Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TƯ DUY LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG TRƯỜNG PHÁI BA LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.16 KB, 12 trang )

TƯ DUY LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN VÙNG TRƯỜNG PHÁI BA LAN
GS. TSKH. Joanna Kurczewska*, ThS. Lê Thanh Hải**
*Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan,
**Tập đoàn Truyền thông Vương Quốc Anh
Ngành xã hội học Ba Lan đang là một trong những hệ qui chiếu về
lý thuyết thuộc nhóm đi đầu trên thế giới, bên cạnh các trung tâm nghiên
cứu đang tạo ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng như Đức, Anh, Mỹ và Nhật.
Điểm đặc biệt mà Việt Nam có thể tiếp thu từ trường phái Ba Lan là
quan điểm của giới khoa học ở Ba Lan cho rằng ngành xã hội nhân văn
ở mỗi quốc gia cần phải được xây dựng dựa trên những đặc thù văn hóa
và ngôn ngữ riêng của dân tộc đó, bên cạnh quá trình giao thoa và hội
nhập với mặt bằng phát triển chung của toàn ngành trên thế giới. Từ
những buổi đầu, các nghiên cứu xã hội và nhân văn của Ba Lan đã đặt
nền móng từ chính những giáo sư Ba Lan mà sau này trở thành chuyên
gia đầu ngành ở các nước phương Tây như GS Znaniecki (chủ tịch hội
xã hội học Hoa Kỳ, cha đẻ trường phái Chicago), GS Malinowski (cha
đẻ ngành nhân học Anh) và GS Bauman (triết gia đương đại, cha đẻ của
hệ thống lý luận về hiện đại và hậu hiện đại). Quá trình chuyển đổi của
Ba Lan 20 năm qua cũng là môi trường được các nhà khoa học hàng đầu
thế giới quan tâm đặc biệt, nghiên cứu rút tỉa bài học phát triển, lẫn xây
dựng hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết của mình. 5 năm trở lại đây, Viện
triết và xã hội học thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan lại một lần nữa
dẫn đầu các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề địa phương ‑ vùng miền,
một trong những câu hỏi lớn nhất trong thời toàn cầu hóa và hội nhập:
bản sắc, phát triển, và ranh giới văn hóa. Bài viết sẽ giới thiệu một số
điểm chính và mô hình lý thuyết để nghiên cứu thực địa đã được áp
dụng thành công ở Ba Lan để giới chuyên gia khoa học xã hội và nhân
văn ở Việt Nam có thể tham khảo và cân nhắc khả năng tiếp biến, ứng
dụng. Giáo sư TSKH Joanna Kurczewska (2006) là người xây dựng hệ
thống lý thuyết được ứng dụng rộng rãi tại Ba Lan nhưng ThS Lê Thanh


190
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Hải chịu trách nhiêm chủ yếu về nội dung của bài viết này, vì là người
diễn dịch hệ thống đó sang tiếng Việt và tái dựng lại trên hệ thống các
khái niệm đương đại trong ngành xã hội nhân văn tại Việt Nam.
Khái niệm vùng
Trước hết các trình bày nguyên thủy của lý thuyết này nhằm để áp
dụng cho các quần thể xã hội nhỏ ‑ mang tính địa phương, lokalnosc
trong tiếng Ba Lan, tức làng xã trong tiếng Việt, hoặc cũng có thể mở
rộng ra thành quận, huyện, hay thậm chí tỉnh, quốc gia ‑ nhưng điểm
chú trọng của nó là về các hiện tượng như xã hội, văn hóa xã hội, hệ
thống chính trị, đa văn hóa, nhân sinh quan, huyền thoại xã hội. Lý
thuyết này nhìn quần thể xã hội như một tập hợp các hệ thống xã hội
tĩnh và động có quan hệ phức tạp với nhau, làm phương pháp cho các
nghiên cứu điền dã và lịch sử ‑ lý thyết đối với nhiều địa phương ở Ba
Lan trong thời gian chuyển đổi kinh tế, chính trị và xã hội vừa qua, nắm
bắt các trật tự xã hội cơ bản và nguyên tắc chung trong diễn giải phục
vụ xây dựng lý thuyết xã hội học và nhân học. Hướng đi này cũng tương
tự với những phát triển hiện tại của ngành community studies
1
trên thế
giới, chuyên nghiên cứu sự phát triển của các cộng đồng dân cư và xây
dựng chính sách (Lê Hải 2008a). Tức là, việc khoanh vùng nghiên cứu
không nhất thiết đặt nặng vào số lượng dân cư hay điều kiện địa lý của
khu vực, mà vào khả năng tổng hợp và phân tích, áp dụng của phương
pháp và người nghiên cứu. Về cơ bản có hai cách nhìn.
Cách nhìn thứ nhất thường sử dụng khái niệm “xã hội địa phương”
và đề cập tới các mối quan hệ xã hội trong đó, hoặc các hệ giá trị, biểu
tượng và quyền lợi chủ quan. Cách nhìn này là kết quả của lối phân chia
giữa xã hội thực tại (các mối quan hệ xã hội) và những gì thuộc về thế

