Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.34 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn giúp mỗi sinh viên vận dụng kiến thức
của nhà trường trong quá trình học tập vào việc phân tích, lý giải và xử lý
những vấn đề thực tiễn tại đơn vị kinh tế mà mình thực tập, qua đó củng cố và
nâng cao kiến thức mà bản thân được trang bị.
Là một sinh viên chuyên ngành “kinh tế phát triển ”với mục tiêu là nắm
vững những nguyên lý cơ bản về phát triển kinh tế và dự báo các xu hướng
phát triển, xây dựng chiến lựơc quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội,
kế hoạch phát triển ngành và địa phương, biết vận dụng chính sách để xây
dựng, thẩm định, phân tích và đánh giá các hoạt động của các chương trình, dự
án phát triển kinh tế xã hội, cũng như chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS.
Lê Huy Đức và sự giúp đỡ của các cán bộ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thái Bình em đã lựa chọn địa điểm thực tập tại “ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thái Bình”
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Sở em đã tiến hành viết bản: “Báo
cáo thực tập tổng hợp”.Nội dung của bản báo cáo tổng hợp bao gồm 3 phấn:
Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thái Bình.
PhầnII: Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.
Phần III: Kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra
1
Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Thái Bình.
Ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, ngày 31/12/1945 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết quốc gia: về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm
các uỷ viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn
đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ là cơ quan tiền thân cúa Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ quyết định lấy


ngày 31/12/1945 là ngày thành lập Ngành kế hoạch và đầu tư.
Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh
68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch
kiến thiết. Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình
Thủ tướng Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình kế hoạch kinh
tế hoặc những vấn đề quan trọng khác Trong phiên họp ngày 8/10/1955 hội
đồng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia và các bộ
phận kế hoạch của các Bộ, Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu tỉnh, huyện có
nhiệm vụ xây dựng các đề án phát triển kinh tế, xã hội và tiến hành thống kê
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Đến ngày 28/12/1995, Uỷ Ban Kế hoạch nhà nước được đổi thành Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với tỉnh nhà, năm 1955 bộ phận công tác kế hoạch được hình thành
ở văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh, tham mưu cho Tỉnh Uỷ, Uỷ ban hành
chính xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1955-1960. Từ
tháng 10/1961 trên cơ sở bộ phận công tác kế hoạch tại văn phòng Uỷ ban hành
chính tỉnh thành lập Uỷ ban kế hoạch tỉnh, ở các huyện thị hình thành Phòng kế
hoạch ( theo nghị định 158/CP của Hội Đồng Chính Phủ), đây là nghị định đầu
tiên mang tính pháp quy, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
ngành kế hoạch từ Trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở quyết định 825/TTg và
thông tư liên bộ số 01/BKH-TCCP/TTLB hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và
2
cơ cấu tổ chức cơ quan kế hoạch đầu tư thuộc Uỷ ban Nhân dân địa phương;
ngày 10/9/1996, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ra quyết định số 363/QĐ-UB
thành lập sở kế hoạch và đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch tỉnh,
đồng thời Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cũng ra quyết định số 88/QĐ-UB
thành lập sPhòng Kế hoạch và Đầu tư các huyện, thị xã. Sau này để phù hợp
với yêu cầu của công cuộc đổi mới, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cũng có quyết định
sáp nhập 2 phòng kế hoạch( Kế hoạch và Tài chính huyện, thị ) thành phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện, thị.

