Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Báo cáo thẩm định giá máy bơm cao áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page v

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ
MÁY MÓC THIẾT BỊ 2
1.1 MÁY MÓC THIẾT BỊ 2
1.1.1 Khái niệm về máy, thiết bị 2
1.1.2 Phân loại máy - thiết bị 2
1.1.3 Thị trƣờng máy, thiết bị 3
1.1.3.1 Khái niệm về thị trường máy, thiết bị 3
1.1.3.2 Phân loại thị trường máy, thiết bị 3
1.1.3.3 Các lực lượng tham gia thị trường máy, thiết bị 3
1.1.3.4 Các nhân tố tác động đến giá thị trường máy, thiết bị 4
1.1.4 Hao mòn máy, thiết bị 5
1.1.4.1 Khái niệm hao mòn 5
1.1.4.2 Phân loại hao mòn 5
1.1.4.3 Xác định chất lượng còn lại của MMTB 5
1.1.5 Khấu hao 6
1.1.5.1 Khái niệm khấu hao 6
1.1.5.2 Các phương pháp khấu hao 6
1.2 THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ 7
1.2.1 Khái niệm thẩm định giá máy, thiết bị 7
1.2.2 Cơ sở thẩm định giá 8
1.2.2.1 Cơ sở giá trị thị trường 8
1.2.2.2 Cơ sở giá trị phi thị trường 9
1.2.3 Các nguyên tắc thẩm định giá máy, thiết bị 10
1.2.4 Quy trình thẩm định giá máy, thiết bị 11
1.2.4.1 Khái niệm quy trình thẩm định giá máy, thiết bị 11


1.2.4.2 Quy trình thẩm định giá máy, thiết bị 11
1.2.5 Các phƣơng pháp thẩm định giá máy, thiết bị 12
1.2.5.1 Phương pháp chi phí 13
1.2.5.2 Phương pháp thu nhập 14
CHƢƠNG 2: THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY BƠM CAO ÁP 18
2.1 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP – CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÔNG NAM 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 18
2.1.1.1 Pháp lý hoạt động 18
2.1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page vi

2.1.1.3. Quan hệ hợp tác 19
2.1.2 Hoạt động thẩm định giá tại công ty 19
2.1.2.1. Công ty cung cấp các dịch vụ sau 19
2.1.2.2. Phục vụ cho các mục đích 19
2.1.2.3. Phương châm của Công ty 20
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY BƠM CAO ÁP 21
2.2.1 Nguyên tắc hoạt động của máy bơm cao áp 21
2.2.2 Phân loại máy bơm cao áp 23
2.2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu 24
2.2.3.1 Các bộ phận cấu thành máy 24
2.2.3.2 Các thông số kỹ thuật chính tạo nên giá trị máy 26
2.2.3.3 Các yếu tố thị trường 27
2.3 THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY BƠM CAO ÁP 27
2.3.1 Mô tả tài sản cần thẩm định 27
2.3.2 Mục đích thẩm định 28
2.3.3 Thời điểm thẩm định 28

2.3.4 Phƣơng pháp thẩm định giá 28
2.3.5 Kết quả 33
CHƢƠNG 3: CÁC TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
KẾT QUẢ ƢỚC TÍNH 35
3.1. CÁC THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THẨM
ĐỊNH 35
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 36
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
01
DCF
Discount Cash Flow
02
MMTB
Máy móc thiết bị
03
QĐ-BTC
Quyết định – Bộ Tài chính
04
SACC

South East Appraisal & Consulting Corporation
05
SLL
Suất sinh lời
06
STC-BVG
Sở Tài chính – Ban Vật giá
07
TB-BTC
Thông báo – Bộ Tài chính
08
TMCP
Thương mại cổ phần
09
TPCP
Trái phiếu Chính phủ
10
TT-BTC
Thông tư – Bộ Tài chính
11
VAT
Value added tax


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page viii

DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình
Trang
01
Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông
Nam (SACC).
18
02
Hình 2.2: Khẩu hiệu hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn và
Thẩm định giá Đông Nam
20
03
Hình 2.3: Cấu tạo của van kiểm tra.
22
04
Hình 2.4: Mô phỏng các kỳ hút và nén của bơm cao áp.
23
05
Hình 2.5: Bơm pít tông và cấu tạo bên trong.
24
06
Hình 2.6: Đầu bơm và các trục dẫn động bơm.
25
07
Hình 2.7: Các loại súng phun.
25
08
Hình 2.8: Một số loại đầu phun.
26

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong


Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Công nghệ bắn nước siêu cao áp để làm sạch bề mặt, thông qua việc sử dụng
bơm phun cao áp và siêu cao áp đang được áp dụng ngày càng rộng rãi với những
ưu điểm là sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ (nước biển), rất sạch, thân thiện với môi
trường và con người. Ở Việt Nam do chưa phải đóng phí xử lý chất thải nên chi phí
công nghệ bắn cát và hạt Nix rẻ hơn bắn nước, làm cho việc áp dụng công nghệ bắn
nước rất khó đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập sắp tới thì việc
áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường là cần thiết.
Thiết bị tạo ra dòng nước áp lực cao và siêu cao ở Việt Nam hiện tại còn khá
mới. Việc thẩm định giá trị máy móc của các tài sản công nghệ mới không chỉ giúp
nâng cao kiến thức chuyên môn về kỹ thuật của thiết bị mà còn là cơ sở để tạo ra
nguồn dữ liệu thiết thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Vì lí do đó,
chuyên đề đã chọn và tiến hành thẩm định một thiết bị có công năng trên, đây là
một loại tài sản mang tính thực tế cao và có thể phát sinh nhiều giao dịch.
2. Mục tiêu:
 Áp dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
 Xem xét các điều kiện áp dụng phương pháp chi phí và phương pháp thu
nhập vào tài sản thực tế.
 Hiểu được các khó khăn, hạn chế khi tiến hành thẩm định thực tế và đề xuất
các giải pháp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành thẩm định Máy bơm phun cao áp
Monsoon 350 bar.
 Ước tính giá trị thị trường máy thông qua các lý thuyết có liên quan, thông
tin kỹ thuật, giá cả so sánh tại thị trường Việt Nam trong năm 2013.
4. Phƣơng pháp:

