Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.1 KB, 12 trang )

SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG, TỔ CHỨC CÁC NHÓM HỌC TẬP THEO
HÌNH THỨC DẠY- HỌC NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phương pháp thảo luận nhóm và hình thức dạy- học theo nhóm đối với nhiều
nước trên thế giới thì chẳng có gì là mới. Song với Việt Nam là phương pháp hình
thức tổ chức mới.
Phương pháp dạy học theo nhóm là cách dạy trong đó giáo viên tổ chức cho học
sinh hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề đặt
ra, nhằm đạt được mục tiêu học tập.
Phương pháp thảo luận nhóm là cách học tạo điều kiện cho học sinh luyện tập kỹ
năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh.
Thông qua thảo luận, ngôn ngữ và tư duy của học sinh trở nên linh hoạt và sinh
động hơn.
Hình thức tổ chức dạy- học theo nhóm là cách tổ chức, sắp xếp học sinh của lớp
thành các đơn vị học tập khác nhau trong quá trình dạy học.
Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm tạo điều kiện cho giáo viên cá thể hóa
việc dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh đều được tham gia, vào hoạt động học
tập, tạo cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách phối hợp với bạn bè
trong công việc, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân.
Phải nói rằng thảo luận nhóm là phương pháp mới, hình thức dạy học theo nhóm
là rất hay, có nhiều ưu điểm. Thế nhưng qua thực tế giảng dạy, dự giờ thăm lớp của
các đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy phương pháp và hình thức dạy học này vẫn
còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng. Tôi xin nêu ra để bạn đọc cùng suy nghĩ.
- Mặc dù năm học 2010-2011 đã là năm thứ 9, triển khai chương trình thay sách
giáo khoa và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đại trà. Thế nhưng
một số giáo viên vẫn chưa hiểu rõ bản chất cũng như quy trình của phương pháp
hình thức tổ chức thảo luận nhóm. Nên khi áp dụng vào dạy học vẫn còn lúng túng.


Chẳng hạn: Giáo viên cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm nhưng không quy
định rõ thời gian thảo luận trong bao lâu, nhiệm vụ chưa cụ thể, rõ ràng.Vì vậy học
sinh vẫn nhởn nhơ đùa trong khi thảo luận.
- Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và tổ chức nhóm còn mang nặng
tính hình thức. Nhiều giáo viên quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp
dạy học là bắt buộc sử dụng hình thức thảo luận nhóm…Nên bất kỳ tiết dạy nào
hoặc khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến thảo luận nhóm mà chưa
thực sự chú ý đến hiệu quả của nó mang lại như thế nào.
- Nội dung vấn đề thảo luận giáo viên đưa ra chưa phù hợp với khả năng, chưa
kích thích hứng thú học tập của học sinh. Nêu vấn đề thảo luận quá dễ, quá thấp sẽ
làm học sinh chủ quan, không làm việc. Ngược lại vấn đề đưa ra quá khó, quá cao
thì học sinh không thể tranh luận giải quyết được.
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 1
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
- Về phía học sinh, vì là thảo luận nhóm nên giờ học ở lớp trở nên lộn xộn, ồn ào.
Trong quá trình thảo luận, học sinh được nói, được tham gia ý kiến, suy nghĩ, nhận
xét, nên gây tiếng ồn ào là điều tất yếu. Đó là tiếng ồn của sự tranh luận bàn bạc
làm giờ học thêm sôi nổi, có hiệu quả. Nhưng đó cũng là cơ hội để cho các em
không tích cực lợi dụng để đùa nghịch, làm giờ học trở nên kém hiệu quả.
- Thực tế ở trường tiểu học hiện nay thì việc hoạt động còn có 2 trở ngại là:
+ Một là học sinh chưa hiểu mình cần phải làm gì và làm như thế nào.
+ Hai là học sinh hiểu nhưng chưa có trách nhiệm đối với nhóm.
Chính vì những thực trạng nêu trên, tôi thiết nghĩ chúng ta cần phải xem xét, nhìn
nhận lại để phương pháp thảo luận nhóm và hình thức tổ chức nhóm phát huy hết
vai trò, đem lai hiệu quả cao trong dạy học hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và
thay đổi sách giáo khoa, chúng ta đã và đang thực hiện việc đổi mới hình thúc và
phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, một trong những hình thức và phương
pháp được chúng ta vận dụng nhiều đó là hình thức dạy học theo nhóm và phương
pháp thảo luận nhóm. Để vận dụng hình thức, phương pháp dạy học này thành công

