Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.5 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Hà Nội, 2010
1
Ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Ùn tắc giao thông là vấn đề đã và đang làm đau đầu rất nhiều nhà khoa học và
Hà Nội đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do ùn tắc giao thông gây ra.
Đã có rất nhiều nghiên cứu và giải pháp được đưa ra tuy nhiên vấn nạn ùn tắc
giao thông vẫn còn rất nan giải. Dựa vào thực tế cùng những kiến thức đã thu
được trong quá trình học tập tại trường đại học Kinh Tế quốc dân, chúng em đã
quyết định chọn đề tài “ Ùn tắc giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu cho môn học này.
1.Vì sao vấn đề này trở thành đề tài khoa học?
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, thu hút
hàng ngàn người về học tập, làm việc, sinh sống và hưởng thụ dịch vụ. Thế
nhưng, Hà Nội đã và đang phải đối mặt với vấn nạn ùn tắc giao thông cùng với
những hậu quả ngày càng nghiêm trọng của nó.
Ùn tắc giao thông với tần suất xảy ra thường xuyên, liên tục và kéo dài triền
miên đã gây ra rất nhiều vấn đề bức xúc như lãng phí thời gian, tiền bạc, ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, giảm năng
suất lao động, tai nạn giao thông, làm mất cảnh quan đô thị và nhiều tệ nạn xã
hội khác gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống người dân đô thị.
Ùn tắc giao thông trong các đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội đã, đang và ngày
càng trở nên bức xúc, nan giải, cần được giải quyết ngay không chỉ trong ngắn
hạn mà còn cần phải có tầm nhìn dài hạn. Với mục tiêu xây dựng phát triển Thủ


Đô hài hòa, văn minh, hiện đại đúng với tầm vóc đất nước, cộng với tốc độ đô
thị hóa tăng nhanh như hiện nay, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thônsg trên địa
bàn Hà Nội xứng đáng là một đề tài khoa học cấp thiết, tất yếu, khách quan.
2. Cái mới của đề tài:
• Tập trung tìm hiểu nghiên cứu thực trạng hệ thống giao thông vận tải đô
thị và ùn tắc giao thông đô thị.
• Rà soát lại những biện pháp đã và đang được thực hiện để giảm thiểu ùn
tắc giao thông, những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
2
Ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
• Đề xuất những kiến nghị mong muốn góp phần giảm thiểu ùn tắc giao
thông trong thời gian tới với kết quả cao.
3. Loại hình nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã vận dụng tổng hợp các loại hình
nghiên cứu như:
• Mô tả: nhận dạng, phân biệt khác nhau về hình thái, định tính, định lượng
của ùn tắc giao thông
• Giải thích: những nguyên nhân hình thành phát triển, nguồn gốc, động
thái của nó...
• Giải pháp sáng tạo:sáng tạo các giải pháp phục vụ thực tiễn : giảm thiểu
ùn tắc giao thông.
• Thăm dò: xác định đầu tư nghiên cứu khoa học cải thiện tình hình đó.
• Nghiên cứu cơ bản định hướng: phát hiện bản chất quy luật, xu hướng vận
động phát triển của sự vật hiện tượng để phục vụ đời sống con người.
4.Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài(chung và riêng)
Trong đề tài này, chúng em đã sử dụng phương pháp chung là :
• Phân tích và tổng hợp.
• Phương pháp qui nạp và diễn dịch.
Ngoài các phương pháp phân tích chung trên ta còn sử dụng phương pháp
riêng :

• Phương pháp nghiên cứu xã hội học
• Phương pháp khoa học thực nghiệm.
• Phương pháp toán học
Để tìm hiểu, lý giải các mối quan hệ, các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên
cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học.
Dựa vào cơ sở lí luận của đối tượng mà ta lựa chọn các phương pháp trên để
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu ở đây là hiện tượng ùn tắc giao thông ở Hà
Nội
3
Ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
5. Mối quan hệ giữa các phần, các chương:
 Ta nghiên cứu đề tài trên qua 3 phương diện, bộ phận chính là : thực trạng
- hậu quả, nguyên nhân và giải pháp. Các bộ phận trên được phân tích
trong mối quan hệ biện chứng với nhau để làm rõ nội dung của đề tài
 Có sự liên hệ giữa các phần của đề tài: từ những quan sát về thực trạng ùn
tắc giao thông ở Hà Nội, sử dụng phương pháp diễn dịch để phân tích tìm
ra nguyên nhân sau đó sử dụng phương pháp quy nạp tổng hợp những tri
thức đã hiểu biết hoặc mới phát hiện từ những hiểu biết của mình đưa ra
những giải pháp thích hợp
4
Ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mục lục
Mục lục.........................................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI...............6
1.1.Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................................6
1.2.Đánh giá hậu quả ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội ...............................................6
1.2.1.Thiệt hại kinh tế do ùn tắc giao thông gây nên.......................................................................6
1.2.2.Ô nhiễm môi trường ngày càng cao (ô nhiễm không khí do bụi và khí thải và ô nhiễm tiếng
ồn)........................................................................................................................................................7
1.2.3.Ùn tắc giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội............................................8

