TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÂU MƢỜNG LA
TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC
(1895-1945)
Hà Văn Thu
Thành viên Nhóm Thái học Việt Nam tỉnh Sơn La
Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đã chiếm được miền Tây Bắc nói chung và tỉnh
Sơn La nói riêng. Năm 1895 người Pháp lập ra tỉnh Sơn La, bộ máy của tỉnh gồm có: 04
người Pháp - công sứ, chánh kho bạc, giám binh, cai ngục và tuỳ thời gian có thêm phó
sứ.
Công sứ có toà công sứ gồm các chức dịch người Kinh thường gọi là các thầy
thông, thầy phán
Dưới quan kho bạc có các lính canh
Giám binh có trại lính
Cai ngục có lính canh
Như vậy, chỉ có 4 (hoặc 5) người Pháp cai quản, còn tất cả đều là người Thái,
người Kinh.
Dưới tỉnh có 6 châu mường gồm: Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu,
Mộc Châu và Phù Yên.
Bộ máy tổ chức châu mường có những chi tiết khác nhau. Dưới đây tôi chỉ xin
trình bày châu Mường La trực thuộc công sứ như sau:
Cấp châu, những người được ăn lương của thực dân Pháp gồm: Án Nha (tri châu), Á
n
Nha Uý (Phó tri châu), lục sự và các thư ký chuyên ngành có từ 6-8 người, có một tiểu
đội lính cơ làm công việc canh gác công sở và coi phạm nhân khi có.
Ở cấp dưới châu không được ăn lương, chỉ có ruộng và "cuông, nhốc" thì có Phìa (lý
trưởng), các ông Xổng (kỳ mục). Riêng châu Mường La, tại châu lỵ có 04 Xổng (04 Kỳ mục)
là: Xổng Pằn, Xổng Poọng, Xổng Ho Luông và Xổng Lam Ho.
Dưới Xổng có các bộ phận giúp việc gồm: quan Chiềng, quan Sự, quan Phòng,
quan Pách.
Và các Mường phìa trực thuộc án nha (tức châu mường) như: Mường Trai, Mường
Bú, Mường Chùm, Mường Bằng, Mường Chiến (trước đây có Nặm Khắt dân tộc Mông
nay thuộc huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và xã Ngọc Chiến) vừa làm cuông, vừa làm
nhốc cho Chánh công sứ. Hàng năm Mường Chiến phải trồng thuốc phiện làm nghĩa vụ
thuế với Chánh công sứ, nộp bằng thuốc phiện, không phải đi lính, đi phu.
Các ông Xổng của châu lỵ có quyền hành ngang nhau với các mường phìa trực
thuộc.
Chế độ phân ruộng công cho các chức dịch của châu Mường la như sau:
+ Án nha (tri châu) ngoài số tiền lương của Pháp cấp còn được hưởng ruộng chức
5 ha, 01 bản "cuông" (
1
) 10 hộ và 01 bản "nhốc" (
1
) 30 hộ
+ Án nha uý (phó tri châu) ngoài số tiền lương của Pháp cấp, còn được hưởng 4
ha ruộng chức và 1 bản 8 hộ cuông, 01 bản "nhốc 15 hộ.
+ Phìa (lý trưởng) không có lương mà hưởng 04 ha ruộng chức, 01 bản 15 hộ vừa
làm "cuông" và làm "nhốc".
+ Ông Xổng Pằn (kỳ mục thứ nhất) hưởng ruộng chức, ăn theo số ruộng công (na
háp bék), có 10 hộ làm "cuông". Những hộ làm "cuông" này lấy trong số 60 hộ dân Bản
Cọ thời bấy giờ và lấy 01 bản Cláp làm "nhốc", được cai quản 15 bản.
+ Ông Xổng Poọng (kỳ mục thứ 2) hưởng 03 ha ruộng chức, lấy 10 hộ dân bản Bó
làm "cuông", lấy 15 hộ Bản Buổn làm "nhốc" và cai quản 14 bản.
+ Ông Xổng Ho Luông (kỳ mục thứ 3) hưởng 03 ha ruộng chức và 10 hộ làm
"cuông": lấy ở Bản Tông, Bản Giáng - Bôm Nam làm "nhốc", cai quản 15 bản.
+ Ông Xổng Lam Ho (kỳ mục thứ 4) hưởng 03 ha ruộng chức và 10 hộ làm
"cuông" lấy ở Bản Mé, bản Có - Lay làm "nhốc", phạm vi cai quản 15 bản.
Các chức dịch dưới quyền ông Xổng cũng được phân chia ruộng chức như sau:
+ Ông quan Chiềng làm các công việc phải trình báo, theo dõi các bản thuộc Xổng
cai quản, được hưởng 02 ha ruộng chức và chọn một bản có từ 05 đến 10 hộ vừa làm
"cuông", vừa làm "nhốc".