 Phương pháp chi phí thay thế.
 Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu – DCF.
5. Cấu trúc chuyên đề:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thẩm định giá trị máy móc thiết bị.
 Chương 2: Thẩm định giá máy bơm cao áp
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kết quả ước tính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 2

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ
MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.1 MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1.1.1 Khái niệm về máy, thiết bị:
Máy:
 Máy bao gồm các máy đơn chiếc hay dây chuyền sản xuất. Máy móc là một
loại thiết bị có sử dụng các lực cơ khí, cấu tạo từ nhiều bộ phận và có một chức
năng nhất định, thực hiện một công việc nào đó.
 Máy bao gồm các bộ phận: bộ phận động lực, bộ phận truyền dẫn, bộ phận
chức năng.
Thiết bị:
Thiết bị là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của
máy móc. Xu thế phát triển của thiết bị là ngày càng nhỏ gọn và đa năng có thể
liên kết với nhiều thiết bị khác.
1.1.2 Phân loại máy, thiết bị:
Căn cứ vào tính thông dụng và tính đặc thù của máy, thiết bị:
 Máy, thiết bị không chuyên dùng: Là những máy, thiết bị thường được trao
đổi phổ biến trên thị trường, do đó việc thu thập thông tin về giá cả thị trường
tương đối thuận lợi.
 Máy, thiết bị chuyên dùng: Do đặc điểm thiết kế, tính năng sử dụng đặc biệt

của máy, thiết bị chuyên dùng nên chúng thường không được trao đổi, mua bán
phổ biến trên thị trường. Do đó, việc thu thập thông tin về giá cả thị trường của
máy, thiết bị chuyên dùng là khó.
Căn cứ vào công năng của máy, thiết bị:
 Máy, thiết bị động lực: Máy phát động lực, máy phát điện.
 Máy, thiết bị công tác: Máy công cụ, thiết bị luyện kim, máy, thiết bị cho
ngành dệt, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, hương liệu,…
 Thiết bị và phương tiện vận tải.
 Dụng cụ đo lường thí nghiệm: Thiết bị điện, điện tử, quang học,…
 Dụng cụ quản lý: Thiết bị tính toán, máy móc thiết bị thông tin, phần mềm
tin học phục vụ quản lý,…

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 3

Căn cứ vào chế độ hạch toán kế toán:
 Tài sản cố định: Theo chế độ tài chính kế toán nước ta hiện nay (Quyết định
số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính), máy, thiết bị được coi
là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn sau: Có thời gian sử dụng
từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
 Tài sản lưu động: Những máy, thiết bị không thỏa mãn 2 tiêu chuẩn trên
được coi là công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động.
1.1.3 Thị trƣờng máy, thiết bị:
1.1.3.1 Khái niệm về thị trường máy, thiết bị:
Thị trường máy, thiết bị là môi trường trong đó người mua và người bán tác
động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc mua bán máy, thiết bị thông qua cơ chế giá.
Thị trường máy, thiết bị có thể là thị trường trong nước hay thị trường thế giới.
1.1.3.2 Phân loại thị trường máy, thiết bị:
Thị trường máy, thiết bị mới:

Là thị trường giao dịch các máy, thiết bị còn mới chưa qua sử dụng. Hiện nay
trên thế giới đây là thị trường cung ứng sản phẩm công nghệ với tính năng ngày
càng ưu việt: ít tốn năng lượng, ít tiêu hao nguyên vật liệu, nhỏ gọn, mang tính tự
động hóa cao. Đây là thị trường chủ yếu cung cấp máy, thiết bị cho các xí nghiệp
ở các nước phát triển.
Thị trường máy, thiết bị đã qua sử dụng:
Là thị trường các máy, thiết bị đã qua sử dụng. Trên thế giới đây là thị trường
chủ yếu cung ứng máy, thiết bị cho những nước đang phát triển và kém phát triển.
1.1.3.3 Các lực lượng tham gia thị trường máy, thiết bị:
Nhà sản xuất máy, thiết bị:
Đây là các doanh nghiệp sản xuất máy, thiết bị; họ là những nhà cung cấp
máy, thiết bị mới hoặc tân trang phục hồi máy, thiết bị đã qua sử dụng rồi đưa ra
bán; họ là những người bán máy, thiết bị.
Người tiêu dùng máy, thiết bị:
Đây là các doanh nghiệp sử dụng máy, thiết bị để phục cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của họ hay nhu cầu cá nhân; họ là người mua máy, thiết bị.
Công ty chuyên doanh máy, thiết bị:
Họ là người đảm trách vai trò phân phối hoặc môi giới giữa người mua và
người bán máy, thiết bị. Để giúp cho việc mua bán được nhanh chóng, giảm bớt
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 4

được thời gian, chi phí cho người mua, người bán. Họ có thể là các công ty kinh
doanh máy, thiết bị đa ngành và chuyên ngành.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng:
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng giữ vai trò quan trọng trên thị trường
máy, thiết bị đặc biệt là máy, thiết bị xuất nhập khẩu. Họ là người bảo lãnh cho
việc thanh toán tiền mua bán máy, thiết bị được nhanh chóng, tiện lợi qua việc
mở và thanh toán tín dụng thư.

Các công ty cho thuê tài chính:
 Cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung dài hạn, mới được áp dụng ở
Việt Nam (từ năm 1995). Theo hình thức này thì công ty cho thuê tài chính sẽ
dùng vốn của mình để mua tài sản thiết bị theo đúng danh mục và số lượng mà
người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.
 Khi hết hạn hợp đồng, người đi thuê được quyền lựa chọn phương án xử lý
tài sản thiết bị đi thuê:
 Mua tài sản thiết bị thuê theo giá trị còn lại (theo giá cả được xác định
trong hợp đồng).
 Kéo dài thời hạn thuê tài sản, thiết bị.
 Tr ả lại tài sản, thiết bị cho công ty cho thuê tài chính.
 Trong thực tế, để hạn chế rủi ro tín dụng và đảm bảo thu hồi nguồn vốn,
các công ty cho thuê tài chính chỉ đưa ra một phương án là bán tài sản
thiết bị cho người đi thuê khi kết thúc hợp đồng và phương án này mang
tính chất bắt buộc.
1.1.3.4 Các nhân tố tác động đến giá thị trường máy, thiết bị:
Cung cầu:
 Các nhân tố tác động đến cầu:
 Tăng trưởng kinh tế: Sẽ kích thích đầu tư nên tăng cầu về máy, thiết bị;
dẫn đến thu nhập quốc dân tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng và do đó yêu cầu
phải sản xuất từ đó tăng cầu về máy, thiết bị.
 Toàn cầu hóa nền kinh tế: Dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
quốc tế thông qua việc giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản xuất để có
thể tồn tại trên thị trường. Do đó làm tăng nhu cầu đổi mới công nghệ
máy, thiết bị.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 5

