Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.29 KB, 33 trang )

Mục lục
trang
Lời mở đầu
I. Lịch sử hình thành-phát triển của Chi cục thuế
huyện Đông Anh5 5
II. Nội dung - nhiệm vụ hoạt động của Chi cục thuế
huyện Đông Anh7 7
III. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của
từng bộ phận tại Chi cục thuế huyện Đông Anh 8
1. Chi cục trưởng 8
8
2. Các Chi cục phó 8
3. Tổ nghiệp vụ 9
4. Tổ Kế hoạch , tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu 10
5. Tổ thanh tra, kiểm tra 11
6. Tổ quản lý Ên chỉ. 12
7. Tæ Nhân sù – Hành chính – Tài vô 13
8. Các Đội thuế liên xã, thị trấn 14
9. Đội quản lý thu trước bạ và thu khác 16
10.Đội khấu trừ 16
IV. KHÁI QUÁT QUI TRÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC 20
1. Quy trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh
công thương
nghiệp 20
2. Quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp 22
V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ
HUYỆN ĐÔNG ANH MẤY NĂM GẦN ĐÂY 25
1. Quản lý đối tượng nép thuế 25
2. Quản lý việc xác định cơ sở tính thuế 26
3. Quản lý việc thu nép tiền thuế 26


4. Những kết quả đạt
được 27
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI CỤC TRONG TƯƠNG
LAI 31
KÕT LUẬN: Nhận xét sơ bộ của bản
thân 32
Lời mở đầu
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, khi xã hội có giai cấp xuất hiện
thì cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước đại diện cho giai cấp
thống trị thực hiện quản lý đối với xã hội, do đó Nhà nước phải luôn củng cố
duy trì và phát triển bộ máy quản lý của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể: đảm bảo giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, và đặc biệt là phát triển
kinh tế. Do đó, một nguồn thu ổn định, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước trở nên hết sức quan trọng, đặc biệt với một nước đang trong quá
trình cải cách kinh tế mạnh mẽ như nước ta hiện nay. Và một trong những
nguồn thu quan trọng nhất chính là thuế với tỷ trọng chiếm trên 90% tổng thu
ngân sách Nhà nước.
Để tăng cường các nguồn thu thuế và đảm bảo công tác thu thuế, Nhà
nước có một hệ thống quản lý thu thuế từ trung ương đến địa phương, thực
hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của mình. Hệ thống quản lý
thuế hoạt động có hiệu quả chính là một điều kiện quan trọng đảm bảo nguồn
thu ổn định cho ngân sách Nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế, trong
thời gian thực tập ở Chi cục thuế huyện Đông Anh, em đã quan sát và tìm
hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chi cục từ khi thành lập đến nay.
Từ những vấn đề do bản thân quan sát tìm hiểu cùng với sự giúp đỡ của
thấy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Chi cục, em xin trình bày bản báo cáo
tổng hợp các nội dung cơ bản sau:
I. Lịch sử hình thành-phát triển của Chi cục thuế huyện Đông
Anh.