thì một trong các yếu tố rất quan trọng đó là phải xây dựng được, tổ chức tốt và duy
trì các nhóm học tập. Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ
chức hoạt động của các nhóm hoạt động tại lớp.
II. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
Muốn xây dựng được, tổ chức được hoạt động của các nhóm học tập tôi đã thực
hiện một số nhiệm vụ, biện pháp sau:
- Ngay từ đầu năm học, là giáo viên chủ nhiệm, tôi xây dựng ( hình thành ) các
nhóm học tập. Một số kiểu nhóm phù hợp với điều kiện thực tế của lớp tôi (có thể
áp dụng cho các lớp khác ) như:
+ Nhóm đôi ( 2 học sinh ngồi cùng một bàn ).
+ Nhóm tư ( 4 học sinh ngồi cùng 2 bàn gần nhau: bàn trên và bàn dưới).
+ Nhóm sáu ( 6 học sinh ngồi cùng 3 bàn gần nhau: bàn trên, bàn dưới, bàn
giữa).
Trong đó kiểu nhóm đôi và nhóm tư tôi sử dụng nhiều nhất vì nó có nhiều lợi
thế và phù hợp với điều kiện bàn-ghế, phòng học của lớp.
Nhóm: hai Nhóm: bốn
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 2
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.



Nhóm: sáu
- Ở giai đoạn đầu ( nữa đầu học kỳ I ) tôi dành thời gian thích hợp để xây dựng
và rèn kỹ năng tự điều hành hoạt động trong nhóm ( nhất là nhóm tư và nhóm sáu )
cho học sinh, đặc biệt là các nhóm trưởng và thư ký. Các kỹ năng đó là cách giao
việc cho từng thành viên trong nhóm, cách thảo luận, cách ghi kết quả thảo luận,
cách trình bày kết quả thảo luận.
Trong giai đoạn này, tôi chỉ định và phân công cố định nhóm trưởng và thư ký
nhóm cho một số học sinh ( khá, giỏi, bạo dạn ) đảm nhiệm, để nhóm trưởng và thư
ký có đủ thời gian để rèn các kỹ năng.

- Khi các nhóm đã xây dựng được nề nếp hoạt động ( học tập ) tự quản tốt
( tự điều hành có hiệu quả ), nghĩa là: Các nhóm trưởng và thư ký điều hành tốt;
các thành viên trong nhóm biết phối hợp tự giác, nhịp nhàng, ăn ý và có chất lượng
trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập . Thì tạo cơ hội cho những thành viên
còn lại trong các nhóm tập làm nhóm trưởng và thư ký. Điều đó sẽ giúp cho hầu hết
học sinh trong các nhóm đều có cơ hội rèn các kỹ năng: Điều hành, hợp tác và kỹ
năng tự hoạt động.
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 3
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
Để vận dụng thành công hình thức dạy- học theo nhóm và phương pháp thảo luận
nhóm thì điều cốt lõi phải xây dựng và rèn được kỹ năng tự điều hành, kỹ năng hợp
tác tốt cho học sinh.
Để việc hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả, tôi phân công nhiệm vụ rõ ràng và
cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng đóng vai trò quan trọng- đó là
đọc trước phiếu giao việc thông báo cho toàn nhóm biết nhiệm vụ của toàn nhóm
phải làm; sau đó phân công việc cho từng thành viên trong nhóm các thành viên
còn lại đều phải đóng góp ý kiến của mình. Đặc biệt nhóm trưởng còn luôn luôn
động viên khuyến khích các thành viên trong nhóm góp ý đặc biệt là những bạn
nhút nhát, ít có cơ hội phát biểu. Có thể tóm tắt thành sơ đồ sau:
Vai trò và trách nhiệm của
từng thành viên trong
nhóm
Nhóm
trưởng
- Đọc.
- Nhiệm vụ.
- Phân việc.
- Điều khiển
nhóm thảo
luận.

