Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

HOÀNG ĐÌNH GIONG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.25 KB, 12 trang )

HOÀNG ĐÌNH GIONG
NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA NHÂN DÂN
CÁC DÂN TỘC TỈNH CAO BẰNG

Hoàng Thị Minh Hiền
Dân tộc Tày - Giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Cao Bằng

Hoàng Đình Giong là người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Ông có đôi chân vạn dặm đi
từ mảnh đất địa đầu Tổ quốc đến mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc. Ông đã cống hiến trọn
vẹn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Hoàng Đình Giong giầu lòng yêu nước, theo Cách mạng đánh thực dân Pháp. Giặc
Pháp đã chăng lưới bắt ông, phát vãng đưa ông đi an trí ở đảo Nô-xi-La-Vơ (Châu Phi),
hòng hãm hại ông. Trớ trêu thay “đồng mình Anh” nghe lời thuyết phục của ông, đưa
máy bay “chở” ông về nước để ông “được” tiếp tục cống hiến trí tuệ và sức lực cho cách
mạng !
Hoàng Đình Giong là người cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. Ông là người
con ưu tú của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
X X
X
Hoàng Đình Giong sinh năm 1904, mất năm 1947 là người dân tộc Tày, quê ở Bản
Ngần, xã Xuân Phách, châu Thạch Lâm (nay là xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng). Sau này gia đình ông di cư đến trú quán ở bản Thâm Hoáng, nay là xã Đề Thám,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ông của Hoàng Đình Giong là Hoàng A Cả, châu úy
Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Thuở đó, thời Tự Đức (nhà Nguyễn) giặc giã như rươi, đến
cướp bóc, tàn hại nhân dân. Triều đình bỏ mặc dân đen. Hoàng A Cả đứng ra tụ tập dân
chúng lập “đồn Khau Cút” (vùng Xuân Phách) chống lại giặc giã, giữ làng mạc yên bình
làm ăn. Nhân dân vùng này đời đời nhớ ơn Châu úy A Cả, còn lưu truyền đến ngày nay.
Cha của Hoàng Đình Giong là Hoàng Văn Vượng, một con người khí khái. Ông
đã theo cha đánh dẹp phỉ. Khi giặc Pháp xâm chiếm nước ta, tiến chiếm Cao Bằng, ông
Vượng cũng theo cha (A Cả) tập hợp dân chúng trong vùng đánh trả giặc Pháp gây cho
Pháp nhiều tổn thất. Nhưng lực lượng không cân sức, cuộc đấu tranh chống Pháp không


thành. Cuộc đấu tranh bất khuất chống kẻ thù xâm lược của ông cha Hoàng Đình Giong
in sâu trong lòng mọi người ở vùng đất này.
Hoàng Đình Giong, thuở còn thiếu thời hoạt bát, thông minh, sáng dạ. Ông học hết
chữ trong làng, cha mẹ đưa ra thị xã Cao Bằng học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp… Ông đã
sớm hiểu biết cảnh nhục nhã của người dân mất nước, và bất bình với chế độ “Bảo hộ”
của thực dân Pháp. Ông đã viết nỗi bất bình đó trong bài thi tốt nghiệp lớp nhất Cao đẳng
tiểu học Pháp Việt. Ban giám khảo đánh trượt ông và mật báo đến bọn “Phòng nhì” (Mật
thám Pháp) ghi tên ông Giong vào “sổ đen”.
Thi trượt, không còn trường nào để theo học… Thuở đó ở Cao Bằng chỉ có trường
Cao đẳng Tiểu học là trường bậc cao nhất, Hoàng Đình Giong biết mật thám đã ghi tên
ông vào “sổ đen”. Năm sau ông lại lên Lạng Sơn thi một lần nữa … nhưng vẫn trượt…
thế là vô vọng !
Ít lâu sau, vào đầu năm 1926, Hoàng Đình Giong nghe tin trường Bách nghệ Hà
Nội mở kỳ thi tuyển sinh vào học nghề. Trường này chỉ cần tuyển những học sinh đã học
xong chương trình tiểu học. Hoàng Đình Giong cầu tiến bộ, lại muốn đến thủ đô học tập.
Được học Trường Bách nghệ thật là mãn ý.
Hoàng Đình Giong dự thi và trúng tuyển, vào học ban cơ khí (section
mecaanique). Ông chăm học, làm quen, chơi thân với nhiều bạn có chí khí, muốn đánh
Tây. Giong nhận được sự giúp đỡ của nhiều bạn bè, nhận được nhiều tài liệu cách mạng.
Giong bắt liên lạc với ông Ngô Đức Kế, là một chí sĩ cách mạng. Ông kể cho Giong hiểu
về cách mạng ở nước Tàu, nước Nga. Giong được nghe ông kể về ông Nguyễn Ái Quốc,
về cách mạng tháng Mười Nga, ông háo hức tìm hiểu.
Hồi đó phong trào thanh niên yêu nước ở Hà Nội ngưỡng mộ tinh thần cách mạng
của cụ Phan Chu Trinh.
Rồi được tin nhà yêu nước Phan Chu Trinh qua đời, cả trường bãi khóa, tổ chức
truy điệu và để tang cụ Phan Chu Trinh. Giong hăng hái đi đầu, được bầu bạn tin cẩn.
Liền sau đó, một số lớn học sinh trong trường bị đuổi trong đó có Hoàng Đình Giong.
Giong trở về Cao Bằng, mang theo khát vọng, nói lại với bạn bè ở quê nhà về phong trào
yêu nước của thanh niên Hà Nội, về những chí sĩ yêu nước như: Phan Chu Trinh, Ngô
Đức Kế… Ông mang theo về hai tác phẩm: “Đông Tây vĩ nhân”; “Phan Tây Hồ di thảo”

