu theo nguồn gốc ngành sản xuất ra chúng [9]. Tại Việt
Nam, cơ quan Tổng cục Thống kê đã ban hành danh mục "Hệ thống Ngành Kinh tế
Quốc dân" dựa trên danh mục ISIC và danh mục hàng hóa xuất khẩu dựa trên cơ sở

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
số liệu chi tiết theo danh mục SITC (gọi tắt là VSIC) vào các năm 1993 và 1997.
Thứ tƣ, phân loại hàng hoá theo ngành kinh tế rộng (Broad Economic
Categories - BEC). Đây là danh mục phân loại do cơ quan Thống kê của Liên Hợp
Quốc ban hành nhằm mục đích phục vụ cho phân tích số liệu thống kê thƣơng mại
đối với hàng nhập khẩu. Trong đó hàng hóa đƣợc phân loại chia thành hàng hoá tƣ
liệu sản xuất, hàng hoá trung gian và hàng hoá tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam chƣa
tiến hành sử dụng cách phân loại hàng hóa nhập khẩu theo danh mục này. Do vậy,
việc phân tích hàng hóa nhập khẩu nhất là đối với nhập khẩu hàng hóa trung gian là
một khó khăn.
1.1.2.2. Phân loại cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tiêu chuẩn của Việt Nam
Một là, theo Niên giám thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đƣợc thống
kê, phân loại theo cơ cấu ngành kinh tế. Theo đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đƣợc chia
làm 3 nhóm hàng: (i) Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; (ii) Hàng công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; (iii) Hàng nông- lâm- thủy sản (một số nhóm hàng
nông sản, lâm sản và thủy sản đƣợc thống kê riêng biệt).
Quá trình CDCCHXK sẽ dịch chuyển từ nhóm nông - lâm -thủy sản sang
nhóm hàng công nghiệp nhẹ và cuối cùng là nhóm hàng công nghiệp nặng. Cơ cấu
hàng xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển sẽ chuyển dần từ nhóm nông lâm thủy
sản sang nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, trong khi đó cơ cấu
xuất khẩu của các nƣớc phát triển lại chủ yếu dựa vào nhóm hàng công nghiệp
nặng. Thông qua tỷ trọng giữa các nhóm hàng ngƣời ta có thể nhận biết đƣợc lĩnh
vực nào trong nền kinh tế quốc dân phát triển để có kế hoạch điểu chỉnh.
Hai là, cơ cấu hàng xuất khẩu phân loại theo hàm lƣợng chế biến của sản
phẩm: Đây là cách phân loại đƣợc đƣa ra trong Chiến lƣợc phát triển ngoại thƣơng
Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo đó, hàng xuất khẩu đƣợc chia làm 4 nhóm:
- Khoáng sản, ngoại trừ các nƣớc OPEC chỉ có các nƣớc phát triển có trình
độ thấp, đang thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu sản phẩm thô mới tập trung vào nhóm
hàng này. Nhóm hàng này đƣợc sản xuất hoàn toàn từ yếu tố tự nhiên, lao động khá

giản đơn và hầu nhƣ không có yếu có yếu tố công nghệ.
- Nông- lâm- thủy sản: nhóm hàng có sự kết hợp giữa các nguồn lực tự nhiên
với lực lƣợng lao động, với hàm lƣợng công nghệ thấp.
- Hàng chế biến chính: những sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ ổn định
nhƣng lao động lớn và kỹ năng thấp.
- Hàng chế biến cao: mang đặc điểm của thời kì công nghệ phát triển nhảy
vọt, có hàm lƣợng khoa học nghiên cứu và phát triển (R&D) và những kỹ năng lao

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
động phức tạp.