1.Thời kỳ 1955-1960.
Ngay sau khi thành lập, bộ phận kế hoạch thống kê ở văn phòng Uỷ ban
hành chính tỉnh được sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính tỉnh, sự kết hợp của
các công ty, ngành liên quan, sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ
quan kế hoạch cấp trên đã tổng hợp, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
khôi phục kinh tế sau chiến tranh và kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.Giai đoạn 1955-1957.
Công tác kế hoạch đã tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục
và cải tạo kinh tế như: cải cách ruộng đất thực hiện khẩu hiệu “ người cày có
ruộng”, xây dựng “tổ đổi công”, đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói, phát
triển giáo dục, y tế, khôi phục quản lý các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Ở thành thị có kế hoạch khôi phục, phát triển các cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiêp, buôn bán tư nhân và chuẩn bị tiền đề cho kế hoạch cải
tạo, phát triển kinh tế (1958-1960).
Trong những năm tiếp theo, công tác kế hoạch là xây dựng kế hoạch cải
tạo và phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu xác lập quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa. Ở nông thôn tiến hành phong trào hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp
cải tạo quan hệ sản xuất với phát triển cơ sở kỹ thuật cho nông nghiệp, nhiều
công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được xây dựng và sửa chữa. Ở thành thị khu vực
phi nông nghiệp đã tiến hành cải tạo công thương nghiệp, đưa thợ thủ công và
những người buôn bán nhỏ vào các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
3
Các xí nghiệp công tư hợp doanh, quốc doanh sản xuất gạch ngói, chế biến gỗ,
cơ khí sản xuất nông cụ và hàng loạt các hợp tác xã cơ khí ở thị xã ra đời.
1.2. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.
Bộ phận kế hoạch được tách ra khỏi Văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh
để thành lập Uỷ ban Kế hoạch tỉnh và được bổ sung tăng cường một số cán bộ
có chất lượng, trong đó có những cán bộ tốt nghiệp đại học kinh tế. Đồng chí
chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh trực tiếp làm chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch tỉnh.
Cơ chế quản lý kinh tế giai đoạn này lấy kế hoạch tập trung với các chỉ tiêu

pháp lệnh làm công cụ điều hành nền kinh tế.
Với quyết tâm cố gắng của lớp cán bộ đầu tiên làm kế hoạch có sự chỉ
đạo của Uỷ ban hành chính tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành kế hoạch
cấp trên; ngành kế hoạch tỉnh nhà đã cùng các ngành nghiên cứu xây dựng kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất với nội dung cơ bản là: Thực hiện công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng
thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
2.Thời kỳ 1966- 1975: kế hoạch phát triển thời chiến.
Thực hiện các nhiệm vụ thời chiến do Nhà nước giao, Tỉnh uỷ, UYND
tỉnh đã chỉ đạo ngành kế hoạch xây dựng kế hoạch thời chiến: vừa xây dựng và
bảo vệ hậu phương vững chắc, vừa thực hiện nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến.
Đây là thời gian dài đất nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây
dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, cũng là thời kỳ mà công nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ,
nhiều xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
nông nghiệp tiêu dùng, xuất khẩu và phục vụ chiến đấu. Sản xuất nông nghiệp
được coi là mặt trận hàng đầu, chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện,
đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, coi trọng đầu tư kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất trong nông nghiệp, các chủ trương thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá
ở tỉnh ta đã giành được nhiều thắng lợi.
4
Công tác kế hoạch thường xuyên cụ thể hoá đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ …để xây
dựng các phương án có tính khả thi cao, phương pháp kế hoạch được coi trọng,
xây dựng kế hoạch toàn diện, gắn kế hoạch hiện vật với kế hoạch giá trị từ cơ
sở lên; kế hoạch được giao đến tận cơ sởđã thích ứng với tình hình lịch sử của
thời kỳ vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh nên đã huy động được sức người
sức của vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền
tuyến miền Nam với khẩu hiệu: “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người”.

3.Thời kỳ 1975-1985: thời kỳ trước khi bước vào thời kỳ đổi mới.
Ngay trong những năm cuối của thời kỳ chiến tranh được sự hướng dẫn của
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ,HĐND và UBND tỉnh,
Uỷ ban Kế hoạch tỉnh đã nghiên cứu chuẩn bị xây dựng kế hoạch tái thiết kinh
tế sau chiến tranh, kế hoạch 5 năm lần thứ II(1976-1980).
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976-1980) do Đại hội toàn quốc
lần thứ IV của Đảng thông qua là: xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật
của CNXH, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, trong đó
quan trọng nhất là cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp, phát triển sự nghiệp văn
hoá giáo dục, y tế và cải thiện một bước đời sống nhân dân.
Trong thời gian này để tăng cường cán bộ kế hoạch cho các tỉnh ở miền
Nam, nhiều cán bộ kế hoạch của tỉnh được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ
ban nhân dân tỉnh điều động vào công tác tại các tỉnh phía Nam.
Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985), nội dung kế hoạch của
thời kỳ này là tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp, hàng tiêu dùng xuất khẩu ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế, nhiệm vụ phòng thủ đất nước
được thể chế vào kế hoạch hàng năm; về tổ chức Uỷ ban kế hoạch tỉnh có thêm
phòng tổ chức động viên tập trung vào việc xây dựng các kế hoạch kết hợp
5
kinh tế với quốc phòng sẵn sàng động viên nền kinh tế chống chiến tranh xâm
lược.
4. Thời kỳ 20 năm đổi mới
Là thời kỳ gồm các kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ
IV (1986 - 1990), tiếp đến là các kế hoạch 5 năm lần thứ V ( 1991 - 1995), lần
thứ VI (1996 - 2000) là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề
xướng và lãnh đạo mà nội dung cơ bản là: “chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN… mà trọng
tâm là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từng bước ngang