1
Bản Cuông: là m các công việc phục dịch trong gia đình nhà quan như sửa chữa nhà cửa, củi đóm, cỏ ngựa.
Bản Nhốc: hà ng năm theo mùa vụ đến là m ruộng cho chủ, là m nương lúa nương bông cho nà ng
+ Ông quan Sự phụ trách công việc bắt bớ, giam cầm tội phạm trong phạm vi cai
quản của Xổng, được hưởng 02 ha ruộng chức và có từ 5-8 hộ làm "cuông, nhốc" và
cùng cai quản các bản của Xổng.
+ Ông quan Phòng làm các công việc thu gom gạo, thịt, rượu khi có quan trên
xuống kinh lý, kể cả lấy gái xoè múa hát, được hưởng 1-1,5 ha ruộng chức và 3-5 hộ làm
"cuông, nhốc".
+ Ông Pách làm các công việc sức lính, bắt đi phu trong phạm vi cai quản của
Xổng, được hưởng 1-1,5 ha ruộng chức và 3-5 hộ làm "cuông, nhốc".
Nói chung các Xổng và các quan chức dưới Xổng đều có quyền như nhau. Riêng
Xổng Lam Ho (kỳ mục thứ 4) còn phải làm thêm các công việc môi giới giữa cấp dưới
với cấp trên. Những công việc trong châu mường có khuyết cần được sự thay thế có thể
qua ông Lam Ho trình lên cấp trên ý định việc muốn xin hay muốn thay thế. Xổng này
còn có bộ phận Mo, Chang phụ trách lễ tân.
+ Ông Mo phụ trách tổ chức các lễ hội bản mường, ghi sổ sách lịch sử, phong tục
tập quán và gia phả của dòng họ quý tộc trong châu mường. Ngoài ra còn lập sổ xem
ngày lành tháng tốt để thực hiện mọi phong tục tập quán của dân tộc Thái.
+ Ông Chang phụ trách việc giao dịch của châu mường mình với các châu mường
khác và giúp các công việc của ông Mo.
Hai ông này, mỗi ông được hưởng 1-1,5 ha ruộng chức và 03 hộ làm "cuông" 05
hộ làm "nhốc"
Dân thường ở Mường La thời đó chia làm hai loại:
+ Loại dân làm "cuông, nhốc" không phải đi lính, đi phu. Nếu tự nguyện đi lính thì
được hưởng một xuất ruộng công.
+ Dân gọi là gánh vác (háp bék) được ăn chia ruộng công nhưng phải đi làm các
công việc của châu mường như đi phu làm đường, đi lính bắt buộc như: lính dõng, lính
cơ, khố xanh.
Dân gánh vác thời đó gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn vì phải nộp nhiều loại thuế.
Có năm thu thuế cao không có để nộp, buộc phải đem con đi bán lấy tiền nộp cho quan
trên. Khi đi phu phải tự túc cơm gạo và thức ăn.
Tình cảnh như thế, người dân nghèo đói thường phải giải quyết bằng 2 cách
Một là bỏ không sử dụng xuất ruộng công nữa, đi phá rừng làm nương để sinh
sống
Hai là xin đi làm "cuông, nhốc" nhưng phải có những điều kiện về vật chất và tinh
thần nhất định, người nông dân nghèo khổ khó có thể thực hiện được.
Ngoài việc bóc lột nông dân bằng khai thác ruộng đất và thu thuế nặng nề, còn bắt
nộp các sản vật trong thiên nhiên như thịt thú, mật và sáp ong, nhộng ong v.v…
Như vậy thực dân Pháp tới cai trị Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng,
trong đó có châu Mường La vẫn duy trì chế độ phong kiến. Điều đó người nông dân chỉ có
thể tự giải phóng được khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Quả nhiên ánh sáng đó đã đến, chế
độ mới đã hình thành và đang phát triển như ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quam Tô Mương quyển Mường La bản tiếng Thái
2. Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 1978
3. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng: Luật tục Thái, Nxb VHDT Hà Nội, 1999
4. Các tư liệu điền dã dân tộc học
HVT.