Thư ký
-Ghi chép các
ý kiến ,kết quả
công việc của
nhóm.
Người
trình bày.
-Trình bày
về công việc
của nhóm
và kết quả
đã thực
hiện trước
lớp.
Các thành
viên trong
nhóm.
- Trao đổi
góp ý kiến
về nhiệm vụ
được giao.
Người quản
lý học sinh.
- Thu thập
quản lý các
học liệu.Thiết
bị.
- Tính thời
gian.
Trong hoạt động nhóm: Tôi cho mọi thành viên đều phải nắm vững nhiệm vụ

được giao cho cả nhóm, đặc biệt cá nhân từng em (cần đóng góp như thế nào ).
Khi hoạt động nhóm cho các thành viên ngồi hướng vào nhau “ mặt đối mặt” để
gây sự chú ý của toàn nhóm và ý kiến thảo luận nhóm được tập trung. Mỗi thành
viên trong nhóm đều phải đưa ra ý kiến của mình và tuyệt đối phải tuân thủ theo sự
điều khiển của nhóm trưởng mà nhóm đã bầu. Những yêu cầu này có thể tóm tắt
thành sơ đồ sau:
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 4
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
Yêu cầu trong hoạt động nhóm.
Các thành viên nắm vững
nhiệm vụ của nhóm và bản thân.
Các thành viên hướng vào nhau
khi trao đổi, chia, sẻ, thảo luận.
Mỗi người đều tham gia ý kiến
và các thành viên khác lắng nghe.
Mỗi người tuân theo sự điều
khiển của nhóm trưởng.
Khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm,tôi thực hiện theo đúng quy trình
sau :
- Chia nhóm; chỉ định bầu nhóm trưởng, thư ký ( nếu cần ).
- Nêu yêu cầu nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm,phát phiếu giao việc.
- Gợi ý, định hướng cách thảo luận .
- Các nhóm tự hoạt động; thảo luận, ghi kết qủa thảo luận. Các nhóm nhận xét,
bổ sung, điều chỉnh ( nếu có ). Giáo viên điều chỉnh bổ sung kết luận. Có thể
tóm tắt thành sơ đồ dưới đây:
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 5
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
Vai trò của học sinh khi
hoạt động nhóm.
Vai trò của giáo viên trong

hoạt động nhóm.
Phân công nhiệm vụ các
thành viên trong nhóm.
Đi xung quanh các nhóm,
quan sát hoạt động.
Tích cực tham gia thảo luận
trong nhóm.
Thực hành với một số nhóm
học sinh cụ thể.
Lắng nghe ý kiến của nhóm.
Đặt câu hỏi và trợ giúp các
nhóm học sinh.
Ghi chép tổng hợp, báo cáo
Khen ngợi và động viên học
sinh nói về kết quả thảo luận.
Tham gia nhận xét kết quả
thảo luận của nhóm.
Đóng vai nhóm trưởng, thư
ký, báo cáo viên.
** ví dụ:
Tôi cho học sinh thảo luận một vấn đề:
“ Bạn cần làm gì để bảo vệ môi trường ?”
- Chia nhóm bốn.
- Các thành viên trong nhóm bầu một nhóm trưởng ( NT ) và một thư kí.