 Công nghiệp hóa nền sản xuất: Quá trình công nghiệp hóa nền sản xuất ở

các quốc gia đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển
cũng là quá trình thúc đẩy cầu về máy, thiết bị tăng.
 Các nhân tố tác động đến cung:
 Tăng trưởng kinh tế: Không chỉ thúc đẩy cầu mà còn phát triển cả cung về
máy, thiết bị.
 Toàn cầu hóa nền kinh tế: Tác động đến cầu qua đó thúc đẩy cung máy,
thiết bị tăng.
 Công nghiệp hóa nền sản xuất: Đòi hỏi phải tăng cung máy, thiết bị để đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Phát triển của khoa học kĩ thuật:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật làm phát sinh hiện tượng hao
mòn vô hình, nghĩa là do năng suất lao động được nâng cao nên có thể sản xuất
được các loại máy, thiết bị mới có cùng tính năng, công dụng như máy, thiết bị
trước nhưng giá thành lại rẻ hơn.
1.1.4 Hao mòn máy, thiết bị:
1.1.4.1 Khái niệm hao mòn:
Hao mòn tài sản cố định: Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản
cố định do tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của
tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật,… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Hao mòn lũy kế: Là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến
thời điểm báo cáo.
1.1.4.2 Phân loại hao mòn:
Hao mòn hữu hình: Là hao mòn và hư hỏng theo gian do thời tiết, sử dụng và
do chế độ bảo dưỡng kém.
Hao mòn vô hình: Là hao mòn do giá trị của máy, thiết bị giảm tương đối do
sự thay đổi công nghệ.
1.1.4.3 Xác định chất lượng còn lại của MMTB:
Thẩm định viên căn cứ theo hiện trạng thực tế của tài sản tại thời điểm thẩm
định, các chứng từ tài liệu cung cấp thông tin về tài sản và theo quy định hiện hành
về xác định chất lượng còn lại,…để đưa ra quyết định chính xác nhất.



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 6

1.1.5 Khấu hao:
1.1.5.1 Khái niệm khấu hao:
Khấu hao: Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
của máy, thiết bị vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của
máy, thiết bị.
Nguyên giá tài sản: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
có máy, thiết bị tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng,
bao gồm:
 Giá mua thực tế cùa máy móc;
 Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử;
 Lãi vay ngân hàng (phần vay để mua máy thiết bị nếu có);
 Thuế và các khoản phải nộp (Lệ phí trước bạ, ).
Khấu hao lũy kế: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất,
kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
Giá trị còn lại của tài sản theo sổ sách: Là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố
định và số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế) của tài sản cố định tính đến
thời điểm báo cáo.
1.1.5.2 Các phương pháp khấu hao:
Có nhiều phương pháp khấu hao khác nhau, nhưng trong chuyên đề này chỉ
trình bày phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (tuyến tính):
 Các tài sản nói chung thì có vòng đời một số năm và sẽ bị mất giá trị qua thời
gian. Giai đoạn giá trị của máy móc công ty bị mất giá trị như vậy là một khoản
chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và hầu hết doanh

nghiệp sẽ khấu hao khoản chi phí đó theo từng năm.
 Nếu chúng ta giả thiết: Giá trị tài sản bị hao mòn qua mỗi năm và giá trị hao
mòn từng năm là bằng nhau thì chúng ta sử dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
 Theo phương pháp khấu hao đường thẳng chúng ta có:
 Tổng khấu hao = Chi phí mua tài sản – Giá trị phế liệu.
 Giá trị khấu hao từng năm.
Giá trị khấu hao từng năm = Nguyên giá tài sản cố định / Thời gian sử dụng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 7

Giá trị khấu hao từng năm = (Chi phí mua tài sản - Giá trị thu hồi) / Thời gian sử dụng.
 Tỷ lệ khấu hao = Giá trị khấu hao hằng năm / Tổng giá trị khấu hao * 100.
 Khấu hao lũy kế: Khấu hao lũy kế sau k năm bằng k lần khấu hao lũy kế
hằng năm.
 Giá trị còn lại của tài sản vào cuối năm thứ k = Chi phí mua tài sản – Khấu
hao tích lũy.
Lưu ý: Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay
đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố
định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định
lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử
dụng đã đăng ký trừ đi thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.
1.2 THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ:
1.2.1 Khái niệm thẩm định giá máy, thiết bị:
Thẩm định giá máy, thiết bị là sự ước tính giá trị của một máy, thiết bị cụ thể
vào thời điểm nhất định tại một địa điểm nhất định cho một mục đích nhất định.
Một số khái niệm khác:
 Giá cả: Là một số tiền nhất định yêu cầu chào bán hay thanh toán cho một
hàng hóa, dịch vụ. Giá cả thanh toán thể hiện sự giao nhau giữa cung và cầu.