giới của những biểu tượng văn hóa được hiện vật hóa (ví dụ như văn
hóa tín ngưỡng). Khi đó xã hội địa phương được coi như một thể có
thực, được tạo ra trong quá trình trao đổi giữa các thành viên và nhóm
để tạo ra quần thể xã hội hoặc văn hóa. Cách nhìn thứ hai không quan
1. Độc giả có thể truy cập nhanh về ngành nghiên cứu mới phát triển từ cuối thế kỷ
20 qua giải thích nhanh trên Wikipedia tiếng Việt (vi.wikipedia.org) về Chủ nghĩa
cộng đồng do chính tác giả bài viết này biên soạn, có đầy đủ các đường dẫn đến
những bài viết cần tham khảo trên mạng, hoặc tìm đọc bài viết đầy đủ của tác giả
trên trang nhà bansacdantocvietnam.blogspot.com
Tư duy lý thuyết trong nghiên cứu phát triển vùng trường phái Ba Lan
191
tâm đến mối quan hệ vật chất hay địa lý, mà chỉ nói chung về “địa
phương” và đề cập đến khu vực biểu tượng văn hóa thông qua cấu trúc
và sự vận động của nó, đặc biệt là những tưởng tượng
1
từ cơ bản, thành
phần đến phức tạp (ví dụ như văn hóa tâm linh). Khi đó tùy thuộc theo
lối phân chia theo trường phái nhìn xã hội qua tập thể hay cá nhân mà
địa phương qua tưởng tượng này được coi là kết quả của một tập hợp
xã hội ‑ cộng đồng hay hiệp hội ‑ hay là thuộc tính tư duy và tình cảm
của trải nghiệm cá nhân trong một thực tại xã hội phức tạp. Hai cách
nhìn vừa kể có thể được phối hợp trong nghiên cứu khảo sát đặt nặng
lối phân chia trong phương pháp và lý thuyết, tức là lối tiếp cận diễn
giải, hay nói khác hơn là hệ tọa độ để khảo sát khu vực đó, kết hợp cả
“xã hội địa phương” lẫn “địa phương”, mà một số hệ thống đối chiếu
sẽ được trình bày tiếp theo đây.
Bốn cặp phạm trù
Mục tiêu của bài viết này nhằm đưa ra một cách nhìn toàn diện và
hệ thống về các phương pháp có thể dùng trong nghiên cứu vùng, cho
nên việc chọn lựa sẽ sử dụng những thành phần nào sẽ tùy thuộc hoàn

toàn vào mục tiêu của nghiên cứu cụ thể hoặc điều kiện thực tế có được.
Về cơ bản khi phân tích “xã hội địa phương” như cách nhìn thứ nhất
vừa kể trên, người ta thường phân chia các nhóm hoặc cơ chế trong mối
quan hệ với môi trường vật chất xung quanh thành những cặp đối lập.
Đây cũng là cách nhìn cổ điển của ngành xã hội học cuối thế kỷ 19, đặt
quần thể người trong mối quan hệ xã hội ‑ văn hóa ứng xử như cách gọi
của Trần Ngọc Thêm (2001) ‑ với môi trường sống tự nhiên và văn hóa
xung quanh. Sự quay lại của trường phái này trong nửa sau của thế kỷ
20 đi cùng với những khái niệm được sửa đổi hoặc đặt mới cho phù hợp
như “vốn xã hội” ‑ thước đo mật độ các mối quan hệ xã hội trong cộng
đồng (Fukuyama 1999, Putnam 2004). Nếu nhìn đối tượng nghiên cứu
như một dự án xây dựng và phát triển địa phương thì có thể phân tích
cấu trúc và hoạt động của mối quan hệ xã hội đó qua bốn cặp phạm trù
cơ bản.
1. Một trong số những học giả hàng đầu về "cộng đồng tưởng tượng" là Benedict
Anderson từng viết quyển sách cùng tên Imagined Communities xuất bản năm 1983,
dựa khá nhiều trên các phân tích lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20. Quí vị có thể đọc bài
giới thiệu cũng do tác giả bài viết này biên soạn trên trang BBC tiếng Việt ở địa chỉ:
hp://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/03/050322_anderson_nationalism.shtml
192
Joanna Kurczewska, Lê Thanh Hải
Đầu tiên, quần thể xã hội địa phương có thể được tập hợp qua mô
hình cộng đồng
hay hiệp hội
1
. Cộng đồng dân cư thường gắn liền với
nơi cư ngụ, có nhiều mối quan hệ hữu cơ, đa dạng, chồng chéo và trực
tiếp giữa các thành viên với nhau, tích cực kết dính trong không gian xã
hội qui mô nhỏ và không cần đến nhiều cơ chế và nhóm họp, mang tính
gần như là gia đình. Trong khi đó dạng thức hiệp hội hay câu lạc bộ

