Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH QUỐC TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (1996 -2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.24 KB, 12 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

351

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH QUỐC TẾ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (1996 -2008)
ThS. Nguyễn Trọng Minh
Trường Đại học Đồng Tháp

Trên thế giới, nhiều quốc gia đầu tư phát triển du lịch trở thành
ngành cơng nghiệp “khơng khói”, góp phần tăng nguồn thu nhập ngoại
tệ và phát triển xuất khẩu tại chỗ. Đối với Việt Nam, hoạt động dịch vụ
du lịch quốc tế là hoạt động khá mới có ng̀n thu ngoại tệ, có ý nghĩa
quan trọng trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, được Đảng và Nhà
nước quan tâm phát triển bằng những chủ trương và chính sách cụ thể.
Trong các vùng kinh tế ở nước ta, ĐBSCL đã tham gia phát triển hoạt
động dịch vụ du lịch quốc tế, góp phần nâng cao tỷ trọng GDP của vùng
và quốc gia.

1. Thực trạng du lịch ở ĐBSCL
1.1. Tiềm năng du lịch ở ĐBSCL
Ở ĐBSCL, doanh số dịch vụ du lịch phát triển ngày càng cao, đã
thu hút được lượng lớn du khách quốc tế, cung cấp cho du khách
được những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, góp phần quảng
bá cho du khách quốc tế hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam, và đã
tạo thêm việc làm trực tiếp và gián tiếp cho ngành du lịch, đẩy mạnh
xuất khẩu tại chỗ và góp phần phát triển đời sống kinh tế ‑ chính trị
trong vùng.
Khu vực ĐBSCL có biên giới trên bộ giáp với nước láng giềng
Campuchia, nhiều cửa khẩu quốc gia và quốc tế thuận lợi phát triển kinh
tế biên mậu dịch và phát triển hành lang kinh tế Đơng ‑ Tây của ASEAN,


và có bờ biển giáp với biển Đông, giáp với hải phận quốc tế, nằm trên
đường vận tải quốc tế từ Tây sang Đông và nằm ở vị trí trung tâm của
khu vực ASEAN.


352

Nguyễn Trọng Minh

Tiềm năng phát triển du lịch của ĐBSCL có nguồn gốc tài nguyên
thiên nhiên và văn hóa đặc trưng của vùng ĐBSCL:
Tài nguyên Du lịch sinh thái, loại tài nguyên được thiên nhiên ban tặng
cho người dân ĐBSCL với 2 nhóm: tiềm năng du lịch sinh thái sơng nước
cửa sơng ven biển và biển, nhóm tiềm năng du lịch sinh thái rừng ngập
nước mặn và phèn.
Tài nguyên du lịch văn hóa ‑ lịch sử, tài nguyên này ở ĐBSCL rất phong
phú. Nó gắn liền với q trình đấu tranh bảo vệ và khai thác ĐBSCL
trong lịch sử. Tiêu biểu như các di chỉ khảo cổ của văn hóa Óc eo (có
mặt trên hầu hết các tỉnh từ Long An đến Kiên Giang), các di tích lịch
sử thời cận đại và lịch sử chống Pháp và chống Mỹ. Ngoài ra, ĐBSCL
cịn có tài ngun du lịch văn hóa đặc trưng của cư dân ĐBSCL gắn với
lễ hội tôn giáo, và lễ hội tín ngưỡng dân gian và các khu di tích văn hóa
xếp hạng cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, ĐBSCL còn chứa nguồn tài nguyên du lịch kết hợp kinh
tế ‑ hội thảo (MICE), đây là tài nguyên khá mới được nẩy sinh do nhu
cầu phát triển của bối cảnh kinh tế ‑ xã hội ĐBSCL. Tiềm năng này chủ
yếu có thể phát triển ở các tỉnh ‑ thành trung tâm của ĐBSCL như Cần
Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang.

