Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRUYỀN THUYẾT BÁO LUÔNG - SAO CẢI VỀ THỜI TIỀN SỬ VỚI DI SẢN KHẢO CỔ HỌC Ở NGƯỜM BỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.21 KB, 6 trang )

TRUYỀN THUYẾT BÁO LUÔNG - SAO CẢI VỀ THỜI TIỀN SỬ VỚI DI SẢN
KHẢO CỔ HỌC Ở NGƯỜM BỐC

Dương Sách
(Cao Bằng)

Trong truyềng thuyết Pú Lương Quân lưu truyền ở Cao Bằng có kể đến một đôi vợ
chồng khổng lồ Báo Luông – Sao Cải là người cổ đã có công lao to lớn gây dựng nên non
nước Cao Bằng.
Cao Bằng thủa đó chỉ là một miền đất hoang vu, rừng núi um tùm, cây cỏ rậm rạp,
dây dợ chằng chịt, hàng nghìn loài thú thả sức tung hoàng, hàng vạn loài chim đua nhau
bay lượn. Lúc đó loài người mới sinh ra trên trái đất. Ở đất Cao Bằng lúc đó mới chỉ có
hai người: Gái là Sao Cải thân to bằng cây lai, tay dài như cành trám; Trai là Báo Luông
cao to như cây đa cổ thụ ngàn năm, tay dài như cành cây gạo đỏ. Hai người đều ở trần
truồng, lông lá đầy mình. Khi rét họ lấy vỏ cây che thân, không quần áo, không nhà cửa.
Tối đâu họ ngủ đấy, khi gốc cây, khi hang đá.
Một hôm Sao Cải từ Nặm Quét ra vùng đất Pác Măn đuổi nai thì gặp Báo Luông
đang săn cáo ở đó. Tình cờ trời đổ mưa , hai người ba chân bốn cẳng chạy về hướng
đông, đến động Ngườm Bốc (còn gọi là Ngườm Ngả) thì vào trú mưa trong đó. Trong
động núi ấm áp kín đáo, họ chọn làm chỗ ở, sinh con đẻ cái, họ trở nên vợ chồng.
Ban đầu ®a con cái đi săn bắt muông thú hoặc hái hoa quả trên cây để ăn. Nhưng
đàn con vẫn kêu đói nªn họ phải lội xuống suối nhặt các con ốc đá về ăn thay bữa…
Con cái ngày càng lớn, Sao Cải dạy chúng đi kiếm ăn hàng ngày, nhưng vẫn chỉ là
cuộc sống săn bắt.
Một hôm mưa to bão lớn làm lở từng triền núi đá, gây ra động rừng. Có một tia
sáng loé lên, cây móc bị chẻ đôi, lửa cháy không ngớt khiến mưa phải tạnh. Họ thấy
trong cây móc bị cháy có con tắc kè chết cong thơm lừng, họ chia nhau ăn mỗi người một
miếng thấy ngon hơn là ăn sống nuốt tươi như mọi khi. Họ đã từng đi qua những khu
rừng nứa bạt ngàn gặp những ngày nắng to, thân nứa cọ vào nhau gây nên nạn cháy rừng,
họ đi tìm kiếm thú rừng chết cháy để ăn. Từ đấy họ biết làm ra lửa và cuộc sống mới đã
đến với họ.