Điều kiện tự nhiên
Lao động
Công nghệ
Nhóm 1: Khoáng sản



Nhóm 2: Nông- lâm- thủy sản



Nhóm 3: Hàng chế biến chính



Nhóm 4: Hàng chế biến cao




Hình 1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu theo hàm lượng chế biến
Ngoài ra, có thể áp dụng cách phân loại mới theo các nghiên cứu gần đây
nhƣ phân loại theo mức độ phức tạp của hàng hóa xuất khẩu hoặc phân loại theo cơ
cấu chất lƣợng cơ cấu hàng xuất khẩu. Cách phân loại này sẽ tiếp tục đƣợc làm rõ ở
các phần sau của luận văn.
1.1.2.3. Phân loại cơ cấu hàng xuất khẩu theo nội dung của thương mại quốc tế
Theo đó, CCHXK đƣợc phân loại nhƣ sau:
- CCHXK đối với hàng hoá hữu hình và CCHXK đối với hàng hoá vô hình.
- CCHXK đối với hàng hoá gia công thuê cho nƣớc ngoài hoặc thuê nƣớc
ngoài gia công cho mình.
- CCHXK đối với hàng hoá thực hiện tái xuất khẩu.
- CCHXK đối với hàng hoá quá cảnh hoặc chuyển khẩu.
- CCHXK đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ.
- CCHXK đối với hàng hoá xuất khẩu ngƣợc.
Ngoài ra, đối với từng địa phƣơng (các tỉnh) có thể phân loại CCHXK theo
hai loại: (i) Những hàng hoá sản xuất từ địa phƣơng khác nhƣng xuất khẩu qua cửa
khẩu của địa phƣơng mình (đối với các Tỉnh có cửa khẩu: nhƣ Quảng Ninh, Hà
Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, …); (ii) Những hàng hoá do chính
địa phƣơng sản xuất để xuất khẩu. Hoặc có thể phân loại thành: (i) Nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực; (ii) Nhóm hàng xuất khẩu quan trọng; (iii) Nhóm hàng xuất khẩu chủ
yếu; (iv) Nhóm hàng xuất khẩu thứ yếu.
1.1.3. Vai trò của cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Một là, CCHXK sẽ phản ánh lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng xuất
khẩu của một địa phƣơng, một quốc gia. Bởi vì, từ lý thuyết thƣơng mại quốc tế cho
đến thực tiễn cơ cấu hàng xuất khẩu của các quốc gí thì khi các quốc gia có lợi thế
so sánh đối với sản phẩm họ sẽ tập trung chuyên môn hoá để sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm đó, đồng thời sẽ nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế so sánh.

Điều này, giúp các quốc gia tiết kiệm đƣợc chi phí và nâng cao khả năng tiêu dùng
cho ngƣời tiêu dùng của quốc gia đó so với khả năng mà quốc gia có thể sản xuất

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
đƣợc. Khi nhìn vào CCHXK sẽ phản ánh đƣợc lợi thế hay bất lợi thế của mỗi quốc
gia trong sản xuất hàng xuất khẩu.
Hai là, CCHXK sẽ cho biết định hƣớng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
từng địa phƣơng và từng quốc gia. Ngoài ra, CCHXK còn khẳng định tiềm năng về
phát triển nền sản xuất hàng hoá hƣớng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu.
Ba là, CCHXK có vai trò quan trọng quyết định chuyển đổi phƣơng thức sản
xuất, cách thức tổ chức sản xuất của địa phƣơng và quốc gia, tập trung nguồn lực
một cách hợp lý để phân bổ cho các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có lợi thế.
Bốn là, một CCHXK hợp lý sẽ tạo diều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp
phụ trợ phát triển, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ
trong nƣớc và quốc tế.
Năm là, CCHXK hợp lý sẽ tạo điều kiện xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm,
thƣơng hiệu của địa phƣơng, thƣơng hiệu quốc gia. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao
động, thay thế nhập khẩu, tránh lãng phí tài nguyên của từng địa phƣơng và quốc gia,
cài thiện cán cân thanh toán góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững.
Sáu là, CCHXK sẽ phản ánh khả năng hội nhập của nền kinh tế địa phƣơng,
của vùng và của cả đất nƣớc; nó phản ánh chính sách ngoại thƣơng mà mỗi địa
phƣơng, mỗi quốc gia áp dụng có hợp lý hay không. CCHXK phản ánh diện mạo và
tiềm năng phát triển của nền kinh tế.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Trong xu thế tự do hóa thƣơng mại, hầu hết các nƣớc đều theo đuổi chiến
lƣợc mở cửa, hƣớng về xuất khẩu ở một mức độ nào đó. Do đó mối quan hệ sản