thường thiên về các mối quan hệ gián tiếp, ít gặp mặt trực tiếp, chọn lựa
theo lợi ích, duy trì trong không gian xã hội mở rộng, vượt ra ngoài quan
hệ hàng xóm hay nhóm nguyên thủy, ngày càng mở rộng và gia tăng sự
khác biệt trong các mối quan hệ xã hội.
Thứ hai, xã hội địa phương đó có thể được tập hợp dựa trên các mối
quan hệ xã hội tích cực
ví dụ như cùng một mục tiêu thịnh vượng chung
hoặc cũng có thể là các mối quan hệ xã hội tiêu cực
(mâu thuẫn, tranh
chấp) mà họ cùng có đối với bên ngoài, hoặc một điểm định hướng
chung, hoặc đối với ngay chính nhau.
Thứ ba, quần thể xã hội địa phương có thể được xét trong mối quan
hệ đóng
hoặc mở, biệt lập hay thu nhận. Một đằng không tạo điều kiện
cho các hình thức tổ chức mang tầm quốc gia hoặc liên quốc gia, đằng
kia có sẵn bản chất dễ tin tưởng vào “bên ngoài” ‑ tức là các nhóm, cơ
chế, văn hóa công cộng, cấu trúc quốc gia hoặc trên quốc gia ‑ cho phép
tồn tại nhiều mối quan hệ khác nhau cả bên trong lẫn bên ngoài, dễ dãi
với môi trường văn hóa xung quanh.
Thứ tư là cặp phạm trù không gian
và thời gian, mà người nghiên
cứu trên cơ sở dữ liệu có được từ khảo sát điền dã sẽ cân nhắc xem cái
nào là trục qui chiếu tối ưu nhất: truyền thống, không gian vật chất hay
không gian xã hội; lịch sử hay khoảng cách vật chất và xã hội
2
. Thời gian
ở đây có thể là thời gian tuyến tính, tuần tự hay thời gian tương đối và
mang giá trị như trong trải nghiệm. Không gian ở đây có thể là không
gian địa lý hay không gian trong tư duy.
1. Mô hình xã hội học thế kỷ 19 thường phân biệt bằng hai khái niệm tiếng Đức

Gesellscha và Gemeinscha, tức là nguyên tắc gắn liền với vùng đất địa lý và mối
quan hệ xã hội.
2. Người nghiên cứu cũng có khi sẽ muốn chọn khảo sát thời gian theo trục không gian,
hoặc xét không gian theo trục thời gian.
Tư duy lý thuyết trong nghiên cứu phát triển vùng trường phái Ba Lan
193
Tư tưởng địa phương
Bốn cặp phạm trù vừa giới thiệu thường xuất hiện trong các nghiên
cứu về mối quan hệ xã hội thực tế khi khảo sát quần thể xã hội gắn liền
với một địa phương cụ thể. Một số công trình nghiên cứu còn đề nghị
thêm các phạm trù và hệ thống khái niệm khác nữa để khảo sát, hoặc
cũng dùng hệ thống này để khảo sát nhân sinh quan về địa phương như
trong cách nhìn về tư duy trừu tượng đã trình bày ở trên (xã hội tâm
linh). Quan niệm về địa phương mà các thành viên của xã hội địa
phương đó cùng giới chính trị và doanh nhân đều nghĩ giống nhau sẽ
được tạm gọi là hệ tư tưởng địa phương. Khi đó tư duy này sẽ được đặt
trong nhiều mối quan hệ khác nhau, kể cả sử dụng mối quan hệ đối lập
lẫn các hệ thống không đối lập để khảo sát.
Cũng cần giải thích thêm là “tư tưởng địa phương” là tên gọi được
tạm đặt cho khái niệm mới trong học thuật mà thuật ngữ tiếng Anh là
localism, mô tả nhân sinh quan trong không gian tư duy để phân biệt với
khái niệm quen gọi là chủ nghĩa địa phương hay chủ nghĩa cục bộ ‑
regionalism, vốn theo cách hiểu cổ điển chỉ đề cập đến những mối quan
hệ xã hội thực tế, liên quan đến địa phương và môi trường thực tế. Nếu
trước kia, theo cách hiểu cổ điển, tư tưởng cục bộ là xu hướng tư duy
đối lập với tư tưởng tập trung trung ương theo chính sách của Stalin,
thì sau này, tư tưởng địa phương theo cách hiểu đương đại sẽ là xu
hướng tư duy đối lập với chủ nghĩa toàn cầu ‑ globalism, hay chủ nghĩa
kinh tế tập trung ‑ etatism, hoặc cả chủ nghĩa dân tộc văn hóa ‑ cultural
nationalism. Tư tưởng địa phương phát triển ở Mỹ và Tây Âu có thêm