II. Nội dung - nhiệm vụ hoạt động của Chi cục thuế huyện Đông
Anh.
III. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận tại
Chi cục thuế huyện Đông Anh.
IV. Khái quát qui trình quản lý thu thuế tại Chi cục.
V. Tình hình quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Đông
Anh mấy năm gần đây.
VI. Định hướng phát triển của Chi cục trong tương lai.
Kết luận: Nhận xét sơ bộ của bản thân
Do nhận thức còn hạn chế nên bản báo cáo của em không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô, của các cô chú, các
anh chị trong Chi cục để giúp em có thêm những kinh nghiệm thực tế và bản
báo cáo đạt kết quả tốt.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI CỤC THUẾ
HUYỆN ĐÔNG ANH.
Căn cứ vào nghị định số 281/HĐBT ban hành ngày 7/8/1990 của hội
đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà
Nước trực thuộc Bộ Tài Chính, Chi cục thuế huyện Đông Anh được thành lập
mà tiền thân là một phòng thuế thuộc UBND huyện Đông Anh, đến năm 1999
thì tách khỏi UBND huyện và thnhà lập Chi cục thuế gọi là Chi cục thuế
huyện Đông Anh.
Chi cục nằm trên đường quốc lé số 3, cây số 58 đường Hà Nội – Thái
Nguyên, gồm một khu nhà 3 tầng chia làm nhiều phòng , tổ khác nhau thực
hiện công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Đông Anh theo đúng nhiệm vụ
Tổng cục giao. Cụ thể trong giai đoạn mới thành lập, Chi cục thực hiện quản
lý các loại thuế trên địa bàn huyện, bao gồm :
- Thuế doanh thu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thuế lợi tức.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế tài nguyên.
- Thuế nhà đất.
- Thuế thu nhập với người có thu nhập cao.
Giai đoạn này Chi cục hoạt động dưới sự lãnh đạo của 1 Chi cục trưởng
và 3 Chi cục phó có nhiệm vụ hỗ trợ Chi cục trưởng quản lý các Tổ, Đội
thuộc Chi cục.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục trong giai đoạn mới thành lập về cơ bản
được tổ chức theo đúng qui định của Bộ Tài Chính, bao gồm các Tổ, Đội giúp
Chi cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chi cục như: tính thuế,
quản lý đối tượng thuế - bao gồm đối tượng nép thuế và đối tượng chịu thuế,
lập bộ thuế, ra thông báo thuế, quản lý đôn đốc thu nép, thanh tra kiểm tra,
Ban đầu Chi cục thuế có 12 Đội thuế thực hiện công tác thu thuế trên
23 xã và 1 thị trấn, mỗi Đội thuế gồm 1 Đội trưởng và 6 cán bộ thuế.
Từ khi thành lập đến nay, Chi cục thuế huyện Đông Anh đã có nhiều
biến chuyển đáng kể. Đến năm 2001, trong bộ máy lãnh đạo chỉ còn 1 Chi
cục trưởng và 2 Chi cục phó thay nhau phụ trách các Tổ, Đội. Số đội thuế
giảm xuống còn 6 Đội thuế thực hiện quản lý thu thuế trên 23 xã và 21 thị
trấn. Điều này giúp cho việc quản lý thu thuế được tập trung hơn, giảm biên
chế hoặc tăng cường nhân lực cho các bộ phận khác, tăng cường tinh thần
trách nhiệm của các cán bộ nhân viên trong Chi cục.
Chi cục thuế huyện Đông Anh hiện nay có 85 cán bộ công nhân viên,
trong đó có 73 cán bộ thuộc biên chế và 12 cán bộ hợp đồng. So với lúc mới
thành lập, số lượng cán bộ công nhân viên của Chi cục đã tăng lên đáng kể,
phù hợp với khối lượng công việc ngày càng nhiều và mức độ công việc ngày
càng phức tạp của Chi cục.
Chi cục cũng đã không ngừng nâng cao trình độ của các bộ công nhiên
viên Chi cục mình, từ khi thành lập Chi cục đã không ngừng có các cán bộ
đưa đi đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với quá trình cải

cách thuế của Nhà Nước và phù hợp với yêu cầu ngành thuế trong từng giai
đoạn. hiện nay 100% cán bộ công nhân viên làm việc trong Chi cục đều đã
qua bậc đại học.
Nội dung quản lý thuế của Chi cục về cơ bản là không thay đổi so với
thời kỳ mới thành lập, chỉ có sự thay đổi theo những thay đổi chung của toàn
ngành thuế, đó là:
- Chuyển từ quản lý thuế doanh thu sang quản lý thuế GTGT.
- Chuyển từ quản lý thuế lợi tức sang quản lý thuế TNDN.
- Thay đổi một số nội dung trong quản lý thuế xuất - nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên theo đúng luật thuế sửa đổi bổ
sung trong nội dung cải cách thuế bước II (1999-2000).
II. NỘI DUNG – NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC THUẾ.
Nội dung hoạt động cơ bản của Chi cục thuế huyện Đông Anh là thực
hiện quản lý thuế trên địa bàn huyện Đông Anh.
Nhiệm vô cụ thể:
- Chấp hành chế độ quản lý thuế, bảo quản các chứng từ có liên quan
đến vấn đề quản lý thuế, phí và lệ phí; thực hiện thu chính xác và
đúng phận sự.
- Quản lý an toàn tài sản của cơ quan (trụ sở, nhà đất, phương tiện,
dụng cụ làm việc được uỷ nhiệm theo đúng chế độ Nhà Nước qui
định).
- Thực hiện đào tạo và phát triển nhân lực, quản lý tốt nhân sự tăng
cường uy tín của cơ quan.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê tình hình thu chi của
cơ quan theo đúng qui định của Nhà Nước.
- Dùa trên cơ sở đặc điểm tình hình thực tế của huyện, lập và thực
hiện kế hoạch thu thuế.
- Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nghiệp vụ cho phù hợp với địa
bàn hoạt động, nâng cao chất lượng quản lý trong Chi cục và chất
lượng quản lý thuế trên toàn địa bàn huyện.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG
BỘ PHẬN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG ANH.
Căn cứ thông tư 166/1999/TT/BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày
20/10/1999, Chi cục thuế huyện Đông Anh có cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của
từng bộ phận tại Chi cục nh sau:
1. Chi cục trưởng
Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của Chi cục, dùa trên đặc
điểm tình hình phát triển kinh tế của huyện mà lên kế hoạch; tổ chức quản lý
Chi cục về số lượng nhân viên, hoạt động của các Tổ, Đội, đảm bảo tăng
cường sức mạnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực
tế của huyện, là người chịu trách nhiệm trước cục thuế tỉnh về hoạt động của
Chi cục mình.
2. Các Chi cục phó.
Chi cục thuế huyện Đông Anh có 2 Chi cục phó giúp đỡ, hỗ trợ Chi cục
trưởng phụ trách các Tổ, Đội và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về
hoạt động của các Tổ, Đội do mình phụ trách.
Cụ thể là :
- 1 Chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phụ
trách phần nghiệp vụ tính thuế và phụ trách các đội thuế liên xã trên
địa bàn.
- 1 Chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế quốc doanh, vấn đề hành
chính, trước bạ, kiểm tra , thanh tra.
Tuy nhiên việc phân chia công việc như vậy chỉ là tương đối vì giữa
các Chi cục phó thường xuyên có sự giúp đỡ hỗ trợ cùng thực hiện công việc
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
3. Tổ nghiệp vụ.
Tổ nghiệp vụ của Chi cục gồm 2 cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi cục
trưởng Chi cục thuế hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ thuế đối với các đối
tượng nép thuế và các tổ đội của Chi cục thuế ; điều tra xác định doanh thu
thực tế của các hộ kinh doanh để đề xuất kế hoạch điều chỉnh doanh thu đối