Người viết: Trần Văn Dục Trang: 6
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
- Thư kí ghi kết quả thảo luận.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
Có vài nhóm trưởng điều khiển nhóm mình như sau:

NT : Theo mình thì để bảo vệ môi trường cần phải trồng nhiều cây xanh.
NT : Theo bạn A thì như thế nào?
A : Theo mình thì cúng ta không nên vứt rác bừa bãi….
NT : Theo bạn B thì như thế nào?
B : Theo mình thì cần vệ sinh thường xuyên.
NT : Theo bạn C?
Mình nhất trí ý kiến của các bạn.
Nhóm trưởng thống nhất: Để bảo vệ môi trường thì cần trồng cây xanh, không
vứt rác bừa bãi, dọn vệ sinh thường xuyên…
Nhóm trưởng thống nhất ý kiến các thành viên và đưa ra kết luận cuối cùng của
nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận và giáo dục môi trường cho học sinh.
Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ nhau:
+ Học sinh khá – giỏi với học sinh trung bình – yếu.
+ Học sinh nam với học sinh nữ.
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin với học sinh nhút nhát, tự tin.
+ Học sinh có khả năng diễn đạt tốt với học sinh có khả năng diễn đạt yếu.
Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp cho giáo viên thuận tiện khi chia nhóm. Trong mỗi
nhóm nên có đủ các đối tượng khác nhau này sẽ bổ sung cho nhau( khắc phục
những hạn chế, phát huy những thế mạnh ) và giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Theo tôi nghĩ khi đưa ra một vấn đề B chẳng hạn, thì giáo viên phải phân tích và
biết rằng vấn đề B đó đưa ra thảo luận thì đem lại cho học sinh cái gì?
Hay vấn đề B đó có thể để cá nhân tự thực hiện thì có hiệu quả hơn khi đưa ra thảo
luận nhóm? Khi giáo viên biết được vấn đề B đưa ra thảo luận nhóm làm cho học
sinh thu nhận được tốt hơn và trọn vẹn hơn so với hoạt động cá nhân, thì lúc đó
giáo viên sẽ sử dụng hình thức hoạt động nhóm.
Việc đặt tên cho nhóm tôi cũng cần lưu ý:

+ Đặt tên sao cho đơn giản, dễ nhớ, đồng thời tên phải có ý nghĩa, phải tạo sự
thích thú của học sinh khi được nhận những cái tên đó.
+ Nên quy ước một số tên nhóm và tạo cho học sinh quen, nhớ các cách đặt tên
đó.
Tên gọi có thể:
- Gắn với kiểu nhóm:
Ví dụ: Nhóm đôi (2 HS), nhóm tư ( 4 HS), nhóm sáu (6 HS).
Nhóm đôi bạn (2 HS), nhóm bốn mùa (4HS), nhóm thứ sáu (6 HS).
- Gắn với môn học:
Ví dụ:
+ Môn Toán : nhóm hai bàn tay (2 HS), nhóm hình vuông (4 HS)…
+ Môn Tiếng Việt: Nhóm hoa hồng, nhóm hoa huệ;…

Người viết: Trần Văn Dục Trang: 7
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
+ Môn Tự nhiên và xã hội: Nhóm xoài, nhóm dừa…
+ Môn Đạo đức: Nhóm người tốt, nhóm việc tốt, nhóm vượt khó, nhóm chăm
ngoan,…
Thực hiện như vậy sẽ có một số ưu điểm sau:
- Học sinh không nhàm chán với tên gọi của nhóm mình( nếu chỉ dùng một cách
đặt tên thì học sinh sẽ dễ nhàm chán ) .
- Mỗi khi giáo viên phát lệnh(chia nhóm thông qua cách đặt tên các nhóm) là học
sinh hình dung ngay ra cách chia nhóm, yêu cầu, nhiệm vụ của nhóm mà giáo viên
không cần giải thích nhiều.
Khi giao việc tôi nêu rõ ràng, cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung thảo luận.
Ví dụ:
Lớp2. Bài 23: Hình chữ nhật – Hình tứ giác.
Bài tâp 2: Nội dung bài tập như sau:
Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác? Hãy tô màu các hình đó?
- Tôi chia nhóm 4 và giao việc cho mỗi nhóm.