1.2. Tình hình hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL

Đến năm 1995, việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
và gia nhập vào tổ chức ASEAN đã đánh dấu việc phá thế cấm vận, bao
vây kinh tế. Tận dụng điều kiện quốc tế này Việt Nam đã tổ chức phát
triển các hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Từ 1996 đến nay, việc ra đời của Pháp lệnh du lịch năm 1999 và Luật du
lịch năm 2005 cho thấy Việt Nam có những bước tiến mạnh trong việc
tạo điều kiện pháp lí để tổ ngành du lịch phát triển.
Về chiến lược, phát triển du lịch Việt Nam được cụ thể hóa trong các
văn bản sau: Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch thời kì 1995 ‑ 2010,
(tháng 05/ 1995 của Chính Phủ), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam
2001‑2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2002. Chương
trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt thực hiện có hiệu
quả trong giai đoạn 2001‑2005 và Chương trình hành động quốc gia về
Du lịch giai đoạn 2006‑2010 đang trình Chính Phủ phê duyệt.


Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long (1996‑2008)

353

Và Theo quyết định số: 97/2002/QĐ‑TTg Hà Nội, ngày 22 tháng 7
năm 2002, của Thủ Tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 thì các tỉnh ĐBSCL thuộc phần phát
triển du lịch Việt Nam như sau:“c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam
Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau… và các địa bàn tăng trưởng
du lịch là: thành phố Hồ Chí Minh ‑ Nha Trang ‑ Đà Lạt, thành phố Hồ
Chí Minh ‑ Cần Thơ ‑ Hà Tiên ‑ Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh ‑
Vũng Tàu ‑ Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch
tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của
dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch

sinh thái đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long.”
Có thể thấy, các tỉnh trong vùng đã thu hút được lượng lớn du khách
quốc tế, với tốc độ tăng trưởng cao (xem bảng 1 và biểu đồ 1). Đây là
một thành tựu quan trọng cho thấy được các tiềm năng kinh tế du lịch
đã được khơi dịng và chính nó đã đem lại cho vùng nguồn thu ngoại tệ
lớn (1 du khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam 76,4 USD/ ngày)1. Nó thể
hiện tính phát triển và sự phù hợp của các chính sách phát triển kinh tế
đối ngoại của Việt Nam tại các địa phương ĐBSCL.

1,400,000

1,284,473

1,200,000

1,151,771

1,000,000
L

871,994

t 800,000

752,905

600,000

496,505


400,000
200,000
0

BSCL

600,432

517,711

211,020

302,922

1999

359,713

2000

2001

2003*

2004

2005

2006


2007

2008
( c)

N m

Hình 1: Biểu đồ sự tăng trưởng du khách quốc tế đến ĐBSCL
giai đoạn 1996-2008
1. Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2006, Điều tra chi tiêu du khách quốc tế tại Việt
Nam năm 2005.


354

Nguyễn Trọng Minh

Về số ngày lưu trú, sau 10 năm phát triển, chỉ số kinh doanh dịch
vụ lưu trú quốc tế ở ĐBSCL đã chuyển biến tích cực và có thể chia làm
2 nhóm:
‑ Nhóm phát triển, gồm các tỉnh ‑ thành: Cần Thơ, An Giang và Kiên
Giang thời gian lưu trú khách quốc tế là 1,5 ‑ 2,09 ngày/ khách.
Đơn cử trường hợp của Kiên Giang, nếu so với các tỉnh thành trong
vùng thì Kiên Giang có số ngày lưu trú trung bình từ 2,10 ‑ 2,23
ngày/khách đây là thời gian lưu trú dài nhất của du khách quốc tế đến
ĐBSCL. Lí do là sản phẩm phục vụ du khách quốc tế khá đa dạng và có
khả năng giữ chân du khách lâu hơn. Đó là trường hợp du lịch huyện
đảo Phú Quốc: trong số 64,605 lượt đến Kiên Giang năm 2006 thì có đến
46,397 du khách đi Phú Quốc1.
‑ Nhóm giảm, gồm chủ yếu các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc

Trăng, Long An, mặc dù có số lượt khách quốc tế đến tham quan tăng
nhưng thời gian lưu trú của khách quốc tế ngày càng giảm lại: 1,4 ‑
0,7 ngày/ khách.
Về sản phẩm phục vụ du khách quốc tế, với hệ thống tiềm năng du
lịch đặc thù sinh thái và văn hóa dân tộc học của vùng kinh tế ‑ xã hội
đa tộc người vùng sông nước. Sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách
quốc tế ở ĐBSCL đa dạng các loại hình. Trong đó chủ yếu là các sản
phẩm: du lịch sinh thái vùng ngặp nước Đồng Tháp Mười, rừng U Minh;
du lịch sinh thái vùng cửa sông Tiền; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú
Quốc; du lịch kết hợp thương mại vùng cửa khẩu Hà Tiên, An Giang và
trung tâm Cần Thơ; du lịch tham quan các cơng trình văn hóa ‑ lịch sử
Tiền Giang, Gò Tháp; du lịch hành hương An Giang, Hà Tiên; du lịch
và tham quan làng nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực như Bến Tre,
Tiền Giang và Vĩnh Long… và du lịch tham quan lễ hội văn hóa dân tộc
Khơme Trà Vinh, Sóc Trăng…
Ngồi ra, du khách quốc tế còn được tổ chức các dịch vụ phục vụ
các sản phẩm ẩm thực đặc trưng, giải trí, du lịch theo yêu cầu du khách
đến từ các nước trong khu vực.
1. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, (2007), Báo cáo sơ kết công tác phát triển Du
lịch 2 năm (2006 ‑2007) theo nghị quyết số 02 NQ/TU và NQ số 8‑NQ/TU của tỉnh
Kiên Giang.


Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long (1996‑2008)

355

Tuy nhiên, khả năng phục vụ sản phẩm theo hướng chất lượng cao
vẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển phổ biến. Trong đó, sản phẩm
lợi thế du lịch văn hóa ‑ lễ hội phát triển chưa đồng bộ, chưa được phát

triển theo quy mô phù hợp trong điều kiện văn hóa‑lịch sử và thiếu một
mơ hình định hướng tổng qt cho cả vùng.
Bảng 1: Lượng du khách quốc tế đến các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1996 – 2008
(đơn vị: lượt)
Tỉnh

1996

1999

2001

2003*

2004

2005

2006

2007

2008
(sơ bộ)

An Giang

12,251

13,083


15,201

20,165

29,857

30,350

32,658

40,000

42,000

Bạc Liêu

#

1,645

3,273

4,793

5,812

6,964

6,000


7,100

7,500

Bến Tre

12,234

41,941

154,140

181,000

Cà Mau

#

2520

4500

6460

6912

10.467

12,500


17,120

Cần Thơ

37,798

54,604

72,704

74,367

86,648

104,841 121,221

155,735

175,094

Đồng Tháp 23,227

29,500

23,637

15,095

6,520


10,356

6,678

12,800

17,000

103,160 85,640

110,530 125,545 138,800
7460

Long An

100

170

201

1,100

853

1,120

1,520


2,120

2,800

Kiên Giang

9,072

12,252

44,392

29,678

48,000

54,586

64,605

73,306

83,859

Sóc Trăng

1,726

2,632


3,750

4,280

4,500

5,683

5,892

6,520

7,000

566,600

613,000

Tiền Giang 88,862
Trà Vinh

1230

Vĩnh Long 24,520
ĐBSCL

120,155 191,359 203,480 231,190 318,520 388,950
1420

1127


1912

2150

2480

7120

8,950

11,100

23,000

54407

49535

67,460

85,000

98,540

112,000

127,000

211,020 302,922 517,711 496,505 600,432 752,905 871,994 1,151,771 1,284,473


Nguồn: Các sở Thương Mại – du lịch ở ĐBSCL từ 1996 ‑2008

Về hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, ở ĐBSCL hơn một thập
niên đầu tư phát triển, cơ sở hạng tầng liên quan đã được phát triển để
phục vụ du lịch quốc tế, đáng chú ý là hệ thống nhà hàng, cơ sở khách
*

Ảnh hưởng dịch SART Châu Á, lượt du khách đến các nước Đông Nam Á giảm
cục bộ.