với hộ thu ổn định ; quản lý một số khoản thu gồm : lệ phí trước bạ nhà đất
(đối với trường hợp UBND huyện đăng ký và cấp giấy chứng nhận), tiền sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất,( đối với trường hợp UBND huyện
cấp đất và công nhận chuyển quyền), các loại phí, lệ phí do các cơ quan, tổ
chức cấp huyện quản lý thu.
Nhiệm vô cụ thể :
- Xây dựng chương trình, bịên pháp triển khai quản lý thu thuế và thu
khác ở địa phương ; hướng dẫn việc tính thuế và thu khác , các biện
pháp nghiệp vụ để tiến hành thu, chỉ đạo công tác nghiệp vụ thu
thuế ở các đội thuế.
- Hướng dẫn, giải thích những vướng mắc , những câu hỏi của đối
tượng nép thuế trong quá trình thi hành Luật, Pháp lệnh và các qui
định về thuế và thu khác của Nhà Nước.
- Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nép thuế
để có kế hoạch điều chỉnh doanh thu và mức thuế của các hé , đảm
bảo cân đối giữa các địa bàn ; rà soát các căn cứ tính thuế của đối
tượng nép thuế do các Đội thuế gửi lên.
- Kiểm tra các hồ sơ hoàn thuế đối với các đối tượng nép thuế theo
phương pháp khấu trừ có đề nghị hoàn thuế trình lãnh đạo Chi cục
thuế.
- Xem xét đơn và các điều kiện cần thiết của các đối tượng nép thuế
về việc đề nghị xin chuyển phương pháp tính thuế GTGT từ phương
pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ.
- Phối hợp với các đội thuế xã phường , thị trấn và Đội thuế khu vực
để xác định mức độ thiệt hại để đề nghị miễn giảm thuế sử dụng đất
nông nghiệp.
- Tham gia với Tổ kế hoạch – tính thuế, lập bộ thu và kế toán để xây
dựng dự toán thu.
- Tham gia với Tổ Thanh tra kiểm tra trong việc thanh tra kiểm tra đối
tượng nép thuế ; thanh tra kiểm tra các đội thuế trong việc thực hiện

qui trình thu.
4. Tổ Kế hoạch , tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu
Tổ Kế hoạch , tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu của Chi cục thuế
huyện Đông Anh gồm 14 cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng Chi cục
thuế trong việc lập dự toán thu, thực hiện tính thuế, lập bộ ra thông báo thuế
và kế toán thu.
Nhiệm vô cụ thể :
- Chủ trì trong việc lập dự toán thu ; theo dõi tình hình thực hiện dự
toán thu thuế hàng tháng, quí, năm ; lập sổ lưu giữ các chỉ tiêu kinh
tế , các số liệu có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch và chỉ
đạo thực hiện kế hoạch.
- Lập sổ danh bạ đối tượng nép thuế, tổng hợp danh sách đối tượng
nép thuế xin cấp mã số thuế từ các Đội thuế chuyển đến để trình lên
cục thuế ; thông báo mã đối tượng nép thuế được cấp.
- Lập bộ thuế, xử lý tê khai thuế (của các đối tượng nép thuế kê
khai) ; tính thuế, tính nợ, tính phạt hoặc Ên định thuế, phát hành
thông báo thuế.
- Kế toán và theo dõi số thu nép, thực hiện thống kê thuế.
- Xem xét quyết toán thuế của các đối tượng nép thuế kê khai, xác
định số thuế phải nép và số thuế thực nép trong năm, số thuế nép
thừa, số thuế nép thiếu để đưa vào thông báo thuế tiếp theo.
- Thẩm hạch biên lai thuế.
- Cung cấp các thông tin cần thiết cho các Tổ Nghiệp vụ, hanh tra và
các Đội thuế phục vụ cho công tác quản lý thu.
5. Tổ thanh tra, kiểm tra.
Tổ thanh tra, kiểm tra của Chi cục gồm 5 cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi
cục trưởng trong việc thanh tra, kiểm tra đối tượng nép thuế và cán bộ thuế
trong việc thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý ; xử lý khiếu nại và
vi phạm về thuế của đối tượng nép thuế , phối hợp với các cơ quan có liên
quan thực hiện cưỡng chế thuế.