xuất và xuất khẩu ngày càng trở nên chặt chẽ. Sản xuất với cơ cấu hợp lý sẽ đem lại
khả năng xuất khẩu có hiệu quả cao. Ngƣợc lại, xuất khẩu là động lực quan trọng
cải biến nền kinh tế, phát huy một cách tối đa, có hiệu quả các tiềm năng sản xuất
trong nƣớc, đồng thời khai thác đƣợc những lợi ích từ thị trƣờng thế giới. Do đó, cơ
cấu kinh tế sẽ không thể tách rời khỏi việc xuất khẩu những nhóm hàng, mặt hàng
với tỷ trọng là bao nhiêu. Đó chính là cơ cấu hàng xuất khẩu, vừa là mục tiêu vừa là
động lực để tổ chức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Do vậy, “Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là sự thay đổi của cơ cấu
hàng xuất khẩu từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với yêu cầu
phát triển” [14]
1.2.2. Đánh giá chất lượng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
, chuyển dịch về mặt số lƣợng và chất lƣợng của CCHXK.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
hai mặt của cơ cấu đó là số lƣợng và chất lƣợng. Nhƣ vậy, CDCCHXK cần phải xác
định cả mặt số lƣợng và chất lƣợng của CCHXK, theo đó:
(i) Số lƣợng của của cơ cấu hàng xuất khẩu: Có thể hiểu mặt số lƣợng của cơ
cấu xuất khẩu là giá trị xuất khẩu của từng loại hàng hóa thuộc cơ cấu và từ đó có
tổng giá trị của cả cơ cấu xuất khẩu. Hoặc số lƣợng của cơ cấu xuất khẩu đƣợc đo
bằng số lƣợng thực tế của hàng hóa xuất khẩu trong cơ cấu. Số lƣợng này đƣợc tính
theo đơn vị của từng loại hàng hóa.
(ii) Chất lƣợng của cơ cấu hàng xuất khẩu: Mayer và Wood (2001) đánh giá
chất lƣợng của rổ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia đƣợc xác định bằng tỷ trọng
của xuất khẩu các mặt hàng có hàm lƣợng lao động cao và các mặt hàng có hàm
lƣợng vốn cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó. Trong đó, các mặt
hàng có hàm lƣợng vốn cao đƣợc xác định là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao
nhƣ điện tử, máy móc thiết bị, dƣợc phẩm Các nƣớc có tỷ lệ vốn cao thƣờng thiên

về sản xuất các sản phẩm chế biến để xuất khẩu và ngƣợc lại sẽ thiên về sản xuất các
sản phẩm thô hay mới sơ chế để xuất khẩu [28]. Nhƣ vậy, một cơ cấu hàng hóa có
chất lƣợng là một cơ cấu có tỷ trọng của các mặt hàng có hàm lƣợng chế biến cao hay
có giá trị tăng cao phải chiếm ƣu thế trong tổng thể cơ cấu hàng xuất khẩu đó.
Một cách đánh giá khác về chất lƣợng hàng xuất khẩu đƣợc nêu ra trong
nghiên cứu của Weiss và Jinkang Zhang (2005) hay Hausmann và cộng sự (2005).
Các tác giả xây dựng cách đo lƣờng định lƣợng về chất lƣợng của cơ cấu hàng xuất
khẩu đó là chỉ số thể hiện mức thu nhập của xuất khẩu (level income of export) đối
với Sanjaya Lall, John Weiss và Jinkang Zhang (2005) là chỉ số SE và Hausmann,
Hwang, Rodrik (2005) là chỉ số EXPY [30], [32].
Theo cách đo lƣờng của Sanjaya và cộng sự (2005) chỉ số phức tạp của hàng
hóa xuất khẩu đƣợc tính nhƣ sau:
USk= ∑Yi* XKij/Xki (2)
Trong đó:
Yi: thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc xuất khẩu thứ j
XKij: xuất khẩu mặt hàng i của nƣớc j
XKi: xuất khẩu sản phẩm i của một tập hợp các nƣớc