của Ngô Đức Kế. Tác phẩm: “Tỉnh hồn Quốc ca”, “Đầu Pháp chinh phú thư” của Phan
Chu Trinh. Ông trở lại châu Hà Quảng, nơi đây đã có lần ông đến dạy học tư, được tiếp
xúc nhiều bạn có chí khí cách mạng như Hoàng Văn Chài, Nông Hữu Hiền (sau này
đều là cán bộ cách mạng).
Hoàng Đình Giong đã kể lại cho bạn bè phong trào yêu nước của thanh niên ở Hà
Nội nhằm thức tỉnh tinh thần đấu tranh cách mạng cho họ.
Hoàng Đình Giong vào mỏ thiếc Tĩnh Túc tham gia hoạt động với công nhân. Tại
đây, ông hiểu rõ thêm chính sách tàn bạo, bóc lột tận xương tủy người công nhân của chủ
mỏ. Giong cùng họ đấu tranh đòi giảm giờ làm, đòi có nhà ở, có điện thắp sáng, chống
đánh đập, chống ăn quỵt lương. Hoàng Đình Giong nhận thức sâu sắc công nhân là giai
cấp cùng khổ nhất và cũng là tầng lớp giàu lòng yêu nước, kiên quyết đấu tranh cách
mạng nhất… Khi ông đến mỏ bản ty Đầm Hồng ở Tuyên Quang, ông thấy công nhân
sống rất cực, không có gì đảm bảo cuộc sống tối thiểu nhất của con người.
Giặc Pháp đã “đánh hơi” thấy những hoạt động cách mạng của Hoàng Đình
Giong. Chúng phát lệnh truy nã Hoàng Đình Giong khắp các thị trấn, các xã trong tỉnh.
Cùng lúc đó Hoàng Đình Giong nhận được tin có bạn ở Hà Nội lên tìm Giong
thông báo việc Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã xét kết nạp Giong vào
hội, có kế hoạch đưa Hoàng Đình Giong ra nước ngoài. Nhưng kế hoạch không thực hiện
được, vì đường đi trắc trở, bạn bè lên đến Cao Bằng thì đã quá thời gian tổ chức đưa
Giong đi nước ngoài… Có người lên đến Đông Khê, nửa đường phải quay về Hà Nội. Có
người bị Pháp bắt đem về giam ở nhà tù Cao Bằng. Có ông Ninh Văn Phan lọt đến Cao
Bằng, vào mỏ thiếc gặp Hoàng Đình Giong cùng hoạt động trong đó. Hoàng Đình Giong
cùng Ninh Văn Phan vượt biên sang Trung Quốc bắt liên lạc với các nhà cách mạng đang
hoạt động ở nước ngoài.
Cuối tháng 11 năm 1927, Giong và Phan đến Long Châu gặp Bùi Ngọc Thành.
Ông Thành giới thiệu hai người đến dự lớp học chính trị của Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí hội.
Qua giác ngộ, được thử thách, Giong và Phan được kết nạp vào hội. Đó là cuối
năm 1928.
Tan lớp học, Ninh Văn Phan trở lại Cao Bằng, tiếp tục xây dựng, củng cố phong