 Giá trị: Thể hiện qua giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu,
mức giá đó thể hiện khả năng lớn nhất đi đến thỏa thuận mua bán giữa bên mua
và bên bán. Giá trị tạo nên giá cả dựa trên những giả thiết mà người mua và người
bán dễ đi đến thỏa thuận nhất.
 Chi phí: Là hao phí như chi phí vật tư, lao động, chi phí giám sát, quản lý
hành chính,…để tạo ra sự hữu ích của máy, thiết bị. Trong một số trường hợp, chi
phí có thể dùng để đo lường giá trị.
 Chi phí lịch sử: Chi phí thực tế khi mua và đưa vào sử dụng máy, thiết bị
mang tính lịch sử và không phải là giá trị thị trường tại thời điểm thẩm định giá.
Theo thuật ngữ kế toán chi phí lịch sử được gọi là nguyên giá bao gồm giá mua
cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt, huấn luyện sử dụng (nếu có).
 Hao mòn hữu hình: Là hao mòn và hư hỏng theo thời gian do thời tiết, sử
dụng và do chế độ bảo dưỡng kém.
 Hao mòn vô hình: Hao mòn do giá trị của máy, thiết bị giảm tương đối do sự
thay đổi công nghệ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 8

 Khấu hao: Khấu hao máy móc thiết bị là việc tính toán và phân bổ một cách
có hệ thống nguyên giá của máy, thiết bị vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm
hình thành quỹ khấu hao để tái sản xuất máy, thiết bị. Giá trị máy, thiết bị theo sổ
kế toán bằng nguyên giá trừ khấu hao.
1.2.2 Cơ sở thẩm định giá:
1.2.2.1 Cơ sở giá trị thị trường:
Giá trị thị trường là tổng số tiền trao đổi ước tính về tài sản giữa một bên là
người bán, sẵn sàng bán tài sản với một bên là người mua, sẵn sàng mua tài sản vào
thời điểm thẩm định giá, sau quá trình tiếp thị công khai mà tại đó bên bán và bên
mua đều hành động một cách tự nguyện, thiện chí và hiểu biết lẫn nhau, trên thị
trường trao đổi một cách khách quan và độc lập.

Đánh giá giá trị thị trường đối với mục đích sử dụng hiện thời: Là giá trị mà
một người mua sẽ trả để có được tài sản đó, bởi đó là một phần của hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp hiện có.
 Giá trị thị trường cho mục đích sử dụng hiện thời của bất kỳ loại máy móc
nào cũng phản ánh giá trị của nó đối với người sở hữu hiện thời, coi như là một
phần nội tại của hoạt động kinh doanh của họ cùng với các lợi ích khi lắp đặt trên
cơ ngơi, nhà cửa của người sở hữu, do vậy giá trị thị trường cho mục đích sử
dụng hiện thời của bất kỳ loại máy móc thiết bị nào cũng không thể thấp hơn mức
giá cao nhất mà chủ sở hữu có thể nhận được khi họ phải bán máy móc thiết bị đó.
 Giá trị thị trường cho mục đích sử dụng hiện thời đối với bất kỳ loại máy
móc thiết bị nào cũng có thể được tính bằng cách thiết lập giá trị thay thế cơ bản
hiện thời của máy móc thiết bị đó và khấu hao giá trị này theo vòng đời hoạt động
kinh tế dự tính của máy từ khi còn mới, tuổi thọ của máy và giá trị còn lại ước
tính vào cuối vòng đời hoạt động của máy.
Thiết lập giá trị thay thế cơ bản:
 Nhân tố đầu tiên để thiết lập giá trị này là chi phí thay thế khấu hao mới của
máy móc thiết bị được nói đến. Đây cũng là phương pháp thông thường, là việc
thay thế các giá trị mới bằng cách tham khảo danh mục giá hiện hành hoặc liên hệ
với nhà sản xuất. Trong trường hợp máy móc thiết bị không còn được sản xuất
nữa, thì phải sử dụng chi phí mới của chiếc máy được sản xuất tương ứng gần đây
nhất, nhưng phải có điều chỉnh những sự khác biệt về các tiêu chí kinh tế kỹ thuật
nếu chiếc máy tương ứng này đã có những thay đổi về công nghệ, kiểu dáng,…
nghĩa là phải khấu trừ bất kỳ giá trị tăng thêm nào.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 9

 Trong trường hợp loại máy móc thiết bị đã và đang bị công nghệ hiện đại
loại bỏ, hoặc công suất tương đương đang được sử dụng trong một chiếc máy
hiện đại với hiệu suất thấp hơn, thì giá trị thay thế thấp hơn của chiếc máy hiện

đại với hiệu suất thấp hơn, và như vậy giá trị thay thế thấp hơn của chiếc máy
hiện đại đó phải được sử dụng như giá trị cơ bản (giá trị ban đầu). Mức điều chỉnh
cần thiết chi phí thay thế mới đối với chiếc máy tương đương được xác định khi
có được giá trị ban đầu chính xác của máy móc thiết bị đã bị lạc hậu đối với giá
trị sử dụng hiện thời. Không có một hướng dẫn cứng nhắc nào để đánh giá giá trị
ban đầu này, phải cẩn thận xem xét mỗi một giá một cách công bằng.
1.2.2.2 Cơ sở giá trị phi thị trường:
Mặc dù phần lớn hoạt động thẩm định giá là dựa trên cơ sở giá trị thị trường,
tuy nhiên có những tình huống đặc biệt (riêng biệt) việc thẩm định giá phải dựa trên
giá trị phi thị trường.
Thẩm định viên và người sử dụng dịch vụ thẩm định phải phân biệt rõ sự
khác nhau giữa giá trị thị trường và giá trị phi thị trường để đảm bảo đưa đến kết
quả thẩm định giá khách quan.
Khái niệm:
Bên cạnh giá trị thị trường, giá trị của máy, thiết bị còn có thể được rút ra từ
lợi ích kinh tế thay thế hay những chức năng gắn với nó, hay phản ánh những
biểu hiện thị trường không điển hình hay không bình thường. Đó là giá trị được
thể hiện dựa trên cơ sở phi thị trường.
Một số cơ sở trị khác giá trị thị trường:
 Giá trị trong sử dụng: Là giá trị của máy, thiết bị khi nó đang được một đơn
vị cụ thể sử dụng cho một mục đích nhất định và do đó nó không liên quan tới thị
trường. Nó là cơ sở giá trị khi máy, thiết bị được thẩm định với tư cách là bộ phận
của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Loại giá trị này thể hiện ở một máy, thiết bị nhất định góp vào một doanh
nghiệp với tư cách là một bộ phận của tổng tài sản doanh nghiệp, không
tính đến giá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của nó cũng như số tiền mà nó
mang lại khi được mang ra bán. Xét trên giác độ kế toán, giá trị đang sử
dụng là giá trị hiện tại của dòng tiền mặt ước tính có thể mang lại trong
tương lai kể từ khi sử dụng một tài sản đến khi thanh lý tài sản.
 Giá trị đang sử dụng của máy, thiết bị có xu hướng cao hơn giá trị thị

trường của chúng khi doanh nghiệp đang kinh doanh phát đạt, thu được lợi
nhuận cao hơn so với doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm tương tự.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 10