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
USk: chỉ số thu nhập trung bình của sản phẩm xuất khẩu i
(%)100*
minmax
min
USUS
USUS
SE
k

(3)
Trong đó:
SE: mức độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu
USmin: mức thu nhập trung bình nhỏ nhất
USmax: mức thu nhập trung bình lớn nhất
Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (SE) sẽ có giá trị từ 0% đến 100
%. Chỉ số này cho biết mức thu nhập của xuất khẩu (level income of export). Chỉ
số này chính là phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thu nhập trung bình của hàng
hoá xuất khẩu với thu nhập trung bình nhỏ nhất và lớn nhất đối với hàng hoá
xuất khẩu. Nếu chỉ số này càng tăng thể hiện mức thu nhập trung bình từ xuất
khẩu của hàng hoá xuất khẩu càng lớn và ngƣợc lại nếu chỉ số này càng nhỏ thì
thể hiện mức thu nhập trung bình của hàng hoá xuất khẩu càng thấp. Chỉ số này
bằng không (0%) thể hiện mức thu nhập trung bình từ xuất khẩu bằng với mức
thu nhập trung bình nhỏ nhất, chỉ số này bằng 1 (hay 100%) tức là mức thu nhập
trung bình của hàng hoá xuất khẩu bằng thu nhập lớn nhất (hàng hoá xuất khẩu
có giá trị, chất lƣợng tốt nhất).
Có thể nhận thấy, sử dụng chỉ số Usk và SE có thể đánh giá và phân loại chất
lƣợng của sản phẩm xuất khẩu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tỷ trọng xuất
khẩu XKij/XKi cho thấy vai trò của sản phẩm i trong rổ hàng hóa xuất khẩu của tập
hợp các nƣớc cùng xuất khẩu sản phẩm i. Tuy nhiên chƣa thấy đƣợc vai trò của sản
phẩm i trong tổng xuất khẩu của một nƣớc thứ j và tƣơng quan trong tổng xuất khẩu
của tập hợp các nƣớc.
Một nghiên cứu sau đó của tập thể tác giả Hausmann, Hwang, Rodrik (2005)
đã tiếp tục nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất khẩu và xác định về chất lƣợng của cơ
cấu hàng xuất khẩu bằng việc xây dựng một chỉ số gọi là “mức thu nhập của nƣớc
xuất khẩu” (income level of a country‟s exports). Trƣớc tiên tác giả đƣa ra chỉ số
PRODY đƣợc tính cho từng sản phẩm xuất khẩu thể hiện mối quan hệ giữa mức thu
nhập bình quân với tỷ trọng xuất khẩu của một chủng loại hàng hóa nhất định hay
chỉ số này đo lƣờng mức độ phức tạp của một sản phẩm của một nƣớc và tiếp đến
nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lƣợng xuất khẩu của nƣớc j gọi EXPYj

Theo cách đo lƣờng của Hausmann và cộng sự (2005) chỉ số phức tạp của
hàng hóa xuất khẩu đƣợc tính nhƣ sau:

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
)4(*
/
/
j
jjk
jjk
k
Y
Xx
Xx
PRODY

Trong đó:
- PRODYk: chỉ số chất lƣợng của sản phẩm k xuất khẩu
- xjk/Xj: tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm k của nƣớc j trên tổng xuất khẩu của
nƣớc j (thể hiện vai trò hay tầm quan trọng của sản phẩm k trong tổng xuất khẩu của
nƣớc j).
- ∑(xjk/Xj): là tổng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm k của tập hợp các nƣớc xuất
khẩu sản phẩm j (thể hiện vai trò của sản phẩm k trong xuất khẩu của nƣớc j có so
sánh với tất cả các nƣớc khác cùng xuất khẩu sản phẩm k).
- Yj: thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc j.
, nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lƣợng xuất khẩu của nƣớc j gọi là
EXPYj.