356

Nguyễn Trọng Minh

sạn đã phát triển với số lượng tăng nhanh tại các địa phương mà trước
đây chưa từng có và bước đầu thu hút nguồn đầu tư lớn nhất phát triển
từ nguồn vốn xã hội hóa.
Sản phẩm phục vụ du khách quốc tế ngày càng được đầu tư phát
triển đa dạng và có chất lượng cao hơn, đó là số lượng phát triển các
ngành dịch vụ ăn theo có thu ngoại tệ như vận tải hành khách, đầu tư
quốc tế và đã tạo ra được các sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn “chất
ĐBSCL”. Ngoài ra, các địa phương đã dần hình thành và phát triển quản
bá thương hiệu du lịch tại các hội chợ xúc tiến thương mại du lịch nội
địa và quốc tế tại vùng ĐBSCL.
Biểu 1 cho thấy ngành du lịch ở ĐBSCL phát triển liên tục với tốc độ
cao (14% ‑ 19%/năm), riêng năm 2003 chỉ số tăng trưởng có xu hướng
giảm là do ảnh hưởng từ dịch SART trên thế giới, nhưng chỉ số tăng
trưởng lượt tiếp tục tăng từ 2004 đến cuối 2007. Nó chứng minh cho khả

năng thu hút du khách quốc tế ở các tỉnh ĐBSCL, khả năng tham gia hội
nhập du lịch ĐBSCL và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2008, hoạt động dịch vụ du lịch ĐBSCL có
những biến động. Mặc dù doanh số và lượng khách vẫn tiếp phát triển
trên 15%, nhưng trong 6 tháng cuối năm lượt du khách quốc tế đến
ĐBSCL tăng chỉ cịn 10% so với cùng kì năm trước.
Và đến 6 tháng đầu 2009, theo báo cáo sơ bộ của ngành du lịch,
ĐBSCL tốc độ phát triển lượt du khách quốc tế giảm 10 ‑ 20 % so với
cùng kì (đạt 487,349 lượt) và số ngày lưu trú của du khách quốc tế cũng
giảm (từ 0,5 ‑ 0,7 ngày/lượt khách). Nguyên nhân do ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
Về biện pháp kích cầu du lịch tại vùng ĐBSCL, các địa phương đã
ra các văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch
hưởng ứng phong trào kích cầu của Tổng cục Du lịch, nhưng chủ yếu
là tự nguyện tham gia. Tại các tỉnh thành như Tiền Giang, Cà Mau, Tp.
Cần Thơ… có doanh nghiệp tham gia nhưng số này chưa nhiều. Vì cịn
vấn đề liên quan đến các chính sách ưu đãi về thuế nhà nước của địa
phương và còn liên quan thủ tục, cơ chế thanh kiểm tra của cơ quan
quản lí ngành cho nên, ĐBSCL chưa vận động được nhiều các đơn vị,


Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long (1996‑2008)

357

doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia. Do đó, trước mắt, kết quả
thu hút du khách quốc tế vẫn chưa được cải thiện nhiều và có đà giảm
sút nhanh.
Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế tại ở ĐBSCL còn chứa

nhiều mâu thuẫn cơ bản dẫn đến hạn chế trong khai thác các tiềm năng du lịch
của vùng:
‑ Các cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch chưa đáp ứng yêu cầu cao của
khách quốc tế, các cơ sở dịch vụ giải trí hiện đại chưa phát triển cao.
Cụ thể là số cơ sở lưu trú, khách sạn đạt chuẩn sao vẫn còn ít so với
nhu cầu và chưa có sản phẩm du lịch MICE. Chưa hút được các
nguồn đầu tư và nguồn FDI lớn có quy mơ vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật
du lịch.
‑ Nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu hụt và chất lượng phục vụ
theo yêu quốc tế còn thấp, đa phần chưa được đào tạo nghiệp vụ, chất
lượng đào tạo cũng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển du lịch
quốc tế.
‑ Thiếu tính bền vững và tính hệ thống trong quy hoạch chung cho
ĐBSCL. Đến năm 2007, các tỉnh ĐBSCL hầu như chưa có sự hợp tác
trong quy hoạch chiến lược phát triển du lịch quốc tế. Đây là hạn chế
dẫn đến các cơ sở hạ tầng xây dựng có quy mơ khơng hệ thống thiếu
tính liên vùng và đã tạo ra mơ hình, sản phẩm phục vụ du khách trùng
lập, làm mất tính hấp dẫn với sắc thái riêng ứng với tiềm năng du lịch
của mỗi tỉnh làm lãng phí tiềm năng và lãnh phí nguồn đầu tư…
Nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương cho ngành du lịch ở ĐBSCL
vẫn còn thấp so với nguồn ngân sách đầu tư cho ngành kinh tế khác, và
điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thường xuyên bị chia cắt theo
mùa lũ, mùa tết.