liên kết với hệ tư tưởng bảo thủ xã hội ‑ social conservatism.
Tiểu quốc
Nếu phương pháp hệ thống hóa qua các cặp phạm trù hoặc nhìn vào
tư tưởng địa phương trong tư duy của cộng đồng và xã hội đều đặt cơ
sở trên cách nhìn thế giới qua các mặt đối lập, thì các nghiên cứu ở Ba
Lan xây dựng khái niệm “tiểu quốc” (mala ojczyzna trong tiếng Ba Lan)
như góc nhìn nghiên cứu tìm mẫu số chung cho mọi loại hình hiện
tượng phức tạp thu nhận được từ đối tượng nghiên cứu. Bất kể được
định nghĩa như thế nào, thì khái niệm tư duy này đều giúp không chỉ
nhà nghiên cứu “nhìn thấy” kết cấu của xã hội và tư duy, vì “tiểu quốc”
194
Joanna Kurczewska, Lê Thanh Hải
vừa đáp ứng các đòi hỏi về cấu trúc lẫn chức năng trong xã hội học hay
khoa học tư tưởng, vừa phù hợp cho các biện chứng ở địa phương lẫn
tầm quốc gia, dễ dàng thể hiện trong các hệ thống tư tưởng khác nhau.
Khái niệm tiểu quốc có khả năng làm cầu nối cho rất nhiều ngành
học khác nhau: xã hội học, nhân học, sử học, nhân chủng học, triết học,
văn hóa và ngữ văn, thông qua hệ thống khái niệm và diễn giải. Tiểu
quốc là suy diễn của mỗi cá nhân về một tổ quốc, nằm giữa tưởng tượng
của mỗi cá nhân về “bản thân” không có liên quan tới lãnh thổ địa lý, và
một cộng đồng tưởng tượng như dân tộc, khu vực và thế giới, nối kết
giữa cá nhân và cộng đồng ấy. Khái niệm tiểu quốc cũng có thể được
dùng để nối kết giữa chính trị và văn hóa, chính trị và kinh tế như trong
các chương trình nghị sự của hệ thống hành chính quốc gia và chính trị
tự quản địa phương. Tiểu quốc cũng là tư duy được vật thể hóa và đề
cập đến toàn thể văn hóa dân tộc trong mối quan hệ liên chủ quan. Lăng
kính này cho phép người nghiên cứu hiểu được qui luật phát triển của
từng cá nhân trong khu vực, cả nhóm đa số lẫn thiểu số, tư tưởng chủ
đạo lẫn đối lập hoặc thay thế, cả chính sách thượng tầng trung ương lẫn
hạ tầng tư duy

1
cấp cơ sở, văn hóa chỉ đạo và bản địa lẫn văn hóa, nhìn
thông suốt từ cá nhân lên đến cộng đồng dân tộc ‑ quốc gia, từ góc nhìn
của người làm chính sách hay vận động chính trị đến quần chúng tham
gia và tác động dân sự. Thực ra đây cũng là một tiếp cận thực tế cho
những chính sách phát triển văn hóa toàn cầu mà Unesco từng chủ
xướng, và Việt Nam cũng từng thử nghiệm qua mô hình làng văn hóa
(Nguyễn Khoa Điềm 2001). Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện văn hóa
chính trị và dân trí mà sẽ xây dựng và hoàn thiện chủ thuyết phát triển
riêng. Giới khoa học Ba Lan cũng dành hàng chục năm thử nghiệm
nhiều mô hình khác nhau, mà một trong số các chủ thuyết nổi bật hiện
nay là hệ thống đào tạo hàng trăm “họa nhân văn hóa” (animator kultury)
nhằm thông hiểu và kiến tạo văn hóa cơ sở, lấp dần các ranh giới vùng
1. Một trong số những diễn giải về hạ tầng tư duy được Giáp Văn Dương (2009a,b) xây
dựng, có thể tìm hiểu trên blog của anh ở địa chỉ hp://www.giapvan.net. Theo đó
“hạ tầng tư duy là toàn bộ những gì góp phần khai mở, hỗ trợ, giải phóng và phát huy khả
năng tư duy của cá nhân và cộng đồng. Cấu trúc của hạ tầng tư duy gồm sáu yếu tố chính:
Thành tựu tư tưởng của nhân loại (TTNL); Hệ tư tưởng, quan điểm sử dụng hiện thời (HTT‑
QĐ); Cơ chế pháp lý hỗ trợ (CCPL); Thói quen, kĩ năng tư duy cá nhân (TQ‑KN);Văn hóa,
môi trường làm việc (VH‑MT); Liên thông, trao đổi tư tưởng (LT‑TĐ)” (Tuần Việt Nam
10‑11.8.2009, vietnamnet.vn)
Tư duy lý thuyết trong nghiên cứu phát triển vùng trường phái Ba Lan
195
miền, khu vực nhưng không đánh đồng và tập trung xã hội (Godlewski
2002). Trong thời hậu hiện đại, bản sắc địa phương không nhất thiết phải
gắn liền với một vùng miền cụ thể mà có thể thay đổi liên tục như những
điểm đến của mỗi cá nhân trên con đường du lịch/hành hương vô tận
(Bauman 1995). Bản sắc đó cũng được huyền thoại hóa qua văn chương,
cho phép khảo sát qua tiếp cận của ngành ngữ văn (Sulima 2001).
Bản đồ tư duy