Họ biết làm nhà để sống với nhau, biết bắt những muôn thú về nuôi, biết trồng cấy
những giống cây nông nghiệp, biết lấy vỏ cây phơi khô để che thân.
Tất cả những cái đó đều là công gây dựng lớn lao của Sao Cải.
Dần dần con cái đông đúc, họ phải chia đi các nơi lập thành nhiều dòng họ khác
nhau. Đất đai sông núi vùng non nước Cao Bằng đều ghi lại sự tích: nơi nuôi chó là Phja
Ma, nơi chăn dê là Vò Bẻ, nơi thả bò là Lủng Mò, chỗ làm kho thóc là Khau Khấu, chỗ
đánh bắt được nhiều cá lµ Nà Pja…
Do được Sao Cải dạy dỗ nên con cháu đều biết đạo lý ăn ở, các con là chỗ nhờ cậy
lúc tuổi già của Pú Luông (Báo Luông) và Giả Cải (Sao Cải). Khi 2 ông bà mất, họ đem
chôn ở gò Bằng Hà. Để nhớ công ơn ông bà đã sinh ra loài người, dạy mọi người biết
khai phá ruộng nương, lập nên mường bản người đời sau đã lập đền thờ ông bà ở ngòi
Bản Sậy, đoạn chảy qua Bản Vạn (gần Nước Hai). Đến nay ta vẫn gọi đó là đền thờ Pú
Luôn - Giả Cải, hay còn gọi là đền Pú Lương Quân hoặc đền Thần nông.
Sao Cải đã trở thành một vị anh hùng sống mãi trong lòng dân từ đời này sang đời
khác bởi ®ã là vÞ thần bảo vệ mùa màng, phù hộ dân làng làm ăn thịnh vượng.
Với truyền thuyết cổ xưa truyền lại, Sao Cải cùng chồng gây dựng nên non nước
Cao Bằng, họ là những anh hùng bất tử.
Trên báo Cao Bằng số ra ngày 27 tháng 02 năm 2004, tác giả Đinh Ngọc Hải cho
biết: cuối năm 2003, đoàn khảo sát Viện khảo cổ học Việt Nam do tiến sỹ Trình Năng
Chung, tiến sỹ Đào Quý Cảnh lên nghiên cứu khảo cổ học tại Cao Bằng, đến động
Ngườm Bốc (Ngườm Ngả) đã phát hiện dấu tích văn hoá của người nguyên thuỷ cư trú
trong động. Những dấu tích này thể hiện rõ ở lớp trầm tích văn hoá đã bị hiện tượng
canxi hoá mạnh, phần hoá thạch hiện còn phân bố ở hai bên vách đá trái và phải cửa
hang. Lớp trầm tích này được kết cấu bởi đất đá sét thương có trong hang động và xương
răng động vật, hai tảng lớn vỏ ốc suối Menila và đặc biệt còn thu thập được công cụ lao
động của người nguyên thuỷ. Qua nghiên cứu, hai nhà khoa học cho biết, để tạo thành
lớp trầm tích phải trải qua thời gian ít nhất là hơn vạn năm. Điều này nói lên rằng di tích
văn hoá tiền sử ở động Ngườm Bốc là một di tích người nguyên thuỷ cư trú cách ngày
nay vạn năm về trước.
Xem lại truyền thuyết dân gian kết hợp với kết quả của khảo cổ học, ta có thể ngờ

rằng truyền thuyết Báo Luông có dáng dấp mô tả người nguyên thuỷ xưa kia đã từng ở
động Ngườm Bốc; nhân vật Sao Cải là anh hùng văn hoá sáng tạo ra nước non Cao Bằng,
một trung tâm xã hội thời xưa của đất nước.
DS