1.3. Tác động của dịch vụ du lịch quốc tế đến kinh tế ĐBSCL
Tác động của dịch vụ du lịch quốc tế đến kinh tế
Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL đã đạt được những kết
quả lớn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đã tác động cụ thể
đến sự phát triển kinh tế của vùng như:



358

Nguyễn Trọng Minh

‑ Doanh thu của ngành du lịch vùng ĐBSCL tăng đáng kể, góp phần
phát triển ngành cơng nghiệp khơng khói. Cụ thể là số lượt du khách
đến ĐBSCL trong thời gian qua tăng liên tục (xem bảng 1) làm tăng
nguồn doanh thu từ ngành kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế và tăng
ngân sách tại các địa phương.
‑ Thu nhập người tham gia lĩnh vực dịch vụ du lịch quốc tế được
nâng cao, đây là một hệ quả tất yếu của sự phát triển du lịch.
‑ Góp phần giải quyết việc làm cho nơng dân và góp phần nâng cao mức
sống của người lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành. Đơn cử như mức
sống của người dân trong vùng du lịch làng nghề truyền thống ở Bến Tre,
Tiền Giang, An Giang và Kiên Giang cao hơn nơi khác trong vùng nhờ xuất
khẩu tại chỗ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và dịch vụ giải trí khác…
‑ Tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật phát triển, đó là
quy mơ cơ sở hạ tầng du lịch phát triển phổ rộng trên cả vùng, cụ thể là
các tỉnh đã hình thành được hệ thống phục vụ phát triển du lịch có
những địa chỉ cụ thể và được du khách quốc tế tiếp cận và ấn tượng tốt
về khả năng phục vụ của sản phẩm du lịch của ĐBSCL.
‑ Tác động đến các chính sách phát triển kinh tế của địa phương; một
số địa phương đã bước đầu đưa chỉ tiêu phát triển dịch vụ du lịch quốc
tế trở thành chỉ tiêu kinh tế mũi nhọn của tỉnh, như tỉnh Tiền Giang,
Kiên Giang, An Giang…
‑ Tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ của vùng.
Theo báo cáo của các địa phương thì phát triển dịch vụ du lịch quốc tế
đã làm thay đổi lớn nguồn thu của các tỉnh.
Tuy nhiên, nó cũng góp phần tạo ra những hệ quả không lường được

như phát sinh những hoạt động kinh tế phi pháp mà chính quyền sở tại
chưa kiểm sốt hết.
Tác động của dịch vụ du lịch quốc tế đến đời sống xã hội
‑ Góp phần nâng cao trình độ cho lực lượng lao động ngành du lịch,
đó là hệ quả tất yếu của việc phát triển ngành du lịch ở ĐBSCL, tạo điều
kiện nâng cao kĩ năng hướng dẫn du lịch, ngoại ngữ phục vụ các đoàn
lữ hành, và đội ngũ quản trị ngành du lịch của vùng.


Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long (1996‑2008)

359

‑ Tạo điều kiện giao lưu văn hóa ‑ giáo dục quốc tế: du khách quốc
tế đến tham quan và giao lưu văn hóa với cộng đồng cư dân trong
vùng; người dân ĐBSCL có cơ hội giao lưu văn hóa với các dân tộc
trên thế giới.
‑ Góp phần tạo điều kiện cho người dân trong vùng ý thức tổ chức
gìn giữ an ninh quốc phịng, do các biện pháp ổn định an ninh tại các cở
sở, nơi tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch quốc tế được quan tâm
phát triển mạnh…
‑ Góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội, như chính sách
giải quyết việc làm nông thôn ở ĐBSCL, tạo điều kiện phát triển văn hóa
du lịch và quảng bá hình ảnh đẹp về quê hương Việt Nam ra bên ngoài
vơi cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, mặt trái hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL cũng
tác động mạnh đến ô nhiễm môi trường tự nhiên do lạm dụng khi khai
thác và thiếu chiến lược bảo dưỡng, và các dịch vụ “ăn theo” xuất hiện
đã tác động đến đời sống văn hóa truyền thống dân tộc, làm cho một số
giá trị đạo lí bị thay đổi theo hướng thị trường hóa, ảnh hưởng tiêu cực

đến tâm lí giới trẻ gây ra chao đảo trong nhận thức dẫn đến nhiều tệ
nạn xã hội.
Tóm lại, những tác động trên cho thấy thành tựu và hạn chế cơ bản
của hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế cần được tiếp tục nghiên cứu và
đưa ra những giải pháp đồng bộ để đưa ngành du lịch ĐBSCL đi vào
quỹ đạo phát triển của du lịch Việt Nam.

