Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÙNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.27 KB, 9 trang )

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
VÙNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ: THỰC TRẠNG,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Nguyễn Đình Phương, ThS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Đại học Huế
Các dân tộc thiểu số vùng miền núi Duyên hải Nam Trung bộ ngoài
người Hoa và các DTTS phía Bắc như Tày, Nùng, Thái mới di cư vào
trong thời gian gần đây, về cơ bản bao gồm 31 tộc người với gần 600
nghìn người (tính đến năm 2002); cụ thể ở Đà Nẵng có khoảng 4000
người Cơ tu cư trú ở vùng cao huyện Hòa Vang; ở Quảng Nam có 4
DT: Cơ tu, Xơ đăng, Giẻ‑Triêng, Co với dân số gần 91 nghìn người [7;
23]; ở Quảng Ngãi có người Co, người Xơ đăng với dân số gần 134
nghìn người [11; 106‑109]; ở Bình Định có người Ba na, Chăm, Hơ rê
với dân số trên 27 nghìn người [6; 36]; ở Phú Yên có người Êđê, người
Chăm, người Ba na, dân số trên 36 nghìn người [10; 18]; ở Khánh Hoà
có người Raglai, người Cơ ho, người Êđê với dân số trên 41 nghìn
người; ở Ninh Thuận có người Chăm, người Raglai, người Cơ ho với
dân số trên 107 nghìn người [9; 42]; ở Bình Thuận có người Chăm,
người Raglai, người Cơ ho, người Chơ ro với dân số trên 530 nghìn
người [9; 45].
Trong những năm gần đây, vùng núi các dân tộc thiểu số Duyên hải
Nam Trung bộ đang trong quá trình CNH, HĐH cùng với cả nước; quá
trình đó về cơ bản diễn ra theo những xu hướng sau đây:
‑ Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất các mặt hàng nông sản.
Đây là một hướng phát triển ở vùng miền núi các dân tộc thiểu số Duyên
hải Nam Trung bộ vì ở đây có một tiềm năng thế mạnh là người dân có
khả năng sản xuất ra những nông sản như sắn, ngô, mía, dứa, chuối,
mít, Dựa vào thế mạnh là diện tích đất trống đồi núi trọc, diện tích đất
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
405


rừng sản xuất nông nghiệp rộng lớn và nguồn lực thủ công dồi dào nên
từ xưa đến nay những mặt hàng nông sản trên thường được người dân
sản xuất rất nhiều nhưng việc tiêu thụ rất hạn chế, chủ yếu là các thương
nhân người Việt lên tận các bản làng của đồng bào thu mua lâm sản
chuyển về vùng đồng bằng, đô thị để bán. Trong những năm gần đây
một số vùng miền núi đã xuất hiện các nhà máy qui mô vừa và nhỏ thu
mua của đồng bằng để chế biến những hàng hóa có giá trị kinh tế cao,
như nhà máy chế biến bột sắn ở Quảng Trị, Thừa Thiên‑Huế, Đây được
coi là một hướng phát triển tích cực của quá trình CNH, HĐH bởi người
dân được định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi để cung cấp các mặt
hàng cho các hiệp hội doanh nghiệp rồi từ đó xây dựng các khu chế xuất
chế biến các mặt hàng nông sản tạo nên môi trường việc làm cho người
dân tại chỗ. Xu hướng CNH, HĐH này góp phần giúp cho người dân
tìm được thị trường tiêu thụ, thông qua đó họ dần chuyển đối lối canh
tác tự cung tự cấp sang hình thức sản xuất kinh tế hàng hóa. Như vậy
có nghĩa là họ tìm ra được những cây trồng vật nuôi phù hợp với nhu
cầu của thị trường và có giá trị hàng hóa cao, điều đó đã giúp cho họ
chuyển đổi cách nghĩ cách làm trong hoạt động kinh tế, góp phần xoá
đói giảm nghèo cuộc sống của mình.
Như vậy hướng phát triển CNH, HĐH của đồng bào dân tộc thiểu
số nơi đây là dựa vào doanh nghiệp thương mại và các nhà máy chế
xuất qui mô vừa và nhỏ theo hình thức doanh nghiệp tư nhân là chính.
‑ Phát triển kinh tế hàng hoá được coi là một hướng đi quan trọng của
quá trình CNH, HĐH ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay do
đường giao thông đi lại dễ dàng, việc thu mua các nông lâm thuỷ sản
gặp nhiều thuận lợi (do mạng lưới chợ và hoạt động buôn bán được mở
rộng lên tận buôn làng xa xôi nhờ sự tác động của các dự án, chương
trình xã hội và các chính sách trợ giúp vốn ) nên đồng bào các dân tộc
thiểu số nơi đây đã dần biết cách mua bán các sản phẩm nông nghiệp
của mình làm ra, và như vậy là họ đã có tích luỹ hàng hóa. Nhờ vậy mà