Cũng cần nói thêm là cơ sở phương pháp nghiên cứu cho hệ thống
cách nhìn vừa giới thiệu cũng là trào lưu mới, cần được áp dụng đầy
đủ. Trước hết đó là phương pháp luận cá nhân ‑ methodological
individualism
1
, đồng thời tôn trọng tính đa dạng của chủ thể ‑ pluralism,
khi nhiều không gian tự trị cùng tồn tại và tạo ra vật phẩm văn hóa
chung (Walzer 1983). Tiếp nữa là nhà nghiên cứu có thể tham gia những
hoạt động trong xã hội nhưng cần ghi nhận và cân nhắc những ảnh
hưởng do chính mình gây ra, làm thay đổi xã hội đang khảo sát. Quan
trọng nhất, như đã nhắc từ đầu bài, nhà nghiên cứu cần từ bỏ lối tư duy
lỗi thời theo kiểu áp dụng đại trà một mô hình đồng nhất cho tất cả mọi
vùng miền, khu vực. “Địa phương” cần được coi như một dự án phát
triển, mà qua những hệ qui chiếu như phạm trù đối lập hoặc khái niệm
chung như bản sắc địa phương (tiểu quốc), người nghiên cứu có thể
thông hiểu, nắm bắt kiến thức cơ sở để vẽ bản đồ địa hình cho không
gian tư duy và xã hội thực tại, cũng giống như phương pháp và công
việc của người khảo sát địa chất hay thổ nhưỡng trong không gian địa
lý. Bản đồ có thể phác thảo hay chi tiết, phổ thông hay chức năng, cũng
như địa hình cũng thường xuyên thay đổi, nhất là trong tư duy hay quan
hệ xã hội.
1. Tác giả bài viết này đã chuẩn bị sẵn mục giải nghĩa trên Wikipedia tiếng Việt
(vi.wikipedia.org) dưới tên gọi Cá nhân luận. Phương pháp luận này được xây
dựng trên cơ sở một nhánh triết học muốn giải thích và hiểu các phát triển xã hội
như là một tập hợp của các quyết định và hành động của các cá nhân, còn có thể
được hiểu như là phương pháp giản lược ‑ reductionism, hiện được áp dụng nhiều
cả trong ngành xã hội lẫn kinh tế học. GS Kurczewska cũng có bàn đến nhân sinh
quan cá nhân trong nghiên cứu dân tộc: (1999) [Khái niệm dân tộc] Naród, trong
[Bách khoa toàn thư xã hội học] Encyklopedia Socjologii, Ofycyna Naukowa,
Warszawa, bản lược dịch của tác giả bài viết được lưu trên mạng ở địa chỉ:

hp://bansacdantocvietnam.blogspot.com/2009/01/nhan‑sinh‑quan‑ca‑nhan‑trong‑
nghien‑cuu.html
196
Joanna Kurczewska, Lê Thanh Hải
So sánh, đối chiếu
Nghiên cứu địa phương, đặc biệt là làng xã, vốn phổ biến trở lại ở Việt
Nam trong vòng 20 năm qua, với nhiều đóng góp từ các nghiên cứu từ nước
ngoài, như khảo sát nhiều ngành của Nhật Bản ở Bách Cốc (Nguyễn Quang
Ngọc&Trương Quang Hải 2008). Tuy nhiên, đúng như GS Phan Huy Lê
(2006) đã nhận xét, các nghiên cứu đó tiếp nối truyền thống khảo cứu và
góc nhìn cổ điển từ thời Pháp thuộc, tức là tập trung phân tích các mối quan
hệ xã hội thực tại như đã được trình bày trong phần đầu của bài viết này.
Không gian tâm linh cũng là đề tài rất được quan tâm hiện nay trong các
nghiên cứu từ Úc và trường phái nhân‑sử học Hoa Kỳ đối với Việt Nam
mà hiện dẫn đầu là GS Philip Taylor (2007), nhưng đa số các khảo sát vẫn
tập trung vào phần vật thể hóa của các biểu tượng văn hóa. Tuy vậy, vẫn có
một số rất ít khảo sát từ phương Tây chú ý đến tư duy thuần túy trong
không gian tâm linh như nghiên cứu của GS Shaun Malarney (2002) ở
Thịnh Liệt
1
, hay khảo sát của GS Kwon Hoenik (2008) ở vùng Quảng Nam,
Đà Nẵng và Quảng Ngãi
2
. Lãnh vực này hoàn toàn thiếu vắng trong các
nghiên cứu tại Việt Nam, vốn yếu về hệ thống lý thuyết và lịch sử tư duy
3
.
Áp dụng các trình bày đã được giới thiệu trong bài viết này, kèm
theo hệ thống chỉ dẫn đến các tài liệu chuyên sâu và nâng cao, hi vọng
người làm khoa học tại Việt Nam nay có thể phác thảo một hệ thống