SỰ TÍCH ÔNG PHẠM HAI (KHÔN VẾN KHÔN XIM)
NGƯỜI ĐẦU TIÊN KHAI THIÊN LẬP ĐỊA LÀM NÊN BẢN NHÀI NGÀY
NAY

Phạm Xuân Liêm

Theo tư liệu truyền miệng qua nhiều đời ở địa phương kể lại là: Cuối thế kỷ thứ
XIV, bản Nhài còn là một đám đất hoang, rậm rạp nhưng có tiềm năng Piềng bãi màu mỡ
có thể khai hoang thành ruộng đồng nên đã có một số ít cư dân đến làm ăn sinh sống
nhưng chưa có cánh đồng rộng và đơn vị bản làng hoàn chỉnh. Cho đến mùa đông khoảng,
20/11/1388, ông Mường Mìn, bí danh là Tiều Nọi có bốn con trai, ông mới phân cho con
thứ hai tức ông Hai xuống để mở mang diện tích, sáng lập bản làng, còn ông anh cả cho lên
bản Bơn, hai ông em ở lại bản Chiềng. Về sau ông thứ ba tên là ông Đông làm Tạo mường
nối nghiệp bố. Xưa có câu ái kín pọng, nọng kín mường, dịch là: “Anh làm tạo ở bản, còn
em làm tạo ở mường”. Ông Hai được phân công như vậy bước đầu không thông nhưng do
sự phân công của bố đành phải xuống ở giông giài cho xong. Theo đó có các tên gọi là bản
Giai, suối Giai, Na Giai. Tuy vậy, khi chính thức đến nơi ở mới làm Tạo bản ông rất nhiệt
tình, sốt sắng với công việc. Ông chiêu dụng thêm dân đến ở, lãnh đạo hướng dẫn dân bản
đắp đập khơi mương dẫn suối nước Giài ra khai hoang các piềng bãi theo hai bờ suối và
cạnh sông Luồng thành hai cánh đồng rộng trên mười hecta ở giáp nhau mà dân bản Giài
thường gọi với cái tên trìu mến là Tống cuống, tống noóc, dịch là “Cánh đồng trong, cánh
đồng ngoài”. Trong đó có một thửa ruộng to nhất Mường, cấy hết 1200 bó mạ trên một héc
ta gọi là Hơi luống dịch là: “Thửa to”; đây là cánh đồng rộng đứng vào bậc thứ hai của
Mường Mìn thời xưa nhưng lại là cánh đồng tốt nhất của mường cả về phong cảnh và độ

mầu mỡ, thật là một cảnh sơn thuỷ hữu tình tuyệt đẹp! Nhờ vậy dân bản rất phấn khởi tự
hào với thành quả lao động của mình, an tâm làm ăn cày cấy các loại lúa nếp đặc sản của
địa phương, đến mùa lúa chín, khắp đồng đầy mùi thơm ngát như hoa nhài, do đó bản lại
có một cái tên mới. Bản Nhài là cái tên đầy ý nghĩa, vừa hợp cảnh, vừa hợp tiếng, cũng từ
đó cái tên bản Nhài được dùng chính thức.
Về sau lớp con cháu của ông còn tiếp tục khai hoang mở rộng thêm diện tích như:
Na lách bên kia sông Luồng đối diện với bản gọi là na phác nơ dịch là “ruộng bên kia
sông”, rồi mở rộng tiếp vào phía trong suối Nhài cạnh làng gọi là Na có lâu luốc pông
dịch là: “ruộng cây lâu, đồng đầy”, rồi còn mở tiếp xuống dưới làng như na bát, na nghịu
đông khuông và cuối cùng là na lộc, na khá, phàng khá. Do diện tích được mở rộng, dân
cư cũng được du nhập thêm, bản làng ngày càng được mở rộng, đông vui và dần dần hình
thành ba nhóm ở khoảng cách nhau trên dưới 1 km dọc theo đường cái ven sông Luồng
ngày xưa, nay là quốc lộ 217 xuyên suốt sang Lào, bản chạy dài trên 3 km như Nhài
Trên, Na Nghịu, Na Lộc, ba bản nhỏ hợp lại thành một bản lớn hoàn chỉnh, xưa gọi là:
Pọng Giài có tạo Pọng, quan van, cha vạn và Na lộc được phân làm làng chèo chuyên
phục dịch tạo bản tức tạo Pọng.
Pọng là bản to sau bản Chiềng, tính từ ngày ông Hai đến thành lập bản (năm 1388
đến 2003 là 615 năm). Nhân dân bản Nhài rất mến phục ông, vì vậy khi ông qua đời dân
bản làm quan tài bằng cây Bi, tiếng Thái gọi là Khoán vín nắp cho ông. Ông em ở bản
Chiềng cũng làm một quan tài bằng cây sến tiếng Thái gọi là Khoán Xím đắp chùm lên
phía ngoài cho ông, vậy là ông Hai được đắp hai quan tài gọi là chùm kép; từ đó dân bản
mường gọi ông là ông Khoám vến, khoán xím đây là một trường hợp đặc biệt có một
không hai. Dân bản Nhài nhớ đến công lao của ông với tư cách là người đầu tiên sáng lập
nên bản Nhài nên đã tôn linh hồn ông lên làm thần bản, gọi là thần ông Khoán vến, khoán
xím rồi lập đền thờ cúng hàng năm từ thời đó đến ngày khởi nghĩa mới thôi.
-Ông qua đời, lớp con cháu nối tiếp sự nghiệp của ông xây dựng quê hương bản
Nhài tiến lên theo từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Nhân dân bản Nhài, giàu lòng yêu
nước chống ngoại xâm từ xưa đến nay. Ngay từ thế kỷ thứ XV đã có người tham gia đội
quân đi đánh giặc Minh ở đồn Quán pế phía tây sông Mã thuộc đất Quan Hoá giáp Mai
Châu Hoà Bình và đã có hai người tử trận trong đó có ông Tiều quế, Pú Ông tức Lương