trào cách mạng, hướng dẫn tập dượt quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống
chế độ “Bảo hộ” của thực dân Pháp.
Ông Ninh Văn Phan giới thiệu Lê Doãn Chu là bạn của Hoàng Đình Giong sang
Long Châu học tập. Sau này ông Doãn Chu là một trong ba Đảng viên lập ra chi bộ đầu
tiên của Đảng cộng sản ở Cao Bằng.
Hoàng Đình Giong được nghiên cứu về chủ nghĩa khoa học xã hội của Mác - Ăng
ghen, chủ nghĩa xã hội của Lênin, về chế độ Xô Viết ở Nga, được hiểu về lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Người do các giảng viên lớp học
và các Đảng viên tiền bối đang ở Long Châu truyền đạt. Hoàng Đình Giong học thêm
tiếng Pháp, chữ Hán, tiếng Trung Quốc… Ít lâu sau ông thành thạo tiếng nói và chữ viết
của hai nước này.
Hoàng Đình Giong ở lại Long Châu, mở lớp đón thanh niên trong nước ta sang đó
học tập. Giong được đón Hoàng Văn Thụ, người Lạng Sơn, là bạn thân được gặp từ hồi
đi Lạng Sơn thi bằng tốt nghiệp tiểu học, đón Hoàng Văn Nọn, người cùng quê, Lê Doãn
Chu và Hoàng Đức Thạc (người Phúc Tăng, Cao Bằng)
Hoàng Đình Giong là người phụ trách lớp, người giảng bài, người tìm kiếm lương
thực thực phẩm cho học viên. Ông liên hệ chặt chẽ với tổ chức cách mạng ở Long Châu
Trung Quốc, được tổ chức này giúp đỡ nhiệt tình và bảo vệ chu đáo.
Tháng 12 năm 1929, tổ chức phái ông Lê Hồng Sơn (là một trong 5 Đảng viên do
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kết nạp từ năm 1925) về Long Châu.
Ông Sơn lần lượt kết nạp Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn
vào Đảng Cộng sản, thành lập chi bộ hải ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam ở Long Châu.
Hoàng Đình Giong được cử làm bí thư chi bộ. Về sau Giong cử Hoàng Văn Thụ về Lạng
Sơn (sau này Hoàng Văn Thụ trở thành ủy viên Ban thường vụ Trung Ương Đảng,
Hoàng Văn Thụ bị bắt và bị sát hại vào cuối năm 1944). Hoàng Đình Giong cử Hoàng
Văn Nọn về Cao Bằng lập chi bộ Đảng đầu tiên ở Cao Bằng ngày 1.4.1930, trong đó có
Lê Doãn Chu. Chi bộ này được coi như một tỉnh ủy “lâm thời” ở Cao Bằng lúc bấy giờ.
Sau này Hoàng Văn Nọn đi dự đại hội Đảng ta lần I ở Ma Cao (Trung Quốc), được cử
làm đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam đi dự hội nghị Quốc Tế cộng sản tháng
7/1935 ở Matxcơva. Hoàng Văn Nọn đã đọc bài tham luận “Công tác vận động các dân