CUỘC NỔI DẬY CHỐNG PHÁP Ở MIỀN BẮC (1914-1916)
VÀ SỰ THAM GIA CỦA LƢƠNG VĂN HÔM, CẦM VĂN TỨ
TRONG CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN NĂM 1917
Cầm Trọng
Vào đầu năm 1914 ở khu rừng già vùng Mu Tưi, Chì Lồng, Mường Ái… nơi ranh
giới giữa hai châu mường (
2
) Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La) và Lào có người Hoa tên là
Hấu Sám đã tập hợp được nhiều người đến luyện tập quân sự và chuẩn bị nổi dậy chống
chính quyền thực dân xâm lược Pháp. Ông đã kết bạn thân và được sự ủng hộ ngầm của
thủ lĩnh Mộc Châu Xa Văn Cả. Song sau gần 6 tháng hoạt động Hấu Sám đã bị lộ. Ông
phải bí mật cùng chiến hữu rút sang Lào để sát nhập với quân Lường Sám (
1
)
Lường Sám tên thật là Lương Bảo Định (Liềng Pâu Tềnh). Sám là Tam tức Lương
Tam - con thứ ba trong gia đình. Người Thái thời đó gọi ông bằng tên
kính trọng là Ông
Lượng. Ông từng tham gia phong trào Cần Vương (1885-1896)
. Và bây giờ trở thành thủ
lĩnh tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa này. Lúc đầu ông ở Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình),
năm 1914 ông sang Sầm Nưa để tổ chức lực lượng đánh Tây. Lúc khởi nghĩa ông xưng là
đô đốc, nên có thêm tên là Lương Đô Đốc (Liềng Tứ Túc).
Cũng trong thời gian đó, ở khu vực Ít Ong, Mường Trai, Tạ Bú có phìa Cầm Văn
Tứ và Mùng Ửng (người Hoa sinh sống ở Tạ Bú) đã kết bạn thân và cùng nhau tích cực
chuẩn bị lực lượng để chờ thời cơ nổi dậy đánh Pháp. Cầm Văn Tứ còn
là người tổ chức
cuộc họp ở khu rừng Bó Cá (Mường La - nay là thị xã Sơn La)
để thuyết một số thủ lĩnh
châu mường cùng nổi dậy theo Lường Sám chống Pháp. Tới dự có: Cầm Văn Oai (Mai
Sơn), Cầm Văn Quế (Mường La) và Bạc Cầm An (Thuận Châu). Họ đã bàn bạc và kết
quả: Bạc Cầm An, Cầm Văn Quế đã tỏ thái độ không tham gia phong trào khởi nghĩa;
2
Sau khi bình định miền Tây Bắc (1896), thực dân Pháp vẫn duy trì chế độ tổ chức xã hội theo mô
thức bản mường. Bên trên là cấp tỉnh do thực dân Pháp mới lập ra, do viên công sứ người Pháp đứng
đầu cai trị. Đơn vị hà nh chính trực thuộc tỉnh là cấp châu hay châu mường. Trực thuộc châu mường
là cấp gọi là mường phìa, dưới mường phìa là các mường gọi là lộng (quen). Thực dân Pháp
vẫn trọng dụng người thuộc các họ quý Tộc Thái để cai quản các châu mường, mường phìa, lộng
(quen) Họ: Bạc Cầm ở Thuận Châu; Cầm ở Mường La, Mai Sơn, Phù Yên, Văn Chấn; Hoà ng ở Yên
Châu; Xa (Sa) ở Mộc Châu; Điêu (Đèo) ở Mường Lay, Phong Thổ. Người đứng đầu châu mường là
tri châu, người Thái gọi là án nha, chẩu mương. Người đứng đầu mường phìa là lý trưởng tiếng
Thái gọi là phìa hay phìa lý. Như vậy quý tộc Thái một mặt vẫn duy trì được địa vị thống trị bản
mường theo truyền thống; mặt khác đã trở thà nh viên chức cho Pháp. Các thủ lĩnh châu mường
ngoà i hưởng quyền lợi do luật lệ bản mường quy định còn hưởng suất lương do người Pháp trả.
Cầm Văn Oai là nhân vật uy tín hơn cả thì chập chừng, không dứt khoát. Tuy vậy, trong
buổi họp họ đã tổ chức lễ "ăn thề" (kin mang cang tó) với nội dung cam kết như sau;
* Cho dù có làm cho người Pháp hay theo nghĩa quân đều tuyệt đối giữ bí mật.
Không được lộ, kể cả với người thân: vợ, con, họ hàng gần xa.
* Nếu người nào vì theo giặc Pháp hay theo quân khởi nghĩa mà bị hại, thì những
người còn lại, phải trông nom, săn sóc gia đình, họ hàng đương sự như chính của mình.
* Lời thề có hiệu lực ba đời người, kể từ đời những đương sự.
Chính từ cuộc họp và lễ "ăn thề" này, Cầm Văn Tứ mới yên tâm, tin tưởng, quyết
chí theo quân khởi nghĩa. Cho dù có như thế nào đi nữa thì chỉ có một mình mình chịu,
còn vợ con gia đình họ hàng vẫn an toàn. Ông đã gửi niềm tin ấy cho ba người anh em,
trong đó ông nghĩ rằng, người lĩnh sứ mạng lịch sử thực hiện lời thế ấy là ông anh họ
Cầm Văn Oai (Mai Sơn) (
3
). Và người thời đó đã để lại bốn câu ca:
"…. Oai, An và Quế Tứ một lòng tình nghĩa
"Oai, An tông Quế, Tứ một long tinh nghịa
Nắm chặt mệnh vững để qua khỏi ngày cay đắng
Căm vịa mẳn tự tự hẳu khói vên khôm
Ba đời người Thề quyết không bỏ mặc nhau
Xam chua cốn hón hên béng vang căn đảy.