lý thuyết cơ sở để khảo sát không gian tư duy (tâm linh, biểu tượng
văn hóa) tại khu vực đang là đối tượng nghiên cứu của mình. Như đã
nhắc từ đầu, hệ thống lý thuyết này không phải là mô hình mà nhà
nghiên cứu buộc phải áp dụng, mà chỉ là một hệ thống tư duy giúp
nhà nghiên cứu tự xác định bản thân trên sơ đồ khoa học đương đại
và phát triển phương pháp nghiên cứu phù hợp
4
. Mỗi ngành học và
1. Có thể đọc thêm bài điểm sách của tác giả bài viết này ở trang mạng
hp://www.bbc.co.uk/vietnamese / /vietnam/story/2008/08/080828_shaun_malarney.shtml.
2. Có thể đọc thêm bài điểm sách của tác giả bài viết này ở trang mạng
hp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080908_kwon_heonik.shtml.
3. Ví dụ nổi bật nhất là giải thưởng Trần Văn Giàu cho lịch sử tư tưởng thiếu người được trao
tặng bốn năm liền với giải thích từ thường trực ủy ban giải thưởng GS Nguyễn Văn Lịch
(TTVH 13‑14.9.2009) hp:// www. thethaovanhoa.vn/133N2009091310430890T0/giai‑thuong‑
tran‑van‑giau‑bai‑1‑ngay‑cang‑it‑tac‑pham‑tham‑gia‑vi‑qua‑kho.htm,
hp://www.thethaovanhoa.vn/133N20090914100324302T0/giai‑thuong‑tran‑van‑giau‑bai‑2‑
vi‑sao‑chua‑co‑giai‑lich‑su‑tu‑tuong.htm
4. Mỗi quốc gia hoặc mỗi trung tâm nghiên cứu thường có một hướng đi riêng phù hợp cho mình,
ví dụ nếu ở Ba Lan có góc nhìn "tiểu quốc" ‑ mala ojczyzna và trường phái "họa nhân văn hóa"
‑ animator kultury như đã trình bày ở phần trên, thì các nghiên cứu văn hóa Hi Lạp của GS
Michael Herzfeld (2005 Cultural Intimacy: Social Poetics in the Nation‑State, Tylor&Francis
Group) dùng lăng kính có thể coi như tương tự là "không gian văn hóa riêng" và "thơ ca xã hội"
Tư duy lý thuyết trong nghiên cứu phát triển vùng trường phái Ba Lan
197
mỗi bản thân từ cơ sở văn hóa và giới tính riêng thường có cách “vẽ
bản đồ” khác nhau, mối quan tâm tìm hiểu khác nhau đối với cùng
một khu vực đang là đối tượng. Ví dụ chuyên gia Hán ‑ Nôm vốn
thích tiếp cận văn bản và chữ viết cổ có thể tìm hiểu thái độ tâm linh
của người dân trong làng đối với “chữ cổ” và vị trí của chữ trong trật

tự tâm linh của cộng đồng và lân cận
1
. Cán bộ phong trào có thể áp
dụng phương pháp quan sát tham gia của nhân học đời thường mà
tìm hiểu tiến trình lịch sử của tư duy làng xã ‑ vùng miền xuyên suốt
theo các giai đoạn “xâm nhập” của văn hóa bên ngoài, từ hệ tư tưởng
được trung ương phổ biến lẫn những triết học đời thường được thu
nhận từ phim bộ các nước
2
. Chuyên gia văn hóa và nhân học có thể
phát triển hệ tọa độ văn hóa (Trần Ngọc Thêm 2001) để nâng cao khảo
sát văn hóa ứng xử trong môi trường văn hóa. Sử gia hoặc người viết
sử a‑ma‑tơ địa phương sẽ xét lại quan niệm tuyến tính về thời gian và
cân nhắc khả năng sắp xếp dữ liệu theo trục không gian tư duy chẳng
hạn. Thừa hưởng tư duy Mác‑xít từ hệ thống giáo dục phổ thông,
người nghiên cứu từ nhiều ngành khác nhau ở Việt Nam dễ dàng xây
dựng hệ qui chiếu đối lập qua các cặp phạm trù mâu thuẫn, là tư duy
đang thuộc loại phổ biến trong ngành xã hội ‑ nhân văn trên thế giới
(Lê Thanh Hải 2008b). Lối tiếp cận theo kiểu vẽ bản đồ cũng giúp bổ
sung cho những giới hạn của phương pháp khu vực học đang được
triển khai tại một số trung tâm nghiên cứu phát triển Việt Nam (Lê
Thanh Hải 2009a).
“Tiểu quốc” cũng không phải là khái niệm xa lạ tại Việt Nam, chỉ
có điều chưa ai hệ thống hóa khái niệm tương tự là “quê hương” của
người Việt Nam cho ngành khoa học xã hội‑nhân văn mà thôi. Quê
hương có thể hiểu là một ngôi làng, một tỉnh, một miền cho đến một
quốc gia. Quê hương có thể được vật thể hóa như “chùm khế ngọt”,
huyền thoại hóa qua ngữ văn như “đường đi học”, hay được đặt vị
trí duy nhất trong tâm linh “như là chỉ một mẹ thôi” và là nơi mỗi
người phải đi qua trong bản đồ tư duy để “lớn nổi thành người” (ý