đời sống kinh tế của người dân được nâng cao. Họ không chỉ dựa vào
các nông sản sản xuất được để chế biến các món ăn hàng ngày mà đã
biết bán các loại nông sản để mua về thực phẩm cá thịt cải thiện một
phần đời sống, nâng cao dinh dưỡng cho bữa ăn. Vì vậy kinh tế hàng
hóa được coi là một hướng đột phá và là nền tảng bước đầu của quá
trình CNH, HĐH vùng miền núi.
406
Nguyễn Đình Phương, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
‑ Đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây được coi là
một xu hướng phát triển CNH, HĐH miền núi Nam Trung bộ ở nước
ta. Bởi KHKT là động lực của CNH, HĐH, không thể phát triển CNH,
HĐH nếu như người dân vẫn ở trong tình trạng sản xuất lạc hậu, dựa
vào những tri thức dân gian là chính, xa lạ với tri thức KHKT. Trong
những năm qua, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện ở vùng
đồng bào các DTTS nơi đây, như chương trình định canh định cư được
thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX để phát triển nông nghiệp
miền núi. Hơn 30 năm qua, công tác định canh định cư ở vùng miền
núi Nam Trung bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Những cộng
đồng người Chứt, người Bru – Vân Kiều, người Tà ôi, người Xơ đăng,
người Giẻ‑Triêng đã từng bước định canh định cư, xây dựng làng
quê ổn định dựa trên kinh tế nương rẫy, chăn nuôi và bước đầu làm
quen với kinh tế ruộng nước. Định canh định cư đã giúp cho người
dân thâm canh, đa canh và đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng kinh tế
hàng hoá. Nhờ vậy, người dân được tiếp xúc với những tri thức
KHKT. Chương trình định canh định cư còn chú trọng phát triển kinh
tế vườn nhà, vườn rừng, kinh tế trang trại và đã bắt đầu xuất hiện
nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi, biết làm giàu, biết vươn lên
trong đời sống. Bên cạnh đó, các chương trình xoá đói giảm nghèo đã
tạo điều kiện cho người dân vay vốn, được cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm hướng dẫn cụ thể kỹ thuật canh tác, cách thức chọn cây

trồng vật nuôi. Vì vậy, những hộ nghèo đã từng bước được tiếp cận
với các nguồn vốn chính sách xã hội và được hướng dẫn cách sử dụng
phân bón, kỹ thuật canh tác các loại cây nông sản có giá trị hàng hoá.
Như vậy người dân đã dần được tiếp xúc với những tri thức KHKT.
Từ năm 1998, Chính phủ thực hiện Chương trình 135 ‑ chương
trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn vùng miền
núi. Thực chất, đây là chương trình xoá đói giảm nghèo dành riêng
cho đồng bào các DTTS. Một trong những nội dung của chương trình
này là hỗ trợ vốn, hỗ trợ cây trồng vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật canh tác
và hướng cho người dân phát triển kinh tế hàng hoá nhằm xoá đói
giảm nghèo. Hệ quả tích cực của các dự án nêu trên là những tri thức
KHKT ngày càng được du nhập sâu rộng trong đời sống người dân
vùng đồng bào các DTTS nơi đây. Bên cạnh đó, sự phát triển cơ sở hạ
tầng, điện, đường, trường, trạm và sự mở rộng các phương tiện thông
tin đại chúng, nhất là hệ thống vô tuyến truyền hình, loa phóng thanh,
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
407
sự cư trú xen cài của người Việt giữa các nông lâm trường với các bản
làng dân tộc, giúp cho người dân bản địa ngày càng có điều kiện tiếp
xúc sâu rộng với các tri thức KHKT trong sản xuất, trong cuộc sống
hàng ngày.
‑ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế
mở rộng nhiều ngành nghề, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại con có giá trị
hàng hoá cao. Đây được coi là một hướng quan trọng của quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá vùng đồng bào các DTTS Nam Trung bộ. Nếu
như trước đây, người dân chỉ quen với hình thức độc canh cây lương
thực (lúa nương, lúa rẫy, các loại cây lương thực khác ngô, khoai, sắn )
và cũng chỉ quen với nền kinh tế tự cung tự cấp, thì hiện nay, với sự tác
động của nền kinh tế thị trường, với vai trò của các tổ chức đoàn thể,
với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, người dân đã

chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh nông nghiệp nương rẫy, họ
đã chú trọng kinh tế lúa nước, kinh tế vườn, kinh tế trang trại Ở nhiều
vùng đồng bào DTTS không chỉ dựa vào việc khai thác các sản vật của
tự nhiên mà còn tham gia vào các hoạt động nông lâm nghiệp như bảo
vệ rừng, khoanh nuôi rừng từ các nông lâm trường. Một số vùng còn
chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công, biến sản phẩm của các
ngành nghề này thành những mặt hàng mang giá trị hàng hoá như nghề
dệt của người Tà ôi Một số vùng còn đặc biệt chú trọng đến việc phát
triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị hàng hoá như sâm
Ngọc Linh, quế Trà Bồng, Trà Mi, cà phê, cao su ở Quảng Trị, Thừa
Thiên‑Huế, Quảng Nam, hay chuyên canh các rẫy chuối, rẫy dứa, các
loại đậu, mè tạo nên những loại hàng hoá đa dạng cung cấp cho thị
trường. Ngoài ra, đồng bào còn chú trọng phát triển chăn nuôi khiến
cho các loại vật nuôi ngày càng gia tăng ở vùng đồng bào các dân tộc
như trâu, bò đặc biệt là giống bò lai sin, bò lấy sữa, dê Một số hộ gia
đình đã biết nuôi rùa, gà rừng, lợn rừng để phục vụ cho thị trường.
Nhiều nơi người dân đã phát triển kinh tế vườn‑ao‑chuồng (VAC), vừa
chú trọng các loại vườn nhà vườn rừng để trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả,
cây công nghiệp, kết hợp với chăn nuôi, gia súc gia cầm và đào ao nuôi
cá nên đã xuất hiện nhiều gương làm giàu trên quê hương mình. Sự
chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá ngành nghề đã tạo điều kiện
phát triển kinh tế hàng hoá, tăng sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế
cao; và đặc biệt, nhờ đó mạng lưới buôn bán ở các chợ vùng cao ngày
càng được mở rộng.
408
Nguyễn Đình Phương, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
‑ Phát triển các hoạt động du lịch theo hướng du lịch văn hoá tộc người,
văn hoá sinh thái. Đây cũng được coi là một hướng quan trọng trong
CNH, HĐH vùng đồng bào các DTTS Nam Trung bộ. Do địa hình
sườn đông của dãy Trường sơn hùng vĩ chạy dọc theo biển Đông, có

nhiều ngọn núi chạy lan ra biển, nên ở đây có nhiều cảnh quan phong
phú, như hang động Phong Nha, dòng sông Đakrông, rừng nguyên
sinh Bạch Mã và nhiều cảnh quan thiên nhiên thơ mộng khác như
những thác nước, đồi núi, dòng suối, thảm thực vật của những khu
rừng. Đặc biệt, vùng núi Nam Trung bộ tồn tại hơn 30 tộc người khác
nhau, mỗi tộc người có những sắc thái văn hoá riêng đã hình thành
nên những bản làng văn hoá của các tộc người thiểu số. Đó chính là
những sản phẩm danh thắng và văn hoá sinh thái tộc người phục vụ
đắc lực cho ngành công nghiệp không khói, là những điểm đến của
các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tộc người đã được khai thác
rất có hiệu quả trong những năm gần đây. Tác động của ngành công
nghiệp không khói này đến vùng đồng bào các DTTS là tạo nên môi
trường việc làm tại chỗ cho người dân; và người dân có thể tham gia
trao đổi các loại hàng hoá nông sản, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ
đặc trưng của dân tộc mình. Tác động của hoạt động du lịch đã thúc
đẩy đời sống kinh tế của người dân địa phương, làm cho cơ sở hạ tầng
ở đây được chú trọng đầu tư, môi trường văn hoá xã hội được củng
cố phát triển.
‑ Nâng cao đời sống người dân về cả đời sống kinh tế và văn hoá xã hội.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá lấy mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, hệ quả tất yếu của quá trình này là chất lượng cuộc sống của
đồng bào các DTTS được nâng lên. Bộ mặt của các bản làng nơi đây biến
đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội được mở rộng, đời sống kinh
tế của người dân được nâng cao. Họ không chỉ dừng lại ở ăn no mặc ấm
mà đặc biệt đã bước đầu được ăn ngon mặc đẹp. Các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ cho người dân ngày càng phát triển, hoạt động y tế, giáo dục
được cải thiện đáng kể, đời sống văn hoá của người dân ngày càng được
nâng cao theo xu hướng tiếp nhận và hội nhập văn hoá khu vực, văn
hoá thế giới, văn hoá hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống. Những ngôi nhà rông, nhà gươl được xây dựng đến