)5(*EXPY
k
j
jk
j
PRODY
X
x

Sự thay đổi về mặt số lƣợng của CCHXK đƣợc thể hiện ở mặt số lƣợng đó là
có sự tăng lên về giá trị xuất khẩu, đồng thời trong cơ cấu chất lƣợng của các mặt
hàng cũng có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Sự thay đổi về mặt số lƣợng của
CCHHXK là điều kiện cần nhƣng chƣa phải là đủ vì sự tăng trƣởng về mặt số lƣợng
của CCHHXK cần phải đƣợc duy tr
về xuất khẩu (export fluctuation) trên thị trƣờng thế giới. Do vậy, bên cạnh việc
tăng lên về số lƣợng của cơ cấu hàng xuất khẩu cần phải có sự biến đổi về mặt chất
lƣợng của cơ cấu xuất khẩu để có thể đạt đƣợc hiệu quả thực sự của xuất khẩu.
Sự thay đổi về mặt chất lƣợng đƣợc thể hiện qua hai cách đánh giá: (i) sự
thay đổi của tỷ trọng của các mặt hàng có hàm lƣợng chế biến c
[30] sẽ tăng lên qua các năm.
Sự chuyển dịch về mặt chất của cơ cấu hàng xuất khẩu đƣợc biểu hiện theo
hƣớng nâng cao chất lƣợng của cơ cấu xuất khẩu hoặc trong nội bộ từng cơ cấu nhỏ
của hàng xuất khẩu và thƣờng đƣợc hiểu là việc nâng cao tỷ trọng của các nhóm
hàng có hàm lƣợng chế biến cao, hàm lƣợng chất xám cao hay mang lại giá trị gia
tăng cao và giảm tỷ trọng các sản phẩm chỉ ở giai đoạn sản xuất, gia công giản đơn

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

13

hay còn gọi là sản phẩm thô hay mới sơ chế. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
cũng đƣợc hiểu là sự chuyển dịch từ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao
động sang các sản phẩm sử dụng nhiều vốn nhƣ điện tử, máy móc thiết bị, sản phẩm
công nghệ phần mềm.
Nhƣ vậy, chất lƣợng của hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào hàm lƣợng công
nghệ, hay mức độ chế biến của sản phẩm mà hàm lƣợng chế biến của sản phẩm lại
phụ thuộc vào công nghệ sản xuất sản phẩm đó và cũng có thể nói, công nghệ sản
xuất sản phẩm cao tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao hay sản phẩm phức tạp.
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là sự tăng lên về mặt tỷ trọng của nhóm
hàng xác định trong cơ cấu. Cũng theo phân tích trên về chỉ số PRODY thì việc
tăng lên của chỉ số này theo thời gian khác nhau phản ánh sự tăng lên về mặt chất
lƣợng của hàng hóa hoặc nhóm hàng xuất khẩu và sự tăng lên về mặt giá trị của chỉ
số này là do hai yếu tố là tỷ trọng xuất khẩu và GDP bình quân đầu ngƣời của một
quốc gia nào đó. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của một nhóm hàng hóa lại đƣợc xác
định bằng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu và giá trị
xuất khẩu của nhóm hàng xuất khẩu đƣợc xác định nhƣ sau:
Tgi = Si x Pi (1)
; Si là
số lƣợng xuất khẩu hàng hóa i và Pi là đơn giá xuất khẩu (chƣa có thuế giá trị gia
tăng) của nhóm hàng hóa thứ i.
Nhƣ vậy, nguồn gốc của sự thay đổi của chỉ số PRODY hay EXPY có thể
quy về một trong các yếu tố là GDP bình quân hoặc số lƣợng hay đơn giá xuất
khẩu thay đổi.
1.2.3. Những nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
trong thƣơng mại quốc tế có thể đƣợc coi là nghiên cứu cơ cấu hàng xuất khẩu của
một nƣớc sẽ bao gồm các loại hàng hóa có “lợi thế tuyệt đối” tức là chi phí lao động
tiêu hao để sản xuất ra mặt hàng đó là thấp hơn một cách tuyệt đối so với mức tiêu
hao lao động để sản xuất ra cùng loại hàng hóa đó ở quốc gia khác. Nhƣ vậy, yếu tố
quyết định để một loại hàng hóa đƣợc xuất khẩu là chi phí lao động.
Tiếp đến, là lý thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo cũng có thể giải