1. TS Phan Phương Anh từng có nghiên cứu về Chữ thiêng ‑ Văn tự trong thờ cúng
tổ tiên của người Việt đương đại, trong tập sách do Lê Hồng Lý chủ biên 2008, Sự
biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, NXB Thế Giới trang 175‑
202. Tuy nhiên, phác thảo này vẫn còn nằm trong phần "vật thế", chưa vượt qua
ranh giới để hoàn toàn đi vào "không gian tâm linh"
2. Ví dụ như các nghiên cứu về Minh triết và Phát Triển (Lê Thanh Hải 2009b)
198
Joanna Kurczewska, Lê Thanh Hải
thơ Đỗ Trung Quân). Quê hương nối kết tất cả mọi ngành, mọi nhóm
quyền lợi, tầng lớp và từng cá nhân. Các qui luật về tư duy về “quê
hương” nếu được nắm bắt chắc chắn sẽ là chìa khóa quan trọng cho
phát triển khu vực. Hiểu được tư tưởng đồng hương trong hệ giá trị
và chọn lựa của mỗi cá nhân trong bầu cử hay ê‑kíp làm việc sẽ giúp
doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư (ví dụ như câu lạc bộ bóng
đá, tập đoàn chế biến thực phẩm) hay mạng lưới phân phối hàng hóa
(mà phong trào người Việt dùng hàng nội hiện đang là câu hỏi trên
báo chí và dư luận). Phương pháp hiện tượng luận cũng không phải
là vấn đề xa lạ trong tư duy mặc dù còn thiếu các phát triển dành riêng
cho các ngành xã hội ‑ nhân văn. Các triết gia Trần Đức Thảo (1946),
Trần Văn Đoàn (2009, chương 3‑4) và các tác giả trên Tạp chí Triết học
1
tại Hà Nội. Trong mối quan hệ bộ ba giữa hiện tượng (phenomenon),
bản chất (ontology) và phương pháp (methodology) thì mỗi người
nghiên cứu xã hội cần phải xây dựng hệ thống phương pháp cho riêng
mình để tiếp cận bản chất sự việc thông qua hiện tượng, mà hai vấn
đề cơ bản nhất
2
cần nắm chính là “hiểu” và/trong cơ cấu của “liên chủ
quan” (Schutz 1970). Phương pháp diễn giải biểu tượng văn hóa kết
hợp với cách hiểu trong hệ thống triết học hiện tượng luận vốn được

đánh giá là một trong số những bổ sung phù hợp nhất đối với trường
phái xã hội học phát xuất từ nền tảng triết học Mác‑xít (Churton 2000,
chương 2).
1. Ví dụ Phạm Minh Lăng 2008, Hiện tuợng luận của E. Husserl và sự tự sáng tạo
của chủ thể tư duy, hp://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa‑
SuyNgam/Hien‑Huu/Hien_tuong_luan_cua_E_Husserl/; Nguyễn Thị Mai Hoa, E.
Husserl (1859‑1938 ‑ Nhà hiện tượng học
2. Hai khái niệm cơ bản về hiểu (verstehen, understanding) và liên chủ quan
(intersubjective) từng được Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết trình bày
rất dễ hiểu trong buổi gặp các nhà Việt Nam học nước ngoài tại Hà Nội 5.XII.2009:
"Việt Nam phải tự hiểu mình. Cái đó là cần. Nhưng mà mình cũng cần phải lắng nghe ý
kiến của người khác. Cá nhân tôi mà nói, không bao giờ mình tự đánh giá mình đúng
được. Mình đánh giá mình dễ thành chủ quan lắm. Chính mình hiểu mình nhưng mình
cũng dễ chủ quan lắm đó. Nhưng mình nhờ đồng chí, anh em góp ý thêm thì nó sẽ sáng
lên. Cho nên tôi rất tâm đắc là các bạn hãy nghiên cứu và góp ý kiến với chúng tôi. Góp ý
kiến một cách chân thành và thẳng thắn. Đừng vì yêu Việt Nam mà có những cái mình
muốn nói nhưng rồi thôi cũng không nói. Tôi tin rằng chuyên đó có xảy ra. Các bạn hãy
thẳng thắn với Việt Nam để Việt Nam nhìn thấy những cái yếu của mình."
Tư duy lý thuyết trong nghiên cứu phát triển vùng trường phái Ba Lan
199
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kurczewska, Joanna (2006), Tư tưởng nghiên cứu địa phương, Các sơ
đồ cũ và mới Robocze Ideologie Lokalnosci, Stare i Nowe Schematy,
trong tập sách do Joanna Kurczewska chủ biên 2006, Oblicza
Lokalnosci, Tradycja i wspolczesnosc, IFiS PAN, trang 88‑129.
[2] Lê Thanh Hải (2008a), Chủ nghĩa cộng đồng,
gspot . com/2008/10/ch‑ngha‑cng‑ng‑
communitarianism.html.
[3] Lê Thanh Hải (2008b), Chủ nghĩa Mác đương đại,
http://bansacdantocvietnam, Blog spot.com/2008/10/ch‑ngha‑mc‑ng‑

