Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.94 KB, 3 trang )

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2010
Với vị thế của Thủ đô, Thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển xứng đáng ngang
tầm Thủ đô của các nước trong khu vực.
Hà Nội là một thành phố tập trung nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào chiếm trên 62% số cán
bộ khoa học và quản lý có trình độ trên đại học, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của cả nước hiện đang
sống và làm việc tại Hà Nội. Người dân Hà Nội có trình độ dân trí và tay nghề khá cao, có khả
năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Giá
nhân công lao động ở Hà Nội tương đối hợp lý.
Trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố
phải đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - khoa
học - công nghệ - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất
- kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại,
đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
tích cực chuẩn bị tiền đề cho nền kinh tế tri thức; phấn đầu trở thành một trung tâm ngày
càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”.
Mục tiêu đến năm 2005, tăng tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ
7,3% năm 2000 lên khoảng 8,2% vào năm 2005 và khoảng 9,8% vào năm 2010. Phấn đấu
đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2010 của Hà Nội là 10 - 11%/năm.
Đến cuối năm 2005, GDP bình quân đầu người của Hà Nội cao gấp 1,4 lần so với năm 2000;
năm 2010 GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với 2000. Thời kỳ 2001 - 2005 tỷ lệ tích
luỹ nội bộ đạt 25% GDP và thời kỳ 2006 - 2010 là 32%.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trong thời kỳ 2001 - 2010 (đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2005) công nghiệp sẽ là trọng
tâm đột phá của thủ đô Hà Nội, góp phần thực hiện CNH, HĐH không chỉ cho địa bàn Hà Nội
mà còn cho cả vùng Bắc Bộ và cả nước. Tỉ trọng giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng so với
tổng GDP trên lãnh thổ từ 38,5% năm 2000 lên 41,5% năm 2005 và 42% năm 2010. Nhịp độ
tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựng cả thời kỳ 2001 - 2010 đạt khoảng 14%/năm, trong
đó thời kỳ 2000 - 2005 khoảng 13,5%, thời kỳ 2001 - 2010 khoảng 14,5%.
Phát triển công nghiệp theo hướng có chọn lọc, đột phá vào những ngành hàng, sản
phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng


sản xuất tư liệu sản xuất; sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, các
ngành hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước.
Ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành điện - điện tử tin học; cơ - kim khí; dệt -
may - da giầy; chế biến thực phẩm; vật liệu mới. Các ngành công nghiệp khác được khuyến
khích đầu tư chiều sâu, đầu tư mới cho các ngành công nghiệp nhẹ, TTCN, làng nghề, sản xuất
truyền thống và các sản phẩm mới, nghề mới có khả năng tham gia xuất khẩu và thu hút
nhiều lao động. Sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp hiện có, cải tạo, chuyển hướng sản xuất và
có kế hoạch di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm, kỹ thuật giản đơn đến khu vực xa dân cư.
Phát huy sức mạnh công nghiệp TƯ trên địa bàn, đồng thời khuyến khích phát triển các

×