Nhiệm vô cụ thể :
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nép thuế : kiểm tra
các đối tượng nép thuế có đơn xin nghỉ kinh doanh , kiểm tra các tờ
khai, các hồ sơ quyết toán thuế có nghi ngờ do Đội thuế xã phường
hoặc Tổ Kế hoạch, tính thuế lập bộ và kế toán thu chuyển đến ;
kiểm tra việc thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp…
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các luật thuế, các chế độ chính
sách về phí, lệ phí và thu khác trên địa bàn.
- Thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế trong việc thi hành chính sách thuế
và thu khác, các biện pháp nghiệp vụ hành thu…
- Xử lý các trường hợp vi phạm về thuế ; giải quyết các khiếu nại về
thuế theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế đối
với các đối tượng nép thuế vi phạm Pháp Luật về thuế và thu khác
trên địa bàn.
- Phối hợp với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, tham
mưu cho lãnh đạo Chi cục xử lý các vi phạm về thuế do các ngành
kiểm tra, phát hiện và chuyển sang.
6. Tổ quản lý Ên chỉ.
Tổ quản lý Ên chỉ của Chi cục gồm 3 cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi cục
trưởng Chi cục thuế trong công tác quản lý Ên chỉ thuế.
Nhiệm vô cụ thể :
- Tổ chức kế toán nhập xuất tất cả các loại Ên chỉ thuế, cấp phát và
bán hoá đơn, tờ khai thuế cho đối tượng nép thuế.
- Mở sổ sách theo dõi quản lý , thanh toán biên lai thuế, phí, lệ phí với
từng cán bộ thuế, đơn vị sử dụng biên lai thu phí, lệ phí.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí, hoá đơn
chứng từ theo đúng chế độ qui định.
- Theo dõi quản lý kiểm tra đối tượng sử dụng hoá đơn, chứng từ trên
địa bàn ; phối hợp với các bộ phận, các ngành chức năng để kiểm

tra, xác minh biên lai thuế, phí, lệ phí, hoá đơn, chứng từ … thực
hiện đúng việc ghi chép , quản lý sử dụng theo đúng qui định của
Nhà Nước.
- Thanh huỷ Ên chỉ thuế hết hạn sử dụng theo qui định.
7. Tổ Nhân sự – Hành chính – Tài vô.
Tæ Nhân sù - Hành chính - Tài vụ của Chi cục gồm 3 cán bộ có nhiệm
vô giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý cán bộ trong Chi cục , thực hiện
công tác văn thư hành chính và tài vụ của Chi cục thuế.
Nhiệm vô cụ thể:
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ (theo chức năng của cơ quan sử
dụng công chức) gồm:
+ Đề nghị nâng lương, tuyển dụng, chuyển ngạch, kỷ luật đối với
cán bộ của Chi cục thuế;
+ Đề nghị tổ chức, phân công công việc giữa các Tổ, Đội và từng
cán bộ;
+ Xây dựng qui hoạch cán bộ lãnh đạo Tổ, Đội ;
+ Làm các thủ tục bảo hiểm xã hội theo uỷ quyền của Cục thuế;
+ Phối hợp với các Tổ, Đội có liên quan để tổ chức hướng dẫn
học tập nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục;
+ Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác cán bộ.
- Thực hiện công tác văn thư, hành chính của Chi cục thuế :
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của cơ quan, đôn
đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;
+ Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy, in Ên
các tài liệu; tiếp nhận, phân phối và lưu hành công văn giấy tờ theo qui
chế làm việc của cơ quan;
+ Đề xuất việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho
cơ quan;
+ Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, quản lý kho tàng, tài sản của
đơn vị.