i.html.
[4] Lê Thanh Hải (2009a), Việt Nam 2008: Chuyển dịch trong não trạng xã
hội ‑ nhân văn, Hội thảo Hè Paris 26‑28.8.2009,
/2009/ 09/vietnam‑2008.html.
[5] Lê Thanh Hải (2009b), Minh triết và Phát triển, hội thảo Minh triết,
Hà Nội.
[6] Nguyễn Quang Ngọc, Trương Quang Hải (chủ biên) (2008), 20 năm Việt
Nam Học theo định hướng liên ngành, NXB Thế giới.
[7] Phan Huy Lê (2006), Nghiên cứu Làng Việt Nam ‑ đánh giá cả các góc
nhìn Research on the Vietnamese Village ‑ Assessment and
Perspectives, Trần Tuyết Nhung & Anthony Reid 2006, Vietnam:
Borderless Histories, Unversity of Wiscosin Press
[8] Taylor, Philip (2007), Hiện đại và phục hồi tín ngưỡng: tôn giáo ở Việt
Nam hậu cách mạng, Modernity and re‑enchantment: religion in post‑
revolutionary Vietnam, ISAS
[9] Malarney, Shaun (2002), Văn hóa, tín ngưỡng và cách mạng ở Việt Nam
Culture, ritual and revolution in Vietnam, University of Hawaii Press.
[10] Kwon Heon‑ik (2008), Hồn ma cuộc chiến ở Việt Nam (Ghosts of War in
Vietnam), Cambridge University Press.
[11] Trần Ngoc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. HCM.
[12] Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia.
200
Joanna Kurczewska, Lê Thanh Hải
[13] Fukuyama, Francis (1999), Vốn xã hội và Xã hội dân sự Social Capital and Civil
Society, IMF Conference on Second Generation Reforms, bản điện tử ở địa chỉ
hp://www.imf.org/external/pubs//seminar/1999/reforms/fukuyama.htm
[14] Putnam, Robert D. (2004), Democracies in flux: the evolution of social capital
in contemporary society, Oxford University Press.
[15] Walzer, Michael (1983), Spheres of Justice: A Defense of Pluralism and

Equality, Barnes&Nobel, New York.
[16] Giáp Văn Dương (2009a), Việt Nam 2008: 10 bài toán lớn, Hội thảo Hè,
Paris.
[17] Giáp Văn Dương (2009b), Minh Triết và Hạ Tầng Tư Duy, Hội thảo
Minh triết Việt, Hà Nội.
[18] Godlewski, Grzegorz (chủ biên) (2002), Khắc họa văn hóa ‑ Kinh
nghiệm và Tương lai, Animacja Kultury ‑ Doswiadczanie i Przyszlosc,
IKP UW.
[19] Bauman, Zygmunt (1995), Nhiều nghĩa thời hiện đại, thời hiện đại
nhiều nghĩa, Wieloznacznosc nowoczesna, nowoczesnosc
wieloznaczna, PWN tr.260‑325.
[20] Sulima, Roch (2001), Tiếng nói của truyền thống, Glosy tradycji, DiG
Warszawa.
[21] Trần Đức Thảo (1946), Marxisme et Phénoménologie Revue
Internationale, số 2, tr.168‑174, bản dịch của Phạm Trọng Luật giới thiệu
trên trang mạng Trần Hữu Dũng 2005 t‑
studies.info/TDThao/TDThao_PTLuat_dich.htm.
[22] Trần Văn Đoàn, Thông Diễn học (Hermeneutic) và Khoa học xã hội nhân
văn, NXB ĐHQG Hà Nội .
[23] Schutz, Alfred (1970), Tuyển tập về Hiện tượng học và Quan hệ xã hội, On
Phenomenology and Social Relations: Selected Writings, Helmut
Wagner biên soạn, University of Chicago Press.
[24] Churton, Mel (2000), Theory and Method, MacMillan Press LTD .
Tư duy lý thuyết trong nghiên cứu phát triển vùng trường phái Ba Lan
201

×