2. Triển vọng và thách thức của hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế
ở ĐBSCL
Với những tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi mang màu sắc đặc
thù ĐBSCL và sự chủ động hội nhập, du lịch ĐBSCL đang có nhiều cơ
hội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là sau khi Việt Nam lọt vào
nhóm 20 điểm đến yêu thích theo khảo sát mới đây của Tạp chí Conde
Nast Traveller.
Theo đánh giá từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy mấy năm gần
đây hầu như ĐBSCL khơng có mùa thấp điểm, lượng khách quốc tế
ln luôn tăng và năm 2008 dù điều kiện kinh tế thế giới có biến động


360

Nguyễn Trọng Minh

lớn nhưng số lượt du khách quốc tế đến Việt Nam không giảm và
ĐBSCL vẫn thu hút được gần 1 triệu lượt du khách quốc tế. Trong đó
có những nơi tổ chức phục vụ du lịch mới phát triển và thu hút khách
quốc tế đến khá cao như huyện đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang
(Top đảo đẹp nhất của Thế giới), Rừng bảo tồn Tràm Chim Tam Nông
(Đồng Tháp)…
Cùng với quy mô cơ sở hạ tầng du lịch phát triển và đang được

quy hoạch đầu tư thì ĐBSCL khi bước vào giai đoạn hội nhập khu vực
và quốc tế sẽ tạo ra động lực mới để phát triển quy mô du lịch quốc
tế và thúc đẩy kinh tế phát triển …và cuối cùng là tạo điều kiện cho
người dân trong vùng tham gia phân công lao động quốc tế và giao
lưu văn hóa.
Như đã nói, du lịch sinh thái ở ĐBSCL là một thế mạnh không phải
nơi nào cũng được thiên nhiên ban tặng, với hệ động thực vật đặc trưng
của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mê Kông
nơi giao nhau giữa các cửa sông với biển Đông đã tạo ra môi sinh độc
đáo với cảnh vật thiên nhiên và môi trường văn hóa ‑ dân tộc học đặc
thù với giá trị nhân văn ĐBSCL.
Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập sâu rộng quốc tế, du lịch sinh thái
ĐBSCL sẽ đối mặt với những thách thức:
‑ Tài nguyên du lịch sinh thái sẽ bị đe dọa nếu bị khai thác thiếu quy
hoạch chiến lược dẫn đến điều kiện bảo tồn không được quan tâm.
‑ Sẽ bị mơ hình du lịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á
cạnh tranh do cùng hệ sinh thái và điều kiện địa lí.
‑ Khả năng ô nhiễm môi sinh cao do khai thác thiếu kiểm dịch y tế,
thiếu tính an tồn và đồng bộ do sự phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch
tại các địa phương có nhiều du khách đến đơng cục bộ và đe dọa đến
đời sống người dân.
‑ Những ảnh hưởng văn hóa tiêu cực từ sự du nhập thiếu kiểm soát
từ du khách quốc tế đến xã hội ĐBSCL và phát sinh các tệ nạn xã hội
không kiểm sốt được trong khi dân trí trong vùng cịn thấp!


Hoạt động dịch vụ du lịch quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long (1996‑2008)