Lời thề ấy để con cháu ghi nhớ "
Kin mang vạy lụk lan chăm chứ…" (
2
)
Phong trào chuẩn bị nổi dậy chống thực dân Pháp ngày càng lan rộng Ở Thuận
Châu, viên công sứ tỉnh Sơn La ten là Boucher (Busê) đã theo đơn kiện của Bạc Cầm An
mà cách chức tri châu Bạc Cầm Châu. Bạc Cầm Châu đã cùng ông Này Phán Chủng
người Hoa chuẩn bị lực lượng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Ở Yên Châu thủ lĩnh Hoàng
Văn Bun đã theo khởi nghĩa (
3
). Phong trào ở tuyến dọc sông Mã có Lường Văn Nó là
phìa Mường Lầm cùng em là Lường Văn Hôm ở bản Vơn đương giữ chức tạo lộng Nặm
Pù đã liên hệ được với Lường Sám ở Sầm Nứa. Cầm Văn Ý phìa Mường Hung, Cầm Văn
Nối phìa Chiềng Cang đều là những người ủng hộ cuộc khởi nghĩa (
4
)
Trong vùng đồng bào Mường ở bản Văn (xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên, Sơn La)
có Mùi Văn Plôi là tổng cơ, ông Đinh Văn Píp, Đinh Văn Cu đứng đầu.
3
Tà i liệu do ông Cầm Văn Chung con trai của cụ Cầm Văn Tứ cùng một số người am hiểu tình hình
thời bấy giờ cung cấp. Ông Cầm Văn Chung là người được cho chọn để là m công việc phục dịch cho
cuộc họp và về sau chính ông đã được cha cho biết chính kiến của mình. Câu chuyện được tác giả
ghi lại và o tháng 2 năm 1970 lúc ông Cầm Văn Chung đã ở và o tuổi 70. Bản ghi nà y đã đánh máy
lưu giữ tại Ban Dân tộc Khu uỷ Tây Bắc -1971
Phong trào chuẩn bị nổi dậy chống thực dân xâm Pháp còn ảnh hưởng lan lên phía
Bắc như Tuần Giáo, Điện Biên… (
5
).
Trong việc chuẩn bị, Cầm Văn Tứ đã cử một số người do Hoàng Văn Lay ở thị xã
Sơn La dẫn đầu, qua Phong Thổ vượt biên sang Trung Quốc để xây dựng cơ sở, khi cần
thiết nghĩa quân có thể rút về giữ thế thủ, tiếp tục xây dựng lực lượng tiến công (
6
).
Công việc chuẩn bị nổi dậy chống ách thống trị của thực dân Pháp ở miền Tây Bắc
tuy rất bí mật, nhưng chỉ mới đang tiến tới độ chín muồi. Lực lượng từng vùng, từng nơi
đều mới manh mún, chỗ nào mới biết chỗ đó, chưa kịp liên kết nhau thành một khối để
có một bộ chỉ huy vạch ra kế hoạch tiến, thoái thống nhất. Đương trong tình cảnh như thế
thì ngày 10/11/1914 nghĩa quân Lường Sám đã nổi dậy đánh chiếm Sầm Nưa (Lào) trong
khi các địa phương Tây Bắc chưa kịp biết gì. Thực dân Pháp ở Sơn La và Lai Châu đã ra
sức tăng cường bố phòng; đồng thời tìm cách ly gián và khống chế các thủ lĩnh châu
mường (
4
)
Ở Sơn La
Chúng bắt giam Sa (Xa) Văn Cả tri châu Mộc Châu
Chúng cho gọi Cầm Văn Oai (Mai Sơn) và Bạc Cầm An (Thuận Châu) đến để xác
định trách nhiệm phải trung thành với chính phủ Pháp (
7
)
Và theo lệnh của viên chánh sứ Boucher Cầm Văn Oai phải trực tiếp chỉ huy 50
lính Thái đi án ngữ ở vùng núi Mu Tưi - Na Dạ nơi ranh giới Mộc Châu - Yên Châu
(Việt Nam) và Lào. Boucher còn cử đội khố xanh Lò Văn Cuộc người Mai Sơn cùng Bạc
Cầm An ra trấn giữ ở Chiềng Khương cửa ngõ của Mường Chiềng Cang (Mai Sơn) với
Lào. Cánh quân này đã thu và phá huỷ tất cả thuyền bè trên sông Mã để cản nghĩa quân
Lường Sám. Nhưng khoảng đầu tháng 12 năm 1914 trong một đêm đông rét mướt người
sông Mã đã bí mật chuẩn bị 20 chiếc thuyền chở giúp nghĩa quân vượt sông và dẫn
đường để nghĩa quân tập kích vào đúng vị trí xung yếu. Tuyến phòng thủ của cánh quân
do Bạc Cầm An và Lò Văn Cuộc chỉ huy đã bất ngờ, nhanh chóng bị chọc thủng. Đúng
như nhiều bản Quam Tô mương ghi:
" Bạc Cầm An và Lò Văn Cuộc người Mường Mụa theo lệnh chánh sứ Sơn La
đem 300 lính khố xanh ra đóng ở Chiềng Khương; giữa đêm họ bị người Hán cùng người
4
Trong thời gian nà y ở Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cũng đã nổ ra cuộc nổi dậy của đồng
bà o Dao do Lý Văn Minh lãnh đạo. Quân khởi nghĩa hoạt động ở vùng sông Thao thuộc Là o Cai và
Yên Bái gây cho địch nhiều thiệt hại
sông Mã đánh bất ngờ. Lò Văn Cuộc trúng đạn bị thương nặng, nhờ có lính cõng thạy
thoát thân về nhà ".