Ngược lại, khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì giá trị sử dụng của
máy, thiết bị có xu hướng thấp hơn giá thị trường.
 Giá trị đầu tư: Là giá trị của một tài sản đối với một số nhà đầu tư nào đó cho
một dự án nhất định. Giá trị đầu tư của một tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn
giá trị thị trường của tài sản đó.
 Giá trị đặc biệt: Các yếu tố đặc biệt làm tăng giá trị tài sản lên trên giá trị thị
trường. Giá trị này chỉ thu hút mối quan tâm của một số ít khách hàng hoặc người
sủ dụng mà không thu hút sự quan tâm của nhiều người.
 Giá trị bán cưỡng chế: Là số tiền có thể thu được một cách hợp lý thông qua
việc bán tài sản trong phạm vi thời gian bị giới hạn, nên công tác tiếp thị thích
hợp cho việc bán tài sản không được đáp ứng.
 Giá trị bán đấu giá: Là khoản tiền mà người bán có thể mong đợi nhận được
tại một cuộc đấu giá được yết thị và quảng bá một cách rộng rãi, với giả định việc
mua bán được tổ chức tại địa điểm mà tất cả các tài sản trong danh mục chào bán
được đưa ra cùng một lúc.
 Giá trị phế liệu: Là số tiền thu được từ việc bán một tài sản dưới dạng phế
liệu mà không theo sự sử dụng của nó.
1.2.3 Các nguyên tắc thẩm định giá máy, thiết bị:
Sử dụng cao nhất và tốt nhất:
Sử dụng máy, thiết bị cao nhất và tốt nhất có thể hiểu một cách khái quát là
việc sử dụng sẽ đem lại khả năng sinh lợi hợp pháp và chắc chắn nhất vào thời
điểm thẩm định.
Tính hữu dụng:
Tính hữu dụng là một khái niệm tương đối và mang tính so sánh, không phải

là điều kiện tuyệt đối. Giá trị tài sản được ước tính thông qua việc đánh giá tính
hữu dụng trên phương diện các yếu tố pháp lý, cơ sở vật chất, kinh tế và môi
trường. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời.
Nguyên tắc đóng góp:
Mức độ mà mỗi bộ phận của máy, thiết bị đóng góp vào tổng thu nhập từ
toàn bộ tài sản có tác động đến giá trị của một máy, thiết bị. Nghĩa là lượng giá
trị mà mỗi bộ phận đóng góp vào giá trị của toàn bộ hệ thống, dây chuyền máy,
thiết bị.


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 11

Nguyên tắc thay thế:
Giá trị một máy, thiết bị có thể được đo bằng chi phí tạo ra hoặc mua một
máy, thiết bị khác có tính hữu ích tương tự.
1.2.4 Quy trình thẩm định giá máy, thiết bị:
1.2.4.1 Khái niệm quy trình thẩm định giá máy, thiết bị:
Quy trình thẩm định giá máy thiết bị là một kế hoạch thực hiện có tổ chức
và logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ; giúp
cho thẩm định viên có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể
tin cậy được.
1.2.4.2 Quy trình thẩm định giá máy, thiết bị:
Nhìn chung, quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như quy định
thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được
điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị.
Xác định vấn đề:
 Khảo sát thực tế máy, thiết bị, qua đó ghi nhận các đặc trưng về kĩ thuật,
công dụng, đặc điểm pháp lí.

 Xác định mục tiêu, phương pháp và các nguồn tài liệu cần thiết nào phục vụ
cho công việc thẩm định giá.
 Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức phí hợp lí thỏa thuận với
khách hàng và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định.
 Hợp đồng thẩm định giá.
Lập kế hoạch thẩm định giá:
 Cần có kế hoạch, trình tự thu tập tài liệu trên thị trường làm cơ sở để so sánh.
 Cần có kế hoạch phân tích dữ liệu thu thập được, tài liệu nào có thể sử dụng
được và tài liệu nào không sử dụng được.
 Lập đề cương báo cáo thẩm định được trình bày theo hình thức nào và lịch
thời gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để có thể hoàn thành báo cáo
thẩm định theo đúng tiến độ cho khách hàng.
Thu thập số liệu thực tế:
 Thu thập thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường Việt Nam liên
quan đến tài sản cần thẩm định giá.
 Phân biệt rõ nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu, thứ yếu và chi tiết.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 12

 Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định giá với những
thông tin về giá đã thu thập được, tài liệu nào có thể so sánh được và tài liệu nào
không so sánh được.
 Tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng thực tế và cần được giữ bí mật,
không được phép công khai.
Vận dụng số liệu thực tế và phân tích:
 Xác định mức độ hao mòn của tài sản.
 Phân tích cụ thể mức độ tác động của các yếu tố như: lạm phát, cung cầu có
thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá:

Chuẩn bị báo cáo thẩm định giá là bước cuối cùng để hoàn thành báo cáo
thẩm định giá. Mục đích của bước này là cố gắng chuẩn bị các thông tin cần
thiết, nhằm truyền đạt kết quả thẩm định và các kết luận của nhà thẩm định đến
người sử dụng thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Lập báo cáo thẩm định giá:
Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm cuối cùng của toàn bộ công việc thẩm định
giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng nghề nghiệp của nhà thẩm định giá.
1.2.5 Các phƣơng pháp thẩm định giá máy, thiết bị:
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng trong
thực hành thẩm định giá máy, thiết bị. Để lựa chọn được phương pháp thẩm định
giá phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
 Loại tài sản là máy, thiết bị cần thẩm định giá.
 Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy của
các thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trường vào công việc
thẩm định giá.
 Mục đích của công việc thẩm định giá: để mua bán, cho thuê, tính thuế, để
bảo hiểm hay để đầu tư mới,
 Các phương pháp thẩm định giá là máy, thiết bị được áp dụng trong chuyên
đề này bao gồm:
 Phương pháp chi phí.
 Phương pháp thu nhập.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 13

1.2.5.1 Phương pháp chi phí:
Khái niệm:
 Là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên chi phí tạo ra
một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá.