- Tôi vẽ các hình của bài 2 vào phiếu. Phát cho mỗi nhóm một phiếu.
- Yêu càu các nhóm làm việc theo yêu cầu trong phiếu.
Hình a. Hình b.


Hình c.

Người viết: Trần Văn Dục Trang: 8
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
- Các nhóm tìm hình và tô màu.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung đặt câu hỏi, trao đổi ý kiến
với nhóm bạn và tuyên dương nhóm, tổ nhanh, đúng.
Giáo viên nhận xét.
** Kết quả học tập từ học sinh qua thảo luận nhóm: Học sinh các nhóm đều
nhận dạng được hình tứ giác để tô màu. Các nhóm tô nhanh và đúng hào hứng, vui
tươi khi nhóm mình thắng cuộc.
Việc giao nhiệm vụ này có thể bằng nhiều hình thứ: Giáo viên nêu miệng câu hỏi
hoặc ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc thông qua phiếu thảo luận. Khi lựa chọn hình
thức giao nhiệm vụ giáo viên cần lấy mục đích và nội dung thảo luận làm căn cứ cơ
bản. Nếu câu hỏi ngắn, dễ nhớ, rả lời ngắn tôi nêu câu hỏi miệng hay ghi ở bảng
phụ. Làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh lộn xộn khi phát phiếu. Còn
đối với câu hỏi yêu cầu trả lời dài hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số, chữ thì sử
dụng phiếu. Đặc biệt nếu nội dung thảo luận là các kiến thức chốt của bài( như:
Thảo luận rút ra nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc, rút ra bài học đạo đức …) thì
nhất thiết phải dùng đến phiếu.
** NHẬN XÉT:
Nói chung thảo luận nhóm là một hình thức học tập mang lại kết quả tốt. Nó
giúp cho học sinh hình thành khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác với bạn bè, khả
năng độc lập, suy nghĩ
Đây là phương pháp dạy học mới theo định hướng tích cực hóa hoạt động người

học, học sinh cùng nhau tranh luận, hợp tác để giải quyết những ý kiến, suy nghĩ
của bản thân. Vì vậy có thể có nhiều ý kiến quan trọng ở đây là sau khi thảo luận
nhóm xong, học sinh phải biết chắt lọc ra những ý kiến suy nghĩ, câu trả lời đúng
và hay để chiếm lĩnh .
Cách tổ chức và cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch chi để tổ chức
các nhóm sao cho hợp lý, khoa học, không lãng phí thời gian. Điều quan trọng là
phải biết cách tổ chức để các nhóm hoạt động tốt, em nào cũng được làm việc.
Cũng không nên áp dụng máy móc bài nào cũng phải thảo luận nhóm.
PHẦN III. KẾT QUẢ, PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
Qua thực tế trong quá trình giảng dạy khi tôi xây dựng, tổ chức các nhóm học tập
theo hình thức dạy học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm. Kết quả học sinh đạt
được qua dạy thực tế trước và sau khi áp dụng biện pháp trên ở các lớp 2A; 2A2;
2A3 ở Trường T- H Tân Nghiệp A kết quả đạt được là:
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
Lớp Lớp
2A1 2A2 2A3 2A1 2A2 2A3
Học sinh thụ động, nhút nhát, it
phát biểu.
14em 12em 10em 8 em 5em 2 em
Học sinh mạnh dạn phát biểu,
tham gia hoạt động sôi nổi.
6 em 7 em 8 em 9 em 10em 12em
Hoc sinh hào hứng, nắm vững
nội dung , hiểu bài sâu.
2 em 3 em 4 em 5 em 7 em 8 em
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 9
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
- Trước đây có những em thụ động, ít phát biểu, nhút nhát, nhưng giờ các em
tham gia giờ học thật nhiệt tình. Dần dần các em đã mạnh dạn phát biểu, tham gia
sôi nổi vào hoạt động chung của lớp càng ngày các em yếu kém đã thể hiện rõ nét