hầu khắp các bản làng, những lễ hội được tổ chức thường xuyên ở các
cộng đồng dân cư. Những phong tục tập quán, luật tục, tri thức dân
gian, không gian văn hoá cồng chiêng được giữ gìn bên cạnh sự tiếp
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
409
nhận những phương tiện thông tin hiện đại ngày càng phổ biến như loa,
đài, tivi Đây được coi là một xu hướng phát triển CNH, HĐH theo
quan điểm toàn diện, bền vững và sâu rộng của Đảng ta.
‑ Tăng cường các nguồn lực thế mạnh của vùng miền đi liền với bảo vệ
môi trường tự nhiên. Đây được coi là một trong những nội dung cơ bản
của quá trình CNH, HĐH vùng miền núi theo quan điểm của Đảng.
Nếu như ở phương Tây CNH, HĐH thông thường và phổ biến là chỉ
chú trọng đến xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển KHKT để tạo
ra những sản phẩm ngày càng tinh vi hiện đại, còn vấn đề môi trường
không được chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm, huỷ hoại
môi trường sống, làm cho sự phát triển ngày càng rơi vào tình trạng
không bền vững, tạo nên nguy cơ mang tính toàn cầu – nguy cơ ô
nhiễm môi trường, thì CNH và HĐH theo quan điểm của Đảng ta là
vừa phát triển kinh tế, công bằng xã hội và vừa chú trọng bảo vệ môi
trường, xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Trong thời gian qua,
bên cạnh việc tăng cường mở rộng kinh tế hàng hoá, biến đổi cây trồng
vật nuôi, quá trình CNH, HĐH nơi đây còn chú trọng bảo vệ rừng đầu
nguồn, rừng nguyên sinh, chú trọng việc khoanh nuôi rừng và bảo vệ
rừng. Vì vậy hệ thống các nông lâm trường với việc kết hợp các hộ gia
đình nhận chăm sóc rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng đã được mở rộng.
Chính sách giao đất rẫy cho các hộ gia đình quản lý lâu dài, thâm canh
trên đất rẫy đó đã phần nào làm giảm đi tình trạng phá rừng làm
nương rẫy. Việc đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá cây trồng vật
nuôi, mở rộng kinh tế hàng hoá đã giúp cho người dân giảm áp lực
lương thực tại chỗ, cũng là điều kiện để rừng được bảo vệ, được giữ

gìn. Bởi vậy CNH, HĐH vùng miền núi các DTTS Nam Trung bộ hiện
nay không làm tổn hại đến môi trường mà còn có tác dụng tái tạo, bảo
vệ nguồn lợi từ tự nhiên.
Hiện nay, quá trình CNH, HĐH vùng đồng bào các DTTS Nam
Trung bộ đang diễn ra với nhiều cơ hội và không ít những thách thức;
những cơ hội và thách thức đó là:
Về cơ hội:
‑ Đây là một vùng có tiềm năng về thiên nhiên “rừng vàng”. Hệ thống
rừng che phủ ở đây, nhất là vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định còn khá rộng lớn. Một số vùng còn tồn tại những khu vực rừng
410
Nguyễn Đình Phương, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
nguyên sinh và nhiều nơi mật độ che phủ lên đến 40% diện tích. Đất đai
ở đây phì nhiêu rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển cơ
cấu kinh tế nông nghiệp toàn diện với nhiều cây trồng vật nuôi. Ở đây
còn có nhiều khu rừng đặc dụng với những vùng rừng nguyên sinh, có
nhiều thác nước,… tạo phong cảnh thơ mộng hữu tình đang là điểm đến
của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước như Bạch Mã, suối Voi. Có
những vùng rừng núi tồn tại đặc sản là các loại cây trồng quý hiếm có
giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, quế Trà Mi, Trà Bồng
‑ Về cơ sở hạ tầng, trong những năm gần đây có những đổi mới đáng
kể, nhất là sau khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng. Nhìn chung hệ
thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn bản đã được
xây dựng khang trang; hệ thống điện cũng được cung cấp đến các thôn
bản, vùng cao, vùng xa; các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ y tế, phát triển
giáo dục, các cơ sở văn hóa như nhà cộng đồng, nhà văn hóa được xây
dựng đến các thôn bản.
‑ Nguồn nhân lực của vùng dân cư nơi đây khá phong phú, nhất là
các nguồn nhân lực trẻ. Người trong độ tuổi lao động từ thanh niên cho
đến trung niên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có số lượng