Văn Ông. Sang thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo, suốt 9
năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân bản Nhài đã nhiệt tình cùng với nhân
dân cả nước góp sức người sức của cho cuộc kháng chiến. Ngay từ thời kỳ đầu, bản đã có
người tham gia vào Uỷ ban lâm thời xã và hăng hái tham gia dân quân du kích đánh đồn
Mường Xia - Sơn Thuỷ từ năm 1948 đến 1950 và đồn Mường sôi-Lào từ năm 1950 đến
1953 và hăng hái tham gia dân công phục vụ chiến dịch thượng Lào, chiến dịch Điện
Biên Phủ. Toàn xã Sơn Điện cũ có 7 liệt sĩ thì bản đã có 5 người trong đó có 4 liệt sỹ là
du kích đánh Pháp và một liệt sỹ là dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên. Ngoài ra bản
còn có 7 người là cán bộ xã và du kích tập trung xã bị giặc Pháp bắt và giam cầm. Là một
bản ở giáp vùng địch tạm chiếm nên đây còn là nơi đóng trụ sở làm việc của xã và nơi
đóng quân của bộ đội. Những năm 1953 - 1954 còn là căn cứ kho tàng trung chuyển phục
vụ chiến dịch thượng Lào suốt từ km 60 đến km 63. Dân quân du kích bản Nhài đã cùng
với bộ đội tuần tra bảo vệ kho tàng an toàn. Chuyển sang thời kỳ chống Mỹ xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc, nhân dân bản Nhài với truyền thống yêu nước của mình đã hăng hái
tham gia cùng cả nước đánh Mỹ và chống chủ nghĩa bành trướng ở biên giới phía Bắc và
phía Tây Nam. Cả hai thời kỳ này bản đã tiễn đưa 45 con em nhập ngũ,đóng ở khắp 4
chiến trường BCK và biên giới phía bắc phía tây nam, đã có 7 người hy sinh vì nước
được công nhận là liệt sỹ, 2 thương binh, 1 bệnh binh còn ở hậu phương, nhân dân hăng
hái tham gia cùng dân quân trực chiến bắn máy bay giặc Mỹ vì vùng Sơn Điện bản Nhài
có được quốc lộ 217 sang Lào và căn cứ kho tàng của ta và bạn Lào nên là trọng điểm
bắn phá ác liệt nhất của huyện Quan Sơn thời đó. Về kinh tế, bản đã xây dựng được hợp
tác xã tiền tuyến đạt năng suất 5 tấn/ha và được công nhận là đơn vị Dân quân quyết
thắng của tỉnh. Tính cả ba thời kỳ cộng lại, bản đã có 78 người tham gia làm việc từ cấp
xã trở lên đến huyện, tỉnh. Cụ thể là: ở cấp xã 27 người, có 3 người làm Bí thư Đảng uỷ
xã, 5 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch, 2 trực đảng, 1 uỷ viên trực và 14 người là trưởng phó
ngành cấp xã; 51 người làm việc từ cấp huyện đến tỉnh, trong đó có 36 là giáo viên, có
thể nói bản là địa phương có nhiều giáo viên nhất của huyện trong đó có 6 người là Hiệu
trưởng, Hiệu phó các trường Tiểu học, THPT, BTVH, 15 người làm hành chính sự
nghiệp, trong số này đã có người tham gia vào cấp uỷ huyện từ chấp hành đến thường vụ
huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Bí thư thường trực, 4 người là trưởng các ban