tầm với các nước phát triển”. Công tác kế hoạch hoá và đầu tư cũng được đổi
mới cả về nội dung và phương pháp, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều
hành các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh gắn với cơ chế
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền tự
chủ ở sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, lấy thị trường làm căn cứ để
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuyển từ nền kinh tế mang nặng tính
tự cung tự cấp sang kinh tế mở với thế giới bên ngoài.
Để phù hợp với quá trình đổi mới, công tác kế hoạch hoá đã thay đổi
nhanh chóng từ phương pháp kế hoạch hoá tập trung, phân phối, cấp phát sang
phương pháp nghiên cứu định hướng, xác định các mục tiêu vĩ mô, xác định
các cân đối lớn, xây dựng các chương trình kinh tế lớn như: chương trình lương
thực - thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu,
chương trình khai thác kinh tế biển, chương trình phát triển nghề và làng
nghề… xây dựng cơ chế chính sách, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, hướng các ngành các cấp, các cơ sở thực hiện theo mục tiêu định
hướng đã xác định.
6
Chương II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.
1.Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm lãnh đạo
Sở và các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở.
1.1.Lãnh đạo Sở: gồm Giám đốc sở và các phó Giám đốc sở.
Giám đốc Sở là thủ trưởng cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ qua, thực hiện
trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan như các điều 4,5,6,7,8,9.10,11 trong quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan được quy định tại nghị
định 71CP của Chính phủ.
Các phó giám đốc Sở giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo sự
phân công của giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trách một số phòng và lĩnh

vực công tác, thay mặt giám đốc giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân
công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc do mình giải
quyết.
1.2.Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở: bao gồm 9 phòng, trong
đó có 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 1phòng thanh tra và 1 văn phòng sở
giúp cho giám đốc sở thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với công
tác kế hoạch và đầu tư đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao.
-Phòng nông nghiệp
-Phòng công nghiệp và giao thông.
-Phòng Văn hoá xã hội.
-Phòng Kinh tế đối ngoại và Thương mại dịch vụ.
-Phòng thẩm định và xây dựng cơ bản.
-Phòng Đăng kí kinh doanh.
-Phòng Tổng hợp –Quy hoạch.
-Thanh tra.
-Văn phòng.
7
Trong mỗi phòng lại có trưởng phòng và phó phòng:
+Trưởng phòng:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở về toàn bộ hoạt động của phòn.
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí lãnh đạo phụ trách phòng, trực tiếp phụ
trách một số lĩnh vực công tác chuyên môn.
Có trách nhiệm phân công, quản lý, điều hành các hoạt động công tác
của cán bộ, nhân viên trong phòng và chịu trách nhiệm về những kết quả công
việc do mình điều hành.
Những công việc có liên quan đến các phòng khác, trưởng phòng chủ
động trao đổi thống nhất với các phòng để giải quyết; trường hợp không thống
nhất thì báo cáo lãnh đạo cơ quan xem xét quyết định.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác của Giám đốc Sở giao.
+Phó trưởng phòng:

Phó trưởng phòng có nhiệm vụ giúp trưởng phòng thực hiện các nhiệm
vụ theo sự phân công của trưởng phòng và thực hiện nhiệm vụ của một chuyên
viên.
+Chuyên viên cán sự và nhân viên:
Thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phòng phân công. Giám đốc hoặc
phó Giám đốc Sở có quyền trực tiếp giao việc hoặc yêu cầu chuyên viên báo
cáo công việc cần thiết, nhưng sau đó chuyên viên phải báo cáo lại cho trưởng
phòng biết.
Trong đó biên chế của cơ quan do UBND tỉnh quyết định, còn biên chế
của các phòng do giám đốc Sở quyết định.
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
2.1.Chức năng, nhiệm vụ chung.
2.1.1.Chức năng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực
hiện chức năng quản lý của Nhà nứơc về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh
vực: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổ
8
chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh: đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý hỗ trợ
phát triển chính thức(ODA), đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa
phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở kế hoạch và đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kỉêm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn.
-Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực
quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

-Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý các lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư cho UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ban,
ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.
-Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch đầu tư ở địa phương; trong
đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và những vấn
đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các
nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
-Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài
hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách
Nhà nước.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định của pháp
luật.
9
-Trình UBND tỉnh về xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo Uỷ ban nhân dân
tỉnh điều hoà, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội
của tỉnh.
-Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế
hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
-Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố,
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh để trình bày Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.
-Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân
sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
-Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước Uỷ ban

Nhân dân tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp
cần thiết.
Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước Uỷ ban
nhân dân tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư
theo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án
thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp phương án phân
bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các
chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan
giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản,
các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án do khác do tỉnh
quản lý trên địa bàn.
Thẩm định và báo cáo các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
10
Làm đầu mối giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước các hoạt
động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ
tục đầu tư và đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
-Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:
+Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, ngành xây
dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng ODA và các nguồn viện
trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng vốn
ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt và báo cáo Bộ kế hoạch và đầu tư.
+Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoạc
kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa

Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng, giải
ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ có
liên quan đến nhiều Sở, Ban, Ngành, huyện, thành phố và cấp xã; định kỳ tổng
hợp báo cáo về tình hình và hiệu qủa thu hút vốn.
-Về quản lý đấu thầu:
+Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình
Chủ tịch Uỷ ban Nhân Dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả
xét thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch
UBND tỉnh.
+Hướng dẫn theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của Pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án
đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
-Tham gia nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách về
quản lý kinh tế, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế
11
chính sách cho phù hợp với đặc điểm của tỉnh và những quy định của nhà
nước.
-Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh:
Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn
theo quy định của luật doanh nghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh
cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện, thành phố;
phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo
thẩm quyền các vi phạm về đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa
phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
-Chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn
của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về kế hoạch đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
-Thanh tra,kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc

phạm vi quản lý Nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật.
-Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện những
nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
-Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban Nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo
và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với một số cán bộ, công chức, viên
chức Nhà nước trực thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực
ngành kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
-Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân
bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
-Thực hiện những nhiệm vụ nhiệm vụ khác do Uỷ ban Nhân dân tỉnh
giao phó.
12
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng.
2.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ngành.
Các phòng ngành bao gồm: phòng Nông nghiệp, Công nghiệp và giao
thông, Kinh tế đối ngoại và thương mại dịch vụ, Văn hoá xã hội có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội thuộc các ngành, các lĩnh vực do phòng phụ trách. Đề xuất các
chủ trương, biện pháp, cơ chế, chính sách để tổ chức, quản lý thực hiện các kế
hoạch đề ra.
- Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố xây dựng kế hoạch dài
hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch vốn đầu tư
xây dựng cơ bản bao gồm: nắm nhu cầu, dự kiến phân bổ vốn, dự kiến bổ sung,
điều chỉnh tổ chức khai thác nguồn vốn, nắm tình hình thực hiện kế hoạch và
đánh giá hiệu quả đầu tư của các ngành, đơn vị thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
- Phối hợp với phòng tổng hợp quy hoạch dự thảo chiến lược quy hoạch
tổng thể, quy hoạch ngành về phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh thuộc

phòng phụ trách.
- Tham mưu cho lãnh đạo sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu
thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc ngành, lĩnh vực do phòng phụ trách; có trách nhiệm tham gia ý kiến
phòng Thẩm định –XDCB về những nội dung có liên quan đến công tác thẩm
định dự án khi có ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc phòng Thẩm định –XDCB
đề xuất.
- Tham mưu cho giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư theo
đúng quy định của Nhà nước và các UBND tỉnh đảm bảo các thủ tục đầu tư
nhanh gọn, đúng thời gian quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng khác.
*Phòng Tổng hợp- Quy hoạch
13
Tổng hợp kế hoạch phat triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm về
định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đề xuất các chủ trương,
cơ chế, chính sách, biện pháp, các cân đối chủ yếu của các thời kỳ kế hoạch về
phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo lãnh đạo cơ quan trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
-Giúp lãnh đạo Sở tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh quản lý Nhà
nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, hướng dẫn các
cấp, các ngành và địa phương quản lý tình hình thực hiện quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.
- Giúp lãnh đạo Sở tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn các cấp, các
ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng
năm.
- Xử lý, tổng hợp và dự thảo các báo cáo về kinh tế - xã hội trình lãnh
đạo Sở ký duyệt báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ
và đột xuất.
- Giúp giám đốc Sở chuẩn bị nội dung chương trình công tác quý, 6

tháng và hàng năm của cơ quan; nội dung giao ban quý với phòng Tài chính-
kế hoạch huyện, thành phố và giao ban hàng tháng với lãnh đạo, trưởng các
phòng thuộc Sở.
- Làm đầu mối tổng hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình mục tiêu, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Theo dõi và thẩm định công tác đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực
phòng phụ trách (công trình quản lý nhà nước, công trình đô thị, công trình
công cộng, công trình an ninh Quốc phòng và các công trình của dự án sử dụng
nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn theo phân cấp-
không thuộc các phòng ngành phụ trách); có trách nhiệm tham gia ý kiến với
phòng Thẩm định – XDCB về những nội dung có liên quan đến công tác thẩm
định dự án khi có ý kiến của lãnh đạo cơ quan hoặc phòng thẩm định – XDCB
đề xuất.
14
-Dự kiến phân bổ, điều chỉnh, bổ xung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.
-Tổng hợp nhu cầu đầu tư từ các phòng ngành, dự kiến cơ cấu, phân bổ
kế hoạch vốn đầu tư cho từng lĩnh vực, báo cáo lãnh đạo cơ quan chuyển cho
các phòng ngành để dự kiến phân bổ cho các danh mục dự án đầu tư. Tổng hợp
kế hoạch dự kiến phân bổ của các phòng ngành gửi đến báo cáo lãnh đạo cơ
quan xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt.
-Tổng hợp báo cáo điều chỉnh, bổ xung kế hoạch đầu tư XDCB từ các
phòng ngành (nếu có) báo cáo lãnh đạo cơ quan xem xét trình UBND tỉnh phê
duyệt.
-Lập các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội ở địa phương khi được
cấp có thẩm quyền phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.
* Phòng Thẩm định-XDCB.
-Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án, chủ trì thẩm định các dự án xây
dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước được phân cấp theo quy

định hiện hành, thực hiện chế độ “một cửa” đối với công tác tiếp nhận và thụ lý
hồ sơ thẩm định dự án.
-Chủ trì nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư theo quy đính cho lãnh
đạo Sở trình UBND tỉnh phê duyệt.
-Xin ý kiến các ngành, các phòng ngành về những nội dung có liên quan
đến công tác thẩm định dự án khi thấy cần thiết.
-Phát hành văn bản theo quy định, thực hiện công tác thu chi lệ phí, đóng
dấu thẩm định theo quy định; định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tổng hợp kết quả
công tác thẩm định chuyển cho phòng Tổng hợp – Quy hoạch.
-Tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản.
- Hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án đối với huyện, thành phố.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
15
*Phòng Kinh tế đối ngoại- ngoại thương.
Ngoài các nhiệm vụ đã nêu chung ở trên phòng còn có nhiệm vụ tiếp
nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các dự án thuộc nguồn vốn ODA, FDI,
NGO.Giúp giám đốc sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước
về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và viện trợ phi
Chính phủ NGO theo quyết định của UBND tỉnh về quản lý hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình. Cân đối các nguồn vốn đối ứng ODA,NGO,
báo cáo lãnh đạo và gửi phòng Tổng hợp- Quy hoạch.
*Phòng Đăng ký kinh doanh có các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng được quy định tại điểm1, điều 163
luật doanh nghiệp năm 2005.
- Tiếp nhận những kiến nghị và khiếu nại của các doanh nghiệp về đăng
ký kinh doanh, đề xuất báo cáo lãnh đạo cơ quan và Uỷ ban Nhân dân tỉnh giải
quyết theo thẩm quyền.
- Kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện
theo quy định của pháp luật.

-Tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký kinh doanh với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo cơ quan giao.
*Thanh tra Sở
-Tổ chức triển khai và thực hiện theo Nghị định số 148/2005/NĐ-CP
ngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra kế hoạch
và đầu tư. Tham mưu cho lãnh đạo sở xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
công tác thanh tra kiểm tra theo quy định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã phê
duyệt chương trình thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh.
-Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức triển khai kiểm tra
về hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay, nội dung ghi
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
16
-Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư thực hiện
đầy đủ nội dung yêu cầu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
-Tổng hợp báo cáo công tác giám sát đánh giá đầu tư theo quy định.
* Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
-Hướng dẫn lập hồ sơ ĐKKD, hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của
pháp luật.
-Tiếp nhận hồ sơ ĐKKD, hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ bản hợp pháp,
hợp lệ theo quy định của pháp luật.
-Viết giấy biên nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ dự án đầu tư
XDCB và chuyển hồ sơ cho phòng liên quan để thẩm định. Khi có kết quả đã
được lãnh đạo Sở và người có thẩm quyền ký duyệt, phòng chuyên môn giao
kết quả lại cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
-Vào sổ tổng hợp, phối hợp với văn phòng thu lệ phí đăng ký kinh
doanh, lệ phí thẩm định dự án và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân để triển khai
thực hiện.
* Văn phòng Sở có các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan thực hiện công tác tổ chức- cán bộ,

thực hiện quy chế làm việc và quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của
cơ quan. Thực hiện chế độ tổng kết hàng năm. Tham gia xây dựng bộ máy kế
hoạch và đầu tư của các ngành và huyện, thành phố.
- Phối hợp với phòng ngành, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện
việc thu nộp, quản lý,sử dụng kinh phí các đề tài dự án, lệ phí đăng ký kinh
doanh và lệ phí thẩm định dự án.
-Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, theo dõi thi đua trong cơ quan
và toàn ngành kế hoạch đầu tư trong tỉnh.
- Thực hiện công tác hành chính, quản trị của cơ quan, bao gồm các mặt
công tác:
+ Văn thư, lưu trữ hồ sơ và tài liệu, đánh máy, in,sao tài liệu, quản lý vận
hành hệ thống máy vi tính trong cơ quan.
17
+Thường trực bảo vệ cơ quan.
+ Công tác kế toán tài vụ cơ quan.
+Mua sắm, sửa chữa, quản lý tài sản và phương tiện làm việc, phục vụ
các nhu cầu công tác và sinh hoạt trong cơ quan.
-Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo giao.
18
Chương III. Kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra đối với Sở
Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.
1.Kết quả hoạt động.
Nhìn lại hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi kết thúc cuộc kháng chiến chống
Pháp đến nay, nền kinh tế- xã hội của tỉnh nhà đã có những chuyển biến
lớn
- Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn năm2005 đạt 6455 tỷ đồng( giá so
sánh năm 1994), tăng 1897 tỷ đồng so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân
thời kỳ 2000-2005 là7,21%/năm vượt qua0,21% so với chỉ tiêu đại hội đề ra và
vượt 2,91% so với giai đoạn trước(1996-2000 chỉ đạt 4,5% năm) thu nhập
GDP bình quân đầu người năm2005 đạt 5,7 triệu đồng( 370USD) tăng 75,4%