tộc thiểu số ở Đông Dương, dân tộc và cứu nguy tổ quốc”, được hội nghị đánh giá cao.
Cuối năm 1932, ông Lê Hồng Phong - Trưởng ban công tác Hải ngoại Đảng ta từ
Matxcơva về Long Châu. Ông gặp Hoàng Đình Giong, đánh giá cao kết quả việc mở lớp
học đào tạo cán bộ ở Long Châu. Ông cùng Hoàng Đình Giong về Cao Bằng thị sát
phong trào cách mạng, và việc xây dựng Đảng ở châu Hòa An. Ông Lê Hồng Phong thấy
cơ sở cách mạng ở Cao Bằng vững chắc, trong lúc đó các cơ sở cách mạng ở vùng xuôi,
duyên hải dang bị khủng bố, đứt liên lạc.
Lê Hồng Phong quyết định cử Hoàng Đình Giong đi chắp nối liên lạc các cơ sở
cách mạng đó. Ông Giong có tên mới là Nam Bình, về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên,
(Quảng Ninh ngày nay) củng cố lại phong trào và khôi phục lại các hoạt động cách mạng
ở các cơ sở này.
Công việc đầy khó khăn nhưng trong vòng hai năm Hoàng Đình Giong đã chắp
nối lại các cơ sở này và liên lạc với Trung ương Đảng.
Năm 1935, Hoàng Đình Giong cùng đoàn đại biểu của Bắc Kỳ đi dự đại hội Đảng
lần thứ nhất ở Ma Cao (Trung Quốc). Ông đã được cử vào ban chấp hành Trung ương.
Về nước, ông đi truyền đạt nghị quyết của đại hội. Mật thám đã chăng lưới bắt ông ở Hải
Phòng. Đó là năm 1936. Chúng đã giam ông qua các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Bắc Mê
(Hà Giang), Sơn La. Trong nhà tù, ông kiên quyết đấu tranh chống chế độ hà khắc với tù
nhân của bọn cai ngục. Ông cũng lấy nhà tù làm nơi truyền bá tư tưởng cách mạng cho
bạn tù. Quân thù càng căm tức ông. Năm 1941, tuy không kết án, hãm hại được ông,
nhưng giặc Pháp phát vãng Hoàng Đình Giong đi an trí ở Đảo Nô-Xi-la-Vơ (miền nam
Châu Phi).
Năm 1942 quân “Đồng Minh Anh” đến giải phóng đảo này. Với tài trí cách mạng
đã được hun đúc, với quyết tâm thoát khỏi sự hãm hại của kẻ thù, Hoàng Đình Giong đã
thương thuyết với đồng minh Anh, rồi được trở về nước, cùng đứng trong hàng ngũ đồng
minh đánh phát xít Nhật. Thực chất là trở về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc, cứu nguy Tổ quốc. Cuối cùng, đêm 25 tháng 10 năm 1944, máy bay đồng
minh Anh đã chở ông và đồng chí của ông nhảy dù xuống căn cứ cách mạng làng Bản
Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An. Cơ sở cách mạng đón ông an toàn về với cách
mạng. Ông, các đồng chí của ông cùng ban lãnh đạo cách mạng tỉnh nhà củng cố lại cơ

sở cách mạng, diệt gian, trừ phỉ, tổ chức lực lượng vũ trang…
Đêm 21 rạng ngày 22 tháng 8 năm 1945, theo lệnh của Ủy Ban khởi nghĩa Cao
Bằng, đồng đội của Hoàng Đình Giong đã đánh chiếm thị xã Cao Bằng, cướp chính
quyền về tay cách mạng.
Ngày 19/8/1945, tổng khởi nghĩa toàn quốc đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đất
nước đã thoát khỏi sự thống trị của phát xít Nhật
1
*
Ngày 23/9/1945 giặc Pháp khởi hấn ở Nam Bộ, âm mưu trở lại thống trị nước ta
lần nữa.
Theo tiếng gọi của Tổ Quốc, Hoàng Đình Giong (với bí danh là Vũ Văn Đức)
tham gia đội quân Nam tiến. Cuối tháng 9/1945, đội quân Vũ Văn Đức là đơn vị đầu tiên
đến Sài Gòn chia lửa cùng đồng bào. Chiến tranh lan rộng, đơn vị Vũ Văn Đức về tận

1
Phát xít Nhật chiếm Đông Dương từ năm 1940. Ngày 9/3/1945 đã đảo chính Pháp thống trị toàn cõi
Đông Dương. Cách mạng tháng 8/1945 chúng ta cướp chính quyền về tay cách mạng từ giặc Nhật.
khu 9 cực nam Nam Bộ tổ chức chiến đấu chống kẻ thù. Đội quân này can trường, góp
công sức của mình vào các chiến trận ở vùng đất tận cùng của Tổ Quốc, kẻ thù kiềng sợ.
Cuối năm 1946, Trung ương điều ông Hoàng Đình Giong ra Bắc nhận công tác
mới Ông đã “xé lửa” trở về. Đầu năm 1947, ông đến khu 6, cực nam Trung Bộ, ở đây
chiến tranh diễn ra khốc liệt. Ông đã trao đổi kinh nghiệm đánh giặc thù, anh em khu 6
mời ông ở lại cùng chiến đấu. Trung ương chấp nhận đề nghị đó, cử Hoàng Đình Giong
làm khu trưởng khu 6. Ông bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu. Chiến trường đang có đổi
thay thuận lợi cho cách mạng. Bất ngờ rạng sáng ngày 17, tháng 3, năm 1947, một cánh
quân kẻ thù đột ngột đánh vào cơ quan Bộ chỉ huy khu 6, Hoàng Đình Giong cùng các
đồng chí tổ chức đánh trả kẻ thù rất quyết liệt. Không may, Hoàng Đình Giong bị trúng
đạn. Ông đã hy sinh, tay còn nắm chắc khẩu súng. Bà con, đồng chí khu 6 thương khóc
ông, chôn thi hài ông dưới chân núi Thiên Thai. Ông hy sinh ở tuổi 43, cống hiến trọn
Thương nhớ ông, đánh giá cao công lao của ông, nhân dân Cao Bằng đã xây đài