CHƯƠNG 2:NGUYÊN NHÂN GÂY ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI..........................................................9
2.1.Dân số, mật độ dân số và tăng trưởng kinh tế..................................................................................9
2.2.Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị yếu kém, quỹ đất dành cho phát triển giao thông quá ít...........10
2.3.Hệ thống vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu..............................................................10
2.4. Công tác quản lý, tổ chức giao thông đô thị còn nhiều yếu kém và bất cập..................................11
2.5. Tình trạng dân trí, ý thức tự giác của người tham gia giao thông còn thấp..................................12
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................13
3.1. Định hướng phát triển giao thông đô thị Hà Nội đến 2020..........................................................13
3.2. Giải pháp ........................................................................................................................................13
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch...........................................................................................................14
3.2.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ................................................................15
3.2.3. Phát triển hệ thống giao thông công cộng..............................................................................15
3.2.4.Hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức phát triển giao thông đô thị.........................................16
3.2.5. Tăng cường tuyên truyền giáo dục dân trí về ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông
đô thị..................................................................................................................................................17
3.2.6. Giải pháp về cơ chế,chính sách...............................................................................................17
3.2.7. Thu hút nhiều vốn đầu tư........................................................................................................17
5
Ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ ÙN TẮC GIAO
THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1.1.Thực trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
• Hà Nội đang phải đối mặt với cuộc “chiến tranh giao thông”, đó là
nhận định của các chuyên gia giao thông Nhật Bản đang làm việc tại
dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội.
• Hạ tầng giao thông hầu như không phát triển, phương tiện giao thông
tăng theo cấp số nhân, ý thức chấp hành Luật giao thông tự phát, tùy
tiện, kéo theo đó là ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng
tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
• Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, hiện các tuyến

đường trong khu vực nội thành chỉ đáp ứng được 30% lượng phương
tiện hiện có.
• Ùn tắc giao thông thường xảy ra ở các giao lộ (ngã ba, ngã tư…), trên
đường 2 chiều và thường xảy ra vào giờ cao điểm từ 7h - 8h30 và 17h
-19h. Nhiều điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng
như ngã tư Trung Hiền, Tây Sơn - chùa Bộc, Trường Chinh…
• Mật độ phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội luôn quá tải, nhất là
trong những giờ cao điểm nên hầu hết các nút giao thông đều vượt quá
khả năng thông xe. Hiện tại các tuyến nút giao thông đều quá tải
khoảng 200%. Vào giờ cao điểm các phương tiện tham gia giao thông
chỉ còn biết nhích từng centimet.
• Ước tính, hiện nay thành phố có 207.090 xe ô tô các loại, 1.921.822
xe máy, 1.000.000 xe đạp, 300 xe xích lô, chưa kể đến các phương
tiện đăng kí ngoại tỉnh lưu hành trong thành phố. Với hiện trạng giao
thông hiện nay thì 1 km đường Hà Nội phải chịu tải trên 500 ô tô và
6000 xe máy. Với tốc độ phát triển phương tiện la 12 - 15%/năm như
hiện nay thì tình trạng ùn tắc sẽ càng nghiêm trọng hơn.
1.2.Đánh giá hậu quả ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.2.1.Thiệt hại kinh tế do ùn tắc giao thông gây nên
o Ùn tắc giao thông gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
o Việc dừng lại quá lâu gây lãng phí xăng, đồng thời thải ra lượng khí
bụi khá lớn. Theo tính toán của Viện Y tế lao động, Hà Nội bị tổn thất
mỗi ngày 1 tỷ đồng do ô nhiễm không khí.
o Ô nhiễm bụi ở Hà Nội ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con
người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây
6

×