 Phương pháp chi phí được hình thành từ nguyên tắc thay thế.
 Lý luận đằng sau phương pháp chi phí là nguyên tắc thay thế: Một người
mua khôn ngoan sẽ không trả tiền nhiều hơn chi phí để có tài sản với tiện ích
tương tự. Nguyên tắc này có thể được sử dụng đối với một tài sản đơn lẻ hoặc cả
nhà máy.
Phạm vi áp dụng:
 Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng.
 Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm.
 Là phương pháp của người đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu.
 Thường được sử dụng như phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp
thẩm định giá khác.
Phân loại:
 Giá trị thay thế, phục hồi:
Giá trị thay thế, phục hồi bằng giá trị mới được định nghĩa là chi phí tái
xây dựng hoặc thay thế cái cũ bằng cái mới và do vậy chi phí mà thẩm định
viên có được sẽ dùng cho các tài sản thay thế hiện thời với những thiết bị
giống hoặc gần giống như vậy theo giá mới của nhà sản xuất, trong đó có
tính đến các nhân tố như:
 Chi phí vận chuyển;
 Tỷ giá hối đoái;
 Chi phí lắp đặt;
 Tiền thiết kế và hoa hồng;
 Chi phí trả trực tiếp như phí tư vấn cho kỹ sư (nếu có).
Hội đồng các công ty bảo hiểm của Australia đã định nghĩa giá trị thay
thế, phục hồi như sau:
“Đó là khoản chi phí cần thiết kế thay thế, sữa chữa hoặc sản xuất lại máy
thiết bị đảm bảo điều kiện tương đối giống như cũ nhưng không được tốt hơn
(điều kiện của nó) khi thay thế, sữa chữa hoặc sản xuất mới”.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong


Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 14

Đối với bảo hiểm có hai nguyên tắc, thứ nhất là cái mới thay thế cái cũ và
vấn đề thứ hai là bồi thường.
Thẩm định để bồi thường phải trình bày số tiền tương ứng chi phí thay thế
máy móc thiết bị trong điều kiện có thể so sánh được với tài sản hiện đang
có. Thiết lập mức giá trung gian hiện thời và cộng thêm chi phí lắp đặt mới
và tiền hoa hồng. Khấu hao giá trị phục hồi bằng giá trị mới.
 Chi phí tái tạo (phục hồi):
 Khái niệm: Là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy,
thiết bị thay thế giống hệt như máy, thiết bị mục tiêu cần thẩm định, bao
gồm cả những điểm đã lỗi thời của máy, thiết bị mục tiêu đó.
 Nói cách khác, chi phí tái tạo máy, thiết bị là bản sao chính xác của máy
thiết bị nguyên bản về nguyên vật liệu, thiết kế chất lượng tay nghề có tính
đến các sai lầm của thiết kế và tính không hiệu quả hoặc lỗi thời của nó.
 Chi phí thay thế:
 Khái niệm: Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy,
thiết bị có giá trị sử dụng tương đương với máy, thiết bị mục tiêu cần thẩm
định theo hướng theo đúng hướng những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo
hiện hành.
 Đặc điểm: Cách tính này dựa trên cơ sở việc sử dụng các kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại để sản xuất ra máy, thiết bị có giá trị sử dụng tương tự máy,
thiết bị cần thẩm định, trong đó các bộ phận có chức năng lỗi thời đều bị
loại bỏ.
 Ưu điểm: Cách tính chi phí thay thế tính toán dựa trên sự tiêu hao vật liệu
và sử dụng kỹ thuật hiện hành nên đã đưa ra số liệu về giá máy, thiết bị
thấp hơn cách tính chi phí tái tạo ra máy, thiết bị đó, vì nó không tính đến
các chi phí tạo ra các bộ phận lỗi thời, không cần thiết. Do đó, nó được coi
là cách tính có tính thực tiễn cao hơn so với cách tính chi phí tái tạo.
1.2.5.2 Phương pháp thu nhập:

Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu – DCF.
Khái niệm:
Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật dòng tiền chiết khấu là phương pháp
mà theo đó giá trị của tài sản được tính bằng cách chiết khấu những dòng tiền kỳ
vọng với tỷ lệ chiết khấu đã được điều chỉnh rủi ro.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 15

Cơ sở:
Dựa vào tiền đề giá trị thị trường hiện hành của một tài sản bằng với giá trị
hiện tại của toàn bộ dòng tiền trong tương lai.
Nguyên tắc của phương pháp:
 Phương pháp dòng tiền chiết khấu đòi hỏi tất cả các giả định phải rõ ràng, tất
cả những biến số tác động đến dòng tiền kỳ vọng cần phải được lượng hóa một
cách rõ ràng.
 Phân tích dòng tiền chiết khấu tập trung vào thẩm định giá dòng tiền kỳ vọng
trong suốt thời gian nắm giữ đầu tư.
 Dự báo hoặc ước tính mức tăng trưởng hoặc giảm xuống trong tương lai phải
được chứng minh bằng những chứng cứ từ việc phân tích các thương vụ hoặc các
số liệu thực tế khác sẵn có mà vào ngày dòng tiền chiết khấu được thực hiện.
Phạm vi áp dụng:
 Đây là phương pháp để thẩm định những tài sản tạo ra thu nhập và thường
được sử dụng trong việc thẩm định giá những tài sản thuộc nhóm đầu tư.
 Phân tích dòng tiền chiết khấu là một phương pháp kiểm tra phương pháp
vốn hóa khi thẩm định giá trị tài sản có tạo ra thu nhập.
Các giả định:
 Thời kỳ nắm giữ đầu tư hợp lý không quá từ 5 đến 10 năm, tùy theo từng
nhóm tài sản đầu tư.