+ Phối hợp với các bộ phận khác trong việc tiếp dân, tiếp khách
đến cơ quan làm việc.
- Quản lý kinh phí chi tiêu của Chi cục, gồm:
+ Lập dự toán chi Ngân sách của đơn vị; quản lý và thực hiện
việc thanh toán và chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp…hàng tháng cho
cán bộ của cơ quan;
+ Thanh - quyết toán với các đơn vị và cá nhân mà cơ quan có
quan hệ giao dịch, trao đổi, đảm bảo chi tiêu hợp lý, đúng chế độ;
+ Đảm bảo công tác hậu cần phục vụ nhu cầu công tác và sinh
hoạt của cơ quan;
+ Thực hiện chế độ thanh-quyết toán và báo cáo định kỳ theo chế
độ qui định.
- Thực hiện các công tác khác có liên quan đến cán bộ công chức,
hành chính và tài vụ cơ quan.
8. Các Đội thuế liên xã, thị trấn.
Chi cục có 6 Đội thuế liên xã, thị trấn thực hiện thu thuế trên 23 xã và 1
thị trấn thuộc địa bàn huyện Đông Anh, chia thành 2 khu vực: miền Đông và
miền Tây, theo trục đường Quốc lé 3.
Khu vực miền Tây gồm:
Đội 1: gồm 1 đội trưởng phụ trách chung và 6 cán bộ quản lý thu thuế
các xã Võng La, Kim Chung, Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng.
Đội 2: gồm 1 đội trưởng phụ trách chung và 6 cán bộ quản lý thu thuế
các xã Đại Mạch, Kim Nỗ, Xuân Canh, Tầm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối.
Đội 3: gồm 1 đội trưởng phụ trách chung và 6 cán bộ quản lý thu thuế
xã Nguyên Khê và thị trấn.
Khu vực miền Đông gồm :
Đội 4: gồm 1 đội trưởng phụ trách chung và 7 cán bộ quản lý thu thuế
các xã Uy Nỗ và Việt Hùng.
Đội 5: gồm 1 đội trưởng phụ trách chung và 4 cán bộ quản lý thu thuế
các xã Mai Lâm, Đông Hội, Cổ Loa, Dục Tó.

Đội 6: gồm 1 đội trưởng phụ trách chung và 4 cán bộ quản lý thu thuế
các xã Thuỵ Lâm, Xuân Nộn, Vân Hà, Liên Hà.
Mỗi xã do 1 cán bộ quản lý thu thuế, riêng địa bàn lớn như Uy Nỗ, thị
trấn, Vân Nội, Hải Bối thì phân công quản lý theo khối, dãy phố hoặc dãy
chợ. Các xã nhá nh Vâng La, Đại Mạch, Xuân Canh, Tầm Xá thì 2 xã 1 cán
bộ.
Các đội thuế có nhiệm vụ giúp chi cục trưởng Chi cục thuế quảnlýthu
thuế các đối tượng nép thuế trên địa bàn được giao.

Nhiệm vô cụ thể:
- Tổ chức quản lý thu thuế các đối tượng được phân công:
+ Hướng dẫn, giải thích cho đối tượng nép thuế về chính sách
thuế và thu khác, các thủ tục đăngkýcấp mã đối tượng nép thuế, kê khai
thuế, nép thuế, mở sổ sách kế toán;
+ Tổ chức cho đối tượng nép thuế trên địa bàn quản lý được
đăng kýcấp mã số đối tượng nép thuế;
+ Lập danh sách các đối tượng nép thuế trên địa bàn ( kinh
doanh công thương nghiệp, sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề
khác, đối tượng nép thuế nhà đất, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc
biệt…);
+ Xác định các căn cứ tính thuế đối với các đối tượng nép thuế
quản lý; tổ chức công khai doanh thu, mức thuế dự kiến của các hộ để
thu thập ý kiến còng nh doanh thu mức thuế sau khi được Chi cục
duyệt.
+ Tiếp nhận và kiểm tra tê khai thuế ( đối với hộ kê khai );
+ Phát thông báo thuế đến đối tượng nép thuế;
+ Đôn đốc thu nép thuế và các khoản thu thuế phát sinh trên địa
bàn quản lý;
+ Tiếp nhận đơn xin nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế
của các hộ kinh doanh trên điạ bàn, tổ chức kiểm tra xác nhận chuyển