" Ông Lò văn Cuộc là đội lính khố xanh đã từng bị quân của người Mỡo bắn bị
thương hồi theo sự chỉ huy quan Tây đi đánh ở Lộng Cống Lộng Mụ (Mù Cang Chải -
Yên Bái). Sau khi khỏi ông tiếp tục nhậm chức đội khố xanh chỉ huy quân trấn áp cuộc
bạo động của những tù nhân ở Sơn La do Cai Khạt người Thái Mường Than (Than Uyên
- Lai Châu) đứng đầu (1908). Nay ông lại theo lệnh quan Tây đem quân ra Chiềng
Khương bị người sông Mã bắt suýt chết "
"Án nha Bạc Cầm An định chạy ngược sông Mã lên Mường Lầm, nhưng không
kịp, phải lánh lên bản người Xá ở gần đó. Giữa đường ông bị người sông Mã giết chết.
Họ dã bỏ xác ông xuống dòng sông Mã " (
8
).
Ở Mường Lầm có phìa Lường Văn Nó; ở Chiềng Cang có phìa Cầm Văn Ý; ở
Mường Hung có phìa Cầm Văn Nối đã theo nghĩa quân đứng tên làm chủ (
5
). Chính hai
ông Ý và Nối đã không những cho phép người sông Mã theo Lường Sám mà còn khuyến
khích và tạo điều kiện để họ tập kích vào vị trí Chiềng Khương (
9
). Như vậy suốt một dải
dọc sông Mã, từ Sầm Nưa (Lào) tới Mường Lầm lúc đó đã do nghĩa quân kiểm soát.
Quân khởi nghĩa đã không tiến vào vùng núi Mu Tưi - Nà Dạ nên quân của Cầm
Văn Oai đã không phải ứng phó gì. Chiếm được Mường Chiềng Cang, Mường Hung,
quân khởi nghĩa đã kéo đến chiếm châu lỵ Mai Sơn (nay là Chiềng Mai - Mai Sơn). Một
người Hoa tên là Lò Sênh Phủ (La Chanh Phủ) là anh em kết nghĩa với Cầm Văn Oai;
đồng thời là người của quân khởi nghĩa đã huy động người Mai Sơn tiếp tế lương thực,
thực phẩm và vũ khí cho quân Lường Sám. Hồi ấy chỉ còn 3 gánh thóc để ăn, thấy nghĩa
quân tới đã ủng hộ 2 gánh chỉ để lại một gánh ăn dè.
Ngày 11/12/1914 nghĩa quân từ Mai Sơn kéo về đánh chiếm tỉnh lỵ Sơn La. Chỉ
sau vài giờ, quân Lường Sám đã chiếm được đồi khâu Cả (nay là đồi có trụ sở Uỷ ban
nhân dân tỉnh Sơn la và khu bảo tàng, nhà tù Sơn La), dồn địch vào khu trại lính. Nhiều
bản Quam tô mương ghi:
"… Quân của Lường Sám đánh vào Sơn La, chiếm được đồi Khâu Cả, nơi có dinh
chánh sứ, nhà giám binh và kho bạc"…
5
Mường Lầm trong thời Pháp là mường phìa ngoà i của châu Mường Muổi (Thuận Châu); Chiềng
Cang; Mường Hung là mường phìa ngoà i của châu Mường Mụa (Mai Sơn). Năm 1955 huyện sông
Mã được thà nh lập. Các mường phía ngoà i nà y được phân thà nh xã thuộc huyện sông Mã, tỉnh Sơn
La
"… Chánh sứ Boucher và tuần phủ Cầm Bun Hoan rút vào trại lính cố thủ. Quân
Lường Sám dùng rơm trộn lẫn ớt đốt lùa vào trong trại địch. Chánh sứ, án nha Bun
Hoan, lính Tây và nhiều người bị giam cầm ở trong bị sặc; cũng may cho họ là trời đổ
mưa làm đống rơm ớt tắt, nên thoát chết…" (
10
).