tiến bộ. Các em hào hứng phát biểu, hiểu sâu nội dung bài.
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo nhóm có thể áp dụng rộng rãi ở
tất cả các môn học từ khối 1 đến khối 5.
** KẾT LUẬN:
Rất nhiều những cuộc tranh luận trên báo chí, đều nhất trí đánh gia cao tính ưu
việc của phương pháp và hình thức tổ chức này. Bởi nó không chỉ phát huy được
tính tích cực, tự tin, chủ động của học sinh để lĩnh hội có chọn lọc từ giáo trình
hay bài dạy của giáo viên. Mà còn giáo dục cho học sinh tính tập thể sự giúp đỡ hỗ
trợ lẫn nhau, gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống. Hơn ai hết chúng ta là những
người trực tiếp đứng lớp đều hiểu rằng: Đâu đó còn một số giáo viên vẫn phàn nàn
rằng trong nhóm những học sinh khá giỏi làm việc tích cực, còn học sinh yếu, kém
hầu như không làm gì cả. Học sinh giỏi thì càng giỏi hơn, học sinh kém thì càng
kém đi. Kết luận này thì quả là bi quan và hơi cực đoan. Bởi theo tôi bất kì một
phương pháp nào và hình thức tổ chức dạy học nào đều giống như“ con dao hai
lưỡi”. Vấn đề là người thầy phải biết sử dụng nó như thé nào cho có hiệu quả tốt
nhất.
Bởi vậy mỗi người giáo viên chúng ta, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ cần phải
nhận thức vấn đề đổi mới giáo dục hôm nay nói chung, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học theo nhóm nói riêng một cách bình tỉnh, tự tin để dạy học có hiểu
quả nhất .
Trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, đã vận dụng vào thực tiễn, tôi đã viết đề tài
này. Bên cạnh những ưu điểm, khó tránh khỏi một vài hạn chế cả về nội dung,
hình thức trình bày, diễn đạt. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn
đọc để chất lượng bài viết trong những lần sau được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Tân Nghiệp A, ngày 10 tháng 12 năm 2010
Người viết

Trần Văn Dục
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 10

SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học
nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
- Người thực hiện: Trần Văn Dục
TRƯỜNG T- H TÂN NGHIỆP A PHÒNG GD- ĐT HUYỆN PHÚ TÂN
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- Đặt vấn đề:
- Biện pháp:
- Kết quả phổ biến,
ứng dụng:
- Tính khoa học:
- Tính sáng tạo:
…………………
…………………
…………………
…………………
- Đặt vấn đề:
- Biện pháp:
- Kết quả phổ biến,
ứng dụng:
- Tính khoa học:
- Tính sáng tạo:
…………………
…………………
…………………
……………………
……………………
Xếp loại chung:………………………

…………………………………………
Ngày….tháng ….năm 20….
Hiệu trưởng
Xếp loại chung:…………………………
………………………………………….
Ngày… tháng… năm 20…
Thủ trưởng đợ vị
Căn cứ kết quả nhận xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD- ĐT cấp
tỉnh; giám đốc sở GD- ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại
…………………………………………………………………………………….
Ngày ….tháng….năm 20…
GIÁM ĐỐC

Người viết: Trần Văn Dục Trang: 11
SKKN: Xây dựng, tổ chức các nhóm học tập theo hình thức dạy- học nhóm và phương pháp thảo luận nhóm.
Người viết: Trần Văn Dục Trang: 12

×