lên Chi cục xem xét quyết định;
- Tham gia với Tổ kế hoạch tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu để
xây dựng dự toán thu thuế và thu khác.
9. Đội quản lý thu trước bạ và thu khác.
Theo thông tư 116/1999/TT/BTC ban hành ngày 24/9/1999 về cơ cấu
bộ máy Chi cục thuế và hội đồng tư vấn thuế xã phường, thị trấn đã hướng
dẫn, do Chi cục thuế huyện Đông Anh là Chi cục thuế huyện thành phố Hà
Nội-một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, sôi động, thành phần
kinh tế đa dạng, các khoản thu thuế là lớn và thường xuyên nên giá thành lập
đội quản lý thu lệ phí trược bạ và thu khác để quản lý các khoản thu nói trên.
Đội quản lý thu trước bạ và thu khác của Chi cục thuế huyện Đông Anh
bao gồm 4 cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thu
lệ phí trước bạ nhà đất , tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất , các
loại phí, lệ phí khác trên địa bàn. Cụ thể :
- Tiếp nhận tờ khai và hồ sơ của đối tượng nép thuế ;
- Phối hợp với các đội thuế xã phường, thị trấn để kiểm tra tê khai , sau
đó chuyển cho Tổ kế hoạch, tính thuế, lập bộ và kế toán thu để tính và
ra thông báo thuế , phí, lệ phí ;
- Tổ chức thu nhận hoặc phối hợp với kho bạc để thu nhận tiền theo
thông báo thuế , phí, lệ phí.
10. Đội khấu trừ.
Do trên địa bàn có nhiều đối tượng kinh doanh thực hiện nép thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ nên chi cục thành lập riêng một đội khấu
trừ để quảnlýđối tượng này.

Đội khấu trừ của Chi cục gồm 12 cán bộ có nhiệm vụ giúp Chi cục
trưởng quản lý thuế khấu trừ và các đối tượng nép thuế theo phương pháp
khấu trừ trên địa bàn.
Nhiệm vô cụ thể:
- Tổ chức quản lý thu thuế các đối tượng nép thuế khấu trừ.

+Hướng dẫn giải thích cho đối tượng nép thuế về chính sách thuế
GTGT kê khai thuế và nép thuế.
+ Lập danh sách các đối tượng nép thuế theo phương pháp khấu
trừ trên địa bàn để quản lý.
+ Xác định các căn cứ tính thuế đối với các đối tượng nép thuế
khấu trừ.
+ Tiếp nhận tờ khai thuế và kiểm tra tê khai thuế của các đối
tượng nép thuế khấu trừ.
+ Phát thông báo thuế đến các đối tượng nép thuế và đôn đốc nép
thuế.
+ Tiếp nhận các đơn xin nghỉ kinh doanh, xin miễn giảm thuế, tổ
chức kiểm tra xác nhận, chuyển lên để Chi cục xem xét quyết định.
+ Xem xét các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT chuyển cho Tổ
Nghiệp vụ kiểm tra để trình lãnh đạo Chi cục.
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán và chứng từ hoá
đơn có liên quan đến số thuế khấu trừ phải nép, kiểm tra sơ bộ quyết
toán thuế của đối tượng nép thuế ( đối với trường hợp kê khai); việc
chấp hành nghĩa vụ thuế và thu phát;
+ Tiếp nhận, xem xét và chuyển Tổ Nghiệp vụ hồ sơ của các đối
tượng nép thuế đề nghị xin chuyển phương pháp tính thuế GTGT từ
trực tiếp sang phương pháp khấu trừ.
+ Xử lý và đề nghị xử lý các vi phạm theo thẩm quyền;
- Phối hợp với Tổ Nghiệp vụ kiểm tra các tờ khai thuế khấu trừ.
- Tham gia với Tổ kế hoạch tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu để
xây dựng dự toán thu thuế và thu khác.
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục thuế huyện Đông
Anh qua sơ đồ sau:
CƠ CấU Tổ CHứC QUảN Lý Chi cục thuế huyện Đông Anh
Chi côc tr ëng
Chi côc phã Chi côc phã

KV
KT
ngoµi
quèc
doanh
Ngh/vô
®Êt n«ng
nghiÖp

ho¹ch
Ên chØ KV
KT
quèc
doanh
Thanh
tra
kiÓm
tra
Hµnh
chÝnh
Tr íc

C¸c
®éi
thuÕ
Ng/vô
tÝnh
thuÕ
Như vậy cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế huyện Đông Anh hoàn toàn như
đúng thông tư 116/1999/TT/BTC ban hành ngày 24/9/1999 đã hướng dẫn về cơ cấu