ngành của huyện và có 1 đồng chí là Phó trưởng ban Dân tộc miền núi của tỉnh.
- Sang thời kỳ đổi mới xây dựng CNH-HĐH đất nước với điều kiện thực tế của
mình bản đã tham gia vào công việc của nhà nước như đi bộ đội, công nhân quốc phòng
ở Tây Nguyên. Bản còn là đơn vị điển hình có nhiều học sinh đi học của xã từ trước đến
nay, riêng niên học 2002 - 2003 sĩ số học sinh ở các trường từ Tiểu học đến Đại học là
122 người, bình quân cứ 3 người thì có một người đi học. Đến nay bản đã có 5 người tốt
nghiệp Đại học ra trường công tác, hệ Cao đẳng có 3 người trong đó có 2 người đang học
còn một người đã tốt nghiệp ra trường công tác, hệ Trung cấp cả lớp cũ và mới, cả chính
trị và chuyên môn kỹ thuật có 43 người, trong đó giáo viên 28 người, hệ sơ cấp 19 người
ở các ngành Y, Sư, Điện. Hiện nay bản có 18 người là giáo viên dạy ở các trường từ mầm
non đến THPT, BTVH
Về xây dựng Đảng, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1948
bản đã có người đứng trong hàng ngũ Đảng. Đến nay bản có chi bộ riêng gồm 28 người
và có hai đồng chí vinh dự được tặng danh hiệu 50 tuổi đảng và 2 đồng chí được tặng
danh hiệu 40 tuổi đảng.
Về xây dựng quê hương bản làng với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng
làm bản đã có nhiều cố gắng trong việc tăng gia sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất. Đến
nay nhiều nhà đã đủ ăn đủ mặc, có Tivi, xe máy, cảnh đói nghèo giảm nhiều so với trước,
trong làng đã có điện thắp sáng, có công trình nước sạch dẫn nước đến từng hộ. Gần
đường, gần trường và gần trạm nhân dân rất phấn khởi vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Hiện nay bản Nhài cũ ngày xưa đã chia thành 3 bản mới là bản Nhài, Na Nghịu và
Na Lộc.
Với những công lao đóng góp trên bản đã có 42 người được Nhà nước tặng
thưởng 52 huân huy chương và 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Có người được
tặng 3 huân chương cả huân chương chống Pháp, chống Mỹ và chiến sỹ vẻ vang. Bản đã
có người vinh dự được chụp ảnh lưu niệm với Hồ Chủ Tịch và các đồng chí lãnh đạo cao
nhất của Đảng và Nhà nước.
Với những thành tích trên bản Nhài đã đóng góp một phần vào sự nghiệp bảo vệ
và xây dựng đất nước, đền đáp công ơn của lớp ông cha tiền bối đã có công khai thiên lập
địa làm nên bản Nhài ngày nay. Song, so với yêu cầu cuộc sống ngày một tiến lên của đất

nước thì bản vẫn còn nhiều khó khăn và cần phải cố gắng hơn nữa trong lao động sản
xuất thì mới xoá được đói, giảm được nghèo. Bản cũng mong rằng Đảng và Nhà nước sẽ
tiếp tục có những chính sách mới hỗ trợ tích cực cho vùng đồng bào các dân tộc sống ở
vùng sâu vùng xa giúp họ có một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.

Ngày 25 tháng 6 năm 2004


×