Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIỚI THIỆU BLOCK ATTRIBUTE, ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ BIẾN KÈM THEO ĐỐI VỚI BLOCK ATTRIBUTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.09 KB, 4 trang )

GIỚI THIỆU BLOCK ATTRIBUTE, ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ BIẾN KÈM
THEO ĐỐI VỚI BLOCK ATTRIBUTE
I. GIỚI THIỆU BLOCK ATTRIBUTE
Có thể đối với một số người thì khái niệm về Block Attribute vẫn là ẩn số, chẳng
biết ứng dụng và hiểu nó cụ thể như thế nào? Đây là dạng Block mà chính nó gây
cho mình chí tò mò và thúc giục mình phải tìm hiểu. Sau đây mình giới thiệu qua
về Block Atribute:
Block Attribute là 1 Block có chứa 1 hoặc nhiều đối tượng có thuộc tính (Attribute
Objects). Một đối tượng ATTRIBUTE (dạng đơn giản) là 1 Text chứa thuộc tính
khác ngoài 1 các thuộc tính cơ bản của Text: Nhãn, Promt, giá trị thuộc tính hoặc
có thể là giá trị của 1 biến hệ thống hoặc biến cục bộ của Cad.
Để tạo 1 block có thuộc tính cần phải tạo đối tượng có thuộc tính trước, sau đó tạo
1 Block có chứa thuộc tính đó. Sau khi tạo block thì Block đó sẽ có thuộc tính của
tất cả các đối tượng Block Attribute có trong nó.
1. Tạo đối tượng Block Attribute: (Cơ bản)
Dùng lệnh Block Attribute sau đó chọn các thông số sau:
+ Mode : Chế độ của đối tượng có thuộc tính
+ Attribute : Các thuộc tính mà người dùng muốn khởi tạo
+ Insertion Point : Điểm chèn đối tượng Attribute vào bản vẽ
+ Text Setting : Các thuộc tính text của đối tượng Attribute.
Trong đó cụ thể :
+ Mode : Mặc định là không chọn gì cả.
+ Attribute :
- Tag: "Tên" của đối tượng Attribute (nên nhớ tên của nó chứ không phải giá trị
của nó)
- Promt : Là dòng chữ sẽ hiện ra tại dòng Command của AutoCAD khi người dùng
chèn đối tượng Attribute vào bản vẽ.
- Default : giá trị mặc định của đối tượng Block Attribute khi chèn đối tượng Block
Attribute vào bản vẽ mà không nhập giá trị cho nó. Hoặc có thể gán cho nó 1 giá
trị nào đó như biến hệ thống, ngày giờ, hoặc 1 hàm nào đó
+ Insertion Point: điểm chèn đối tượng att vào bản vẽ sau khi tạo nó, có thể nhập


giá trị toạ độ X, Y, Z vào hoặc nếu bỏ chọn nó thì có thể tích trực tiếp trên bản vẽ
+ Text Setting: lựa chọn như đối với Text bình thường.
2. Tạo block Attribute:
Việc tạo 1 Block Attribute cũng như việc tạo Block bình thường, chỉ khác ở chỗ
cho luôn đối tượng Block Attribute vào trong Block. Sau khi tạo block, mỗi lần
Insert Block Attribute vào bản vẽ thì sẽ được CAD hỏi các thông số tương ứng của
đối tượng Attribute.
3. Nhập giá trị của Block Attribute:
Để chỉnh sửa, thay đổi hoặc nhập giá trị của Block Attribute, chỉ việc nháy đúp
chuột vào đối tượng hoặc dùng lệnh EDIT thông thường của Cad.
4. Xuất dữ liệu:
Sau khi trên bản vẽ đã có các Block Attribute, có thể xuất dữ liệu của tất cả các
Block Attribute ra bảng hoặc ra các định dạng dữ liệu khác như Excel, Text
II. ỨNG DỤNG BLOCK ATTRIBUTE
Phun điểm chi tiết, phun điểm tọa độ trạm máy, điểm nhà nước, điểm độ
cao…….
Khi chúng ta đo địa hình chẳng hạn, thì việc trước tiên là phun điểm lên, phun
điểm thì cần thể hiện Point, số thứ tự, cao độ và mã Code (thường là thế). Từ đó
dựa vào đó mà chúng ta nối theo địa hình.
Tương tự như vậy thì áp dụng với việc phun điểm trạm máy, điểm tọa độ Nhà
nước, điểm GPS, ……
Block Attribute sẽ giúp chúng ta làm việc này. Với việc tạo ra Block Attribute bao
gồm các thông số như Số thứ tự, Cao độ, Mã Code……thì các thông số sẽ được
thể hiện trên bản vẽ một cách đầy đủ mà chỉ cần 1 lệnh Insert Block.
Việc tạo Block Attribute thì Att nào được tạo trước thì nó sẽ hỏi trước để mình
nhập vào.
Mình sẽ gửi các bạn LISP NHẬP XUẤT TỌA ĐỘ (phun điểm, xuất tọa độ) trên
bản vẽ. Lisp này sẽ giúp chúng ta phun cao độ Text, Point, Block Attribute (ví dụ:
D_chitiet).
(Các file Bock Attribute mình gửi các bạn copy và ném vào: C:\program

files\AutoCAD 2007\Support)
III. MỘT SỐ BIẾN KÈM THEO KHI DÙNG BLOCK ATTRIBUTE
Để hiển thị Block Attribute hoặc khi Insert Block Attribute thì chúng ta lưu ý
một số biến sau:
Biến:
Attreq: Biến này chúng ta nhập là 1. Nếu giá trị của nó bằng 0 thì khi Insert
Block Attribute thì các giá trị kèm theo (Text) nó sẽ không cho phép nhập, nó
trở thành Block bình thường.
Attdisp: Mặc định của Autocad là Nomal, chúng ta đưa về dạng ON thì Block
Attribute mới hiển thị.
Insunits: Đây là một biến rất quan trọng khi Insert Block Attribute, chúng ta để
ý nhé, nếu giá trị của nó trả về là khác 1 thì khi Insert bạn sẽ thấy không đúng.
Đó là đơn vị khi chèn. Chúng ta
để ý nó ở đây. Phần Factor nó phải
bằng 1 thì khi Insert Block mới đúng.
Rất đơn giản, để làm việc với Block Attribute ta nhập vào dòng Command của
Autocad như sau:
(command "attreq" 1)
(command "Attdisp" “ON”)
(command "insunits" 1)
Đây là biến rất quan trọng mà người sử dụng Cad ít biết để chỉnh sửa, do vậy mọi
người rất ngại khi làm việc với Block Attribute. Nhưng khi chúng ta nắm được rồi
thì việc sử dụng rất thuận tiện.
Lệnh chỉnh sửa Bock Attribute là: Bedit. Sau khi chỉnh sửa xong chúng ta cập nhật
Block Attibute bằng lệnh: Battman

×