bộ máy Chi cục thuế và hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn, phù hợp với đặc
điểm thực tế của địa bàn huyện Đông Anh vốn là một huyện đang trên đà phát triển
mạnh mẽ của thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở nhiệm vụ quản lý thuế của từng Tổ, Đội trên địa bàn được giao và
căn cứ vào năng lực của từng cán bộ thuế, bộ máy lãnh đạo và công tác hành chính,
cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan đã và đang ngày càng được hoàn thiện. Giữa lãnh đạo
và các cán bộ công nhân viên, các bộ phận Tổ, Đội; giữa Chi cục và các ban ngành,
cơ quan thuộc huyện như Viện Kiểm Soát Nhân Dân huyện, công an huyện, công an
kinh tế, phòng Tài chính huyện, Kho Bạc huyện Đông Anh đã có sự phối hợp chặt
chẽ, giúp đỡ lẫn nhau giải quyết kịp thời nhiệm vụ được giao, phấn đấu hoàn thành
kế hoạch thuế, từng bước hoàn thiện công tác quản lý thuế, nâng cao ý thức chấp
hành thuế trên điạ bàn huyện Đông Anh.
IV. KHÁI QUÁT QUI TRÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI CHI CỤC.
Chi cục thuế huyện Đông Anh có nhiệm vụ quản lý thu thuế trên 23 xã và 1 thị
trấn thuộc địa bàn huyện Đông Anh. Trong đó chủ yếu là quản lý hé kinh doanh cá
thể ( bao gồm 3762 hé ) và các doanh nghiệp (bao gồm 417 doanh nghiệp ) . Có thể
khái quát quy trình quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Đông Anh như sau :
1. Qui trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp
Theo quết định sè 1345/TTC/QĐ/TCCB của tổng cục trưởng tổng cục thuế
ban hành ngày 9/12/1998 , qui trình quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh công
thương nghiệp gồm các nội dung sau :
• Quy trình đăng ký thuế
1- Quản lý địa bàn:
2- Đối tượng nép thuế kê khai đăng ký thuế
3- Nhận tờ khai đăng ký thuế
4- Nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế
5- Gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế cho đối tượng nép thuế
• Qui trình điều tra doanh sè Ên định (Đối với hộ Ên định thuế)
1- Giao chỉ tiêu phấn đấu
2- Phân loại đối tượng nép thuế

3- Hướng dẫn đối tượng nép thuế kê khai nép thuế
4- Điều tra xác định doanh số của đối tượng nép thuế.
5- Thực hiện công khai hoá doanh số dự kiến.
6- Tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế về danh sách dự kiến mức
doanh thu Ên định, sau đó chuyển kết quả Ên định về Chi cục thuế
7- Duyệt mức doanh sè Ên định.
• Qui trình xét miễn giảm thuế
1- Đối tượng nép thuế nép đơn đề nghị miễn giảm thuế.
2- Kiểm tra, giải quyết đơn đề nghị miễn giảm thuế.
• Qui trình tính thuế, lập sổ bộ thuế (đối với hộ Ên định)
1- Tập hợp các căn cứ tính thuế.
2- Tính thuế, tính nợ và phạt (nếu có) và lập sổ bộ thuế.
3- Tổ chức duyệt sổ bộ thuế.
4- Công khai thuế.
5- Thông báo thuế.
6- Công tác kiểm tra.
• Qui trình xử lý tê khai (đối với hộ kê khai theo phương pháp trực tiếp)
1- Đối tượng nép thuế lập tờ khai thuế
2- Nhận và kiểm tra tê khai
3- Ên định thuế
4- Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế
5- Thông báo thuế
Thông báo thuế lần 1: khi Tổ Kế hoạch-Nghiệp vụ sau khi tính nợ, tính
thuế và tính phạt thì in ra thông báo thuế báo cho đối tượng nép thuế biết.
Thông báo thuế lần 2: khi qua theo dõi thu nép của đối tượng nép thuế
thấy có chậm trễ thì phát hành thông báo thuế lần 2, có thêm số tiền phạt nép thuế
chậm.
Ký và gửi thông báo thuế
6- Phạt hành chính thuế
7- Lập lệnh thu

8- Công tác kiểm tra
9- Quyết toán thuế
• Xử lý giấy nép tiền, lập báo cáo KT-TK thuế
1- Nép thuế
2- Thu thuế tại Kho bạc
3- Theo dõi tình hình nép thuế
4- Kiểm tra các đối tượng nép thuế nợ đọng thuế
5- Chuyển chứng từ nép thuế của đối tượng nép thuế theo phương pháp
khấu trừ về cục
6- Thẩm hạch biên lai
7- Lập báo cáo kế toán thống kê
2. Quy trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp
Theo quết định sè 1368/TTC/QĐ/TCCB của tổng cục trưởng tổng cục thuế
ban hành ngày 16/12/1998 , Qui trình quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp gồm
các nội dung sau :
• Qui trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1- Doanh nghiệp lập đăng ký thuế
2- Tiếp nhận đăng ký thuế
3- Kiểm tra tê khai đăng ký
4- Nhập đăng ký thuế và cấp mã số thuế
5- Chuyển dữ liệu đăng ký thuế về tổng cục.
6- Kiểm tra tại Tổng cục
7- In giấy chứng nhận cấp mã số
• Quy trình xử lý tờ khai/chứng từ nép thuế
1- Hướng dẫn đối tượng nép thuế lập tờ khai thuế
2- Tiếp nhận tờ khai
3- Kiểm tra tê khai ban đàu
4- Nhập tờ khai
5- Sửa lỗi kê khai
6- Ên định thuế