Ngày 21/12/1914 những người khởi nghĩa ở Tạ Khoa (nay thuộc huyện Yên Châu
- Sơn La) và bản Vàn do Mùi Văn Plôi lãnh đạo đã nổi dậy chiếm trạm bưu điện và giết
chết tên trưởng trạm người Pháp, cắt đứt đường liên lạc bằng điện thoại giữa Sơn La -
Yên Bái - Hà Nội. Song thật tiếc thay việc làm này đã không kịp thời. Bởi vì trước đó
dinh chánh sứ Sơn La đã gọi cầu cứu về Hà Nội rồi. Sau đó nghĩa quân đã cử Lò Văn
Tún đem đầu người Pháp là trưởng trạm bưu điện ấy lên Sơn La nộp cho nghĩa quân
Lường Sám. Sau này chính quyền thực dân Pháp còn dựng đài kỷ niệm trưởng trạm bưu
điện bị nghĩa quân giết ở bản Pá Ngà (nay thuộc huyện Bắc Yên - Sơn La). Và giờ đây các
đài kỷ niệm đó đã chìm xuống lòng hồ thủy điện sông Đà rồi.
Cuộc chiến đấu ở đồi Khâu Cả diễn ra ác liệt. Quân Pháp dùng hoả lực mạnh bắn
ra hòng phá vòng vây quân khởi nghĩa. Nhưng như Quam tô mương ghi: "… Sau nhiều
lần tấn công, trại ấy vẫn không bị phá…" (
11
).
"… Phìa Mường Trai, cùng với người Hán, người Thái ở Tạ Hộc, Tạ Chan, bản
Áng, Ít Ong, Chiềng Tè… đã làm nội ứng cho Lường Sám khi đánh về SơnLa…" (
12
).
Ở Hà Nội, chính quyền thuộc địa Pháp biết tin đã điện lệnh đến tiểu khu Yên Bái,
Và người Pháp ở đây tức tốc cử quan hai Moneau (Mông sô) chỉ huy 80 binh lính hành
quân lên cứu nguy cho Sơn La. Phìa Mường Chai Cầm Văn Tứ chỉ huy đã bố trí mai
phục tại Tạ Iủ (nay thuộc xã Pák Ngà, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Song Moneau có
người dẫn đường đã không theo con đường đó mà đi trên tuyến: Yên Bái - Nghĩa Lộ -
Ngọc Chiến - Sơn la. Tại Tạ Bú phía trên Tạ Iủ cũng có 10 nghĩa quân mai phục bắn bị
thương 6 lính Pháp. Tại đỉnh đèo Khâu Phạ (nay thuộc xã Chiềng Xôm, thị xã Sơn La)
nghĩa quân cũng mai phục định quyết một phen sống mái với quân thù. Song, ở Mường
Bú có người phản bội đã báo và dẫn quân Pháp đi tắt qua đường Pu Cưa để đánh tập hậu
bất ngờ. Nghĩa
quân ứng phó không kịp phải bỏ vị trí chạy về Mường Bú và qua tả ngạn sông
Đà với Cầm Văn Tứ trong lúc Lường Sám chẳng hay biết gì. Mon
eau đã cho quân đến đóng
ở bản Ái Lả Mường (nay thuộc xã Chiêng Xôm) để nghe ngóng tình hình.
Trong những ngày quân khởi nghĩa Lường Sám vây hãm trại lính trên đồi Khâu
Cả, Cầm Văn Oai cũng tự rút quân từ Mu Tưi, Na Dạ qua Mai Sơn về "án binh bất động"
tại khu vực bản: Buổn, Mé, Ban (nay thuộc xã Chiềng Cơi, thị xã Sơn La). Tại đó chắc
ông đã phái người anh em kết nghĩa Lò Siếng Phủ mật báo để Lường Sám biết tin tức và
viện binh Pháp đã chiếm được khu vực cuối thị xã Sơn la rồi (!).
Lường Sám bỗng dưng thay đổi chiến lược, bí mật chủ động rút quân khỏi thị xã
Sơn La trong lúc mọi người kể cả Thái lẫn Hoa chẳng có ai được hay. Chỉ biết sau đó
Cầm Văn Oai đã hạ lệnh cho quân sĩ bắn từng loạt súng chỉ thiên, hò reo tiến công lên
cắm cờ Pháp trên đồi Khâu Cả. Chính ông đã "giải thoát trại lính". Trong đó có chánh sứ
Boucher, lính Pháp. Đặc biệt hơn, trong trại lính bị nghĩa quân vây hãm ấy có cả bố vợ
ông là tuần phủ Cầm Bun Hoan và thủ lĩnh Mộc Châu Sa Văn Cả cha của Sa Văn Minh
lúc đó đương ở trong hàng quân của ông (
6
). Chắc sau đó ông đã cho người báo tin cho
Moneau (!). Moneau thổi kèn kéo quân đến đồi Khâu Cả thì mọi việc đã xong xuôi cả
rồi.