đông đảo. Họ là lực lượng lao động có sức khoẻ tốt, có tinh thần đoàn
kết, hăng say, nhiệt tình trong công việc, có lối sống chân thật, biết lắng
nghe và học hỏi.
‑ Môi trường văn hóa xã hội của các cộng đồng dân cư nơi đây yên
bình trong cuộc sống thôn quê vùng rừng núi. Họ gắn bó với tự nhiên,
đầm ấm trong quan hệ cộng đồng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống. Các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội, những thói hư tật
xấu dường như rất ít xảy ra ở các cộng đồng dân cư, dân tộc thiểu số
nơi đây.
Về thách thức:
‑ Bên cạnh thế mạnh là núi rừng rộng lớn, điều kiện thiên nhiên
phong phú nhưng mặt trái của nó là núi rừng thiên nhiên khắc nghiệt,
địa bàn rừng núi cũng gây nên những khó khăn trong việc đi lại, lưu
thông vận chuyển hàng hóa, nhất là vào mùa mưa lũ.
‑ Về văn hóa xã hội, tình làng nghĩa xóm trong quan hệ cộng đồng là
ưu điểm của đồng bào nơi đây. Nhưng chính ưu điểm này lại cho thấy
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
411
những hạn chế như sự dựa dẫm, ỷ lại, đồng bào không năng động để
tạo ra những biến đổi và những cách làm mới; thậm chí lối sống dựa
vào rừng núi tự do hoang dã cũng hạn chế đến khả năng vươn lên làm
giàu, tiếp cận một lối sống mới, kỷ luật lao động mới trong quá trình
CNH, HĐH.
‑ Nguồn nhân lực ở đây rất phong phú. Theo số liệu của Ban Dân tộc
các tỉnh độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số, độ tuổi dưới lao động
chiếm khoảng 30% dân số, còn lại hơn 15% số người trên độ tuổi lao
động, nhưng nguồn nhân lực ở đây chủ yếu là lao động thủ công, lao
động bằng sức lực cơ bắp, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn rất
hạn chế. Điều nay gây nên những cản trở không nhỏ đến cơ hội tiếp
nhận việc làm từ môi trường CNH, HĐH.

Như vậy, CNH và HĐH ở vùng núi các DTTS Duyên hải Nam Trung
bộ đang diễn ra với nhiều xu hướng khác nhau; trong những xu hướng
đó tồn tại nhiều cơ hội và không ít những thách thức. Điều cần chú ý là
những cơ hội và thách thức không tồn tại độc lập, không tách rời nhau,
mà trái lại, chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Vì vậy,
thúc đẩy quá trình CNH, HĐH vùng miền núi nơi đây phải giải quyết
tốt mối quan hệ giữa cơ hội và thách thức đề tìm ra các giải pháp phát
nhằm triển bền vững xã hội theo con đường CNH, HĐH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr 74.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Trung ương 7 Khoá
VII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
[3] Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, tr 80.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr 340.
[5] Nguyễn Văn Mạnh (2008), Biến đổi văn hoá truyền thống trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các dân tộc thiểu số Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, đề tài khoa học cấp tỉnh.
412
Nguyễn Đình Phương, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
[6] Ban dân tộc và miền núi tỉnh Bình Định (2000), Văn hoá các dân tộc thiểu
số tỉnh Bình Định, Nxb. Thuận Hoá, Huế.
[7] Ban dân tộc tỉnh Quảng Nam (2005), Tìm hiểu con người miền núi Quảng
Nam, Quảng Nam.
[8] Ban dân tộc tỉnh Quảng Bình (2008), Sổ tay công tác dân tộc, Đồng Hới.
[9] Hoàng Minh Đô (2006), Tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người Chăm
ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
[10] Nguyễn Thị Kim Hoa (2003), Phong tục vòng đời của người Êđê Mdhur ở

Phú Yên, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
[11] Nguyễn Văn Mạnh (2002), Văn hoá làng và làng văn hoá ở Quảng Ngãi,
Nxb. Thuận Hoá, Huế.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
413

×