 Nếu thời kỳ được đánh số, thì khởi đầu của kỳ dòng tiền phải được coi là
thời kỳ 0. Thu nhập hoặc chi tiêu có thể được tính vào thời kỳ 0 theo thời gian
thực tế của dòng tiền.
Cách tiếp cận:
 Tính tỷ lệ chiết khấu – chi phí cơ hội của vốn: có thể được ước tính bằng
cách so sánh lợi nhuận kỳ vọng từ tài sản với nhóm tài sản cạnh tranh như cổ
phiếu, trái phiếu.
Tỷ lệ chiết khấu = Tỷ suất lợi nhuận không rủi ro + Tỷ lệ bảo hiểm rủi ro + 

là mức rủi ro không hệ thống (hoặc là một biến số) không được tính đến
trong mức bảo hiểm rủi ro trên thị trường như những thay đổi tâm lý thị
trường địa phương và thiệt hại trong vị thế cạnh tranh.
Tỷ suất lợi nhuận không rủi ro: Đầu tư tài sản vào trung và dài hạn phải bỏ
vốn lớn, chi phí giao dịch tương đối cao và không dễ chuyển hóa thành tiền,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 16

do vậy tỷ suất lợi nhuận không có rủi ro nói chung được chấp nhận là trái
phiếu 10 năm của Chính phủ.
 Xác định thời kỳ nắm giữ đầu tư và các khoảng thời gian mà tất cả các dòng
tiền vào và ra.
 Ước tính dòng tiền ròng: Việc dự báo các dòng tiền dựa trên cơ sở giả định
ban đầu là trạng thái của thị trường tài sản là một hàm số của cầu và cung về tài
sản để kinh doanh, nó phụ thuộc vào mức tăng trưởng của nền kinh tế (nếu là máy
thiết bị nó còn phụ thuộc vào mức tăng trưởng của ngành).
 Sử dụng công thức sau để ước tính giá trị của tài sản:
PV=

Y

j
(1+r)
j

n
j=1
+
S
n
(1+r)
X
n
(1.1)
PV: là giá trị hay giá cả của vốn.
Y
j
:

là thu nhập ước tính trong năm j.
S
n
: giá cả bán lại ước tính trong năm n.
n: là thời kỳ nắm giữ.
r: tỷ lệ chiết khấu.
Yêu cầu:
 Các giả định là hiện thực (được đánh giá bằng phương pháp chuyên gia từ
những chứng cứ trên thị trường) và cơ cấu đúng.
 Dòng tiền thực theo định kỳ được dự báo cho suốt tuổi thọ của tài sản đầu tư
và được chiết khấu với chi phí cơ hội của vốn đã điều chỉnh rủi ro.
 Thẩm định viên phải nhận biết được xu hướng phát triển kinh tế và những

sức ép của thị trường và cũng cảnh báo về những thay đổi có tính chất chu kỳ tác
động đến những dự báo trong khoảng thời gian đã chọn lựa của bất kỳ phân tích
dòng tiền chiết khấu nào.
Ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Phương pháp này chứng minh rõ ràng kỳ vọng hợp lý về lợi nhuận đầu tư,
những tác động có thể của những sự đổi mới đến đầu tư và thời điểm mà
một nhà đầu tư có thể đạt tới mức tiềm tàng của các thương vụ bán tối ưu.
 Phân tích dòng tiền chiết khấu có những ưu điểm hơn so với phương pháp
vốn hóa thu nhập:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 17

 Quy trình của quá trình dòng tiền chiết khấu cho phép phản ánh
tốt hơn các dòng tiền và lợi nhuận kỳ vọng trong thời kỳ nắm giữ
đầu tư đã giả định.
 Nó linh hoạt hơn: Những thay đổi trong dòng tiền, tỷ lệ chiết khấu
được điều chỉnh dễ dàng trong thời kỳ nắm giữ đầu tư.
 Hợp lý: Nó làm rõ bất kỳ sự thay đổi nào trong dòng tiền và truyền
đạt những thông tin có ý nghĩa hơn cho người sử dụng cuối cùng.
 Tỷ lệ chiết khấu phản ánh tổng lợi nhuận từ cả thu nhập và tăng vốn,
cho phép tài sản có thể so sánh được với các hình thức đầu tư khác.
 Nhược điểm:
 Phân tích dòng tiền chiết khấu có quá nhiều các dự đoán và tính nhạy cảm
mà các biến số đặt vào kết quả, mặc dù được dựa vào các chứng cứ thống
kê tốt nhất sẵn có, nhưng nó vẫn chỉ là ý kiến nhận biết những sự kiện có
thể xảy ra trong tương lai trên thị trường.
 Phương pháp này phức tạp hơn phương pháp thu nhập truyền thống – vốn
hóa thu nhập.


Tóm tắt chƣơng 1
Chương 1 trình bày nội dung cơ sở lý thuyết về thẩm định giá máy móc thiết bị. Nội
dung đó bao gồm các khái niệm cơ bản và một số phương pháp về thẩm định giá
máy móc thiết bị. Nội dung lý luận ở chương này sẽ giúp nắm lại những định nghĩa,
phương pháp tính toán xác định trước cho chương tiếp theo.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 18

CHƢƠNG 2: THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY BƠM CAO ÁP
2.1 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP – CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN VÀ
THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÔNG NAM:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty:
2.1.1.1 Pháp lý hoạt động:
Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam (Tên tiếng Anh:
South East Apparisal and Consulting Corporation) viết tắt (SACC) được thành lập
ngày 03/01/2007 theo giấy Đăng ký kinh doanh số 4103005853 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư – Tp.Hồ Chí Minh.
Công ty hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính theo Thông
báo số 116/TB-BTC ngày 14/02/2007 và Thông báo số 167/TB-BTC ngày
06/03/2007.
Công văn số 533/STC-BVG ngày 17/01/2008 của Sở Tài Chính Tp.Hồ Chí
Minh về việc liên quan đến thuê đơn vị tư vấn để thẩm định giá và các khoản chi
phí có liên quan trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần Tƣ vấn và Thẩm định giá Đông Nam (SACC).
Nguồn: .
2.1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh:
Công ty Cổ Phần Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam hướng đến việc trở
thành một Công ty chuyên nghiệp với các hoạt động thẩm định giá, kế toán – kiểm

toán, dịch vụ đấu giá, môi giới bất động sản và các dịch vụ tài chính khác. Công ty
luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe về chuẩn mực chất lượng quốc tế trong việc nâng
cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ, trong xây dựng các mối quan hệ hợp tác,
cùng phát triển với khách hàng và đối tác.
Công ty không ngừng suy nghĩ và hành động nhằm mang lại sự phục vụ chu
đáo, trách nhiệm, chuyên nghiệp, an tâm về chất lượng, tính chính xác của kết quả
chứng thư thẩm định giá, đóng góp vào sự phát triển của thị trường thẩm định giá
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 19

Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty mong muốn chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và
xã hội trong quá trình phát triển đất nước.
Hội đồng quản trị và Ban điều hành của SACC là các chuyên gia tài chính,
khoa học công nghệ, các nhà lãnh đạo tổ chức kinh tế có uy tín, tiềm lực tài chính
mạnh mẽ. Với nền tảng kiến thức chuyên sâu, cộng với bề dày kinh nghiệm, các
thành viên của SACC quyết tâm cùng nhau chia sẻ tầm nhìn hướng tới xây dựng
một công ty thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.
2.1.1.3. Quan hệ hợp tác:
Với bề dày kinh nghiệm, thâm niên công tác của các Thành viên sáng lập,
Ban điều hành công ty tại các ngành kinh tế mũi nhọn, SACC luôn quan tâm đến
mối quan hệ song phương và sự hợp tác lâu dài với khách hàng, các cơ quan chính
phủ, các tổ chức tài chính, tín dụng, địa ốc, kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và
quốc tế.
2.1.2 Hoạt động thẩm định giá tại công ty:
2.1.2.1. Công ty cung cấp các dịch vụ sau:
 Thẩm định giá bất động sản.
 Thẩm định giá động sản.
 Thẩm định giá trị doanh nghiệp.
 Thẩm định dự án đầu tư.

 Thẩm định giá trị vô hình.
 Tư vấn đầu tư.
 Dịch vụ kế toán-kiểm toán.
 Tổ chức đấu giá tài sản.
 Dịch vụ kinh doanh, môi giới bất động sản.
2.1.2.2. Phục vụ cho các mục đích:
 Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
 Mua bán tài sản có nguồn gốc Nhà nước.
 Cổ phần hoá, mua bán hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp.
 Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
 Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh vay vốn Ngân hàng.
 Hạch toán kế toán, hoặc chuyển nhượng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 20

 Đánh giá lại giá trị tài sản hàng năm.
 Xử lý tài sản trong các vụ án, tranh chấp tài sản.
 Chứng minh tài sản để hợp tác lao động, du học.
2.1.2.3. Phương châm của Công ty:
Cung cấp dịch vụ bằng tất cả tâm huyết và năng lực của mình. Chân thành,
tận tụy với khách hàng là nền tảng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối
tác. Giá trị cốt lõi của Công ty đến từ các yếu tố:
 Nguồn nhân lực chính là sức mạnh:
Ngay khi thành lập, SACC đã xác định rõ nguồn nhân lực và yếu tố công
nghệ là hai thế mạnh then chốt cho sự tồn tại và phát triển. Công ty tự hào có một
đội ngũ cán bộ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn với tác phong làm việc
chuyên nghiệp.
Tại SACC, Công ty đã đưa ra chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho con người SACC, không chỉ giỏi về chuyên môn,

ngoại ngữ mà còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Cán bộ nhân viên của SACC luôn có trong mình một ngọn lửa đam mê, sự
nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên không ngừng để tự hoàn thiện
mình với phương châm hoạt động 3C: “Chất lượng – Chuyên nghiệp – Chính xác”.
 Công nghệ tiên tiến, bản lĩnh tiên phong:
SACC hoạch định phát triển và xây dựng chiến lược rõ ràng, bài bản cho
công nghệ thông tin. Công ty tự hào khi tận dụng được lợi thế của mình và xác định
tầm nhìn dài hạn cho định hướng phát triển của mình để phù hợp với xu thế thị
trường. Các chương trình ứng dụng quản lý của SACC được xây dựng trên cơ sở
những thành tựu khoa học tiên tiến nhất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
các dịch vụ do Công ty cung cấp.

Hình 2.2: Khẩu hiệu hoạt động của Công ty Cổ phần Tƣ vấn và Thẩm định giá Đông Nam.
Nguồn: .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Ngô Văn Phong

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 21

2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY BƠM CAO ÁP:
Máy bơm nước cao áp, còn gọi là máy rửa áp lực, cũng tương tự như máy
bơm nước thông thường, di chuyển nước bằng cách điều chỉnh nước thông qua
tác động cơ học hoặc vật lý, nhưng đồng thời giải phóng nước ở áp suất rất cao.
Dung dịch phun:
Ngoài chức năng chính là phun nước, một số loại máy bơm cao áp cho phép
tiêm hóa chất tẩy rửa hoặc các loại hạt vào trong dòng nước để tăng khả năng
làm sạch.
Ứng dụng:
 Làm sạch các lớp rong rêu bám dính trên bề mặt các kết cấu bê tông, kết
cấu thép.
 Tẩy rửa sơn của các hình vẽ không mong muốn trên các bức tường.

 Tẩy rửa bụi bẩn, đất cát, bùn bám dính trên các sàn nhà, mặt đường, boong
tàu, xà lan.
 Tẩy rửa các lớp dầu mỡ, vảy rỉ sét kim loại, cáu cặn và các lớp sơn cũ.
 Bóc vỏ cây cho ngành khai thác gỗ.
 Ngoài ra nếu sử dụng thêm một số phụ kiện bổ sung, máy có thể thực hiện
thêm một số công việc sau:
 Dùng đề bắn cát ước.
 Thông hệ thống cống rãnh thoát nước, đường ống.
 Phun bọt và hóa chất.
 Xói bùn.
 Nếu sử dụng súng có chiều dài thích hợp thì có thể dùng làm vệ sinh ở một
số vị trí hẹp khó thao tác bằng các công cụ thông thường.
2.2.1 Nguyên tắc hoạt động của máy bơm cao áp:
Máy bơm nước cao áp chứa động cơ bên trong tạo ra động năng để làm cho
nước chảy qua các đường ống dẫn với một tốc độ tăng cao. Áp lực nước thông qua
một vòi phun hoặc thiết bị kèm theo để điều khiển hướng của nước khi nó ra ngoài.
Các thiết bị bơm sử dụng phổ biến trong công nghiệp hoạt động theo cùng
một cách thức: di chuyển nước với các hoạt động của pít tông trong xi lanh. Bơm
tác động lực vào nước để tạo dòng chảy. Pít tông chuyển động trong xi lanh của
máy bơm để truyền lực vào nước. Quá trình này gần như là đảo ngược hoạt động

×