7- In thông báo thuế
8- Xử lý phạt
9- Lập lệnh thu
10- Nép thuế
11- Thu thuế tại Kho bạc
12- Nhập giấy nép tiền
13- Lập kế hoạch kiểm tra đối tượng nép thuế về kê khai thuế
14- Xử lý danh sách đối tượng nép thuế nghi vấn
15- Kiểm tra trực tiếp đối tượng nép thuế
16- Nhập kết quả sau kiểm tra
17- Lập sổ thuế, báo cáo kế toán thông kê thuế
• Quy trình xử lý hoàn thuế
1- Đối tượng nép thuế và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế
2- Tiếp nhận hồ sơ
3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn
4- Lãnh đạo duyệt
5- Huỷ và lưu các quyết định hoàn thuế
6- Lập danh sách đối tượng nép thuế được hoàn thuế
7- Kho bạc hoàn thuế
8- Nhập chứng từ hoàn thuế
• Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế
1- Lập, gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế
2- Tiếp nhận hồ sơ
3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế hoặc giảm, tạm giảm thuế
4- Duyệt hồ sơ, ký quyết định miễn thuế, tạm giảm hoặc giảm thuế
5- Gửi quyết định miễn thuế, giảm hoặc tạm giảm thuế
6- Lập danh sách miễn thuế, giảm hoặc tạm giảm thuế
7- Điều chỉnh số thuế phải nép
8- Lưu hồ sơ
• Qui trình xử lý quyết toán thuế

1- Đối tượng nép thuế lập và gửi quyết toán
2- Nhận quyết toán thuế
3- Kiểm tra số liệu quyết toán
4- Xác định kết quả quyết toán thuế
5- Điều chỉnh thuế phải nép
6- Lưu hồ sơ quyết toán.
• Lập hồ sơ đối tượng nép thuế (hồ sơ doanh nghiệp)
1- Phòng quản lý thu có nhiệm vụ tạo lập và quản lý hồ sơ các doanh
nghiệp
2- Phòng Kế hoạch-Kế toán-Thống kê có nhiệm vụ tổ chức lưu giữ các tờ
khai, bảng kê, chứng từ của đối tượng nép thuế theo từng sắc thuế, kỳ thuế và
theo Phòng quản lý thu.
3- Chế độ thông tin báo cáo: các bộ phận theo phần công việc của mình,
định kỳ thàng quí lập một số báo cáo lãnh đạo Chi cục và sao gửi các phòng
liên quan.
V. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG
ANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Trong mỗi nền kinh tế, thuế đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng ngân sách Nhà Nước (ở nước ta, tổng thu từ thuế chiếm trên
90% tổng thu ngân sách Nhà Nước ). Đặc biệt với các nước đang trong quá trình cải
cách kinh tế như nước ta hiện nay cần có vốn để đầu tư, để chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, để phát triển cơ sở hạ tầng xã hội… thì thuế lại càng trở nên quan trọng, nó trở
thành trụ cột cho nền Tài chính quốc gia. Do đó việc thực hiện tốt công tác quản lý
thu thuế, tăng thu và mở rộng khai thác tốt các nguồn thu trong nền kinh tế là hết sức
quan trọng, đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách quốc gia và làm lành mạnh
nền tài chính - tiền tệ quốc gia.
Nhận thức được vai trò quan trọng Êy của công tác quản lý thuế, từ khi thành
lập đến nay Chi cục thuế huyện Đông Anh đã luôn phấn đấu thực hiện tốt công tác
quản lý thu thuế trên địa bàn mình phụ trách.
Công tác quản lý thu thuế bao gồm 3 nội dung chủ yếu:

- Quản lý đối tượng nép thuế.
- Quản lý việc xác định cơ sở tính thuế.
- Quản lý việc thu nép thuế.
1. Quản lý đối tượng nép thuế.
ĐÓ quản lý được đối tượng nép thuế , cán bé thuế cần phải nắm được tình
hình đăng ký kinh doanh , kê khai nép thuế trên cơ sở các hộ gia đình, các doanh
nghiệp sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh phải đăng ký nép thuế với cơ
quan thuế.
Hiện nay ở Chi cục thuế huyện Đông Anh, để quản lý đối tượng nép thuế, Chi
cục dùa trên việc đăng ký kinh doanh đã được chấp nhận, các bản kê khai nép thuế
(của các hộ kê khai), mã số thuế đã được đăng ký của đối tượng nép thuế và các hoá
đơn, chứng từ khác có liên quan để quản lý đối tượng nép thuế.

×