so với năm 2000.
- Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đã giành thắng lợi, đạt mức tăng trưởng
khá; cơ cấu sản xuất có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá gắn
liền với hiệu quả kinh tế; có nhiều mô hình, điển hình tốt về thâm canh, tổ chức
sản xuất theo phương thức mới( trang trại, gia trại) ở khắp các địa phương. Gía
trị sản xuất hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng khá, bình quân chung 5 năm tăng
4,04%/ năm, vượt 0,54% so với chỉ tiêu đại hội XVI (3,5%) và tăng 0,89% so
với giai đoạn 5 năm trước; năng suất lúa các năm đều đạt trên 12tấn/ ha, bình
quân lương thực hàng năm đạt trên 600kg/ người; đến nay đã có 90% số xã, thị
trấn đăng ký xây dựng 1138 cánh đồng với 11268 ha đạt giá trị 50 triệu đồng/
ha/ năm, trong đó đã thực hiện ở 140 xã, thị trấn với 269 cánh đồng, diện tích
2842 ha đạt giá trị sản xuất bình quân 63,4 triệu đồng/ ha.
- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, đã hình
thành một số khu công nghiệp của tỉnh gồm khu công nghiệp Phúc Khánh
( diện tích 300 ha), khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh ( diện tích 102ha); khu
công nghiệp Tiền Hải ( diện tích 128,2 ha), khu công nghiệp cầu Nghìn (diện
tích 97,5 ha) và xây dựng một số cụm công nghiệp ở huyện, thành phố, toàn
tỉnh hiện có 196 dự án đầu tư với vốn đăng ký là 4250 tỷ đồng thu hút khoảng
19
53548 lao động, phát triển mạnh mẽ các làng nghề và nghề. Toàn tỉnh có 173
làng nghề, tăng 91 làng nghề so với năm 2000. Hàng năm giải quyết 7000-
10000 lao động. Gía trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2005 đạt 3320 tỷ
đồng gấp 2,27 lần so với năm2000, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-
2005 là 17,8%/ năm, vượt 4,8% so với mục tiêu đại hội (13%/ năm) và tăng
vượt 2,4 %/ năm so với bình quân chung của cả nước ( 15,4%).
- Các hoạt động dịch vụ có nhiều cố gắng đổi mới và phát triển đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu và tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng về
giá trị sản xuất dịch vụ bình quân giai đoạn 5 năm qua là 9,65%/ năm, kim
ngạch xuất khẩu 5 năm tăng bình quân 23,6%/ năm.
- Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP từ 14,8%

năm 2000 tăng lên 22,8% năm 2005; khu vực dịch vụ tăng 31,5 % năm 2000
lên khoảng 34,9% năm 2005; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng
giảm tỷ trọng từ 53,7% năm 2000 xuống còn 42,3% năm 2005.
- Sự nghiệp văn hoá- xã hội được củng cố, giữ vững và có bước đổi mới
nâng cao chất lượng hoạt động, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,
bộ mặt xã hội đô thị và nông thôn có khởi sắc rõ rệt, quốc phòng an ninh được
củng cố, tình hình xã hội ngày càng ổn định. Sự nghiệp giáo dục, y tế năm
2005 có 222 trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học; công tác dân số kế
hoạch hoá gia đình, trẻ em đạt kết quả quan trọng, tỷ lệ tăng dân số bình quân
hàng năm là 0,54%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm dần từ 10,82% năm
2000 xuống còn 9,5% năm 2005, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm
2005 là 24% so với năm 2000 giảm được 6%. Chỉ tiêu phát triển con người
HDI của Thái Bình đạt 0,714 xếp thứ 8 toàn quốc, chương trình giải quyết việc
làm và xoá đói giảm nghèo đạt kết quả khá, bình quân mỗi năm giải quyết việc
làm trên 22400 lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm mỗi năm
0,49%, tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 5,3%; tỷ lệ số hộ gia đình ở nông thôn được
dùng nước sạch năm 2005 là 62%, so với năm 2004 tăng 17,4%; hoạt động bưu
điện được tăng cường đầu tư mới cả về năng lực và thiết bị công nghệ; toàn
20
tỉnh bình quân5 máy điện thoại/100 dân ( cả điện thoại di động và cố định);
dịch vụ vận tải được đổi mới khá mạnh và mang tính xã hội hoá cao, đã tăng
nhanh doanh số và phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 20 năm qua đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, nhiều công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp xây
dựng, dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá- xã hội và phúc lợi cộng
cộng được xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội 5 năm qua(2001-2005) gấp 2,64 lần 5 năm trước. Tốc độ tăng
trưởng vốn đầu tư phát triển bình quân là 13,3%/ năm; 5 năm qua đã đầu tư xây
dựng một số công trình hạ tầng then chốt: nâng cấp đường10, đường 217,
đường Đồng Châu, đường 223, đường làng nghề…xây dựng cơ bản hạ tầng

khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, nâng cấp bệnh viện đa khoa
tỉnh , bệnh viện phụ sản… tu bổ khu di tích Đền Trần, cải tạo nâng cấp chùa
Keo.
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều cố gắng cải tiến thủ
tục hành chính, nâng cao chất lượng góp phần giảm thất thoát lãng phí và thực
hành tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Những ngày gần đây, ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình đã hoàn
thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Bình đến năm
2020 và dự thảo báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm đã được gửi
đến đại hội Đảng bộ các cấp thảo luận tham gia ý kiến, để chuẩn bị cho việc
trình Đảng bộ.
- Mục tiêu cuả kế hoạch 5 năm 2006-2010 là : phấn đấu đến năm 2010
đưa tỉnh ta ra khỏi tỉnh nghèo, chậm phát triển, hướng tới phát triển toàn diện
và có cơ cấu kinh tế đồng đều theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá; cải
thiện đời sống nhân dân theo mức bình quân chung của cả nước, giữ vững và
phát triển các lĩnh vực văn hoá- xã hội, ổn định đảm bảo trật tự an ninh và đáp
ứng yêu cầu phòng thủ đất nước. Tạo chuyển hướng mạnh mẽ và phát huy
nhân tố con người phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, giải quyết
21
việc làm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Thành tựu đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đạt được là vô
cùng to lớn. Có được những thành tựu quý báu trên đây là công lao của bao thế
hệ cán bộ,công chức, viên chức ngành kế hoạch và đầu tư tứ khi thành lập tới
nay.Sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh qua các thời kỳ, sự phối hợp giúp
đỡ của các ngành, các cấp trong tỉnh
2. Những vấn đề đặt ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái
Bình còn phải đối mặt với những vướng mặc còn tồn tại:

- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn nghiệp vụ tuy nhiên
chủ yếu là các cán bộ đứng tuổi, nhiều cán bộ sắp đến tuổi về hưu trong khi
đó chưa có đội ngũ cán bộ trẻ kế cận.
- Một số bộ phận làm việc còn thiếu tác phong công nghiệp.
- Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan đã được triển khai
tuy nhiên chưa triệt để…
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới cán bộ ngành kế hoạch và đầu tư xác
định rõ nhiệm vụ của mình, không thoả mãn chủ quan với những thành tích đã
đạt được, nhận rõ những thiếu sót và bất cập của mình, đặt ra nhiệm vụ phải
không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ kế hoạch lên một tầm cao mới, tiếp
tục hoàn thiện nội dung và phương pháp kế hoạch hoá, chăm lo đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính kế thừa, đi đôi với việc hiện đại hoá công
tác kế hoạch, phát huy truyền thống tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính
quyền xây dựng quy hoạch, kế hoạch, kiến nghị các biện pháp, cơ chế, chính
sách, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá- hiện đại hoá, thực hiện xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Đồng
thời mong được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, Hội
đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, ngành đoàn
22
thể trong tỉnh và các huyện, thành phố; sự đóng góp ý kiến chân thành của các
cán bộ đã từng công tác trong ngành kế hoạch, đó chính là sự quan tâm, cổ vũ,
động viên để cán bộ, công chức, viên chức hiện đang làm công tác kế hoạch
trong tỉnh nói chung và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình nói riêng phấn đấu
hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà tỉnh giao cho.
23
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái
Bình tôi thấy Sở có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội. Vai trò của Sở được thể hiện rất rõ thông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Sở. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở ngày càng được mở

rộng hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương pháp công
tác phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Thông qua hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư định hướng cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển,
quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lựơc phát triển kinh tế…
Sở Kế hoạch và Đầu tư có mối quan hệ với các Sở, Ban, ngành, huyện
và thành phố trong tỉnh về những công việc liên quan đến công tác kế hoạch và
đầu tư cùng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Xác nhận của đơn vị thực tập.
24
MỤC LỤC
Đề tài:
1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản ở
tỉnh Thái Bình
3. Giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thái Bình
25

×