361


3. Một số giải pháp phát triển dịch vụ du lịch quốc tế ở ĐBSCL
Phát triển bền vững và hội nhập là mục tiêu cần hướng tới của ngành
du lịch của các tỉnh ĐBSCL, do đó vùng cần có những giải pháp chiến
lược để tiếp tục duy trì tốc độ phát triển và nâng chất lượng phục vụ du
lịch quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thử đề xuất một vài
ý kiến như sau:
‑ Giải pháp tạm thời, trong điều kiện ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
thế giới, theo chúng tôi để cải thiện được doanh số dịch vụ du lịch quốc
tế, các địa phương cần có chiến lược vận động các doanh nghiệp du lịch
lữ hành và cơ sở lưu trú một cách đồng bộ, do các cơ quan chức năng
thực hiện với các biện pháp cụ thể và tích cực hơn. Trong đó chính sách
thuế, cơ chế thanh kiểm tra của sở chuyên ngành du lịch cần có thủ tục
đơn giản và cần có những điều kiện ưu đãi khác để các doanh nghiệp
mạnh dạn tham gia vào chương trình kích cầu du lịch.
‑ Xây dựng các chương trình chiến lược:
Đến năm 2008, tồn vùng ĐBSCL vẫn chưa có mơ hình tổng thể
để phát triển hoạt động du lịch. Do đó, các địa phương cần hợp tác,
giao lưu gặp gỡ trong việc xây dựng các chương trình phát triển du
lịch tổng thể để tránh những hạn chế về mơ hình, sản phẩm và tạo ra
điều kiện cho mỗi tỉnh phát triển các tiềm năng du lịch mang tính
đặc thù. Trong đó, cần tiếp tục nâng cao vị trí và vai trị của hiệp hội
du lịch ĐBSCL lên tầm mới (Hiệp hội du lịch ĐBSCL được thành lập
năm 2008).
‑ Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch: Các tỉnh
ĐBSCL cần xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch
với cơ chế thơng thống để thu hút các thành phần kinh tế quan tâm và
đầu tư. Vì chất lượng cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch có ảnh hưởng trực
tiếp phát triển du lịch, mặc dù các năm qua, hệ thống cơ sở kĩ thuật du
lịch được quan tâm đầu tư nhưng nguồn xã hội hóa hướng vào ngành
du lịch chưa cao, chỉ được đầu tư dừng ở cơ sở khách sạn, nhà hàng,

còn các dịch vụ khác liên quan đến sản phẩm đặc trưng của vùng vẫn
chưa đầu tư trong việc bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn nguồn tài nguyên
du lịch thiên nhiên. Do đó, các địa phương cần khuyến khích các nguồn
đầu tư vào lãnh vực này một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm


362

Nguyễn Trọng Minh

đặc thù, theo hướng hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch
quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
‑ Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch: Các tỉnh ĐBSCL cần đẩy
nhanh đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch quốc tế, liên kết
đào tạo quốc tế và có chiến lược tiếp cận “Dự án phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam” được kí kết giữa Chính phủ và Cộng đồng Châu Âu
(11/2001). Trong đó, cần đầu tư cho nguồn nhân lực quản lí trẻ và nguồn
nhân viên hướng dẫn có khả năng hội nhập quốc tế đáp ứng 3 yêu cầu
về kiến thức ‑ sự am hiểu văn hóa ‑ lịch sử dân tộc, kĩ năng nghề nghiệp
‑ tính chuyên nghiệp ngành, khả năng ngoại ngữ chuyên dụng và văn
hóa ứng xử ngành du lịch.
‑ Phát triển sản phẩm du lịch quốc tế theo hướng đặc thù mang đậm “chất
ĐBSCL”:
Các địa phương cần tiếp tục tổ chức quy hoạch phát triển các sản
phẩm theo hướng đặc thù và bền vững, kết hợp với mơ hình hiện đại
theo u cầu phát triển hội nhập kinh tế vùng phía tây ĐBSCL. Đơn cử
như sản phẩm du lịch thăm rừng sinh thái kết hợp giải trí ẩm thực, du
lịch lễ hội văn hóa tơn giáo, và xây dựng sản phẩm du lịch kết hợp hội
thảo khoa học, kinh tế (MICE).
‑ Xúc tiến công tác tuyên truyền phát triển ngành du lịch và thương mại

qua nhiều kênh:
Nâng cao thời lượng và chất lượng tuyên truyền qua kênh truyền
thông quốc tế, xúc tiến thương mại du lịch tại chỗ, trong nước và nước
ngoài là hoạt động cần được tổ chức thường xuyên để ĐBSCL có dịp
quảng bá về sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho du khách quốc tế tiếp
cận được hình ảnh ĐBSCL… Các địa phương cần quan tâm liên kết
phát triển du lịch quốc tế tiểu vùng sông Mê Kông với các nước trong
khu vực.



×