Bí mật rút, quân Lường Sám đã qua sông Mã, ngày 25/12/1914 quân Lường Sám
đã tiến về Mường Thanh (Điện Biên Phủ). Khiếp sợ trước sức mạnh của quân khởi nghĩa,
sĩ quan người Pháp đóng đồn tại đồi Lạng Chượng (nay là A1) đã tự vẫn. Đồn Mường
Thanh tan vỡ. Song Lường Sám không đóng quân ở đấy mà rút sang Lào.
Trở về Thượng Lào nghĩa quân tiếp tục hoạt động mạnh. Toàn quyền Đông
Dương Roum (Rum) đã cử đại tá Friquegnon (Phơ-ri-cơ-nhông) trực tiếp chỉ huy 3.000
lính Tây cùng khố đỏ người Kinh kéo lên Sơn La, Lai Châu và Thượng Lào dể đối phó.
Ngày 9/10/1914 nghĩa quân đã đánh Pháp ở Xốp Nạo nơi tiếp giáp giữa Lào với Điện
Biên. Trận này quân Pháp bị thiệt hại nặng nề. Ngày 11/1/1915 đánh tan một toán quân
Pháp ở biên giới Lào tiếp giáp với Sơn La. Ngày 13/3/1915 đã phục kích quân Pháp ở U
Tạy (Tảư) giải thoát được 800 người dân Tây Bắc và Thượng Lào bị đi tải lương vũ khi
cho quân Pháp. Ngày 2/8/1915 đánh chiếm tỉnh lỵ Phông-xa-ly… Ngày 23/1/1916 nghĩa
quân còn đột nhập Mường Bôm (Mường Tè) giết chết quan một Quesnel (Két-snen) và 33
lính Pháp. Tháng 2/1916 nghĩa quân đánh chiếm Mường Xo (Phong Thổ) và sau đó rút
hẳn về Vân Nam Trung Quốc (
13
).
* *
*
6
Sau cuộc khởi nghĩa nà y, Sa Văn Minh trở thà nh con rể của Cầm Văn Oai, thay cha trị vì Mộc Châu,
được hà m bố chính. Cách mạng tháng 8-1945 ông đã theo. Năm 1946 được bầu là m đại biểu quốc
hội khoá I nước Việt Nam DCCH (nay là CHXHCN Việt Nam). Năm 1947-1954 được cử là m chủ
tịch Sơn La. Năm 1955-1957 giữ chức Chủ tịch Khu tự trị Thái - Mèo (Tây Bắc) và từ trần lúc đương
chức
Trong những tháng cuối năm 1916, khi tình hình ở miền Tây Bắc đã tạm yên,
chính quyền thực dân Pháp đã lập TOÀ ÁN BINH SƠN LA để xét xử những NGƢỜI
YÊU NƢỚC. Quam tô mương ghi: "… Những người Thái chống lại Tây đã bị cách
chức, tù đầy, bắt giết…" (
14
).
Bạc Cầm Châu nguyên tri châu Thuận Châu và Lường Văn Nó phìa Mường Lầm
(lúc bấy giờ thuộc Thuận Châu, nay thuộc sông Mã - Sơn La) cùng hàng chục thủ lĩnh
người Hoa bị xử bắn tại bãi phía sau đồi Khâu Cả. Nay là khu nghĩa trang liệt sỹ cách
mạng của tỉnh Sơn La (
7
)
Nhiều thủ lĩnh Thái do thực dân Pháp ghép tội theo nghĩa quân nên bị cách chức,
Quam tô mương ghi về trường hợp: "… Ở Mường Vạt (Yên Châu), có người mách với
quan Tây, tri châu Hoàng Văn Bun theo Lường Sám và được người Hán ở Tạ Khoa
cấp súng. Ông đã bị chánh sứ Fililion (Phi-li-ông) cách chức. Lò Văn Cuộc có công
giúp Pháp dẹp Lường Sám, được bổ nhiệm thay…" (
15
).
Phìa Mường Hung Cầm Văn Ý và phìa Chiềng Cang Cầm Văn Nối cũng bị cách
chức. Hai mường này bấy giờ thuộc Mai Sơn, nay thuộc sông Mã (Sơn La). Hai phìa ấy
đã được thủ lĩnh châu mường Mai Sơn Cầm Văn Oai bảo lãnh nên thoát được án tử hình
hoặc phát lưu tức đi đầy biệt xứ (
16
).
Thực dân Pháp còn truy bắt và giết ông Mùi Văn Plôi, Đinh Văn Píp, Đinh Văn
Cu… người Mường ở khu vực Pák Vàn (bấy giờ thuộc châu Phù Yên, nay thuộc Bắc Yên
- Sơn La).