thích về yếu tố mang tính quyết định đến CCHXK của một nƣớc sẽ bao gồm các
mặt hàng có “lợi thế so sánh” tức là việc sản xuất ra mặt hàng đó đƣợc coi là ít bất
lợi hơn sản xuất một mặt hàng khác và nƣớc này vẫn có thể xuất khẩu mặt hàng này
để đổi lấy mặt hàng mà mình bất lợi hơn. Yếu tố quyết định ở đây vẫn là lao động.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Haberler (1936) giải thích về lợi thế so sánh theo cách tiếp cận về chi phí cơ
hội. Khi đó nếu một trong hai quốc gia có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất
một sản phẩm thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng này. Chi phí sản xuất sản phẩm
ở đây không chỉ bao gồm lao động mà tất cả các nguồn lực khác và công nghệ. Nhƣ
vậy, có thể nói yếu tố quyết định cho cơ cấu hàng xuất khẩu theo lý thuyết này bao
gồm nhiều yếu tố thuộc về nguồn lực của một quốc gia đó là lao động, tài nguyên,
vốn và công nghệ.
- Ohlin (1995), viết tắt là
lý thuyết HO, có thể đƣợc coi là cơ sở
hàng sử dụng nhiều yếu tố dồi dào đó. Cụ thể, nếu giàu có về lao động thì sẽ xuất
khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, ngƣợc lại nếu giàu có về vốn thì sẽ xuất
khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng vốn cao trong cấu tạo sản phẩm. Nhƣ vậy, yếu tố
quyết định để hình thành cơ cấu hàng xuất khẩu theo lý thuyết HO chính là nguồn
lực của quốc gia đó mà ở đây là hai yếu tố là lao động và vốn. Trong cơ cấu xuất
khẩu sẽ bao gồm các mặt hàng chứa nhiều yếu tố dồi dào hơn là yếu tố không dồi
dào hay nói cách khác tỷ trọng của các mặt hàng này phải chiếm ƣu thế trong cơ cấu
xuất khẩu để mang lại lợi thế so sánh cho quốc gia đó trong thƣơng mại quốc tế.
Nhƣ vậy, lý thuyết H-O có thể là cơ sở cho các nƣớc xây dựng một cơ cấu
xuất khẩu cho mình. Tuy nhiên, có thể thấy đối với các nƣớc phát triển có lợi thế về
vốn và công nghệ thì cơ cấu xuất khẩu của họ sẽ bao gồm các sảm phẩm chứa nhiều
vốn và công nghệ, còn đối với các nƣớc đang phát triển nhu cầu vốn còn đang rất

lớn thì sản phẩm xuất khẩu của họ sẽ chủ yếu chứa nhiều lao động vì lao động
thƣờng là yếu tố mà các nƣớc này có lợi thế. Nhƣng một vấn đề đặt ra là, đây có
phải là một cơ cấu có chất lƣợng và có là một cơ cấu xuất khẩu bền vững trong dài
hạn đối với các nƣớc này hay không ?, Câu trả lời là không(theo lý thuyết về chất
lƣợng của cơ cấu hàng xuất khẩu). Do vậy, các nƣớc đang duy trì cơ cấu bao gồm
các hàng hóa dồi dào lao động cần phải có sự thay đổi hƣớng về việc nâng cao chất
lƣợng của cơ cấu này theo các nghiên cứu đã chỉ ra để đảm bảo nguồn lợi mang về
từ xuất khẩu trong dài hạn.
Nhƣ vậy, có thể nói các yếu tố quyết định đến cơ cấu hàng xuất khẩu của
một nƣớc mà các nghiên cứu trên nói đến chính là nguồn lực của các quốc gia hay
là điều kiện sản xuất trong nƣớc đáp ứng cho xuất khẩu.

×