tưởng niệm Hoàng Đình Giong tại bản Thôm Hoáng, xã Đề Thám, huyện Hòa An, là nơi
Ông đã sinh sống và trưởng thành. Đường phố lớn ở trung tâm Thị xã Cao Bằng, trường
chính trị Cao Bằng mang tên Hoàng Đình Giong.
Hoàng Đình Giong là người con ưu tú của nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Tấm
gương hy sinh cao cả, sự cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của ông khắc sâu mãi trong tâm khảm của nhân dân các dân tộc Cao Bằng.Tôi viết bài
này vào ngày 17/3/2005 như thắp nén nhang tưởng niệm ngày hy sinh cao cả và bất diệt
của ông Hoàng Đình Giong!
Năm 1936, trong đêm đông cách mạng, ông đã làm bài thơ “lẩn tuẹn Liên Xô”
dịch là : “Kể chuyện Liên Xô”.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ đó !
Lại kể chuyện Xô Liên đại quốc (nước lớn)
Xa xưa cũng là nước đế quân (nước đế quốc)
Vua chúa áp bức dân tột độ
Không ruộng đồng đói khổ quanh năm
Đành từng bữa kiếm ăn lần lữa
Rủ nhau đánh tan lũ vua quan
Vô vàn kẻ chết oan bỏ xác
Năm mười bảy (1917) mới cướp chính quyền.

Người vô sản trở nên người chủ
Tịch thu của tư bản phú hào
Tịch kí ruộng biết bao địa chủ
Đem chia cho tầng lớp công nông
Cả mọi người cháu ông đều hưởng
Trường khắp nơi vang tiếng học bài
Cả già trẻ không ai thất học.
Chính phủ lại đặt các nhà thương (bệnh viện)
Người đau ốm bốn phương được chữa
Có bác sĩ chăm sóc sớm chiều


Nhà dưỡng lão chốn nào cũng dựng
Già bạc đầu răng rụng được trông
Có vườn hoa trắng hồng tươi mát
Tay chống gậy ngoạn cảnh ngâm thơ
Ngày mấy bữa ăn no không sợ.

Không giống cảnh già cả bên ta
Có tuổi cũng phải ra làm việc
Không đi chẳng ai thết ăn không !

Lại nhà trông nhi đồng Xô Viết
Để giúp đỡ mẹ trẻ em thơ
Sáng chiều đem con ta gửi đó
Khắc có người dạy dỗ khôn ngoan
Dạy chúng biết quí nhau từ nhỏ

Thôi đoạn khác xin kể chuyện này
Nhà bảo hiểm được xây khắp xứ
Nhà ấy cũng là chỗ lợi Dân
Tay tật, mắt mù, cùng chân gãy
Làm công bị đất lấp đá đè
Bị đau yếu bị thương được ở
Đau thương được chính phủ chăm nom
Chẳng bơ vơ núi non hành khất

Dân Liên Xô sướng thật đủ đường
Mỗi ngày Dân thêm khôn thêm tiến
Ầm ầm nhà máy điện đêm ngày
Tàu bay đi như mây, như gió

Ô tô như thóc lúa phơi giàn
Toa tầu hỏa từng đàn không dứt

Tại sao được thịnh đạt thế này
Thứ nhất do có tài tranh đấu
Người người đoàn kết để giúp nhau
Đắng cay biết bao nhiêu từng chịu
Nay tiếng đồn thiên hạ gần xa.

Thôi đoạn kể xin qua phong cảnh
Không phân biết rằng tỉnh hay quê
Đâu cũng có tàu xe vận chuyển
Đâu cũng có đèn điện sáng trưng
Phong cảnh hơn mọi vùng mọi nước

Làm ruộng không cần cuốc cần cày
Dùng máy móc làm ngay nhanh quá
Dùng máy bay gieo mạ cả nương
Tháng mười lúa chín vàng đồng ruộng
Không dùng liềm dùng “lỏong” như ta (lỏong: dụng cụ đập lúa)
Dùng máy móc đem ra gặt hái

Dân ta mai kia phải thế này
Như Liên Xô ngày nay đang sống
Cốt sao ta một bụng như nhau
Đời sung sướng thế nào cũng thấy !
1936
Bài thơ ngắn gọn, lời thơ dễ hiểu, sâu sắc, cho mọi người biết tấm gương đấu tranh
của nhân dân Liên Xô, biết con đường đấu tranh giành thằng lợi, đem lại hạnh phúc cho
mọi người của nhân dân Liên Xô.

Ngày nay Liên Xô không còn nữa, nhưng những bài học vô giá đó vẫn còn thôi
thúc nhân dân ta vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng khó khăn trước mắt.
Nguyên văn tiếng Tày:
Lẩn tuẹn Liên Xô
Lại ga đoàn Liên Xô đại quốc
Vửa đú gụng là nước đế quân
Vua chúa áp bức dân thâng ghị
Khỏ khắt bấu đin kẻ rẩy nà
Bấu thể rừ oằn xa oằn toón
Khẩu gò căn tứn goọn vua quan
Vô vàn gần thai oan tả xác

Pi síp chất (1917) dẳng cướp đảy quyền
Gần vô sản đày chuyên kin cảng
Tịch thu cúa tư bản phú gia
Tịch ký nhựng rẩy nà địa chủ
Sau au nà chia hẩu công nông
Thuổn ké eng mọi gần đẩy hưởng

Thuổn khoóp nước nì tướng soon sư
Thuổn đếch ké bấu lo thất học
Chính phủ tẻo tắt oóc nhà thương (bệnh viện)
Gần khẩy chếp sí phương đảy giỏi
Mì bác sĩ gia khỏi gẳn nâu

Rườn đượng lao tỉ tầu gụng tẳng
Ké thua khao khẻo oắn đảy ngòi
Mì suôn bióoc đảy chơi đảy hỉn
Mừng chổng tậu ngòi cảnh ngõm thơ
Oẳn kỉ toón nì đo bấu hí

Bấu tồng bặng gần ké boong hây
Ké té tọ nhằng pây hất viểc
Bấu pây bấu gần hất hẩu kin

Lại rườn ngòi lủc eng Xô Viết
Se pang đợ lủc đếch nẻ gầu
Nẩu gẳn phác lủc rầu se nỉn
Táng mỡ gần mà đếnh soon khôn
Soon hẩu chắc điếp căn tẳn ỷ

Thôi đoan nẩy xo lẩn viếc đai
Rườn bảo hiê đảy xây khắp xứ
Rườn tỉ gụng là tỉ lợi dân
Khen goè, tha bấu hăn kha tắc
Hất công nẻn thin náp tôôn vuồn

Tầư chếp cắp tầuư sương đảy giú
Chếp sương đảy chính phủ ngòi đây
Bấu vản loả vản pây nẩy điển

Dân Liên Xô thật sưởng mọi noòn
Nhẳt oằn dân nhẳt khôn nhẳt tiến
Gừn oằn rườn máy điện ầm ầm
Xe bân pây bặng lồồn bặng noóc
Ô tô bặng khẩu coóc thác giàn
Chuyển tầu bấu nuổt thang sắc bảt

Tại răng đảy thịnh đạt gặn lai
Ất vậu nì đo tài tranh đấu
Gần gần đoàn kết khẩu đưa căn

Chắc kỉ lai phất khôôn chiệu quá
Tiểng tồn khóop tẩư vạ xẩư quây

Thôi đoạn nẩy lẩn pây phong cảnh
Bấu phân biệt gạ tỉnh rụ quê
Rầu gụng mì tàu xe vận chuyển
Rầu gụng mì tẻn điện rủng roàng
Phong cảnh hơn mọi phương mọi nước

Hất nà bấu căm cuốc căm thây
Giủng máy móc cúa dây khoái quả
Giủng tàu bân oán chả tằng mường
Bươn síp khẩu súc lương chang tổng
Bấu giủng liềm giủng loỏng tồng hây
Giủng máy móc oóc pây tan tắp

Dân boong hây oằn viủc vần rừ ?
Gụng đảy bặng Liên Xô oằn nẩy
Tăm tò rầu nốốc sẩy tồồng căn
Hất rừ gụng đảy hăn bấu phít !
1936
Hoàng Đình Giong

×