Bị thực dân Pháp đàn áp mạnh và triệt để nhất có lẽ là người Hoa, như Quam tô
mương ghi: "… Tây giết không biết bao nhiêu người Hán đã sống lâu năm ở đất Thái.
Hầu hết những người còn sống sót là nhờ người Thái che chở và họ phải cải trang hoàn
toàn như người Thái mới mong thoát…" (
17
). Trong số người Hoa thoát khỏi cuộc truy
giết của thực dân Pháp có thể kể tới thủ lĩnh Lò Sênh Phủ, Hà e Phu, Lò Vòng Tắc…Sau
khi hoá Thái, họ trở thành những nhân vật trợ thủ thân cận của tri châu Mai Sơn Cầm
Văn Oai (
18
).
Trong cuộc khởi nghĩa chống thực dân xâm lược Pháp ở Tây Bắc (1914-1916) đặc
biệt kể tới hai vị anh hùng: Lường Văn Hôm người bản Vơn, nguyên là tạo mường lộng
7
Tại bãi đó, sau nà y thực dân Pháp lại tiếp tục giết hại nhiều chiến sỹ cộng sản, những người con ưu
tú của dân tộc ta. Các chiến sỹ trong nhà tù đã đặt tên cho bãi là "Khu Gốc ổi" và hiểu theo nghĩa
tương tự như người Hà Nội nói "đi Văn Điển" vậy
Nặm Pù nên người đương thời thường gọi tên ông là Tạo Năm Pù; Cầm Văn Tứ nguyên
là phìa Mường Trai thuộc châu Mường La, người thời đó thường gọi ông là Phia Lý Tứ.
Hai ông này nhẽ ra phải chịu án tử hình tại Sơn La như Bạc Cầm Châu, Lường Văn Nó…
Nhưng nhờ lực lượng chống án, trong đó có Cầm Văn Oai và một người Pháp bạn thân
của Cầm Văn Tứ tên là Charle Larif, từ án tử hình xuống phát lưu. Đầu tiên hai ông bị đi
đày ở Côn Đảo. Lực lượng chống án lại xin được đưa đến trại giam tại địa điểm gần Sơn
La hơn. Cơ quan thi hành án của chính quyền thuộc địa Pháp dẫn hai ông về giam ở nhà
tù Thái Nguyên (
18
).
Năm 1970-1971 khi viết cuốn sách: Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống thực
dân Pháp. Tập I (1858-1930), Ban dân tộc Khu uỷ Tây Bắc xuất bản 1971, tôi mới thu
được nguồn tư liệu theo chuyện kể lại của ông Cầm Văn Chung, con trai của cụ Cầm Văn
Tứ lúc đó đã ngoài 70 tuổi. Ông Chung kể: "… Cha tôi (tức Cầm Văn Tứ - TG) bị Pháp
bắt đi giam ở nhà tù Thái Nguyên. Năm 1917 đã tham gia cuộc khởi nghĩa do Đội Cấn
chỉ huy và đã không còn trở lại với gia đình, quê hương nữa " (
19
). Vì chưa thật chắc
nên 1970-1971 khi viết, tôi đã đưa phần chú thích ở trang 66 của cuốn sách.
Tháng 7 năm 1987, tôi có trong tay tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 (292) (V-VII)
1997 của Viện Sử học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia [nay là
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Vietnamese Academy of Social sciences)]; trong đó có
bài viết của PGS.PTS. (nay là TS) Dương Kinh Quốc nhan đề: Về cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên năm 1917 (trang 7-32)
Trước hết trong bài viết PGS.TS. Dương Kinh Quốc đã công bố hai bản án
dịch từ
nguyên bản tiếng Pháp của Lường Văn Hôm và Cầm Văn Tứ. Ở phần chú thích nguồn tư liệu,
Dương Kinh Quốc nói, các bản án đều “lưu tại: kho lưu trữ hải ngoại (Archives d’Outre-Mer-
viết tắt: AOM của Pháp tại tỉnh Aix-eir Provinces Fonds RST, sous séri F.68.N
0
36284. Đây
là ký hiệu AOM sử dụng năm 1987…
Dương Kinh Quốc cũng nói, tư liệu này đã xử lý và hệ thống hoá lại. Về nhân
danh, địa danh thì nhiều chỗ thiếu dấu vì tư liệu viết bằng tiếng Pháp…” (
20
). Vậy tôi xin
phép ghi lại ở đây hai bản án và bổ khuyết để thêm rõ ràng và đích thực hơn. Hai bản án
này, Dương Kinh Quốc đã xếp theo số thứ tự: 1. Lương Ngọc Quyến … 48. Trần Văn
Sách, tôi vẫn ghi nguyên số thứ tự của Dương (tức Lương) Văn Hôm là 21 và Cầm Văn
Tu (Tứ) là 23 như sau: